KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Transactional leadership là gì? Ưu, nhược điểm và cách áp dụng

Facebook
Twitter
LinkedIn

Transactional leadership là gì? Đây là phong cách lãnh đạo tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể và sử dụng phần thưởng và hình phạt để thúc đẩy nhân viên. Nếu được áp dụng đúng tình huống, lãnh đạo giao dịch có thể đem lại giá trị hiệu quả cho Doanh nghiệp. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay các thông tin về phong cách lãnh đạo này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Transactional leadership là gì?

Lãnh đạo giao dịch (Transactional Leadership) tập trung kiểm soát, tổ chức và lập kế hoạch ngắn hạn cho các dự án, chiến dịch. Những nhà lãnh đạo theo phong cách này là những nhà quản lý thực hiện các hoạt động thúc đẩy nhân viên bằng các phương thức “đổi chác”, thưởng, phạt, khuyến khích. Nếu cấp dưới làm việc tốt, hoàn thành công việc đúng hoặc hơn mong đợi, người đó sẽ được thưởng. Ngược lại, nhân việc sẽ chịu phạt nếu làm việc không hiệu quả.

1.1 Các giả thuyết cơ bản về nhà lãnh đạo chuyển đổi

Các nhà lãnh đạo giao dịch sẽ phải tổ chức và lập kế hoạch chi tiết cho cấp dưới. Bởi vì mọi người sẽ hoàn thành công việc một cách tốt nhất khi nhiệm vụ nhận được là đầy đủ và rõ ràng.

Lãnh đạo giao dịch cũng giống như huấn luyện viên trong các trò chơi, nơi mà các nhân viên – tương tự như cầu thủ, sẽ cố gắng thực hiện và tuân lệnh các yêu cầu của cấp trên. Người thắng sẽ được thưởng và bị khiển trách hoặc trừng phạt nếu thất bại. Đây là những phương thức thúc đẩy con người tiến lên và hoàn thành tốt công việc được giao.

Tuy nhiên, không giống như những nhà lãnh đạo chuyển đổi (transformation leader) quan tâm nhiều về tầm nhìn vĩ mô, lãnh đạo theo phong cách giao dịch chỉ hướng đến mục tiêu ngắn hạn, quan tâm và giải quyết hiện trạng. Họ sẽ đưa ra cho các nhân viên những công việc cần làm và thời gian phù hợp để làm.

định nghĩa lãnh đạo giao dịch
Các nhà lãnh đạo giao dịch sẽ phải tổ chức và lập kế hoạch chi tiết cho cấp dưới

>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Elon Musk: Điên rồ tạo nên thành công

1.2 Cách hoạt động của transactional leadership là gì?

Phong cách lãnh đạo giao dịch dựa vào hiệu suất làm việc của nhân viên để đưa ra phần thưởng và hình phạt. Nhà lãnh đạo xem mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên như một cuộc trao đổi.

Hệ thống khen thưởng sẽ tạo động lực cho các thành viên trong nhóm, khuyến khích họ cống hiến những điều tốt nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời thể hiện mối quan tâm của nhà lãnh đạo với nhân viên của mình.

Các nhà lãnh đạo sẽ theo dõi cấp dưới một cách cẩn thận theo các tiêu chuẩn đã đặt ra để khen thưởng và xử phạt. Tuy nhiên, họ không tác động quá nhiều đến sự phát triển và những thay đổi trong tổ chức. Thay vào đó, nhà lãnh đạo phong cách giao dịch chỉ tập trung thực hiện và giải quyết những vấn đề hiện tại.

cách hoạt động của lãnh đạo giao dịch
Nhà lãnh đạo giao dịch xem mối quan hệ giữa người quản lý và cấp dưới như một cuộc trao đổi

>>> XEM THÊM: Tầm hạn quản trị là gì? 3 yếu tố tác động đến tầm hạn quản trị

1.3 Lãnh đạo giao dịch đạt hiệu quả cao nhất khi nào?

Phong cách lãnh đạo này có một ưu điểm vượt trội là bạn sẽ thúc đẩy được cấp dưới của mình ngay từ đầu bởi những phần thưởng. Tuy vậy, kiểu lãnh đạo này cũng có một nhược điểm đáng chú ý là các thành viên trong nhóm sẽ có xu hướng tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn để đạt được phần thưởng. Bên cạnh đó, nhân viên không được khuyến khích sáng tạo hoặc tìm giải pháp mới cho các vấn đề.

Do đó, trên thực tế, việc sử dụng phong cách lãnh đạo giao dịch có hiệu quả nhất khi cần giải quyết những vấn đề đơn giản hoặc những công việc đã được xác định rõ ràng, khẩn cấp. Phong cách này cũng có thể hoạt động tốt trong các cuộc khủng hoảng của tổ chức, nhưng chỉ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhất định. Phong cách này cũng có thể dùng khi cấu trúc, quy trình làm việc đã ổn định, có mục tiêu rõ ràng và áp dụng ngay.

Không nên sử dụng phong cách lãnh đạo này khi chưa có mục tiêu rõ ràng hay còn đang thử nghiệm quy trình. Điều này dẫn đến không có chế độ thưởng phạt hợp lý và phân minh – trái với cách hoạt động của phong cách lãnh đạo này.

cách ứng dụng transactional leadership là gì
Lãnh đạo giao dịch giải quyết tốt giải quyết những vấn đề đơn giản hoặc những công việc đã được xác định rõ ràng

>>> XEM NGAY: Vai trò nguồn nhân lực: 7 vai trò quan trọng đối với Doanh nghiệp và xã hội

1.4 Ví dụ về lãnh đạo giao dịch

Các nhóm bán hàng bằng hình thức nhận hoa hồng đang sử dụng hình thức lãnh đạo giao dịch. Khi một thành viên của nhóm đạt mục tiêu đề ra, họ sẽ nhận được phần thưởng. Ngược lại, những hành động khắc phục hoặc những hình phạt có thể được thực hiện nếu người bán hàng không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quý.

Khi đối diện với khủng hoảng hoặc các tình huống khẩn cấp, lãnh đạo giao dịch đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ tốt những đội nhóm tập hợp lại nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu ngắn hạn. Bên cạnh đó, hình thức lãnh đạo này sẽ đạt hiệu quả tối đa trong tình huống các đội nhóm không muốn tốn quá nhiều thời gian để nghĩ ra cách giải quyết khả thi cho vấn đề.

ví dụ về transactional leadership là gì
Lãnh đạo giao dịch là huấn luyện viên. CEO,…

>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo tốt nhất cho nhà quản lý?

2. Ưu, nhược điểm của lãnh đạo giao dịch

Mọi phong cách lãnh đạo điều có ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu người lãnh đạo tận dụng tốt những lợi thế và biết cách hạn chế những mặt tiêu cực thì công việc sẽ được hoàn thành một cách tốt nhất. Dưới đây là ưu, nhược điểm của lãnh đạo kiểu giao dịch:

2.1 Ưu điểm

Lãnh đạo theo phong cách giao dịch là việc thực hiện các chính sách thưởng phạt đối với các nhân viên cấp dưới. Ưu điểm của việc sử dụng các hình thức này là:

  • Thúc đẩy cá nhân hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
  • Đạt được những mục tiêu ngắn hạn một cách nhanh chóng.
  • Cung cấp một hệ thống thưởng phạt rõ ràng cho các tổ chức.
  • Thưởng và phạt được xác định rõ ràng cho nhân viên nắm bắt và thực hiện theo.
ưu điểm của transactional leadership là gì
Thúc đẩy cá nhân hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

>>> THAM KHẢO THÊM: 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên. Phong cách lãnh đạo kiểu giao dịch cũng có nhiều những nhược điểm ảnh hưởng đến tiềm năng của các cá nhân lãnh người lãnh đạo:

  • Người lao động chỉ được thưởng một mức độ nào đó như tiền hoặc hưởng một đặc quyền.
  • Sức sáng tạo bị hạn chế vì các tiêu chuẩn và mục tiêu đã được thiết lập trước.
  • Không thưởng cho những sáng kiến, đóng góp cá nhân.

Phong cách lãnh đạo thường sẽ phù hợp trong các trường hợp nhằm cắt giảm chi phí và cải thiện năng suất lao động. Họ có xu hướng chỉ đạo nhiều và thiên về hành động. Mối quan hệ của nhà lãnh đạo giao dịch với cấp dưới thường theo kiểu tạm thời và không gắn bó tình cảm lâu dài.

nhược điểm của lãnh đạo giao dịch
Sức sáng tạo bị hạn chế vì các tiêu chuẩn và mục tiêu đã được thiết lập trước.

>>> ĐỌC THÊM: Quản trị là gì? 8 căn cứ phân biệt Quản trị và Quản lý

3. So sánh lãnh đạo giao dịch với các lãnh đạo khác

Một người lãnh đạo có thể sở hữu nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên, người quản lý cần phải biết rõ điểm khác biệt của các phong cách lãnh đạo khác so với transactional leadership là gì.

3.1 Lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo giao dịch

Trong lãnh đạo chuyển đổi (transformational leadership), một nhà lãnh đạo sẽ lập kế hoạch, chiến lược phát triển và thực hiện một ý tưởng cùng với sự cộng tác của đội nhóm của họ. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi ưu tiên đặt quyền tự chủ và quyền hạn vào những báo cáo trực tiếp của họ, truyền cảm hứng tinh thần tối đa, thay vì tập trung hóa quá trình ra quyết định. Họ luôn hướng đến những mục tiêu trong tương lai và thực hiện những ý tưởng mới cho công ty.

lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo chuyển đổi
Lãnh đạo chuyển đổi luôn hướng đến những mục tiêu trong tương và thực hiện những ý tưởng mới cho công ty.

>>> XEM NGAY: 6 Ưu, nhược điểm của Lãnh đạo theo tình huống mà bạn cần biết

3.2 Lãnh đạo đầy tớ và lãnh đạo giao dịch

Với phong cách lãnh đạo đầy tớ (servant leadership), cấp trên đóng vai trò như một người hướng dẫn hơn là một người chỉ huy. Nhà lãnh đạo đầy tớ sẽ hướng dẫn các thành viên trong nhóm và tìm cách hỗ trợ, thay vì chỉ cho họ cách làm việc. Đây là cách tiếp cận lấy con người làm đầu, khuyến khích nhân viên khám phá vấn đề dưới sự hỗ trợ, định hướng của lãnh đạo.

sự khác nhau giữa servant và transactional leadership là gì
Lãnh đạo đầy tớ đóng vai trò như một người hướng dẫn hơn là một người chỉ huy

>>> XEM NGAY: Quản lý là gì? 7 chức năng cơ bản của Quản lý và Nhà quản lý

3.3 Lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo giao dịch

Lãnh đạo dân chủ có thể được coi là đối lập với phong cách lãnh đạo giao dịch. Lãnh đạo dân chủ hoạt động theo định nghĩa được điều hành “bởi mọi người”. Các quyết định của từng thành viên được đưa ra như một nhóm và bạn luôn được khuyến khích thử thách những suy nghĩ và ý tưởng. Nhân viên có xu hướng gắn bó và làm việc tốt hơn bằng cách tổ chức các cuộc họp nhóm và cộng tác chéo để hoàn thành các dự án.

lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo dân chủ
Lãnh đạo dân chủ hoạt động theo định nghĩa được điều hành “bởi mọi người.”

>>> ĐỌC TIẾP: Phong cách lãnh đạo dân chủ: Sức mạnh của trao quyền

4. Xác định phong cách lãnh đạo phù hợp với bạn

Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ có thể linh động thay đổi phong cách lãnh đạo tùy thuộc vào bối cảnh, tình huống, nhân sự hay nhu cầu cụ thể của một dự án. Mỗi thành viên trong nhóm là duy nhất, do đó công việc sẽ được thực hiện theo những cách khác nhau tùy thuộc vào phong cách lãnh đạo được áp dụng. Là một nhà lãnh đạo, điều tốt nhất bạn có thể làm là tìm kiếm nguồn động lực và khuyến khích nhân viên, xây dựng chiến thuật hợp lý để hỗ trợ nhóm của bạn.

Không giống như phong cách lãnh đạo chuyển đổi, lãnh đạo kiểu giao dịch cho nhân viên ít sự tự do hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo giao dịch có thể mang lại sự minh bạch cần thiết cho cấp dưới và cho phép nhân viên tập trung vào các mục tiêu. Thực hiện cách làm việc như vậy một cách hiệu quả sẽ giúp đảm bảo thành công cho nhóm của bạn.

lanh-dao-giao-dich
Bạn cần xác định phong cách lãnh đạo hợp lý để tránh tình trạng kìm hãm sự sáng tạo của các thành viên

Khen thưởng và phạt là động lực chính của phong cách lãnh đạo chuyển đổi. Ngoài các cách ghi nhận truyền thống như phúc lợi, lương thưởng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một số cách trao thưởng, khích lệ nhân viên khác.

Một lựa chọn mới trong thời đại số là phần mềm ghi nhận khen thưởng fRecognize. Đây là giải pháp tạo ra không kí thi đua lành mạnh với chức năng cho phép mọi người tặng – phạt sao và đi kèm lời ghi nhận. Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo dựng được văn hóa khích lệ, thưởng phạt rõ ràng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu và cùng hoàn thành mục tiêu được giao từ cấp trên. Tìm hiểu về giải pháp ghi nhận thời 4.0 fRecognize tại đây:

Phần mềm fRecognize - Ghi nhận & khen thưởng
Phần mềm fRecognize – Ghi nhận & khen thưởng

Như vậy, bài viết trên đã trả lời câu hỏi transactional leadership là gì. Hệ thống khen thưởng của phong cách này giúp nhân viên có thêm động lực, từ đó tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh mà người đứng đầu nên lựa chọn phong cách phù hợp để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lãnh đạo. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Fastdo để được giải đáp chi tiết hơn nhé!

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT QUẢN TRỊ HỮU ÍCH:

5/5 - (5 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat