KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Lãnh đạo giao dịch: Chi tiết ưu, nhược điểm và cách áp dụng

Facebook
Twitter
LinkedIn

Lãnh đạo giao dịch là phong cách lãnh đạo tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể và sử dụng phần thưởng và hình phạt để thúc đẩy nhân viên. Nếu được áp dụng đúng tình huống, lãnh đạo giao dịch có thể đem lại giá trị hiệu quả cho Doanh nghiệp. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay các thông tin về phong cách lãnh đạo này thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

1. Lãnh đạo giao dịch là gì?

Lãnh đạo giao dịch (Transactional Leadership) tập trung kiểm soát, tổ chức và lập kế hoạch ngắn hạn cho các dự án, chiến dịch. Những nhà lãnh đạo theo phong cách này là những người đứng đầu hoặc những nhà quản lý thực hiện các hoạt động thúc đẩy nhân viên làm việc bằng các phương thức thưởng, phạt, khuyến khích. Nếu cấp dưới làm việc tốt, hoàn thành công việc đúng hoặc hơn mong đợi, người đó sẽ được thưởng. Ngược lại, nhân việc sẽ chịu phạt nếu làm việc không hiệu quả.

1.1 Các giả định cơ bản

Với một nhà lãnh đạo, họ phải đề ra các nguyên tắc hay kỳ vọng đối với nhân viên của mình. Các nhà lãnh đạo giao dịch sẽ phải tổ chức và lập kế hoạch chi tiết cho cấp dưới. Bởi vì mọi người sẽ hoàn thành công việc một cách tốt nhất khi nhiệm vụ nhận được là đầy đủ và rõ ràng.

Đặt mục tiêu cho nhân viên là phải tuân theo các chỉ dẫn và yêu cầu của cấp trên. Trao thưởng cho người lao động giỏi và có hình phạt cho những sai phạm. Ngoài ra, lãnh đạo cũng cần kiểm soát, theo dõi cấp dưới để tránh sai lệch và sửa chữa kịp thời.

lãnh đạo giao dịch
Các nhà lãnh đạo giao dịch sẽ phải tổ chức và lập kế hoạch chi tiết cho cấp dưới

Lãnh đạo giao dịch cũng giống như huấn luyện viên trong các trò chơi, cầu thủ chơi thắng sẽ được thưởng và bị khiển trách hoặc trừng phạt nếu thất bại. Đây là những phương thức thúc đẩy con người tiến lên và hoàn thành tốt công việc được giao.

Tuy nhiên, không giống như những nhà lãnh đạo chuyển đổi có tương lai, lãnh đạo theo phong cách giao dịch chỉ hướng đến mục tiêu ngắn hạn, quan tâm và giải quyết hiện trạng. Họ sẽ đưa ra cho các nhân viên những công việc cần làm và thời gian phù hợp để làm.

>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Elon Musk: Điên rồ tạo nên thành công

1.2 Cách hoạt động

Phong cách lãnh đạo giao dịch dựa vào hiệu suất làm việc của nhân viên để đưa ra phần thưởng và hình phạt. Nhà lãnh đạo xem mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên như một cuộc trao đổi. Khi hoàn thành tốt những yêu cầu được giao, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Ngược lại, khi bạn thực hiện kém, bạn sẽ bị phạt hoặc khiển trách.

Hệ thống khen thưởng sẽ tạo động lực cho các thành viên trong nhóm, khuyến khích họ cống hiến những điều tốt nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời thể hiện mối quan tâm của nhà lãnh đạo với nhân viên của mình.

lanh-dao-giao-dich
Nhà lãnh đạo giao dịch xem mối quan hệ giữa người quản lý và cấp dưới như một cuộc trao đổi

Các nhà lãnh đạo sẽ theo dõi cấp dưới một cách cẩn thận theo các tiêu chuẩn đã đặt ra để khen thưởng và xử phạt. Tuy nhiên, họ không tác động quá nhiều đến sự phát triển và những thay đổi trong tổ chức. Thay vào đó, nhà lãnh đạo phong cách giao dịch chỉ tập trung thực hiện và giải quyết những vấn đề hiện tại.

Những nhà lãnh đạo giao dịch có xu hướng đặt ra những mục tiêu, tiêu chuẩn nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các nhà quản lý sẽ theo dõi người lao động để đưa ra phản hồi và tìm ra phương án tốt hơn để đạt kết quả tốt nhất.

>>> XEM THÊM: Tầm hạn quản trị là gì? 3 yếu tố tác động đến tầm hạn quản trị

1.3 Lãnh đạo giao dịch đạt hiệu quả cao nhất khi nào?

Những nhà lãnh đạo áp dụng phong cách lãnh đạo giao dịch dựa vào các nguồn động lực bên ngoài và phần thưởng dựa trên thành tích. Điều này có nghĩa là phần thưởng nhận được sẽ phụ thuộc vào hành vi hoặc những thành tích mà cá nhân đạt được.

Phong cách lãnh đạo này có một ưu điểm vượt trội là bạn sẽ thúc đẩy được cấp dưới của mình ngay từ đầu bởi những phần thưởng. Tuy vậy, kiểu lãnh đạo này cũng có một nhược điểm đáng chú ý là các thành viên trong nhóm sẽ có xu hướng tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn để đạt được phần thưởng. Bên cạnh đó, nhân viên không được khuyến khích sáng tạo hoặc tìm giải pháp mới cho các vấn đề.

Do đó, trên thực tế, việc sử dụng phong cách lãnh đạo giao dịch có hiệu quả nhất khi cần giải quyết những vấn đề đơn giản hoặc những công việc đã được xác định rõ ràng, khẩn cấp. Phong cách này cũng có thể hoạt động tốt trong các cuộc khủng hoảng của tổ chức, nhưng chỉ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhất định.

Các nhà lãnh đạo theo phong cách này sẽ tập trung vào việc duy trì cấu trúc nhóm. Họ giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, xác định chính xác những gì họ mong đợi, trình bày rõ phần thưởng nhân viên được nhận khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, họ sẽ nói rõ hậu quả của việc thất bại và đưa ra các phản hồi để giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

lanh-dao-giao-dich
Lãnh đạo giao dịch giải quyết tốt giải quyết những vấn đề đơn giản hoặc những công việc đã được xác định rõ ràng

Lợi ích mà lãnh đạo kiểu giao dịch mang lại là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phong cách này được coi là có thể ngăn cản người lãnh đạo và nhân viên đạt được tối đa năng lực của họ hoặc thành viên trong nhóm sẽ có xu hướng chỉ tập trung vào nhiệm vụ ngắn hạn để đạt được phần thưởng. Do đó, lãnh đạo giao dịch chỉ có thể phù hợp để quản lý các tình huống cần huy động nhóm hoặc trong các tình huống khẩn cấp.

>>> XEM NGAY: Vai trò nguồn nhân lực: 7 vai trò quan trọng đối với Doanh nghiệp và xã hội

1.4 Ví dụ về lãnh đạo giao dịch

Các nhóm bán hàng bằng hình thức nhận hoa hồng đang sử dụng hình thức lãnh đạo giao dịch. Khi một thành viên của nhóm đạt mục tiêu đề ra, họ sẽ nhận được phần thưởng. Ngược lại, những hành động khắc phục hoặc những hình phạt có thể được thực hiện nếu người bán hàng không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quý.

Khi đối diện với khủng hoảng hoặc các tình huống khẩn cấp, lãnh đạo giao dịch đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ tốt những đội nhóm tập hợp lại nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu ngắn hạn. Bên cạnh đó, hình thức lãnh đạo này sẽ đạt hiệu quả tối đa trong tình huống các đội nhóm không muốn tốn quá nhiều thời gian để nghĩ ra cách giải quyết khả thi cho vấn đề.

lanh-dao-giao-dich
Lãnh đạo giao dịch là huấn luyện viên. CEO,…

Ngoài ra, hình thức lãnh đạo này cũng thường được sử dụng trong đội thể thao. Chẳng hạn như huấn luyện thuyết phục vận động viên của mình tham gia huấn luyện mà không phàn nàn quá nhiều.

>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo tốt nhất cho nhà quản lý?

2. Ưu, nhược điểm của lãnh đạo giao dịch

Mọi phong cách lãnh đạo điều có ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu người lãnh đạo tận dụng tốt những lợi thế và biết cách hạn chế những mặt tiêu cực thì công việc sẽ được hoàn thành một cách tốt nhất. Dưới đây là ưu, nhược điểm của lãnh đạo kiểu giao dịch:

2.1 Ưu điểm

Lãnh đạo theo phong cách giao dịch là việc thực hiện các chính sách thưởng phạt đối với các nhân viên cấp dưới. Ưu điểm của việc sử dụng các hình thức này là:

  • Thúc đẩy cá nhân hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
  • Đạt được những mục tiêu ngắn hạn một cách nhanh chóng.
  • Cung cấp một hệ thống thưởng phạt rõ ràng cho các tổ chức.
  • Thưởng và phạt được xác định rõ ràng cho nhân viên nắm bắt và thực hiện theo.
lanh-dao-giao-dich
Thúc đẩy cá nhân hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

>>> THAM KHẢO THÊM: 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên. Phong cách lãnh đạo kiểu giao dịch cũng có nhiều những nhược điểm ảnh hưởng đến tiềm năng của các cá nhân lãnh người lãnh đạo:

  • Người lao động chỉ được thưởng một mức độ nào đó như tiền hoặc hưởng một đặc quyền.
  • Sức sáng tạo bị hạn chế vì các tiêu chuẩn và mục tiêu đã được thiết lập trước.
  • Không thưởng cho những sáng kiến, đóng góp cá nhân.
lãnh đạo giao dịch
Sức sáng tạo bị hạn chế vì các tiêu chuẩn và mục tiêu đã được thiết lập trước.

>>> ĐỌC THÊM: Quản trị là gì? 8 căn cứ phân biệt Quản trị và Quản lý

3. Ý nghĩa của phong cách lãnh đạo giao dịch

Các nhà lãnh đạo kiểu giao dịch tập trung nhiều vào các mục tiêu chi tiết và ngắn hạn, đưa ra các quy tắc thủ tục tiêu chuẩn cho nhân viên. Họ không nỗ lực để thúc đẩy sự sáng tạo hay tạo ra các ý tưởng mới.

Kiểu phong cách lãnh đạo hoạt động hiệu quả trong những tổ chức chỉ cần xử lý các vấn đề đơn giản và được xác định rõ ràng. Đối với những ý tưởng không phù hợp với kế hoạch hoặc mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo thường sẽ bỏ qua và không khen thưởng.

lanh-dao-giao-dich
Các nhà lãnh đạo kiểu giao dịch tập trung nhiều đến các mục tiêu chi tiết và ngắn hạn

Phong cách lãnh đạo thường sẽ phù hợp trong các trường hợp nhằm cắt giảm chi phí và cải thiện năng suất lao động. Họ có xu hướng chỉ đạo nhiều và thiên về hành động. Mối quan hệ của nhà lãnh đạo giao dịch với cấp dưới thường theo kiểu tạm thời và không gắn bó tình cảm lâu dài.

>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống thông tin nhân sự là gì? 5 phần mềm hỗ trợ vận hành hệ thống hiệu quả

4. Lợi ích của lãnh đạo giao dịch

Phong cách lãnh đạo giao dịch rất phù hợp để thực hiện trong các dự án, mục tiêu ngắn hạn cụ thể. Những yêu cầu, tiêu chuẩn được đặt ra rõ ràng giúp người lao động dễ dàng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân viên biết chính xác những công việc cần làm và làm thế nào để thực hiện. Đây cũng là phong cách lãnh đạo đơn giản, dễ hiểu mà không cần tốn quá nhiều thời gian để đào tạo.

lanh-dao-giao-dich
Phong cách lãnh đạo giao dịch rất phù hợp để thực hiện trong các dự án, mục tiêu ngắn hạn cụ thể.

>>> ĐỌC NGAY: Kanban là gì? 5 lưu ý để áp dụng phương pháp Kanban hiệu quả

5. So sánh lãnh đạo giao dịch với các lãnh đạo khác

Một người lãnh đạo có thể sở hữu nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên, người quản lý cần phải biết rõ phong cách nào phù hợp với trường hợp nào và kiểm soát được tất cả những phong cách đó. Bạn cần hiểu đúng lãnh đạo giao dịch là gì để sử dụng một cách hợp lý.

5.1 Lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo giao dịch

Trong lãnh đạo chuyển đổi, một nhà lãnh đạo sẽ lập kế hoạch, chiến lược phát triển và thực hiện một ý tưởng cùng với sự cộng tác của đội nhóm của họ. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi ưu tiên đặt quyền tự chủ và quyền hạn vào những báo cáo trực tiếp của họ, thay vì tập trung hóa quá trình ra quyết định. Họ luôn hướng đến những mục tiêu trong tương lai và thực hiện những ý tưởng mới cho công ty.

lanh-dao-giao-dich
Lãnh đạo chuyển đổi luôn hướng đến những mục tiêu trong tương và thực hiện những ý tưởng mới cho công ty.

>>> XEM NGAY: 6 Ưu, nhược điểm của Lãnh đạo theo tình huống mà bạn cần biết

5.2 Lãnh đạo đầy tớ và lãnh đạo giao dịch

Với phong cách lãnh đạo đầy tớ, cấp trên đóng vai trò như một người hướng dẫn hơn là một người chỉ huy. Nhà lãnh đạo đầy tớ sẽ hướng dẫn các thành viên trong nhóm và tìm cách hỗ trợ, thay vì chỉ cho họ cách làm việc. Đây là cách tiếp cận lấy con người làm đầu, trong đó các thành viên của nhóm luôn hoàn thành công việc trước thời hạn, nhiệm vụ hoặc mục tiêu.

lanh-dao-giao-dich
Lãnh đạo đầy tớ đóng vai trò như một người hướng dẫn hơn là một người chỉ huy

>>> XEM NGAY: Quản lý là gì? 7 chức năng cơ bản của Quản lý và Nhà quản lý

5.3 Lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo giao dịch

Lãnh đạo dân chủ có thể được coi là đối lập với phong cách lãnh đạo giao dịch. Lãnh đạo dân chủ hoạt động theo định nghĩa được điều hành “bởi mọi người”. Các quyết định của từng thành viên được đưa ra như một nhóm và bạn luôn được khuyến khích thử thách những suy nghĩ và ý tưởng. Nhân viên có xu hướng gắn bó và làm việc tốt hơn bằng cách tổ chức các cuộc họp nhóm và cộng tác chéo để hoàn thành các dự án.

lãnh đạo giao dịch
Lãnh đạo dân chủ hoạt động theo định nghĩa được điều hành “bởi mọi người.”

>>> ĐỌC TIẾP: Phong cách lãnh đạo dân chủ: Sức mạnh của trao quyền

6. Xác định phong cách lãnh đạo phù hợp với bạn

Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ có thể linh động thay đổi phong cách lãnh đạo tùy thuộc vào bối cảnh, tình huống, nhân sự hay nhu cầu cụ thể của một dự án. Mỗi thành viên trong nhóm là duy nhất, do đó công việc sẽ được thực hiện theo những cách khác nhau tùy thuộc vào phong cách lãnh đạo được áp dụng. Là một nhà lãnh đạo, điều tốt nhất bạn có thể làm là tìm kiếm nguồn động lực và khuyến khích nhân viên, xây dựng chiến thuật hợp lý để hỗ trợ nhóm của bạn.

lanh-dao-giao-dich
Bạn cần xác định phong cách lãnh đạo hợp lý để tránh tình trạng kìm hãm sự sáng tạo của các thành viên

Tóm lại, bạn cần xác định đúng khả năng và sử dụng phong cách lãnh đạo hợp lý để tránh tình trạng kìm hãm sự sáng tạo của các thành viên. Không giống như phong cách lãnh đạo chuyển đổi, lãnh đạo kiểu giao dịch cho nhân viên ít sự tự do hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo giao dịch có thể mang lại sự minh bạch cần thiết cho cấp dưới và cho phép nhân viên tập trung vào các mục tiêu. Thực hiện cách làm việc như vậy một cách hiệu quả sẽ giúp đảm bảo thành công cho nhóm của bạn.

Như vậy, lãnh đạo giao dịch phong cách cần thiết trong mỗi tổ chức. Hệ thống khen thưởng của phong cách này giúp cho nhân viên có thêm động lực, từ đó tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh mà người đứng đầu nên lựa chọn phong cách phù hợp để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất. Hy vọng, qua bài viết trên, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về lãnh đạo. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Fastdo để được giải đáp chi tiết hơn nhé!

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT QUẢN TRỊ HỮU ÍCH:

5/5 - (5 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat