Bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc là biểu mẫu dùng để đánh giá và công nhận quá trình thử việc của các nhân viên mới. Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ cung cấp 3 mẫu đánh giá nhân việc đơn giản để bạn tham khảo và sử dụng. Cùng xem ngay nhé!
Nhận ngay MIỄN PHÍ Bộ biểu mẫu Nhân sự mới nhất 2022 từ Fastdo. Click ngay vào ảnh để xem thông tin chi tiết chương trình:

1. 3 mẫu đánh giá nhân viên thử việc đơn giản cho nhà tuyển dụng
Để quy trình đánh giá nhân sự được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn phải chuẩn bị một biểu mẫu đánh giá phù hợp và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ba bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc mẫu đơn giản dưới đây để xây dựng một biểu mẫu đánh giá cho riêng mình.


>>>> XEM CHI TIẾT: Mẫu thông báo tăng lương, điều chỉnh lương mới nhất 2021
2. Tại sao doanh nghiệp cần nhận xét đánh giá nhân viên thử việc?
Quá trình thử việc là thời gian để nhân viên mới thể hiện năng lực và làm quen với môi trường làm việc để quyết định có gắn bó với doanh nghiệp dài lâu hay không. Ở phương diện là doanh nghiệp, thời gian thử việc cũng là quá trình để nhân viên cũ và mới làm quen, hợp tác cùng nhau làm việc.
Qua thời gian này, nhà quản lý sẽ tiến hành theo dõi và đưa ra các nhận xét, đánh giá về năng lực, nhân phẩm, tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng làm việc nhóm của ứng viên. Sau đó, nhà quản lý sẽ quyết định xem ứng viên có phù hợp để gia nhập vào doanh nghiệp của mình hay không.

Khi thời gian thử việc kết thúc, nhà tuyển dụng phải đưa ra các mẫu đánh giá thử việc để nhận xét đánh giá nhân viên thử việc. Việc đánh giá này là một quy trình quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Mẫu quản lý công việc bằng Excel hiệu quả mới nhất 2021
3. Các tiêu chí nhận xét đánh giá sau thử việc nhân viên mới
Phụ thuộc vào từng vị trí và tính chất công việc, người quản lý sẽ quyết định nên chọn những tiêu chí nào để đánh giá nhân viên một cách phù hợp nhất. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá mà các nhà tuyển dụng, nhà quản lý có thể tham khảo để nhận xét đánh giá sau thử việc:
3.1 Thái độ
Thái độ nhân viên là một trong các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất. Dù nhân viên có kiến thức và trình độ chuyên môn cao nhưng lại không có thái độ tốt thì nhà quản lý vẫn nên cân nhắc kỹ càng. Ngược lại, nếu kỹ năng và kiến thức chưa đạt mức chuẩn nhưng nếu nhân viên có một thái độ ham học hỏi thì nhà quản lý cũng có thể lựa chọn và tiến hành đào tạo thêm.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: [TẢI MIỄN PHÍ] – Biểu mẫu quy trình chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh cho doanh nghiệp
3.2 Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nào đó một cách thuần thục. Kỹ năng cao hay thấp đều sẽ được đánh giá dựa trên chất lượng công việc có hiệu quả hay không. Người quản lý có thể kiểm chứng các kỹ năng của nhân viên trong quá trình thử việc. Tùy vào vị trí thử việc, nhà quản lý cần cân nhắc việc đánh các kỹ năng nào để chọn ra được người phù hợp nhất.

>>> Bạn đã biết: 6 cách chấm công nhân viên phổ biến nhất hiện nay [KÈM FILE MIỄN PHÍ]
3.3 Kiến thức
Một trong các tiêu chí không thể bỏ qua khi lựa chọn nhân viên đó là đánh giá kiến thức. Người thử việc cần thể hiện mức độ hiểu biết của mình về vị trí đang tuyển, các kiến thức cơ bản và các mối quan hệ liên quan. Nếu kiến thức của người thử việc chỉ giới hạn trong nội dung thử việc, điểm đánh giá sẽ không cao.

Ngược lại, nếu nhân viên thể hiện được tầm nhìn, kiến thức vượt ngoài phạm vi công việc thì sẽ có thêm điểm cộng trong mắt các nhà quản lý. Nhờ đó, nhân viên mới có thể sẽ được cân nhắc đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn cho quá trình làm việc sau này.
>>>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] Mẫu file excel theo dõi nghỉ phép chi tiết nhất
4. Quy trình đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, một bản đánh giá của nhân viên mới sẽ được quản lý trực tiếp gửi về phòng hành chính và giám đốc để ra quyết định có nên ký tiếp hợp đồng chính thức hay không. Quy trình đánh giá sau thời gian thử việc có thể tóm tắt như sau:
- Hết thời hạn thử việc, quản lý sẽ trực tiếp xem xét đánh giá nhân viên để đề xuất có ký hợp đồng chính thức hay không.
- Sau đó, quản lý sẽ gửi bản đánh giá đến bộ phận nhân sự.
- Bộ phận nhân sự tổng kết lại rồi đưa lên để lãnh đạo cho ý kiến.
- Nhân sự làm hợp đồng và đưa cho nhà quản lý.
- Quản lý trực tiếp trao đổi với nhân viên và sẽ ký hợp đồng nếu hai bên đồng ý tiếp tục làm việc với nhau.

>>>> BỎ TÚI NGAY: Tổng hợp những mẫu quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
5. Lưu ý khi xây dựng bản đánh giá nhân viên thử việc
Trong mẫu bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc, các ứng viên và nhà tuyển dụng nên lưu ý đến mốc thời gian, mức lương nhằm hạn chế tối đa những vấn phát sinh sau này.
5.1 Thời gian thử việc tối đa là 60 ngày
Tùy vào tính chất cũng như mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tại các công ty, đơn vị sẽ không giống nhau. Nhưng về cơ bản, ứng viên chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc và cùng với các điều kiện sau:
- Thời gian thử việc không quá 60 ngày với các vị trí công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên.
- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật, nhân viên phục vụ.
- Thử việc không quá 6 ngày đối với các công việc khác.

>>> LƯU NGAY: 15+ lý do nghỉ việc hợp lý và thuyết phục nhất [Kèm mẫu]
5.2 Làm đánh giá nhân sự sau khi kết thúc thời gian thử việc
Khi nhân viên đã hoàn thành quá trình thử việc, các doanh nghiệp cần nhận xét đánh giá sau khi thử việc. Nếu ứng viên đạt yêu cầu thì các nhà tuyển dụng cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ứng viên và doanh nghiệp có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải bồi thường hay báo trước nếu thử việc không đạt yêu cầu như đã được thỏa thuận từ trước.

>>> THAM KHẢO NGAY: 9 mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh mới nhất, đầy đủ nhất
5.3 Thông báo kết quả đánh giá
Doanh nghiệp cần thông báo kết quả đánh giá thử việc trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình thử việc. Nếu ứng viên không đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần trả mức lương đã thỏa thuận từ trước. Ngược lại, nếu ứng viên đáp ứng được tất cả các điều kiện thì các nhà tuyển dụng cần phải ký kết hợp đồng lao động chính thức.

>>> THAM KHẢO NGAY: 9 mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh mới nhất, đầy đủ nhất
5.4 Mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản
Mức lương trong thời gian thử việc sẽ được thỏa thuận bởi 2 bên ứng viên và nhà tuyển dụng. Các ứng viên phải lưu ý rằng theo bộ luật quy định mức lương thử việc không phép được thấp hơn 85% so với mức lương cơ bản mà doanh nghiệp đang trả cho các nhân viên chính thức.

Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người đầy đủ các thông tin về bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn xây dựng được bản đánh giá cho doanh nghiệp mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu về phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả thì hãy liên hệ ngay cho Fastdo để được hỗ trợ nhé!
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 5, toà S21T1, 83 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 3, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0965 210 444
- Email: support@fastdo.vn
- Website: https://fastdo.vn/
Phần mềm quản lý, sắp xếp công việc F-Todolist?
Phần mềm giao việc F-TODOLIST là phần mềm quản lý, sắp xếp công việc được phát triển bởi Fastdo, sở hữu tính năng nổi bật được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Bên cạnh chức năng thiết lập todolist hàng ngày, phần mềm này còn hỗ trợ người dùng quản lý các nhiệm vụ và thống kê kết quả công việc cho từng cá nhân, đội nhóm, phòng ban.
App quản lý thời gian tốt nhất hiện nay?
Top 1, phần mềm quản lý, sắp xếp công việc F-Todolist. Top 2, app sắp xếp lịch trình Google Keep. Top 3 ứng dụng quản lý công việc Any.do. Top 4 app sắp xếp công việc trên iphone Clear. Top 5 phần mềm xếp lịch làm việc cá nhân Tick Tick.
Tính năng nổi bật của Google Calendar
Thứ nhất, không gian lưu trữ lớn. Thứ hai hoàn toàn miễn phí. Thứ ba hoàn toàn có thể chia sẻ lịch làm việc, thời gian biểu đến bạn bè. Thứ tư tạo các công việc con.
Tại sao doanh nghiệp cần nhận xét đánh giá nhân viên thử việc?
Khi thời gian thử việc kết thúc, nhà tuyển dụng phải đưa ra các mẫu đánh giá thử việc để nhận xét đánh giá nhân viên thử việc. Việc đánh giá này là một quy trình quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.
Quy trình đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc?
Hết thời hạn thử việc, quản lý sẽ trực tiếp xem xét đánh giá nhân viên để đề xuất có ký hợp đồng chính thức hay không. Sau đó, quản lý sẽ gửi bản đánh giá đến bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự tổng kết lại rồi đưa lên để lãnh đạo cho ý kiến. Nhân sự làm hợp đồng và đưa cho nhà quản lý. Quản lý trực tiếp trao đổi với nhân viên và sẽ ký hợp đồng nếu hai bên đồng ý tiếp tục làm việc với nhau.
Lưu ý khi xây dựng bản đánh giá nhân viên thử việc?
Thứ nhất, thời gian thử việc tối đa là 60 ngày. Thứ hai làm đánh giá nhân sự sau khi kết thúc thời gian thử việc. Thứ ba, thông báo kết quả đánh giá. Thứ tư mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản.
Mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản
Mức lương trong thời gian thử việc sẽ được thỏa thuận bởi 2 bên ứng viên và nhà tuyển dụng. Các ứng viên phải lưu ý rằng theo bộ luật quy định mức lương thử việc không phép được thấp hơn 85% so với mức lương cơ bản mà doanh nghiệp đang trả cho các nhân viên chính thức.
One thought on “3 mẫu bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc chuẩn và cách thực hiện”
Rat quan tam chu de nay!