KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty

Facebook
Twitter
LinkedIn

Mô hình SWOT là một trong những công cụ quản trị hữu ích, hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc nắm bắt và ra quyết định trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc ứng dụng tốt SWOT đem lại rất nhiều giá trị cho tổ chức. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu ngay những thông tin về mô hình SWOT là gì cùng cách ứng dụng hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

1. Mô hình SWOT là gì?

Trước khi đi sâu vào cách ứng dụng ma trận SWOT trong công việc, đầu tiên bạn cần hiểu được mô hình SWOT là gì.

mo-hinh-swot-la-gi
Định nghĩa mô hình SWOT là gì

Bảng ma trận SWOT là một khuôn khổ, giúp xác định và phân tích những yếu tố sau của một Doanh nghiệp:

1.1 Điểm mạnh (Strengths)

Điểm mạnh là những phẩm chất giúp Doanh nghiệp của bạn hoàn thành được sứ mệnh đã đặt ra. Yếu tố này được xem là cơ sở để tổ chức tiếp tục đạt được cũng như duy trì vị thế của mình.

Điểm mạnh có thể hữu hình hoặc vô hình. Đây là những gì mà tổ chức của bạn thành thạo, là chuyên môn của công ty bạn. Bên cạnh đó, điểm mạnh còn có thể là những đặc điểm và phẩm chất riêng có của đội ngũ nhân viên bạn hiện đang sở hữu hoặc những đặc điểm khác biệt tạo nên sự thống nhất cho tổ chức của bạn.

Khi phân tích về điểm mạnh, bạn sẽ xác định những khả năng có lợi của tổ chức, bao gồm năng lực con người, năng lực quy trình, nguồn lực tài chính, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, khách hàng trung thành, sức mạnh của thương hiệu,…

>>> ĐỌC THÊM: Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty

1.2 Điểm yếu (Weaknesses)

Khi phân tích điểm yếu, bạn cần xem xét đến những nhược điểm ngăn cản tổ chức của mình hoàn thành mục tiêu sứ mệnh cũng như gây bất lợi trong việc phát huy hết tiềm lực của công ty. Những yếu điểm này tác động trực tiếp đến sự thành công và phát triển bền vững của tổ chức.

Những ví dụ về điểm yếu có thể là: Nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, quy trình làm việc còn nhiều hạn chế, khả năng ứng dụng công nghệ vào công việc chưa cao,…

1.3 Cơ hội (Opportunities)

Yếu tố cơ hội trong mô hình SWOT là những gì đang tồn tại trong môi trường kinh doanh, đem lại lợi ích cho tổ chức của bạn. Nhà quản trị nên cẩn thận và nắm bắt các cơ hội bất cứ khi nào chung xuất hiện. Cơ hội có thể nảy sinh từ thị trường hoạt động, đối thủ cạnh tranh, sự hậu thuẫn từ chính phủ và các yếu tố công nghệ.

1.4 Thách thức (Threats)

Tương tự như cơ hội, thách thức là những gì xuất hiện ở môi trường bên ngoài, gây nguy hiểm đến sự phát triển của tổ chức và là những gì bạn không thể kiểm soát được. Một thách thức xuất hiện có thể đe dọa trực tiếp đến sự ổn định và tồn tại của Doanh nghiệp. 

Các đe dọa có thể nảy sinh từ các nguồn gốc giống như cơ hội. Bên cạnh đó, nó có thể đến từ dịch bệnh, thiên tai, sự bất ổn chính trị, các điều luật bất lợi,…

Đầu ra của việc phân tích SWOT sẽ giúp tổ chức nâng cao nhận thức về các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chính nó, từ đó hỗ trợ trong việc hoạch định các chiến lược của công ty.

Trong thực tế, mô hình SWOT rất phổ biến đối với các Doanh nghiệp, không chỉ những tổ chức hoạt động vì lợi nhuận mà còn cả những tổ chức phi lợi nhuận. Không những thế, việc phân tích SWOT còn được sử dụng bởi các cá nhân để tự đánh giá chính mình. Ma trận SWOT có thể được sử dụng để đánh giá tính khả quan của các sáng kiến, sản phẩm và dự án.

>>> Click ngay: Agenda là gì? Những điều cần biết khi xây dựng Agenda

2. Ý nghĩa của việc phân tích mô hình SWOT là gì

Không phải ngẫu nhiên mà nói SWOT là một công cụ vô cùng hữu ích với tổ chức. Vậy ý nghĩa khi phân tích mô hình SWOT là gì?

mo-hinh-swot-la-gi
Ý nghĩa của việc phân tích mô hình SWOT là gì?

Việc phân tích ma trận SWOT sẽ cung cấp cho Doanh nghiệp những thông tin hữu ích, phục vụ cho việc xây dựng chiến lược. Đồng thời, phân tích ma trận SWOT là gì sẽ giúp nhà quản trị sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên để phát triển tổ chức một cách hiệu quả nhất.

Nhiều nhà quản trị tự tin rằng họ biết rõ tổ chức mình cần gì để trở nên thành công. Tuy nhiên, phân tích mô hình SWOT buộc họ phải nhìn nhận một cách đa chiều hơn. Khi phân tích SWOT là gì của tổ chức , nhà quản trị sẽ phải xem xét những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại của tổ chức, lập chiến lược sử dụng những ưu – nhược điểm đó để tận dụng các cơ hội và thách thức trong bối cảnh kinh doanh hiện thời.

>>> XEM NGAY: Cost Per Click là gì? 4 phương pháp giúp tối ưu CPC

3. Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT là gì

Tương tự như các công cụ khác, ma trận SWOT cũng có những ưu và nhược điểm riêng khi sử dụng. Việc tìm hiểu các điểm mạnh và hạn chế của mô hình này sẽ giúp Doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng. Vậy những ưu nhược điểm của phân tích SWOT là gì?

Một số ưu và nhược của phương pháp SWOT có thể kể đến, bao gồm:

mo-hinh-swot-la-gi
Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT là gì

3.1. Ưu điểm của mô hình SWOT là gì?

Một số ưu điểm mà việc phân tích bảng ma trận SWOT đem lại như sau:

  • Cung cấp những thông tin hữu ích cho quá trình hoạch định chiến lược.
  • Xây dựng sức mạnh của toàn bộ tổ chức.
  • Giúp nắm bắt và khắc phục những điểm yếu của đối tượng đang được phân tích.
  • Giúp nhận ra và phản ứng kịp thời với các cơ hội.
  • Giúp tổ chức vượt qua các thách thức trong thị trường.
  • Hỗ trợ xác định năng lực cốt lõi của tổ chức.
  • Hỗ trợ thiết lập các mục tiêu trong việc xây dựng chiến lược.
  • Sử dụng các dữ liệu trong quá khứ và hiện tại, làm cơ sở để phát triển các kế hoạch trong tương lại.

>>> XEM NGAY: Hướng dẫn sử dụng luật hấp dẫn thu hút khách hàng chi tiết

3.2. Nhược điểm của mô hình SWOT là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, phân tích mô hình ma trận SWOT cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Việc phân tích SWOT có thể khiến các tổ chức nhìn nhận các tình huống một cách đơn giản hơn so với thực tế của nó. Bên cạnh đó, việc phân loại các khía cạnh mang tính chủ quan rất cao vì mức độ chắc chắn của chúng rất thấp. Cuối cùng, ma trận SWOT nhấn mạnh tầm quan trọng của cả bốn yếu tố, tuy nhiên nó không hướng dẫn cách để ban quản trị có thể xác định những khía cạnh này cho chính Doanh nghiệp của mình.

>>> Tham khảo ngay: BDM là gì? A-Z về vị trí BDM trong Doanh nghiệp

4. Những thành tố cấu thành mô hình SWOT

Phân tích ma trận SWOT được chia thành hai thành tố chính: Thành tố bên trong và thành tố bên ngoài.

mo-hinh-swot-la-gi
Những thành tố cấu thành nên mô hình SWOT là gì

4.1. Yếu tố bên trong

Những thành tố bên trong cấu thành mô hình SWOT đó chính là điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức. Điểm mạnh là những đặc điểm tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty, còn điểm yếu là những gì Doanh nghiệp cần khắc chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình

Một số yếu tố bên trong cần xem xét bao gồm:

  • Văn hóa công ty.
  • Hình ảnh công ty.
  • Hiệu quả hoạt động.
  • Năng lực hoạt động của tổ chức.
  • Nhận diện thương hiệu.
  • Thị phần.
  • Nguồn tài chính.
  • Nguồn nhân lực.
  • Cơ cấu tổ chức.
  • Các quy trình.

4.2. Yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài là những cơ hội và thách thức đối với tổ chức. Cơ hội và thách thức thường bắt nguồn từ những thay đổi ở môi trường và nằm ngoài sự kiểm soát của Doanh nghiệp.

Những yếu tố cần xem xét khi phân tích cơ hội và thách thức là:

  • Những thay đổi về xã hội.
  • Thay đổi về đặc điểm khách hàng.
  • Đối thủ cạnh tranh.
  • Môi trường kinh tế.
  • Quy định của chính phủ.
  • Các nhà cung cấp.
  • Đối tác.
  • Xu hướng của thị trường.

5. Cách thực hiện phân tích SWOT

Để thực hiện phân tích SWOT một cách hiệu quả, Doanh nghiệp có thể tham khảo những bước sau đây:

mo-hinh-swot-la-gi
Cách để xây dựng mô hình SWOT là gì
  • Tập hợp những người phù hợp.

Hãy tập hợp thành viên từ các bộ phận trong tổ chức của bạn, đảm bảo rằng mỗi bộ phận hoặc mỗi nhóm đều có đại diện tham gia. Khi tập hợp mọi người đến từ các phòng/ ban khác nhau trong công ty, bạn sẽ nhận ra các quan điểm khác nhau đến từ mỗi nhóm. Điều này đặc biệt rất quan trọng để thực hiện phân tích SWOT thành công.

  • Tổng hợp lại tất cả ý tưởng.

Việc phân tích SWOT tương tự như các cuộc họp yêu cầu sự tư duy và động não từ tất cả thành viên. Hãy phát cho mỗi người một tập giấy ghi chú và để họ tự động não trong vòng 5-10 phút. Sau đó, bạn hãy thu thập và công bố tất cả những ý tưởng của mọi người, có thể gộp các ý tưởng tương tự với nhau thành nhóm. Lưu ý rằng, bạn hãy cho phép mọi người bổ sung thêm ý tưởng của mình nếu có bất kỳ luồng suy nghĩ nào chợt nảy ra.

  • Xếp hạng các ý tưởng.

Khi tất cả các ý tưởng đã được sắp xếp phù hợp, đã đến lúc bình chọn cho các ý tưởng. Bạn có thể sử dụng phương pháp bỏ phiếu kín để mọi người có thể tự do nêu lên quan điểm của mình.

mo-hinh-swot-la-gi
Hướng dẫn xây dựng bảng ma trận SWOT

Từ kết quả của quá trình biểu quyết, bạn đã xác định được các khía cạnh cần thiết của mô hình SWOT.

6. Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp từ ma trận SWOT

Việc phân tích mô hình SWOT không chỉ dừng lại ở việc xác định các khía cạnh trong ma trận. Vậy bạn đã biết cách để phân tích mô hình SWOT là gì chưa? Một gợi ý nhỏ là hãy thử kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài với nhau, cụ thể như sau:

mo-hinh-swot-la-gi
Cách xây dựng chiến lược từ phân tích mô hình SWOT là gì

6.1. Chiến lược S-O

Chiến lược S-O được xây dựng từ việc kết hợp điểm mạnh của tổ chức để khai thác các cơ hội bên ngoài. Đây là chiến lược được ưu tiên hàng đầu bởi sự đơn giản và không tốn quá nhiều công sức để xây dựng. Chiến lược S-O tương ứng với các chiến lược ngắn hạn trong Doanh nghiệp.

6.2. Chiến lược W-O

Chiến lược W-O được hình thành từ việc sử dụng các điểm yếu để khai thác cơ hội. Đây là chiến lược mang tính phức tạp hợp S-O bởi khiến Doanh nghiệp phải tốn nhiều nguồn lực để có thể tận dụng cơ hội. Trong một số trường hợp, sau khi tổ chức đã khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội cũng biến mất. Chiến lược W-O thường tương ứng với các chiến lược trung hạn trong tổ chức.

6.3. Chiến lược S-T

Chiến lược S-T có được từ việc sử dụng các điểm mạnh của công ty để hạn chế các nguy cơ. Việc xây dựng chiến lược S-T sẽ giúp Doanh nghiệp tránh được các rủi ro gây phá sản hoặc tác động tiêu cực đến tổ chức. Tương tự như S-O, chiến lược S-T tương ứng với những chiến lược ngắn hạn.

6.4. Chiến lược W-T

Chiến lược W-T được xem là chiến lược có tính phức tạp cao nhất trong quá trình phân tích SWOT. Chiến lược W-T được xây dựng từ việc khắc phục các điểm yếu để hạn chế đe dọa từ bên ngoài. Chiến lược W-T là một dạng chiến lược phòng thủ của Doanh nghiệp.

7. Case Study về ma trận SWOT

Việc xây dựng và phân tích mô hình SWOT đã được các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới áp dụng từ lâu. Sau đây là 2 case study về việc xây dựng mô hình SWOT trong các thương hiệu:

7.1. Case study về McDonald’s

mo-hinh-swot-la-gi
Case study về McDonald’s

Hãy cùng tham khảo về case study xây dựng bảng ma trận SWOT cho cổ phiếu của McDonald’s như sau:

Điểm mạnh:

  • McDonald’s phục vụ khách hàng đa quốc gia, nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng phục vụ thức ăn nhanh.
  • McDonald’s sở hữu quy mô kinh tế đáng nể.
  • Phạm vi tiếp cận đối tượng rộng rãi.
  • McDonald’s thực thi quyền lực thị trường đối với các nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Là thương hiệu được công nhận nhiều nhất trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh.
  • Giá cả cạnh tranh.

Điểm yếu: 

  • Tỷ lệ thay thế nhân viên cao.
  • Dư luận tiêu cực (nhận thức về McDonald’s như một lựa chọn thực phẩm không lành mạnh).
  • Không đa dạng sản phẩm theo mùa.
  • Chất lượng không đồng bộ do hoạt động được nhượng quyền.
  • Tập trung vào thức ăn nhanh chứ không phải là lựa chọn vì sức khỏe của người tiêu dùng.

Cơ hội:

  • Đáp ứng những thay đổi của thị trường và xã hội.
  • Cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh sang các khu vực mới trên thế giới.
  • Xu hướng sử dụng các thực phẩm không gây dị ứng và không chứa gluten.
  • Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với xã hội ngày càng cao hơn.

Thách thức:

  • Người tiêu dùng ngày càng quan tâm sức khỏe hơn.
  • Đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh ở các quốc gia khác nhau.
  • Suy thoái kinh tế.
  • Thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng về bữa ăn cân bằng dưỡng chất hơn.

7.2. Case study về Công ty Luật xây dựng Scholefield

mo-hinh-swot-la-gi
Case study về công ty luật Schofield
  • Điểm mạnh:

Công ty hiện đang sở hữu đội ngũ nhân viên được đào tạo về kiến thức và kỹ thuật chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn sở hữu những kinh nghiệm vô cùng dày dặn.

Các nhân viên có thể hợp tác và thích nghi nhanh chóng theo từng nhóm làm việc gồm 3 thành viên.

  • Điểm yếu:

Chưa có nhân viên nào từng có kinh nghiệm là hòa giải viên trước đây hoặc học qua bất kỳ khóa đào tạo chính thức nào về hòa giải.

  • Cơ hội:

Hầu hết các hợp đồng thương mại hiện nay đều yêu cầu hòa giải. Mặc dù có hàng trăm người làm trọng tài hòa giải trên thị trường nhưng có rất ít người có kinh nghiệm thực tế.

Đối với các vụ tranh chấp nhỏ, các hòa giải viên thường không làm việc với tư cách nhóm mà chỉ với tư các cá nhân. Ở Scholefield, công ty sẽ cung cấp cho các khách hàng những nhóm hòa giải viên để đánh giá vụ tranh chấp bất kể quy mô nhỏ hay lớn.

  • Thách thức:

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành hòa giải viên, vì vậy bất kỳ công ty luật nào cũng có thể mở dịch vụ hòa giải của riêng họ.

Hầu hết các khách hàng tiềm năng có ấn tượng không tốt với các hòa giải viên, bởi họ cảm thấy hòa giải viên không thực sự hiểu vấn đề mà đã vội vàng giải quyết nó.

Bộ giải pháp phần mềm OKRs Tốt nhất Việt Nam – fOKRs được thiết kế dựa trên lý thuyết của Andy Grove – Cha đẻ OKRs hiện đại. Giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng áp dụng OKRs, tập trung quản lý những mục tiêu quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng gấp 3 lần/năm.

Trải nghiệm miễn phí 10 ngày

Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện - fOKRs
Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện – fOKRs

8. Các chiến lược phân tích kinh doanh bổ sung 

Mặc dù những lợi ích mà mô hình SWOT đem lại rất lớn, tuy nhiên, phân tích ma trận SWOT chỉ là một trong những công cụ phân tích chiến lược kinh doanh mà Doanh nghiệp cần có. Bên cạnh SWOT, tổ chức cũng cần kết hợp với mô hình phân tích PEST (chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ), phân tích MOST (sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược và chiến thuật) và phân tích SCRS (chiến lược, trạng thái hiện thái, yêu cầu và giải pháp).

Thật không ngoa khi nói rằng SWOT là một công cụ vô cùng hữu ích dành cho Doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin mà FASTDO đã cung cấp về mô hình SWOT là gì cũng như cách để ứng dụng SWOT hiệu quả sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp trong việc xây dựng và phân tích loại ma trận này!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> Tham khảo các chủ đề liên quan khác:

4.8/5 - (13 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat