KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

3 cách tính hàng tồn kho nhanh, chính xác cho dân kế toán

Facebook
Twitter
LinkedIn

Chương trình FAST100 quay trở lại! TẶNG MIỄN PHÍ 100% Bộ phần mềm quản lý công việc trị giá 27 triệu đồng, trợ thủ đắc lực giúp các Sếp gia tăng hiệu suất làm việc nhân viên lên đến 200%/năm. Chỉ dành cho 50 doanh nghiệp đăng ký sớm nhất, đăng ký ngay tại đây.

Hiện nay, mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào lĩnh vực kinh doanh của mình để áp dụng các cách tính hàng tồn kho phù hợp. Nếu bạn đang không biết tính hàng tồn kho của doanh nghiệp như thế nào thì hãy xem ngay bài viết dưới đây. Fastdo sẽ chia sẻ đến bạn 3 phương pháp tính giá hàng tồn kho chính xác nhất. Xem ngay nhé!

>>> ĐỌC NGAY:

1. Các loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một dạng tài sản ngắn hạn chiếm một phần khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý hàng tồn kho luôn là công việc ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

cách tính hàng tồn kho
Các loại hàng tồn kho

Ngoài ra, hàng tồn kho còn được xem là tài sản được doanh nghiệp mua về để phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc bán hàng trong. Hàng tồn kho được phân thành từng loại như sau:

  • Hàng hóa đang được vận chuyển.
  • Nguyên vật liệu, dụng cụ.
  • Sản phẩm chế biến dở dang.
  • Thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán.
  • Những hàng hóa đang được lưu giữ tại kho của công ty.

>>> ĐỌC NGAY: Kế toán trưởng: Vị trí quan trọng và những yêu cầu nghiêm ngặt

2. 3 Cách tính hàng tồn kho

    NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ

    Họ và tên *

    Địa chỉ Email *

    Số điện thoại(Zalo) *

    Công ty *

    Quy mô *

    Chức vụ *

    Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC, 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho phổ biến đó là phương pháp đánh giá đích danh, bình quân gia truyền và phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

    2.1 Phương pháp giá đích danh

    Phương pháp giá đích danh chỉ nên được áp dụng trong các doanh nghiệp sở hữu ít sản phẩm hoặc đã có các mặt hàng với độ nhận điện ổn định. Khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ lấy đơn giá nhập kho cụ thể của từng loại sản phẩm, vật tư hay hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập khẩu để tính.

    phương pháp tính giá hàng tồn kho
    Phương pháp giá đích danh

    Ưu điểm của phương pháp

    • Phương pháp tuân thủ nguyên tắc của kế toán với chi phí phù hợp với doanh thu thực tế của doanh nghiệp.
    • Hàng hóa xuất kho sẽ được bán với giá trị phù hợp.

    Nhược điểm của phương pháp

    • Phương pháp chỉ phù hợp để áp dụng trong các doanh nghiệp có ít mặt hàng và hàng tồn kho có giá trị lớn, hàng tồn kho nhận diện được.

    >>> XEM THÊM: Nguyên tắc ABC trong quản lý kho hàng và những lưu ý cần biết

    2.2 Phương pháp bình quân gia quyền

    Đây là phương pháp mà giá trị của từng loại hàng tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng sản phẩm tồn kho đầu kỳ và giá trị của các mặt hàng được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Vì vậy, giá trị trung bình của hàng tồn kho sẽ được tính dựa vào từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

    cách tính hàng tồn kho
    Phương pháp bình quân gia quyền
    • Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (giá bình quân cả kỳ dự trữ)

    Cách tính hàng tồn kho này phù hợp để những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần nhập và xuất mặt hàng lại nhiều áp dụng. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào giá thực tế hàng tồn đầu kỳ để xác định giá trị bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá. Phương pháp này sẽ có công thức tính như sau:

    Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ = (Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ) / (Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ)

    Ở phương pháp này, bạn chỉ có có thể tính trị giá vốn của hàng xuất kho khi ở giai đoạn cuối kỳ. Tùy theo các kỳ dự trữ của doanh nghiệp mà bạn sẽ tính toán giá đơn vị bình quân của hàng tồn kho dựa vào giá nhập hoặc lương hàng tồn kho đầu kỳ và trong kỳ.

      • Ưu điểm: Quá trình đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
      • Nhược điểm: Phương pháp này có độ chính xác không được cao và việc tính toán dồn vào cuối tháng sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hàng khác. Phương pháp này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
    • Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời)

    Sau những lần nhập vật tư, hàng hoá, nhân viên kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Công thức tính hàng tồn kho theo giá đơn vị bình quân như sau:

    Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = (Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập) / (Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập)

      • Ưu điểm: Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên khi có thể cập nhập giá trị hàng tồn kho chính xác và thường xuyên liên tục.
      • Nhược điểm: Doanh nghiệp sẽ tốn nhiều công sức khi phải tính toán nhiều lần khi áp dụng phương pháp này. Vì vậy, cách tính này chỉ nên được sử dụng tại các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.

    >>> ĐỌC NGAY: Hạn nộp tờ khai quý chi tiết mà Doanh nghiệp cần nắm

    2.3 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

    Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giá trị hàng tồn kho được mua hoặc đã sản xuất trước và sản phẩm tồn kho còn lại cuối kỳ. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho sẽ được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Còn giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo giá của hàng nhập kho ở cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.

    cách tính hàng tồn kho
    Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

    Ưu điểm của phương pháp cách tính hàng tồn kho FIFO

    • Phương pháp này sẽ giúp bạn tính được giá trị vốn hàng xuất kho từng đợt xuất hàng.
    • Giúp chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

    Nhược điểm của phương pháp cách tính hàng tồn kho FIFO

    • Phương pháp này sẽ làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.
    • Khi áp dụng phương pháp này, nếu số lượng mặt hàng nhiều và phải nhập xuất liên tục thì những chi phí cần hạch toán cũng như khối lượng công việc đều sẽ tăng lên rất nhiều.

    >>> XEM NGAY: Kế toán bán hàng và 7 nghiệp vụ cơ bản cần biết

    3. Ví dụ minh họa về cách tính hàng tồn kho

    Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.

    Nhận Biểu Mẫu OKRs

    Công ty sản xuất Ánh lê có các loại hàng tồn như sau:

    • Vật liệu tồn tháng 5 là 300kg với đơn giá 4000 đồng/kg.
    • Ngày 5/6 nhập kho 400kg vật liệu có đơn giá 3.500 đồng/kg.
    • Ngày 6/6 xuất kho 400kg vật liệu.
    • Ngày 10/7 nhập kho 200kg vật liệu với đơn giá 3.700 đồng/kg.
    • Ngày 21/10 xuất kho 200kg vật liệu.
    tính giá hàng tồn kho
    Ví dụ minh họa về cách tính hàng tồn kho

    Cách tính hàng tồn kho trong tháng của công ty sản xuất Ánh Lê cụ thể như sau:

    Trường hợp 1 – Cách tính hàng hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh

    • Công ty xuất 400kg xuất kho ngày 6/6, nhập 400kg vào ngày 5/6 và 300kg thuộc số hàng tồn đầu tháng.
    • 200kg vậy liệu xuất vào ngày 21 có 100kg thuộc lần nhập vào ngày 10 và 100kg thuộc số hàng tồn đầu tháng.
    • Trị giá vật liệu được xuất kho trong tháng 6 là:
      • Xuất vào ngày thứ 6: (100 x 4.000) + (300 x 3.500) =  1.450.000 đồng
      • Giá xuất kho ngày 21: (100 x 4000) + ( 100 x 3.700) =  770.000 đồng

    Trường hợp 2 – Tính giá theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền

    • Trường hợp áp dụng tính 1 lần vào cuối tháng
      • Đơn giá bình quân = ( 300 x 4000 + 400 x 3500 + 200 x 3.700 ) / (300+ 400+200)= 3.711 đồng
    •  
    • Trị giá xuất kho trong tháng 
      • Ngày 6: 400 x 3.711 đồng = 1.484.444 đồng 
      • Ngày 21: 200 x 3.711 đồng =  742.200 đồng
    • Áp dụng theo cách tính theo từng lần xuất và trước đó có nhập hàng vào.
      • Đơn giá bình quân = ( 400 x 3500 + 200 x 3700) / (400+200) = 3.567 đồng 
      • Trị giá xuất ngày 6 = 400 x  3.567 đồng = 1.426.800 đồng
      • Trị giá xuất ngày 21 = 100 x 3.700 + 100 x  3.567 đồng = 1.096.700 đồng 

    Trường hợp 3 – Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

    Trị giá từng loại vật liệu xuất kho trong tháng là:

    • Trị giá xuất ngày 6 = (200 x 3.000) + (200 x 3.500) = 1.300.000 đồng
    • Trị giá xuất ngày 21 =  ( 100 x 4000 ) + ( 100 x 3.700 ) = 410.000 đồng

    Mỗi cách tính hàng tồn kho trong bài viết trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định nên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng. Hiện Fastdo đang cung cấp các bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về các bộ giải pháp này thì hãy truy cập ngay vào trang web fastdo.vn nhé!

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

    • Địa chỉ: 
      • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
      • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
    • Điện thoại: 0905 852 933
    • Email: support@fastdo.vn
    • Website: https://fastdo.vn/
     

    >>>> CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM VỀ:

    5/5 - (5 bình chọn)
    Nguyễn Như Quân
    Nguyễn Như Quân
    Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết có liên quan

    Chủ đề được quan tâm

    Zalo phone messager

    Gọi ngay

    Facebook Chat

    Zalo Chat