Khi tuyển dụng, mô tả công việc kế toán bán hàng giúp ứng viên hiểu được chi tiết quyền lợi và vị trí ứng tuyển. Đồng thời, nội dung làm việc cũng được trình bày kỹ để người ứng tuyển nắm được khái quát. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay về mô tả công việc của kế toán bán hàng trong bài viết sau!
1. Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng là vị trí đảm nhận việc ghi chép các nghiệp vụ và chứng từ liên quan đến việc bán hàng của doanh nghiệp. Đây là công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy, các bạn sinh viên vừa ra trường có thể ứng tuyển để nâng cao kỹ năng của mình.
>>> ĐỌC NGAY: Kế toán tài chính và kế toán quản trị: Sự giống và khác nhau
2. Mô tả công việc Kế toán bán hàng
Mỗi công việc kế toán đều có đặc trưng và nghiệp vụ riêng. Dưới đây là một số mô tả công việc của kế toán bán hàng cho ứng viên tham khảo:
2.1 Các công việc cụ thể của kế toán bán hàng
Khi ứng tuyển cho các vị trí kế toán, bạn sẽ nhận được mô tả cụ thể về công việc. Nhân viên kế toán bán hàng sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhập số liệu mua bán hàng hóa vào sổ hoặc phần mềm chuyên dụng của doanh nghiệp.
- Tổng hợp các số liệu về việc mua bán hàng hóa để làm báo cáo cho phòng kế toán.
- Kiểm tra và đối chiếu số liệu hàng hóa đã bán ra với số liệu thực tế ở kho và công nợ.
- Theo dõi tình trạng đơn hàng và tính giá chiết khấu theo quy định của doanh nghiệp.
- Tạo bảng thống kê chi tiết các hoá đơn và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế giá trị gia tăng (nếu có).
- Kiểm tra và đối chiếu số liệu hàng xuất và nhập kho với thủ kho.
- Phân loại sổ sách, chứng từ và các loại định khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.
- Tạo tờ khai cho hàng hóa mua vào một biểu mẫu để kê khai thuế giá trị gia tăng.
- Theo dõi việc thu hồi các biên bản chỉnh sửa, thanh huỷ hoá đơn từ doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch về việc thu hồi công nợ cho doanh nghiệp và liên hệ các khách hàng còn nợ.
- Cân đối thuế đầu vào và đầu ra để hóa đơn được xuất hợp lý.
- Báo cáo sử dụng và mua bán hàng hóa theo tháng, quý.
- Sắp xếp, bảo quản và lưu trữ những hóa đơn về tài chính – kế toán của công ty.
>>> XEM THÊM: Doanh số và doanh thu là gì? Bí quyết thúc đẩy doanh số
2.2 Các công việc khác mà kế toán bán hàng cần thực hiện
Ngoài những công việc chính kể trên, vị trí này sẽ cần đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ. Cụ thể, bảng mô tả công việc kế toán bán hàng bao gồm các việc sau:
- Cập nhật giá mới cho các mặt hàng đã cũ và lên giá thành cho sản phẩm mới.
- Chăm sóc và tư vấn cho khách hàng.
- Báo giá, hợp đồng về tài chính – kế toán.
- Quản lý thông tin khách hàng, sổ sánh và chứng từ bán hàng có liên quan đến việc bán hàng của doanh nghiệp hoặc đơn vị bạn làm việc.
- Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
3. Các yêu cầu đối với vị trí Kế toán bán hàng
Bạn đã mệt mỏi với việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên mỗi ngày? fCheckin sẽ giúp hoạt động chấm công của Doanh nghiệp bạn diễn ra dễ dàng, chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tập trung vào việc tối ưu hóa thời gian và năng suất, hãy để fCheckin đồng hành cùng bạn trên hành trình quản lý hiệu quả hơn.
Sau khi tìm hiểu mô tả công việc kế toán bán hàng, bạn cần biết thêm về các yêu cầu cho vị trí này. Dưới đây là những điều ứng viên cần đáp ứng khi nộp đơn cho vị trí kế toán bán hàng.
- Đầu tiên, để làm kế toán bán hàng, bạn phải có trình độ học vấn từ mức cao đẳng trở lên dành cho ngành kế toán tài chính.
- Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển cho vị trí này mà không cần kinh nghiệm. Tuy nhiên, mức lương dành cho sinh viên đã đi làm từ 1-2 năm ở vị trí này sẽ cao hơn.
- Bạn cần có kiến thức về tin học văn phòng cơ bản và những phần mềm kế toán chuyên dụng.
- Bạn phải chịu được áp lực từ công việc và có tinh thần trách nhiệm, sự tỉ mỉ cao.
>>> ĐỌC THÊM: Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững
4. Những quyền lợi và thu nhập đối với vị trí Kế toán bán hàng
Tại bảng mô tả công việc kế toán bán hàng, bạn sẽ thấy các quyền lợi và thu nhập đối với vị trí này. Cụ thể, khoản lương và chính sách mà nhân viên kế toán sẽ có là:
- Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, ổn định và hiện đại.
- Nhân viên được ký hợp đồng lao động và nhận các loại bảo hiểm như bảo hiểm y tế, xã hội và thất nghiệp theo luật pháp.
- Doanh nghiệp cung cấp những phúc lợi như khám sức khỏe định kỳ, hoạt động vui chơi hằng năm hoặc quà trong các dịp lễ.
- Mỗi ứng viên sẽ nhận mức lương phù hợp với khả năng. Sinh viên mới ra trường có thể được từ 6 đến 8 triệu đồng/ tháng. Các bạn đã có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm sẽ nhận lương từ 8 đến 10 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, ứng viên có trên 3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương là 10 đến 12 triệu đồng/ tháng.
- Bên cạnh đó, bạn còn được hưởng các chính sách khác nhau tùy thuộc vào văn hóa nơi làm việc.
5. Mẫu mô tả công việc Kế toán bán hàng
Nhân viên kế toán bán hàng là vị trí đòi hỏi sự cẩn thận để thực hiện việc tính toán. Một số mẫu JD ở mô tả công việc kế toán bán hàng doanh nghiệp sẽ bao gồm những ý sau:
- Kế toán sẽ ghi chép và phản ánh tình hình bán hàng của doanh nghiệp một đầy đủ và chính xác nhất về giá trị và số lượng bán hàng đối với mỗi sản phẩm, từng địa điểm bán hàng và các phương thức bán hàng.
- Kế toán phải tính toán và phản ảnh tổng giá tính của hàng hóa được bán ra như doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng, hóa đơn của khách hàng và các đơn vị trực thuộc như đại lý hoặc cửa hàng.
- Kế toán theo dõi từng hợp đồng và tính toán chiết khấu chính xác cho khách hàng và thực hiện các chính sách kinh doanh như giảm giá, đổi hàng hóa hoặc khuyến mãi hiệu quả.
- Kế toán kiểm tra và đốc thúc việc thu hồi nợ, tiền hàng và tình hình trả nợ từ phía khách hàng.
- Kế toán hỗ trợ các thông tin cần cho quá trình bán hàng và tham mưu cho lãnh đạo về việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế toán cần tập hợp và kiểm kê đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng.
- Kế toán tạo các báo cáo bán hàng để phân tích doanh thu, số lượng hàng bán, địa điểm và các mặt hàng để gửi cho kế toán công nợ hoặc kế toán kho.
Mô tả công việc kế toán bán hàng giúp ứng viên hiểu được quyền lợi và yêu cầu của bạn. Đồng thời, người ứng tuyển cũng có thêm thông tin về những việc mình cần làm. Hy vọng những thông tin mà Fastdo vừa chia sẻ sẽ giúp ích đối với các Doanh nghiệp.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Vòng quay hàng tồn kho – Công thức tính và cách để tối ưu
- Khái niệm hàng tồn kho và nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn