KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Six Sigma Là Gì? Những Định Nghĩa Chi Tiết Mà Doanh Nghiệp Cần Nắm

Facebook
Twitter
LinkedIn

Six Sigma là gì và mang lại lợi ích như thế nào cho Doanh nghiệp, tất cả thông tin sẽ được FASTDO giải đáp ngay bên dưới.

1. Six Sigma là gì?

six sigma là gì
Six Sigma (6 Sigma hoặc 6σ) là hệ thống bao gồm công cụ và phương án kiểm soát chất lượng

Six Sigma (6 Sigma hoặc 6σ) là hệ thống bao gồm công cụ và phương án kiểm soát chất lượng được hãng Motorola phát triển đầu tiên vào năm 1985. Sau này, khi General Electric áp dụng quy trình 6 Sigma và đem lại những giá trị thiết thực trong tối ưu chi phí mới khiến nó trở nên phổ biến hơn.

Six Sigma là quy trình thiết lập để loại bỏ các khuyết tật và cải tiến quy trình thông qua việc tìm ra nguyên nhân của lỗi và xử lý ở giai đoạn ban đầu. Một Doanh nghiệp muốn sở hữu hệ phương pháp 6 Sigma đạt chuẩn chỉ khi quy trình đó chỉ báo lỗi từ 3,4 lỗi (hay khuyết tật)/ 1 triệu cơ hội (sản phẩm).  Quy trình 6 sigma chia thành các giai đoạn sau:

STT Cấp độ Sigma Lỗi phần triệu Lỗi phần trăm
1 Một Sigma 690.000,0 69,0000%
2 Hai Sigma 308.000,0 30,8000%
3 Ba Sigma 66.800,0 6,6800%
4 Bốn Sigma 6.210,0 0,6210%
5 Năm Sigma 230,0 0,0230%
6 Sáu Sigma 3,4 0.0003%

>>> XEM THÊM: Những nhà lãnh đạo tài ba và các bài học đắt giá về quản trị

2. So sánh Lean Six Sigma và Six Sigma là gì

Six Sigma không phải tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng mà đây là hệ phương pháp tập trung vào quy trình ban đầu nhằm tìm ra lỗi và xử lý chúng để tạo ra quy trình sản xuất và hoạt động kinh doanh vận hành gần như hoàn hảo. Hệ phương pháp này giúp nhiều Doanh nghiệp hình thành lối tư duy mới: thay vì bỏ thời gian xử lý các sản phẩm lỗi và thời gian sau lỗi đó vẫn xuất hiện, thì giai đoạn sản xuất chỉ cần sản phẩm không chứa lỗi tỷ lệ lỗi xuất hiện trong thời gian sử dụng là rất thấp.

Lean tập trung vào việc tránh lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng đến tinh gọn trong mọi hoạt động của tổ chức. Đây là phương pháp sản xuất do hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng.

Lean Six Sigma (LSS) là biến thể của 6 Sigma, mô hình quản lý kết hợp hoàn hảo giữa nguyên tắc quản lý Lean và hệ phương pháp Six Sigma. Chúng xong hành và mang lại những thay đổi tích cực trong tổ chức. Đem lại một quy trình sản xuất và hoạt động kinh doanh hoàn hảo cùng những nguyên tắc giảm thiểu chất thải và rút gọn chu kỳ sản xuất.

>>> ĐỌC NGAY: 4 Cách tính thời gian hoàn vốn cụ thể và các lưu ý khi áp dụng

3. Ví dụ lợi ích thực tế của hệ phương pháp Six Sigma

Six Sigma là hệ phương pháp được nhiều Doanh nghiệp áp dụng là điều ai cũng biết nhưng lợi ích thực tế của nó như thế nào thì Fastdo sẽ minh chứng ngay bên dưới cho bạn.

Nói đến lợi ích thực tế của hệ phương pháp Six Sigma thì phải nhắc đến ví dụ từ Motorola và General Electric đầu tiên. Khi áp dụng hệ phương pháp Six Sigma trong giai đoạn từ 1995-2000 General Electric được cho là đã tiết kiệm được 12 tỷ USD. Đối với Motorola – đơn vị khởi xướng và phát triển hệ phương pháp này thì đã tiết kiệm 17 tỷ đô la. Theo số liệu thống kê thì có 82% công ty Fortune 100 ứng dụng Six Sigma và 53% công ty Fortune 500 đã tiết kiệm được 427 tỷ đô la trong 2 thập kỷ qua.

six sigma là gì
Công ty Ford Việt Nam tiết kiệm được 150.000 USD nhờ áp dụng Six Sigma

Tại Việt Nam, Công ty Ford Việt Nam từ năm 2000 đã áp dụng Six Sigma cho 200 dự án cải tiến mọi lĩnh vực kinh doanh. Thành quả đạt được là giai đoạn 2000-2007, Ford Việt Nam đã tiết kiệm được 1,2 triệu USD và chỉ số hài lòng của khách hàng đạt trên 90%/năm. 

Một trong dự án tiêu biểu của Ford Việt Nam áp dụng Six Sigma thành công là giảm lượng container chở linh kiện nhập khẩu vào năm 2005. Việc xác định được nguyên nhân gây hao phí là do các thùng chứa linh kiện xe hơi còn nhiều khoảng trống, sau khi sắp xếp và cải tiến theo Six Sigma đã giúp Ford tiết kiệm được 150.000 USD. Từ đó, góp phần không nhỏ trong việc tăng lợi nhuận cho công ty mẹ.

>>> ĐỌC THÊM: PDCA là gì? Hướng dẫn chi tiết về chu trình PDCA từ A-Z

4. 5 công cụ quan trọng áp dụng Six Sigma trong Doanh nghiệp là gì

Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên quy trình DMAIC: D – Define (Xác định), M – Measure (Đo lường), A – Analyze (Phân tích), I – Improve (Cải tiến), C – Control (Kiểm soát). 

Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên quy trình DMAIC
Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên quy trình DMAIC

5 bước áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp bằng quy trình DMAIC truyền thống  

  • D – Define (Xác định): Doanh nghiệp phải có chân dung khách hàng và nắm được những yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, đánh giá sản phẩm của Doanh nghiệp đã đạt được mức độ nào, xác định khu vực kinh doanh trong điểm để áp dụng Six Sigma.
  • M – Measure (Đo lường): Giai đoạn này Doanh nghiệp bắt đầu thu thập dữ liệu, đánh giá và nhận dạng các vấn đề gây ra khuyết điểm.
  • A – Analyze (Phân tích): Các giải pháp được đưa ra và phải chuẩn bị nhiều phương án dự phòng. Các giải pháp này phải được xây dựng dựa trên việc xác định rõ mục tiêu và kết quả, cũng như cơ hội cho doanh nghiệp.
  • I – Improve (Cải tiến): Giai đoạn áp dụng cái tiến, trong giai đoạn này cần được theo dõi để có thể kịp thời bổ sung hoặc thay đổi khi cần thiết.
  • C – Control (Kiểm soát): Công đoạn cuối là giám sát và kiểm soát để đi đúng hướng và tránh mắc sai lầm cũ.

Hi vọng những định nghĩa phía trên đã giúp bạn hiểu rõ Six Sigma là gì và làm sao để áp dụng vào Doanh nghiệp của bản thân.

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:

5/5 - (5 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat