Xây dựng kế hoạch kinh doanh mẫu là nền tảng quan trọng góp phần rất lớn vào sự thành công của dự án kinh doanh. Trong bài viết này, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, mới nhất dành cho doanh nghiệp kèm theo những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu bằng văn bản mô tả chi tiết cách thức một doanh nghiệp, xác định các mục tiêu và cách thức thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Đây là tài liệu quan trọng được sử dụng cho đối tượng bên ngoài cũng như đối tượng nội bộ của công ty.
2. Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản, hoàn chỉnh
Ngày nay, xây dựng kế hoạch kinh doanh đã đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ của tin học. Do đó, doanh nghiệp dễ dàng thiết bản kế hoạch kinh doanh thông qua hai nền tảng Excel và Word.
2.1 Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên Excel
Mẫu kế hoạch kinh doanh trên Excel là công cụ phổ biến và tiện lợi được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Dạng mẫu này cho phép công ty xây dựng, thực thi và kiểm soát kế hoạch dự án vô cùng rõ ràng. Sau đây là mẫu kế hoạch kinh doanh bạn có thể áp dụng:
2.2 Mẫu lập kế hoạch trên Word
Nếu bạn không thành thạo sử dụng các công cụ trên Excel thì Word sẽ là công cụ xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh đơn giản và dễ dàng nhất. Dưới đây là một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh mà bạn có thể tham khảo:
3. Cấu trúc cơ bản của bản kế hoạch kinh doanh đơn giản
Để dự án được thông qua và có những kết quả thành công, doanh nghiệp phải nắm rõ cấu trúc cơ bản và đầy đủ của bản kế hoạch kinh doanh mẫu. Thông thường, một mẫu dự án kinh doanh sẽ gồm các phần sau:
3.1 Khái quát dự án kinh doanh
Mục tóm tắt dự án là một trong những yếu tố quan trọng nhất được đặt ở vị trí đầu tiên của bản kế hoạch kinh doanh mẫu. Phần này nên trình bày tóm tắt nội dung liên quan đến doanh nghiệp và dự án kinh doanh của công ty như: tuyên bố sứ mệnh, hoạt động mẫu kế hoạch kinh doanh chính của doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, bản tóm tắt kế hoạch…
Yếu tố
|
Mô tả
|
Mục tiêu
|
Mục tiêu ngắn/dài hạn, điều công ty muốn trở thành. |
Sứ mệnh
|
Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp, nó trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta làm việc này?”. Sứ mệnh nên ngắn gọn, súc tích và truyền cảm hứng. |
Mô hình hoạt động
|
Mô hình hoạt động mô tả cách thức doanh nghiệp tạo ra, cung cấp và thu về giá trị. Nó bao gồm sản phẩm, khách hàng, kênh phân phối, nguồn thu,… |
Điểm độc đáo của mô hình kinh doanh (Unique selling point) |
USP là yếu tố làm cho sản phẩm/dịch vụ của bạn khác biệt và hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh. |
3.2 Giới thiệu doanh nghiệp
Một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ không thể thiếu phần giới thiệu doanh nghiệp. Đây sẽ là phần mang đến cho khách hàng bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp của bạn. Ở mục này đơn vị có thể cung cấp một số bức ảnh về chính doanh nghiệp mình, địa chỉ công ty, tên người điều hành, lịch sử hình thành công ty…
Thông tin
|
Bao gồm
|
Thông tin luật pháp
|
Tên pháp luật, địa chỉ, mã số thuế, trụ sở,… |
Liên hệ
|
Các thông tin liên hệ như: Số điện thoại, email, fax,… |
3.3 Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh là phần quan trọng phải được đề cập trong mẫu kế hoạch kinh doanh. Bạn nên giải thích chi tiết, chính xác về các sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình cung cấp. Bạn có thể tham khảo 3 vòng tròn cấp độ sản phẩm trong marketing để định hình sản phẩm tốt hơn:
Yếu tố của sản phẩm
|
Tên sản phẩm, ngành hàng
|
Lõi sản phẩm (Core Product)
|
Giá trị chính sản phẩm mang lại, sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản nào của khách hàng |
Sản phẩm thực tế (Actual Product)
|
Đặc tính, chất lượng, thương hiệu và tính năng của sản phẩm |
Sản phẩm mở rộng (Augmented Product)
|
Những dịch vụ đi kèm hoàn thiện sản phẩm như dịch vụ chăm sóc khách hàng, giao hàng, thanh toán và bảo hiểm |
3.4 Phân tích thị trường
Phân tích thị trường sẽ giúp công ty nhận biết rõ thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh điểm yếu của họ. Bên cạnh đó, phần này sẽ mô tả nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh của đơn vị so với ngành. Phân tích thị trường gồm phân tích vĩ mô (macro environment) và phân tích vi mô (micro environment).
Môi trường kinh doanh vĩ mô bao gồm tất cả các yếu tố bên ngoài, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung. Những yếu tố này thường nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp, nhưng lại tác động đến quyết định kinh doanh và hiệu quả hoạt động. Mô hình PESTEL là một trong những mô hình được sử dụng để phân tích môi trường vĩ mô. Mô hình này gồm các yếu tố political (chính trị) – economic (kinh tế) – social (xã hội) – technological (công nghệ) – environmental (môi trường) và legal (luật pháp).
Môi trường kinh doanh vi mô (microenvironment) bao gồm tất cả các yếu tố bên trong và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó có tính cụ thể và sát sườn hơn so với yếu tố vĩ mô. Mô hình 5 động lực cạnh tranh của Porter (Porter’s five forces) là mô hình thường được dùng để phân tích các yếu tố này:
Yếu tố
|
Tiếng Anh
|
Mô tả
|
Cạnh tranh giữa các đối thủ
|
Rivalry among existing competitors | Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Bao gồm các yếu tố như: số lượng đối thủ, sự tương đồng về sản phẩm, chi phí sản xuất, chiến lược marketing, v.v. |
Đe dọa từ các đối thủ mới
|
Threat of new entrants | Khả năng các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Các rào cản gia nhập bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu, yêu cầu về công nghệ, quy mô kinh tế, v.v. |
Quyền lực của nhà cung cấp
|
Bargaining power of suppliers | Khả năng của nhà cung cấp trong việc nâng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp bao gồm: số lượng nhà cung cấp, mức độ tập trung của nhà cung cấp, tầm quan trọng của sản phẩm đối với doanh nghiệp, v.v. |
Sức mạnh của khách hàng
|
Bargaining power of buyers | Khả năng của khách hàng trong việc đàm phán giá cả và yêu cầu chất lượng sản phẩm. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh mặc cả của khách hàng bao gồm: số lượng khách hàng, tầm quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp, mức độ tập trung của khách hàng, v.v. |
Sản phẩm thay thế
|
Threat of substitute products or services | Sự cạnh tranh từ các sản phẩm hoặc dịch vụ khác có thể đáp ứng cùng một nhu cầu. Các sản phẩm thay thế có thể đến từ các ngành khác nhau và cung cấp giải pháp thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp. |
3.5 Kế hoạch Marketing và bán hàng
Mẫu kế hoạch truyền thông, Marketing và bán hàng nhằm mục đích để doanh nghiệp giải thích chiến lược tiếp thị và cách thức thực hiện nó. Do đó, bạn nên trình bày rõ ràng kênh phân phối, chiến lược quảng cáo để giúp sản phẩm lan tỏa và tiếp cận khách hàng được tốt hơn. Các yếu tố cần quan tâm trong kế hoạch marketing – bán hàng bao gồm:
- Phân tích thị trường mục tiêu: Phân tích phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học, địa lý học, tâm lý và hành vi
- Phân tích kênh marketing: Chú ý sự khác biệt giữa kênh marketing truyền thống và hiện đại, các kênh marketing paid (trả tiền) – own (tự chủ) – earn (có thể chiếm được).
- Nhận diện thương hiệu: Logo, slogan, tagline, màu thương hiệu, bộ quy chuẩn thương hiệu (nếu có khả năng), tông giọng của thương hiệu,…
Đặc biệt, bạn có thể nêu rõ và minh chứng những điểm mạnh, điểm khác biệt của doanh nghiệp mình so với đối thủ. Điều này sẽ giúp bản kế hoạch kinh doanh của đơn vị tạo được lòng tin với đối tác và khách hàng tốt hơn.
3.6 Kế hoạch tài chính
Để xây dựng bản kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố tài chính. Một bản báo cáo tài chính tốt sẽ chiếm được sự tin tưởng rất lớn từ nhà đầu tư và khách hàng, bảng kê chi phí. Bởi vậy, bạn cần khéo léo đưa vào kế hoạch tài chính 2 yếu tố: bản báo cáo tài chính và hoạch định tài chính trong tương lai.
3.7 Kế hoạch nhân sự
4 mục tiêu chính của kế hoạch nhân sự bao gồm các định hình về cơ cấu nhân sự theo hành chính – cơ cấu phòng ban, các kế hoạch về hoàn thiện các chính sách lương thưởng – phúc lợi, các chiến lược về tuyển dụng – đào tạo và các chính sách về văn hóa – điều luật nội bộ của doanh nghiệp.
4. Các lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh
Một bản kế hoạch kinh doanh có thể được viết bằng nhiều cách và phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ phải có những lưu ý nhất định để tránh những sai sót trong quá trình xây dựng mẫu kế hoạch của mình.
4.1 Bản kế hoạch cần ngắn gọn, súc tích
Đây là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của một bản kế hoạch kinh doanh. Bởi lẽ, rất ít người sẽ có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc bản báo cáo dài gần 100 trang của bạn. Bởi vậy, bạn nên trình bày ngắn gọn, cô đọng những phần chính mà doanh nghiệp muốn cung cấp đến người đọc và cung cấp các phụ lục riêng cho các nội dung bổ sung.
Kế hoạch kinh doanh trên Excel có thể áp dụng được với những trường thông tin và mô tả đơn giản. Tuy nhiên, để có được những bản kế hoạch vừa ngắn gọn vừa có tính linh hoạt cao, ứng dụng các hỗ trợ từ phần mềm 4.0 là phương án tối ưu. Phần mềm quản lý kế hoạch fPlan của Fastdo sẽ có thể là giải pháp phù hợp. Phần mềm với tính năng lập kế hoạch theo 4 chế độ xem đa dạng, dễ dàng chỉnh sửa kế hoạch và tính năng giao việc tự động. Đây hứa hẹn sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp thiết kế kế hoạch nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Bấm vào nút dưới đây để nhận đăng ký miễn phí từ các chuyên gia Fastdo:
4.2 Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu là phần rất quan trọng quyết định tới sự thành bại trong bản kế hoạch kinh doanh. Đơn vị phải biết được mục tiêu mong muốn đạt được trong dự án kinh doanh của công ty. Đặc biệt, bạn nên hoạch định mục tiêu càng rõ ràng và chi tiết càng tốt.
Bạn có thể chia nhỏ các mốc thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để dễ dàng nắm bắt và thực hiện dự án hơn. Đó cũng là thước đo chuẩn xác nhất đo lường mức độ thành công trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
4.3 Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh
Lưu ý thứ ba để giúp dự án kinh doanh mẫu của doanh nghiệp nắm chắc phần thắng là bạn phải tiến hành thử nghiệm ý tưởng. Điều đó sẽ giúp bạn kiểm tra và nắm bắt mức độ khả thi và thành công, khả năng thuyết phục khách hàng của dự án trước khi ra mắt.
Nếu có điều kiện, bạn hãy nhờ một người cố vấn hoặc đã có kinh nghiệm để họ xem xét và đánh giá khách quan các yếu tố trong bản kế hoạch. Đồng thời, nghiên cứu thị trường, khảo sát phản hồi từ khách hàng cũng là một trong những phương pháp rất bổ ích.
Trên thực tế, dự án kinh doanh sẽ dễ dàng thực hiện và thành công hơn nếu công ty tiến hành từng bước nhỏ và đơn giản. Sau khi đã đủ kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể xây dựng bản kế hoạch kinh doanh dài hơn, chi tiết hơn dành cho doanh nghiệp.
Trên đây là bản kế hoạch kinh doanh mẫu đơn giản, chuyên nghiệp nhất mà Fastdo đã gợi ý dành cho bạn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được mẫu kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với dự án của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được hỗ trợ thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua website Fastdo nhé.
>>>> Bạn có thể quan tâm:
- [TẢI MIỄN PHÍ] – 5 Mẫu quyết định tăng lương mới nhất
- [TẢI MIỄN PHÍ] – Mẫu quản lý thông tin khách hàng và những lưu ý quan trọng
- [TẢI MIỄN PHÍ] 6 biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng theo từng ngành nghề
- [TẢI MIỄN PHÍ] Top 7+ mẫu quản lý hồ sơ nhân viên bằng Excel
- 4 Nguyên Tắc Cốt Lõi Khi Viết Thư Từ Chối Ứng Viên
Tại sao kế hoạch kinh doanh lại quan trọng đối với một doanh nghiệp?
1. Hướng dẫn hoạt động: Kế hoạch kinh doanh như một bản đồ chỉ đường, giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu, chiến lược và các bước cần thực hiện.
2. Thu hút đầu tư: Một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp và khả thi sẽ thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp.
3. Đánh giá hiệu quả: Kế hoạch kinh doanh là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và kịp thời điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
4. Giải quyết vấn đề: Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng gây ra ảnh hưởng lớn.
Làm thế nào để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả?
1. Nghiên cứu thị trường: Hiểu rõ thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng: Đặt ra các mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thời hạn.
3. Lập kế hoạch chi tiết: Xây dựng kế hoạch marketing, bán hàng, tài chính và nhân sự chi tiết.
4. Phân tích rủi ro: Xác định các rủi ro có thể xảy ra và lên kế hoạch đối phó.
5. Đánh giá và điều chỉnh: Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Những sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch kinh doanh là gì?
1. Kế hoạch quá chung chung: Kế hoạch không cụ thể, không có số liệu và không khả thi.
2. Quá lạc quan: Dự báo doanh thu quá cao, không tính đến các rủi ro có thể xảy ra.
3. Thiếu tính linh hoạt: Kế hoạch quá cứng nhắc, không thể điều chỉnh khi tình hình thay đổi.
4. Không có kế hoạch tài chính chi tiết: Kế hoạch tài chính không rõ ràng, không thể hiện được khả năng tài chính của doanh nghiệp.