KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

4 Cách tính thời gian hoàn vốn cụ thể và các lưu ý khi áp dụng

Facebook
Twitter
LinkedIn

Thời gian hoàn vốn là yếu tố tất yếu để các nhà đầu tư quyết định có nên rót vốn đầu tư vào dự án hay không. Đây là một khái niệm không mới với những người trong ngành, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu thời gian hoàn vốn là gì và cách tính thời gian hoàn vốn cụ thể qua bài viết dưới đây.

1. Bản chất của thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP)

Thời gian hoàn vốn (Payback Period) – là thời gian cần thiết để một dự án thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra. Hiểu một cách đơn giản hơn, thời gian hoà vốn chính là khoảng thời gian để một dự án có thể đạt tới điểm hoà vốn.

Về bản chất, thời gian hoàn vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự mong muốn của khoản đầu tư. Thời gian hoàn vốn càng ngắn, dự án đầu tư càng hấp dẫn và ngược lại, thời gian thu hồi vốn càng dài thì nhà đầu tư càng đắn đo khi ra quyết định.

thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn là gì

>>> XEM THÊM: Dự án là gì? Nắm cơ bản về đặc trưng, phân loại của 1 dự án

2. Phân loại thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn chính là một khoảng thời gian cần thiết để dự án đạt đến điểm hoà vốn. Thời hạn hoàn vốn đầu tư được chia cụ thể thành hai loại là thời gian hoàn vốn không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. 

2.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu (Undiscounted Payback Period)

Thời gian hoàn vốn không chiết khấu (Undiscounted Payback Period) là thời gian cần thiết để thu lại số tiền đầu tư ban đầu của dự án bất kỳ. Dự án có thu hút người đầu tư hay không chủ yếu dựa vào thời hạn thu hồi vốn đầu tư ngắn hay dài. Thời gian hoàn vốn thường không tính đến giá trị thời gian của tiền và không sử dụng dòng tiền chiết khấu vì có độ chính xác không cao. 

thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn không chiết khấu hay còn gọi tắt là thời gian hoàn vốn

>>> XEM THÊM: Chấm công tự động thông minh với phần mềm fCheckin

2.2 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (tên tiếng anh: Discounted Payback Period) – là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị của dòng thu nhập trong tương lai của dự án đủ bù đắp vốn đầu tư ban đầu bỏ ra. Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu dựa vào thời gian hoàn vốn có chiết khấu, từ đó lựa chọn dự án đầu tư phù hợp.

Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu đã khắc phục được nhược điểm cách tính thời gian hoàn vốn đơn giản vì công thức này bao gồm cả việc tính giá trị thời gian của tiền. Điều này có nghĩa là khi một cá nhân đầu tư vào một dự án thì có thể kiếm lại được số tiền đó theo một khoảng thời gian nhất định sau khi trừ chi phí sử dụng vốn. 

thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

>>> ĐỌC THÊM: So sánh 2 phương pháp trong quá trình phân tích rủi ro dự án

3. Cách tính thời gian hoàn vốn

Cách tính thời gian hoàn vốn được sử dụng phổ biến để thẩm định và quản lý dự án. Dưới đây là một số công thức tính thời gian hoàn vốn thường dùng.

3.1 Công thức tính thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Thời gian hoàn vốn không chiết khấu sẽ được chia ra làm hai trường hợp là dự án đầu tư có dòng tiền đều và dự án đầu tư có dòng tiền biến đổi qua các năm.

3.1.1 Khi dự án đầu tư có dòng tiền đều đặn hằng năm 

Trong trường hợp dự án đầu tư có dòng tiền đều đặn hằng năm thì sẽ được tính bằng cách lấy số tiền ban đầu của khoản đầu tư chia cho dòng tiền hằng năm mà khoản đầu tư ấy tạo ra:

Thời gian hoàn vốn (năm) = Vốn đầu tư ban đầu/ Dòng tiền hàng năm

Ví dụ: Nếu một công ty đầu tư 1.000.000 USD để cải tạo thiết bị, dự kiến sẽ tạo ra 200.000 USD doanh thu mỗi năm. Khi áp dụng phương pháp tính thời gian hoàn vốn ta sẽ được: 1.000.000 USD / 200.000 USD = 5 (năm)

Nếu họ có một lựa chọn khác là đầu tư 1.000.000 USD để mua thiết bị mới và dự kiến doanh thu hằng năm sẽ là 300.000 USD/ năm thì thời gian hoàn vốn của phương án này là: 1.000.000 USD / 300.000 USD = 3,3 (năm)

Như vậy có thể thấy được phương án thứ hai có thời gian hoàn vốn ngắn hơn. Đây sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho công ty.

cách tính thời gian hoàn vốn
Cách tính thời gian hoàn vốn có dòng tiền đều đặn hằng năm

3.1.2 Khi dự án đầu tư có dòng tiền biến đổi qua từng năm

Trong trường hợp dòng tiền của dự án sẽ có sự thay đổi giữa các năm, cách tính toán để thu hồi vốn đầu tư sẽ được thực hiện qua các bước dưới đây.

Bước 1: Xác định dòng tiền tích luỹ mỗi năm bằng cách cộng dồn vốn đầu tư bỏ ra ban đầu với thu nhập dự án đầu tư mang lại qua từng năm.

Bước 2: Cộng dồn số tiền tích luỹ và dừng lại tại năm bắt đầu dương, vì tại một thời điểm trong năm này đã bắt đầu hoàn vốn. Công thức hoàn vốn trong phương án này được tính như sau:

Thời gian hoàn vốn (năm) = Năm trước năm hoàn vốn + (Số tiền còn thiếu / Dòng tiền năm hoàn vốn)

thời gian hoàn vốn
Dự án đầu tư có dòng tiền biến đổi qua từng năm

Ví dụ: Một công ty đang cân nhắc đầu tư 500.000 USD để xây dựng nhà xưởng. Dòng tiền dự kiến sẽ như sau: 

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
$ 70.000 $ 100.000 $ 170.000 $ 120.000 $ 60.000

Thực hiện cộng dồn dòng tiền tích luỹ theo từng năm:

  • Năm 0: – 600.000 
  • Năm 1: – 500.000 + 70.000 = – 430.000
  • Năm 2: – 430.000 + 100.000 = – 330.000
  • Năm 3: – 330.000 + 170.000 = – 160.000
  • Năm 4: -160.000 + 120.000 = – 40.000
  • Năm 5: – 40.000 + 60.000 = 20.000

Tại năm thứ 5, dòng tiền đã bắt đầu dương cho nên đây chính là năm hoàn vốn của dự án. Năm trước năm hoàn vốn là năm 4, vậy thời gian hoàn vốn của dự án: 4 + (40.000 / 60.000) = 4,7 (năm)

>>> ĐỌC NGAY: Quy trình quản lý rủi ro dự án và những sai lầm phổ biến

3.2 Công thức tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là phương pháp xác định khoảng thời gian thu hồi vốn cho khoản đầu tư ban đầu bỏ ra có tính đến giá trị hiện tại của dòng tiền. Các tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu gồm hai bước sau.

Bước 1: Chiết khấu tất cả dòng tiền dự kiến thu được trong tương lai về giá trị tại thời điểm hiện tại theo công thức:

Hiện giá dòng tiền = Dòng tiền / (1 + k)n

  • k: % chiết khấu
  • n: khoảng thời gian của dòng tiền

Bước 2: Áp dụng cách tính hoàn vốn tương tự như thời gian hoàn vốn không chiết khấu trên dòng tiền đã được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

Thời gian hoàn vốn (năm) = Năm trước năm hoàn vốn + Số tiền còn thiếu / Dòng tiền năm hoàn vốn

thời gian hoàn vốn
Tính toán thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Ví dụ: Một dự án đầu tư dự kiến có dòng tiền như sau:

Năm 0 Năm 1 Năm 2  Năm 3 Năm 4
-1000 500 400 300 100

Biết rằng lãi suất chiết khấu là 10%, tính thời gian hoàn vốn của dự án.

Thực hiện bước chiết khấu dòng tiền dự kiến của dự án về thời điểm hiện tại, ta thu được bảng sau:

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
-1000 454,55 330,56 225,39 68,3

Thực hiện cộng dồn dòng tiền tích luỹ của từng năm, ta sẽ xác định được năm thứ 3 là thời gian dự án hoàn vốn. Do đó, thời gian hoàn vốn của dự án này là: DPP = 2 + 214,89/225,39 = 2,95 (năm)

3.3 Công thức tính dự án hoàn vốn theo tháng

Thời gian hoàn vốn theo tháng được áp dụng cho những dự án vốn đầu tư nhỏ và thời gian kéo dài. Chỉ số này là chỉ số thời gian hoàn vốn CAC. Đây là thời gian thu hồi vốn cho những khoản phí bỏ ra để có được lượng khách hàng. Chính vì vậy mà chỉ số CAC được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi nó cung cấp chính xác nhất tiềm năng của công ty.

Các nhà đầu tư thường quan tâm đến thời gian hoàn vốn CAC vì chỉ số này cung cấp một cái nhìn chính xác về tiềm năng phát triển của một công ty. Công thức tính thời gian hoàn vốn theo tháng như sau: 

thời gian hoàn vốn
Công thức tính dự án có thời gian hoàn vốn theo tháng

Ví dụ: Nếu công ty chi 300 USD cho mỗi khách hàng mới và họ sẽ trả một khoảng 25 USD/tháng thì thời gian thu hồi vốn của doanh nghiệp là: $300 / $25 = 12 (tháng)

Lưu ý rằng nếu khách hàng bỏ dịch vụ trước tháng thứ 12 thì lợi nhuận kiếm được sẽ không đủ để bù đắp cho chi phí đã bỏ ra.

4. Ý nghĩa của việc phân tích thời gian hoàn vốn

Dự án có thời gian hoàn vốn càng dài thì rủi ro mang lại càng cao. Khi so sánh lợi nhuận giữa các dự án và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, chỉ dựa vào thời gian hoàn vốn thì khá là phức tạp. Quyết định từ chối hay “rót tiền” vào dự án ngoài thời gian hoàn vốn còn dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro của chủ đầu tư.

công thức tính thời gian hoàn vốn
Ý nghĩa của việc phân tích thời gian hoàn vốn

Tùy thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu của dự án mà ban quản lý sẽ quyết định các khoản thời gian hoàn vốn có thể chấp nhận là khác nhau. Trường hợp chấp nhận rủi ro cao tương đương với mức lợi nhuận nhận được cao, do thời gian hoàn vốn của các dự án rủi ro dài hơn. 

Đối với các dự án có mức lợi nhuận thấp, nhưng độ an toàn cao hơn, ban quản lý có thể cân nhắc và đầu tư vào dự án với điều kiện thời gian hoàn vốn phải ngắn.

5. Vai trò của việc tính toán thời gian hoàn vốn

Việc tính toán thời gian hoàn vốn có những vai trò quan trọng sau:

5.1 Phục vụ công tác đánh giá rủi ro dự án

Khi xem xét và thẩm định các dự án, nếu dự án nào có thời gian hoàn vốn càng dài thì tỉ lệ xảy ra rủi ro sẽ càng cao. Theo nguyên tắc, thời gian hoàn vốn tốt nhất là trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. 

Một dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư quá lâu sẽ gây cản trở trong việc dùng dòng tiền để tái đầu tư. Vậy nên tính toán thời gian thu hồi vốn giúp doanh nghiệp dự đoán được mức độ rủi ro và lường trước được những biến cố có thể xảy ra.

thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn giúp đánh giá rủi ro của dự án

5.2 Đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt

Chỉ số thời gian hoàn vốn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư những thông tin giá trị về các khoản đầu tư tiềm năng. Từ đó giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn dự án mang lại lợi tức đầu tư tốt nhất.

thời gian hoàn vốn
Phân tích thời gian hoàn vốn để đưa ra quyết định đầu tư

5.3 Tăng hiệu quả cho việc lập kế hoạch dự án

Bên cạnh việc cung cấp thông tin đến cho những nhà đầu tư, chỉ số này còn hỗ trợ để lập ngân sách vốn cho dự án. Bằng cách tính toán thời gian thu hồi vốn, ban quản lý dự án sẽ lên kế hoạch phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý nhất và xác định tiềm năng của dự án.

thời gian hoàn vốn
Tăng hiệu suất trong công việc

6. Ưu điểm và nhược điểm khi tính toán thời gian hoàn vốn

Ưu điểm và nhược điểm khi tính toán thời gian hoàn vốn:

6.1 Ưu điểm

Sự hấp dẫn của một dự án có liên quan trực tiếp đến thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án đó. Không phải tự dưng nhiều nhà đầu tư coi trọng việc tính toán thời gian hoàn vốn, mà vì công việc này sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

  • Dễ dàng hiểu và tính toán thời gian hoàn vốn.
  • Cung cấp những thông tin hữu ích để xem xét và lựa chọn dự án đầu tư tốt, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư.
  • Đóng vai trò lông cụ đo lường rủi ro hiệu quả, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư hạn chế hoặc doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đầy biến động.
thời gian thu hồi vốn
Ưu điểm khi tính toàn thời gian hoàn vốn

6.2 Nhược điểm

Bất kì điều gì cũng có cả mặt tốt và mặt xấu. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì tính toán thời gian hoàn vốn cũng có những mặt hạn chế nhất định.

  • Thời gian thu hồi vốn đầu tư không xét đến các giá trị khác mà dự án có thể mang lại như quan hệ với đối tác hay là nhận thức về thương hiệu. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư bỏ lỡ lợi ích dài hạn mà chỉ tập trung cái có lợi trước mắt.
  • Công thức tính thời gian hoàn vốn cũng không bao gồm những tác động khác một khoản đầu tư có thể phải hứng chịu.
  • Công thức tính thời gian hoàn vốn không đề cập đến giá trị thời gian của tiền tệ. Bởi một khoản tiền có thể sinh ra nhiều giá trị hơn trong tương lai so với giá trị hiện tại. Đây là một trong những nguyên nhân giúp các khoản đầu tư có thời gian hoàn vốn ngắn trở nên hấp dẫn hơn.
thời gian hoàn vốn
Nhược điểm khi tính toán thời gian hoàn vốn

7. Những lưu ý khi áp dụng cách tính thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là một công cụ đắc lực trong việc các nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định. Nhưng khi sử dụng tính toán thời gian thu hồi vốn, các nhà đầu tư cũng cần để ý đến một số lưu ý sau đây:

  • Khi xem xét một dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn đồng nghĩa với tính thanh khoản của dự án càng cao và mức độ rủi ro càng thấp.
  • Theo nguyên tắc, thời gian hoàn vốn tốt nhất là thời gian hoàn vốn ngắn nhất có thể. Tuy nhiên không nên bỏ qua việc xem xét các khía cạnh khác của dự án để có một cái nhìn khách quan nhất. 

8. Các chỉ số tài chính giúp khắc phục nhược điểm của thời gian hoà vốn

Muốn thẩm định dự án đầu tư toàn diện, nhà quản lý cần kết hợp đánh giá thời gian hoàn vốn cùng những chỉ số như NPV, IRR, MIRR để có được cái nhìn tổng quát nhất về dự án. Những chỉ số tài chính này sẽ giúp khắc phục những hạn chế mà cách tính thời gian thu hồi vốn có thể xảy ra.

8.1 Giá trị hiện tại ròng – Net Present Value (NPV)

Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến được tạo ra theo một lãi suất chiết khấu nhất định trừ đi khoản đầu tư dự án ban đầu. NPV là phương pháp tiêu chuẩn cho việc căn cứ vào giá trị thời gian của tiền để thẩm định các dự án dài hạn.

thời gian hoàn vốn
Công thức tính Giá trị lợi nhuận ròng

Trong đó:

  • Co : Chi phí đầu tư ban đầu (năm 0)
  • Ct: Dòng tiền thuần tại thời gian t (tính theo năm)
  • R: Tỷ lệ chiết khấu
  • n : thời gian thực hiện dự án (tính theo năm)

NPV chủ yếu được sử dụng trong công tác lập ngân sách vốn và kế hoạch đầu tư phát triển để phân tích khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc một dự án nào đó. Chỉ số NPV thể hiện giá trị gia tăng của khoản đầu tư có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ.

8.2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ – Internal Rate of Return (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là chỉ số được dùng trong thẩm định dự án nhằm dự đoán khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án và chỉ số này chỉ thay đổi khi dòng tiền thay đổi. Ngoài ra ở tỷ lệ chiết khấu IRR thì giá trị hiện tại ròng NPV bằng 0.

thời gian hoàn vốn đầu tư
Công thức tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ
  • Ct = Dòng tiền vào ròng trong khoảng thời gian t
  • C0 = Tổng chi phí đầu tư ban đầu
  • r = Tỷ lệ chiết khấu
  • t = Thời gian thực hiện dự án

8.3 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thay đổi – Modified Internal Rate of Return (MIRR)

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thay đổi MIRR là thước đo tài chính cho độ hấp dẫn của một khoản đầu tư. MIRR được sử dụng trong công tác lập ngân sách vốn để xếp hạng các đầu tư thay thế có quy mô tương đương nhau. Chỉ số MIRR phản ánh chính xác hơn IRR về chi phí và lợi nhuận của một dự án.

thời gian hoàn vốn
Công thức tính tỷ lệ hồi vốn nội bộ thay đổi

Trong đó: 

  • FV: Dòng tiền trong tương lai để tái đầu tư 
  • PV: Giá trị dòng tiền hiện tại
  • n: Thời gian đầu tư

Qua bài viết trên, Fastdo đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về thời gian hoàn vốn cũng như cách tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư. Việc áp dụng tính thời gian hoàn vốn sẽ giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư đưa ra những lựa chọn chính xác về việc rót vốn vào các dự án. Hãy cùng chờ đón những bài viết tiếp theo đến từ Fastdo nhé!

>>> TÌM HIỂU THÊM CÁC KIẾN THỨC KHÁC:

5/5 - (3 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat