KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Kế toán bán hàng và 7 nghiệp vụ cơ bản cần biết

Facebook
Twitter
LinkedIn

Chương trình FAST100 quay trở lại! TẶNG MIỄN PHÍ 100% Bộ phần mềm quản lý công việc trị giá 27 triệu đồng, trợ thủ đắc lực giúp các Sếp gia tăng hiệu suất làm việc nhân viên lên đến 200%/năm. Chỉ dành cho 50 doanh nghiệp đăng ký sớm nhất, đăng ký ngay tại đây.

Nhân viên kế toán bán hàng đảm nhận việc ghi chép nghiệp vụ liên quan đến chứng từ và hóa đơn. Đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất thì kế toán bán hàng càng là vị trí không thể thiếu. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu kỹ hơn về vị trí này và các quy trình làm việc liên quan qua bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về vị trí Kế toán bán hàng trong Doanh nghiệp

Vị trí kế toán bán hàng thường không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm và phù hợp với những bạn mới bắt đầu. Sau đây là khái niệm và vai trò của công việc kế toán bán hàng.

1.1 Kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng là vị trí có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng. Cụ thể, đây là vị trí có trách nhiệm ghi lại chi tiết từ việc ghi sổ doanh thu, thuế giá trị gia tăng cho đến việc lập các báo cáo bán hàng và các báo cáo liên quan theo quy định.

kế toán bán hàng
Kế toán quản lý các hóa đơn và chứng từ bán hàng

1.2 Vai trò quan trọng của kế toán bán hàng trong tổ chức

Trong Doanh nghiệp, công việc của kế toán bán hàng đóng vai trò chủ chốt nhờ những vai trò sau:

  • Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là cung cấp thông tin và số liệu hàng hóa đã bán cho phía lãnh đạo. Từ đó, Doanh nghiệp có thể hiểu hơn về hiệu quả bán hàng, tình hình tài chính và lãi lỗ để có chiến lược phát triển trong tương lai. 
  • Kế toán phụ trách việc báo cáo các con số về doanh thu hàng tháng và sự chênh lệch giữa công đoạn sản xuất và bán hàng. 

Kế toán bán hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh thông qua ghi chép, quản lý, tổng hợp số liệu liên quan. Đây là một vị trí thuộc kế toán nội bộ của Doanh nghiệp, bên cạnh  kế toán kho, kế toán thuế kế toán tiền lương,…

kế toán bán hàng
Kế toán phụ trách việc báo cáo các con số về doanh thu

>>> TẢI NGAY: Phần mềm fCheckin điểm mấu chốt cho sự đổi mới trong chấm công

2. Những công việc của vị trí Kế toán bán hàng

Nhân viên kế toán bán hàng cần đảm bảo quy trình làm việc theo từng ngày, tháng và kỳ. Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn mô tả về công việc ngay dưới đây. 

2.1 Những công việc hàng ngày

Mỗi ngày, kế toán viên cần tập hợp những chứng từ về báo giá, đơn hàng, phiếu xuất kho và hợp đồng mua bán. Các giấy tờ này sẽ là căn cứ để ghi vào sổ sách của Doanh nghiệp. Nhờ đó, bậc quản lý có thể bán sản phẩm theo đơn hàng và báo giá. Đồng thời, kế toán viên cần kiểm tra số lượng thực về giá bán của hàng hóa để tạo hóa đơn cho khách.

Công việc kế toán bán hàng còn liên quan đến phân loại giấy tờ theo từng nghiệp vụ kinh tế và kê khai chi tiết hóa đơn hoặc thuế GTGT. Cụ thể, nhân viên cần ghi lại các khoản doanh thu bị giảm trừ vào sổ sách. Việc quản lý số lượng hàng hóa bán ra và đảm bảo ghi nhận doanh thu chính xác cũng là nhiệm vụ của kế toán viên. 

kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng quản lý giấy tờ cho từng nghiệp vụ kinh tế

2.2 Những công việc hàng tháng

Hàng tháng, kế toán bán hàng cần tổng hợp giá vốn của sản phẩm đã bán cho khách hàng. Nếu Doanh nghiệp kinh doanh mô hình thương mại, bạn phải tính toán giá mua thực tế và phân bổ giá bán cho lượng hàng đã tiêu thụ. Điều này giúp lãnh đạo có căn cứ để đánh giá về số liệu mua bán trong tháng vừa qua.

Ngoài ra, nhiệm vụ của kế toán bán hàng bao gồm việc tính thuế và doanh thu cho từng nhóm sản phẩm. Chức vụ này đảm nhận kiểm tra bảng thống kê và lập báo cáo doanh thu, công nợ và tình thực bán hàng cho hàng hóa bán ra mỗi tháng. Sau đó, báo cáo này sẽ được gửi lên ban lãnh đạo để đưa ra giải pháp kịp thời. 

công việc của kế toán bán hàng
Kế toán cần kiểm tra bảng thống kê và lập báo cáo doanh thu

2.3 Những công việc cuối kỳ kế toán

Cuối kỳ, kế toán bán hàng tập hợp thông tin cho các khoản phí bán hàng. Từ đó, kế toán sẽ hỗ trợ lập báo cáo tài chính và đưa kết quả doanh số cho quản lý. Khi ấy, Doanh nghiệp có thể dựa vào số liệu và lập các chiến lược kinh doanh cho kỳ sau. Đồng thời, kế toán viên phải tham mưu cho lãnh đạo về công tác bán hàng hoặc công nợ. 

kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng hỗ trợ lập báo cáo tài chính

>>> ĐỌC CHI TIẾT: Mẫu mô tả công việc kế toán bán hàng chi tiết 2022

3. 3 Bước trong quy trình kế toán bán hàng tại Doanh nghiệp

Quy trình kế toán bán hàng ở mỗi Doanh nghiệp thường có 3 bước. Nhân viên kế toán cần tuân thủ 3 giai đoạn sau để hoàn thành công việc.

  • Bước 1: Kế toán bán hàng sẽ tiếp nhận các đơn hàng sản phẩm hoặc hợp đồng từ phía nhân viên sales hoặc phòng kinh doanh. 
  • Bước 2: Nhân viên kế toán bán hàng sẽ trực tiếp kiểm tra lượng hàng hóa còn trong kho. 
    • Nếu lượng hàng hóa tồn kho không còn đủ cho nhu cầu của người mua, kế toán sẽ phải báo nhân viên bán hàng để hủy đơn hoặc tư vấn phương án khác cho khách.
    • Nếu số lượng hàng hóa tồn kho đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng, nhân viên kế toán sẽ tạo phiếu chuyển cho thủ kho để yêu cầu xuất kho và làm căn cứ ghi nhận. Sau đó, kế toán bán hàng cần tạo hóa đơn, phiếu xuất kho cho hàng hóa và biên bản giao nhận và gửi lại nhân viên sales.
  • Bước 3: Kế toán bán hàng hệ thống hóa lại các thông tin liên quan đến quá trình này vào sổ sách. 

Lưu ý: Sau khi hoàn thành việc cung cấp hàng hóa và nhận thanh toán, kế toán viên cần tạo hóa đơn cho dịch vụ. Sau đó, kế toán bán hàng phải dựa vào thông tin liên quan và hạch toán nghiệp vụ kinh tế kể trên.

kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng hệ thống hóa lại thông tin vào sổ

4. 5 yêu cầu về kiến thức chuyên môn đối với Kế toán bán hàng

Khi thực hiện công việc của kế toán bán hàng, bạn phải có nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn. Sau đây là một số yêu cầu về kiến thức dành cho kế toán viên khi làm việc.

4.1 Quy tắc ghi nhận kế toán bán hàng

Kết quả bán hàng chính là phần lợi nhuận thu được từ việc bán hàng sau khi trừ các khoản phí khác. Để xác định được kết quả bán hàng thì kế toán sẽ chịu trách nhiệm tính toán ra số chênh lệch giữa thu thuần với chi phí khác như giá vốn, chi phí quản lý đã được phát sinh trong một giai đoạn nhất định. 

Kết quả của hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận thuần từ các hoạt động mua bán + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quả các hoạt động khác – Chi phí quản lý Doanh nghiệp

Trong đó:

  • Lợi nhuận thuần từ các hoạt động mua bán = Doanh thu thuần khi bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng đã bán – Chi phí hàng hóa đã bán.
  • Kết quả của hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính.
  • Kết quả các hoạt động khác = Các khoản thu nhập khác – Các khoản chi phí khác – Chi phí thuế TNDN
kế toán bán hàng
Kết quả bán hàng là phần lợi nhuận trừ đi các khoản phí

4.2 Quy tắc ghi nhận doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng là phần lợi nhuận được ghi nhận ngay thời điểm giao dịch phát sinh. Một số quy tắc cụ thể khi ghi nhận doanh thu này là:

  • Rủi ro và lợi ích từ sản phẩm phải được chuyển giao cho người mua.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo đã nhận được lợi ích về kinh tế từ việc bán sản phẩm. 
  • Doanh nghiệp đã xác định và chắc chắn về các khoản doanh thu dự kiến. 
  • Doanh nghiệp sẽ tách biệt trong việc quản lý hàng hóa và trao quyền cho chủ sở hữu. 
  • Doanh nghiệp dự kiến được trước các khoản phí cần cho việc bán hàng. 
nghiệp vụ kế toán bán hàng
Những quy tắc cần lưu ý khi ghi nhận doanh thu bán hàng

>>> ĐỌC THÊM: Doanh số và doanh thu là gì? Bí quyết thúc đẩy doanh số

4.3 Các chứng từ liên quan kế toán bán hàng

Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là thu nhận chứng từ cho các hoạt động mua bán, cụ thể là:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng: Theo mẫu số 01 GTKT-3LL
  • Phiếu xuất kho và vận chuyển nội bộ: Theo mẫu số 03 – VT
  • Phiếu xuất kho hàng gửi lại bán đại lý: Theo mẫu số 02 – VT
  • Phiếu thu: Theo mẫu số 01 – TT
  • Biên lai thu tiền: Theo mẫu số 06 – TT
  • Giấy báo có của Doanh nghiệp.
  • Biên bản báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Giấy nộp tiền, bảng kê khai hàng nhận và chứng từ thanh toán hàng ngày.
  • Một số chứng từ liên quan khác phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh.
kế toán bán hàng
Nhiệm vụ của nhân viên kế toán là thu thập chứng từ

4.4 Các báo cáo liên quan kế toán bán hàng

Việc thực hiện báo cáo hàng tháng và kỳ nằm trong quy trình kế toán bán hàng. Những tài liệu đó bao gồm: 

  • Sổ và nhật ký chi tiết về việc bán hàng. 
  • Sổ sách tổng hợp bán hàng.
  • Sổ cái thể hiện thông tin của tài khoản như doanh thu, tiền mặt, chi phí, tiền gửi vào ngân hàng,…
  • Tình hình thực hiện việc đặt hàng. 
  • Tình hình lỗ và lãi cho từng đơn hàng. 
  • Sổ ghi chép tiết công nợ phải thu.
  • Tổng hợp tất cả công nợ phải thu.
  • Sổ phân tích công nợ cần thu theo thời hạn. 
  • Các báo cáo khác cần theo nhu cầu của công ty.
kế toán bán hàng
Nhân viên kế toán làm báo cáo cho Doanh nghiệp

>>> XEM THÊM: Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững

4.5 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán bán hàng

Khi phát sinh hóa đơn chứng từ kế toán, bạn có nhiệm vụ lập hóa đơn bán hàng. Mỗi hóa đơn sẽ có 3 liên. Liên 1 được lưu lại trên sổ sách gốc, liên 2 đưa cho khách hàng và Doanh nghiệp sẽ giữ lại liên 3. Trong quá trình chứng từ, 3 trường hợp sẽ xảy ra là:

  • Trường hợp 1: Kế toán sẽ tạo biên bản giao nhận và xác nhận khoản nợ nếu khách hàng nhận nợ. Phần chứng từ này được chia thành 3 liên để phía kho kiểm tra, giao cho khách và lưu trữ lại sổ sách. 
  • Trường hợp 2: Khách hàng sử dụng tiền mặt, kế toán sẽ lập phiếu thu. Chứng từ này cũng được chia thành 3 liên. 1 đưa cho thủ quỹ, 2 giữ lại nơi lập phiếu và liên còn lại gửi cho cá nhân nộp tiền. Đặc biệt, mỗi liên đều phải có chữ ký của ban giám đốc. 
  • Trường hợp 3: Nếu người mua sử dụng phương thức chuyển khoản, phía Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy báo để xác nhận số tiền này. 
kế toán bán hàng
Kế toán viên cần tạo hóa đơn bán hàng để làm chứng từ

5. Những quyền hạn của vị trí Kế toán bán hàng trong Doanh nghiệp

Kế toán bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đầu ra các thành phẩm. Những số liệu do kế toán cung cấp sẽ giúp lãnh đạo nắm được tình hình bán hàng, sự chênh lệch từ các khâu sản xuất cho đến bán hàng và doanh thu. Nhờ đó, Doanh nghiệp sẽ cho ra các chiến lược phát triển lâu dài. 

Những quyền hạn của kế toán bán hàng trong Doanh nghiệp gồm:

  • Kế toán có thể yêu cầu điều chỉnh, thay đổi hoặc hủy hóa đơn. 
  • Trong trường hợp hóa đơn không hợp lệ, kế toán có quyền đề xuất đưa ra hướng giải quyết thích hợp.
  • Nếu có vướng mắc với trưởng ban kế toán, kế toán bán hàng có thể đề xuất trực tiếp trường hợp thanh toán. 
  • Nhân viên phải nhận sự phân chia và giám sát bởi kế toán trưởng. 
công việc kế toán bán hàng
Kế toán yêu cầu điều chỉnh, thay đổi hoặc hủy hóa đơn

6. 7 nghiệp vụ cơ bản của Kế toán bán hàng

Là một kế toán viên, bạn cần tuân thủ theo quy trình và thao tác cơ bản. Sau đây là 7 nghiệp vụ kế toán bán hàng cơ bản ở mỗi Doanh nghiệp: 

6.1 Nghiệp vụ bán hàng theo báo giá và hợp đồng đã giao kết

Kế toán sẽ đảm nhận vai trò xuất phiếu và hóa đơn cho khách như đã ký kết trong hợp đồng. Nghiệp vụ bán hàng theo báo giá sẽ bao gồm các hoạt động sau: 

  • Nhân viên kế toán bán hàng soạn thảo hợp đồng với người mua hàng. 
  • Kế toán tạo phiếu xuất kho vào ngày giao hàng và chuyển đến giám đốc hoặc kế toán trưởng để được xét duyệt. 
  • Thủ kho sẽ dựa vào phiếu xuất kho để xuất hàng hóa.
  • Khách hàng nhận được sản phẩm và kế toán ghi nhận doanh số bán hàng. 
  • Kế toán sẽ phải xuất hóa đơn nếu khách hàng thanh toán ngay tại thời điểm đó.
kế toán bán hàng
Khách hàng được tư vấn về hợp đồng sản phẩm

Định khoản

  • Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp sản phẩm.

Nợ: TK 111, 131 – Tổng giá trị thanh toán.

Có: TK 511, 512 –  Doanh thu thu từ việc bán hàng chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng (GTGT).

Có: TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra (nếu có).

  • Kế toán ghi nhận giá vốn.

Nợ: TK 632 – Giá vốn của sản phẩm/ dịch vụ bán ra.

Có: TK 152, 156…

  • Khi thu tiền sản phẩm của khách hàng, kế toán sẽ ghi nhận:

Nợ: TK 111, 112.

Có: TK 131 –  Khoản tiền phải thu từ khách hàng.

kế toán bán hàng
Kế toán xuất hóa đơn nếu khách thanh toán bằng tiền mặt

6.2 Nghiệp vụ bán hàng chiết khấu thương mại

Với nghiệp vụ bán hàng chiết khấu thương mại, kế toán cần thực hiện những yêu cầu riêng. Cụ thể là: 

  • Khách hàng yêu cầu công ty cung cấp báo giá. Sau đó, nhân viên bán hàng sẽ gửi giá cho khách hàng.
  • Khi nhận email hoặc điện thoại yêu cầu giao hàng từ khách, nhân viên bán hàng sẽ đề nghị kho xuất hàng.
  • Kế toán chịu trách nhiệm lập phiếu xuất kho và chuyển đến giám đốc xét duyệt.
  • Thủ kho trực tiếp xuất hàng hóa và ghi phiếu xuất kho vào sổ sách. 
  • Khách hàng sẽ nhận được sản phẩm. Nếu người tiêu dùng mua sản phẩm với số lượng lớn, nhân viên bán hàng sẽ đề xuất phần trăm chiết khấu.
kế toán bán hàng
Nhân viên báo giá sản phẩm cho khách hàng

Định khoản:

  • Kế toán ghi nhận doanh thu

Nợ: TK 111. 131.-  Tổng giá thanh toán.

Có: TK 511, 512 – Doanh thu bán hàng.

Có: TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có).

  • Kế toán ghi nhận khoản chiết khấu thương mại cho khách

Nợ: TK 5211- Chiết khấu thương mại (Thông tư 200).

Nợ: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Thông tư 133).

Nợ: TK 33311- Thuế giá trị gia tăng đầu ra được giảm.

Có: TK 111, 112, 131 – Tổng giá trị chiết khấu.

  • Kế toán ghi nhận giá vốn bán hàng

Nợ: TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có: TK 152, 156…

6.3 Nghiệp vụ giảm giá các hàng bán

Các mặt hàng giảm giá sẽ có những yêu cầu riêng về quy trình. Sau đây là nghiệp vụ kế toán bán hàng của kế toán cho các sản phẩm này:

  • Nếu sản phẩm mua về không đúng theo hợp đồng và Doanh nghiệp đồng ý lập biên bản giảm giá hàng bán, kế toán cần lập hóa đơn giao cho người mua, hạch toán giảm giá và ghi sổ.
  • Công việc kế toán bán hàng là tạo hóa đơn giảm giá để đưa cho khách hàng.
  • Sau đó, kế toán sẽ hạch toán trường hợp này và ghi sổ. 
quy trình kế toán bán hàng
Mặt hàng không giống hợp đồng sẽ được lập biên bản giám giá
  • Định khoản

Nợ: TK 532-  Giảm giá hàng bán.

Nợ: TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có).

Có: TK 111.

6.4 Nghiệp vụ xử lý hàng bị trả lại

Trường hợp hàng hóa bị trả lại do không đúng, kế toán sẽ phải lập phiếu nhập kho dựa trên sản phẩm bị hoàn lại và ghi sổ 2 kho.

  • Trường hợp này cần có biên bản ghi nhận nguyên nhân trả hàng giữa khách hàng và công ty.
  • Kế toán phải chuẩn bị biên bản giao nhận hàng của phía người trả.
  • Kế toán tạo hóa đơn số lượng sản phẩm trả lại cho bên khách hàng. 
  • Kế toán tạo phía nhập kho cho bên Doanh nghiệp để trả lại hàng. 
kế toán bán hàng
Kế toán sẽ phải lập phiếu nhập kho cho hàng trả lại

Định khoản

Nhập kho ghi giảm giá vốn:

  • Nhận lại hàng bị trả lại:

Nợ: TK 154, 155, 156,…

Có: TK 632-  Giá vốn hàng bán.

  • Thanh toán:

Nợ: TK 531- Hàng bán bị trả lại.

Nợ: TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng (nếu phát sinh).

Có: TK 111, 112, 131,…

kế toán bán hàng
Kế toán tạo hóa đơn số lượng sản phẩm trả lại cho khách

6.5 Nghiệp vụ bán hàng theo phương thức giao hàng tại kho

Với phương thức giao hàng tại kho, kế toán cần xác định giá vốn của sản phẩm và ghi nhận doanh thu bán hàng. Cụ thể như sau:

  • Xác định giá vốn của số sản phẩm và hàng hóa xuất bán đã tiêu thụ:

Nợ: TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có: TK 155, 1561 – Tổng giá trị hàng hóa thành phẩm đã xuất bán.

  • Ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nợ: TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán.

Có: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chưa có thuế giá trị gia tăng).

Có: TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp đầu ra.

kế toán bán hàng
Kế toán xác định giá vốn của sản phẩm

6.6 Nghiệp vụ bán hàng theo phương thức chuyển hàng

Trường hợp Doanh nghiệp bán hàng hóa và chuyển trực tiếp đến khách hàng, quy trình kế toán bán hàng là:

  • Kế toán xuất hàng theo hợp đồng:

Nợ: TK 157 – Hàng gửi đi bán..

Có: TK 155, 1561 – Tổng giá trị hàng hóa thành phẩm đã xuất bán.

  • Khách hàng đồng ý thực hiện thanh toán:

 – Phản ánh giá vốn hàng gửi bán:

Nợ: TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có: TK 157 – Hàng gửi đi bán.

– Phản ánh về doanh thu:

Nợ: TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền thanh toán.

Có: TK 511 – Doanh thu bán hàng là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.

Có: TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp đầu ra.

mô tả công việc kế toán bán hàng
Kế toán xuất hàng theo hợp đồng

6.7 Nghiệp vụ bán hàng chia chiết khấu cho đại lý

Tại Doanh nghiệp, công việc của kế toán bán hàng sẽ được phân chia theo các nghiệp vụ khác nhau. Sau đây là những công việc cơ bản của kế toán viên trong trường hợp hàng bán được chia chiết khấu cho đại lý.

6.7.1 Tại đơn vị giao hàng đại lý

  • Hàng hóa sau khi xuất kho sẽ giao cho phái đại lý. Kế toán phải tạo phiếu xuất kho hàng và ghi sổ như sau: 

Nợ: TK 157 – Hàng gửi bán.

Có: TK 155, 156.

Sau khi bán lượng hàng hóa cho đại lý, kế toán sẽ nhận và đánh giá doanh thu dựa vào bảng sao kê hóa đơn bán hàng của các bên có hoa hồng. Phần doanh thu phải được phản ánh dựa trên giá bao không bao gồm thuế GTGT:

Nợ: TK 111, 112, 131, .. (tổng giá thanh toán).

Có: TK 511 – Tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp các dịch vụ.

Có: TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

  • Phản ánh giá vốn sản phẩm đã bán ra:

Nợ: TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có: TK 157-Hàng gửi đi bán.

  • Phản ánh tiền hoa hồng Doanh nghiệp phải trả cho đại lý hưởng hoa hồng:

Nợ: TK 641 – Chi phí bán hàng (hoa hồng của đại lý chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Nợ:TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331).

Có: TK 111, 112, 131, …

kế toán bán hàng
Kế toán sẽ đánh giá doanh thu lượng hàng bán ra

6.7.2 Tại đơn vị đại lý bán đúng giá nhận chiết khấu

  • Với các đơn vị bán đúng giá chiết khấu bán được hàng, kế toán cần ghi chép khoản tiền phía đại lý phải trả cho Doanh nghiệp như sau:

Nợ: TK 111, 112, 131, …

Có: TK 331 – Tổng giá trị phải thanh toán cho người bán.

  • Theo định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng:

Nợ: TK 331- Phải trả cho người bán.

Có: TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có: TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

  • Khi đại lý bán hàng trả tiền cho bên giao hàng: 

Nợ: TK 331- Phải trả cho người bán.

Có: TK 111, 112.

kế toán bán hàng
Kế toán ghi chép các khoản phí đại lý trả cho công ty

7. Những lời khuyên giúp Kế toán bán hàng làm việc hiệu quả hơn

Sau khi đọc mô tả công việc kế toán bán hàng, bạn sẽ thấy đây là công việc đòi hỏi sự chính xác cao. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

  • Kế toán bán hàng cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật vào sổ sách các nghiệp vụ mua bán phát sinh.
  • Kế toán bán hàng nên thường xuyên sắp xếp, lưu trữ sổ sách, chứng từ cẩn thận để tránh thất thoát tài liệu khi cần hoặc không tìm thấy khi cần đối chứng.
  • Kế toán cần lưu ý cập nhật đầy đủ các khoản phí phát sinh liên quan đến việc bán hàng để làm chứng từ nhằm tạo cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của công ty.
  • Kế toán phải luôn theo dõi doanh thu, công nợ và các khoản chi phí để phân tích tình hình bán hàng. Nhờ đó, bạn có thể làm báo cáo và đề xuất phương án tốt nhất cho Doanh nghiệp. 
  • Kế toán cần kiểm tra số liệu và liên kết với các phân hệ khác để tránh sai sót về số liệu. 
kế toán bán hàng
Kế toán phải theo dõi doanh thu, công nợ và các khoản chi phí

Vị trí kế toán bán hàng giúp Doanh nghiệp theo dõi doanh thu bán hàng. Nhờ đó, ban lãnh đạo sẽ có thêm căn cứ và số liệu để đề ra chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh. Hy vọng những thông tin mà Fastdo vừa chia sẻ sẽ giúp ích đối với các Doanh nghiệp!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (2 bình chọn)
Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

Zalo phone messager

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat