Kỹ năng lãnh đạo nhóm là một yếu tố quyết định sự thành công của người đứng đầu, leader team. Không phải ai cũng có thể trở thành một leader thực thụ, tài ba khi chưa rèn luyện kinh nghiệm lãnh đạo. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu 15 kỹ năng quản lý đội nhóm hiệu quả mà một leader team cần có trong bài viết này!
1. Kỹ năng lãnh đạo nhóm là gì?
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là khả năng dẫn dắt, khuyến kích, tạo động lực đến các thành viên trong nhóm hay nhân viên trong công ty… Kỹ năng này sẽ tác động trực tiếp đến phong cách làm việc của thành viên, nhân viên trong một nhóm, tổ chức hay doanh nghiệp. Nhờ vậy, công việc sẽ được nâng cao chất lượng và đạt được mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo cũng là một yếu tố đánh giá quan trọng đối với bộ phận quản lý, lãnh đạo trong tổ chức. Dù đã có vô số người tạo ra thành quả xuất sắc cho doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng có tài lãnh đạo nhóm. Bởi, kỹ năng này không phải tự sinh ra nên bạn cần phải rèn luyện, nhìn nhận và trau dồi kinh nghiệm mới có thể lãnh đạo tốt.
2. 15 Kỹ năng lãnh đạo đội nhóm dành cho nhà quản lý
Là một doanh nhân hay một leader thì kỹ năng lãnh đạo nhóm luôn đóng vai trò then chốt. Để đưa đội nhóm hoặc doanh nghiệp đến với thành công thì người đứng đầu cần phải nắm bắt 11 kỹ năng sau:
2.1 Nhìn xa trông rộng
Kỹ năng đầu tiên là kỹ năng nhìn xa trông rộng, tầm nhìn của người đứng đầu. Một đội nhóm sẽ trở nên mạnh mẽ khi người lãnh đạo có tầm nhìn tốt cho tương lai. Có thể nói đơn giản hơn chính là người đứng đầu biết làm thế nào để truyền đạt tầm nhìn của mình cho các thành viên trong nhóm và biến thành thành tầm nhìn chung của đội.
2.2 Quản lý nhân sự trong team
Kỹ năng thứ hai cần có của một nhà lãnh đạo là phải biết cách làm việc với các thành viên trong team. Người đứng đầu nhóm cần phải dẫn dắt, khuyến kích, động viên các thành viên hoàn thành công việc theo cách tốt nhất. Một điều quan trọng nữa là bạn cần có sự hiểu biết về phong cách, hành vi của từng cá nhân thành viên khi làm việc chung, xây dựng đội ngũ hợp tác làm việc nhóm cùng nhau phát triển và về đích.
2.3 Lắng nghe các thành viên
Lắng nghe là một kỹ năng lãnh đạo đội nhóm quan trọng. Người lãnh đạo xuất sắc, có kiến thức và thói quen lắng nghe ý kiến của người khác sẽ tạo ra một môi trường làm việc nhóm hiệu quả. Định hướng rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực và nắm bắt tâm lý của đối phương không chỉ giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu trong các cuộc giao tiếp mà còn thúc đẩy sự kết nối với các thành vi.
2.4 Kỹ năng sáng tạo
Muốn trở thành một người lãnh đạo tốt thì kỹ năng sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng. Người lãnh đạo sẽ sử dụng sự sáng tạo để giải quyết các vấn đề xảy ra khi làm việc. Ngoài ra, bạn còn sử dụng kỹ năng này để khuyến khích các thành viên khác sáng tạo hơn khi họ làm việc theo nhóm.
2.5 Kỹ năng tổ chức
Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc thì kỹ năng tổ chức là không thể thiếu bởi vì những công việc trong nhóm phải có người thực hiện và chịu trách nhiệm. Nhà lãnh đạo sẽ là người lập kế hoạch và tổ chức công việc, phân công nhiệm vụ và kiểm soát tiến độ. Bên cạnh đó, người đứng đầu còn quyết định quy mô tổ chức công việc.
2.6 Khả năng giao tiếp tốt
Để đội nhóm làm việc có hiểu quả, một người đứng đầu cần phải lắng nghe, thấu hiểu các thành viên. Ngoài ra, bạn cần phải tôn trọng ý kiến của các thành viên, đồng thời khuyến kích các thành viên nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình. Nhờ đó, môi trường làm việc sẽ trở nên sôi nổi và tạo hiệu quả công việc tốt hơn.
2.7 Kỹ năng quản lý thời gian
Một trong những kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo chính là quản lý thời gian. Người đứng đầu sẽ phải đối mặt với thách thức là vừa quản lý thời gian của bản thân, vừa quản lý thời gian của các thành viên nhóm. Trưởng nhóm sẽ là người sắp xếp và phân công công việc một cách hợp lý cho từng thành viên. Kỹ năng này sẽ làm tăng năng suất làm việc đội nhóm.
2.8 Khả năng đàm phán
Đàm phán là kỹ năng mềm quan trọng đối với các nhà quản lý, đây là yếu tố tác động đến hiệu quả của các cuộc trao đổi, cả trong nội bộ lẫn với đối tác bên ngoài. Một nhà lãnh đạo có kỹ năng đàm phán tốt không chỉ biết cách thương lượng với các đối tác bên ngoài mà còn có khả năng dung hòa lợi ích, giải quyết bất đồng và định hướng đội ngũ đến mục tiêu chung.
2.9 Kỹ năng phân công công việc
Là người lãnh đạo không có nghĩa bạn sẽ ôm tất cả công việc khó mà phải biết nắm rõ những điểm mạnh điểm yếu của các thành viên để phân công hợp lý. Kỹ năng phân công công việc sẽ khiến cho các thành viên tự giác hơn trong công việc và có trách nhiệm với toàn bộ công việc được giao, giúp phát huy điểm mạnh, vượt trội của từng người.
2.10 Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng lập kế hoạch cũng là một trong các kỹ năng quan trong của nhà lãnh đạo. Người có khả năng lãnh đạo nhóm cần biết lên kế hoạch, chiến lược cụ thể, sau đó đốc thúc các thành viên thực hiện công việc. Nhờ đó, các thành viên trong nhóm có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đúng hẹn và đúng mục tiêu đề ra.
2.11 Khả năng giải quyết vấn đề
Mỗi một vị trí trong ban lãnh đạo sẽ có quyền hạn lớn hơn các thành viên nhưng luôn đi kèm với đó là trách nhiệm. Trong những lúc khó khăn, việc có khả năng giải quyết vấn đề tốt sẽ giúp người lãnh đạo gỡ rối và giải quyết một cách bình tĩnh. Nhờ đó, tiến độ công việc sẽ không bị ảnh hưởng và giúp các thành viên yên tâm làm việc.
2.12 Trao quyền cho nhân viên
Trao quyền cho nhân viên là một phần quan trọng không thể thiếu trong kỹ năng lãnh đạo đội nhóm, cho phép nhân viên tự chủ và chịu trách nhiệm với các công việc được giao phó. Trao quyền thể hiện sự tin tưởng của người lãnh đạo đối với đội ngũ của mình, từ đó xây dựng môi trường làm việc gắn kết, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi nhà quản lý cũng cần đảm bảo nhân viên nhận được sự hỗ trợ cần thiết để thực thi công việc một cách hiệu quả.
2.13 Nâng cao kỹ năng ra quyết định chuyên môn
Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ thể hiện ở các kỹ năng quản lý hay kỹ năng mềm mà còn cần nâng cao kiến thức chuyên môn, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, từ đó thể hiện quyết định chiến lược hiệu quả hơn. Bởi lẽ ra quyết định không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về chuyên môn mà còn cần sự nhạy bén, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan. Thể hiện kỹ năng ra quyết định đúng đắn còn giúp nhà lãnh đạo tăng cường uy tín và sự tin tưởng từ đội ngũ của mình.
2.14 Xây dựng môi trường làm việc nhóm tích cực
Theo nghiên cứu của Gallup, hiệu suất trung bình của nhân viên đạt hiệu quả cao hơn 12% trong môi trường làm việc có văn hóa tích cực và tỷ lệ gắn kết với tổ chức lâu hơn 25% theo Great Place to Work. Đây là những số liệu cho thấy tác động tích cực của môi trường làm việc đến con người và hiệu suất làm việc trong doanh nghiệp.
Chính vì vậy, một trong những mục tiêu cần rèn luyện trong kỹ năng lãnh đạo nhóm là thúc đẩy nhà quản lý xây dựng một môi trường làm việc tích cực. Bạn có thể cải thiện sự hài lòng của nhân viên thông quá các hoạt động nội bộ như team building, quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống của nhân sự,…
2.15 Phát triển và đào tạo đội ngũ nhân sự
Phát triển các hoạt động đào tạo nội bộ là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của các nhà quản lý. Người lãnh đạo không chỉ đảm nhiệm vai trò định hướng chiến lược mà còn cần xây dựng và thúc đẩy từng thành viên phát huy điểm mạnh của mình. Tạo cơ hội cho mỗi nhân sự có cơ hội được học tập, cố vấn và định hướng sự nghiệp, hỗ trợ chinh phục những mục tiêu mới là một trong các cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo nhóm của các nhà quản lý.
3. Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo nhóm
Kỹ năng lãnh đạo nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hiệu suất, hoàn thành mục tiêu và sự gắn kết của các thành viên trong nhóm. Một nhà lãnh đạo đội nhóm giỏi không chỉ đóng vai trò định hướng và còn hỗ trợ truyền cảm hứng cho đội nhóm. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của kỹ năng lãnh đạo nhóm mà các nhà quản lý cần biết:
Định hướng mục tiêu
Người lãnh đạo đội nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đội ngũ xác định được mục tiêu chung. Lãnh đạo không chỉ giúp đội ngũ xác định rõ ràng mục tiêu chung mà còn làm cho mỗi thành viên hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đạt được mục tiêu đó.
Gắn kết các thành viên trong nhóm
Lãnh đạo đội nhóm có khả năng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết giữa các thành viên. Tạo sự gắn kết và động lực trong đội nhóm là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Tuy nhiên, khi thực hiện kỹ năng lãnh đạo nhóm và thúc đẩy mục tiêu hiệu quả, các nhà quản lý sẽ thấy được những kết quả đáng kinh ngạc: hiệu suất làm việc được nâng cao, sáng tạo được khuyến khích, và sự hài lòng của nhân viên tăng lên.
Quản lý hiệu suất đội nhóm
Mục tiêu cuối cùng để đánh giá kỹ năng lãnh đạo nhóm của một nhà quản lý là sự hiệu suất và kết quả cuối cùng mà đội nhóm/ dự án đạt được. Sở hữu kỹ năng lãnh đạo nhóm giỏi, bạn có thể nắm bắt kịp thời những vấn đề đang xảy ra trong đội ngũ của mình, kịp thời phản hồi, cải thiện, đảm bảo nhóm luôn đi đúng hướng và vượt qua những thách thức.
4. Nâng cao kỹ năng quản lý đội nhóm với Phần mềm fWorkflow
Trong hành trình chinh phục kỹ năng quản lý đội nhóm xuất sắc, việc quản lý hiệu quả các quy trình làm việc là yếu tố then chốt giúp bạn tối ưu hiệu suất làm việc và tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ. Phần mềm quản lý quy trình toàn diện fWorkflow, là bộ công cụ hỗ trợ các nhà quản lý cải thiện các điểm tắc nghẽn trong hoạt động nhóm, chuẩn hóa các bước phân công việc và nâng cao hiệu suất.
ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ TÌM HIỂU CÁCH PHẦN MỀM FWORKFLOW GIÚP NHÀ QUẢN LÝ NÂNG CAO KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO ĐỘI NHÓM.
Một số tính năng nổi bật của fWorkflow trong công tác quản lý đội nhóm:
- Chuẩn hóa quy trình làm việc: Cho phép các nhà quản lý thiết lập và theo dõi các quy trình làm việc ở từng tác vụ cụ thể, đảm bảo mỗi bước thực thi được triển khai theo đúng kế hoạch.
- Phân công công việc: Với tính năng đẩy việc tự động, fWorkflow giúp quản lý và từng thành viên nắm bắt công việc nhanh chóng và thống nhất trên cùng một nền tảng.
- Cải thiện giao tiếp nội bộ: Chia sẻ thông tin minh bạch trên từng nhiệm vụ, các thành viên có thể trao đổi công việc trực tiếp, thúc đẩy cộng tác và thiết lập môi trường làm việc nhóm hiệu quả hơn.
- Kết nối công việc đa nền tảng: Sự liên kết chặt chẽ ở từng nhiệm vụ từ fWorkflow đến fTodolist là một trong những điểm mạnh của phần mềm, giúp bạn dễ dàng đồng bộ hóa các quy trình công việc và các nhiệm vụ hàng ngày giữa hai nền tảng, tạo ra một hệ sinh thái quản lý công việc toàn diện.
Trên đây là một số kỹ năng lãnh đạo nhóm quan trọng đối với người đứng đầu đội nhóm hay tổ chức của một doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, Fastdo có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về những kỹ năng cần có của một team leader để mang lại hiệu quả cao khi áp dụng vào thực tế.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 9 khó khăn khi làm việc nhóm thường gặp và cách giải quyết
- 9 lợi ích của làm việc nhóm đối với cá nhân và doanh nghiệp
- Top 11 những kỹ năng cần có khi đi làm và cách để rèn luyện
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là gì?
Kỹ năng lãnh đạo nhóm là khả năng dẫn dắt, khuyến kích, tạo động lực đến các thành viên trong nhóm hay nhân viên trong công ty… Kỹ năng này sẽ tác động trực tiếp đến phong cách làm việc của thành viên, nhân viên trong một nhóm, tổ chức hay doanh nghiệp. Nhờ vậy, công việc sẽ được nâng cao chất lượng và đạt được mục tiêu đề ra.
Vai trò của kỹ năng lãnh đạo đội nhóm là gì?
Để có thể thực hiện một dự án, kế hoạch thành công thì người đứng đầu phải có khả năng nhìn xa trông rộng và có tài lãnh đạo nhóm. Người đứng đầu chính là những người vạch ra những chiến lược và mục tiêu, những đường lối đúng đắn. Đồng thời, nhà lãnh đạo sẽ vạch ra những quy tắc chuẩn mực cho toàn bộ thành viên trong nhóm tuân theo.
Những kỹ năng cần thiết trong lãnh đạo nhóm là gì?
15 kỹ năng cần thiết trong lãnh đạo nhóm bao gồm: Nhìn xa trông rộng; Quản lý nhân sự trong team; Lắng nghe các thành viên; Kỹ năng sáng tạo; Kỹ năng tổ chức; Khả năng giao tiếp tốt; Kỹ năng quản lý thời gian; Khả năng đàm phán; Kỹ năng phân công công việc; Kỹ năng lập kế hoạch; Khả năng giải quyết vấn đề; Trao quyền cho nhân viên; Nâng cao kỹ năng ra quyết định chuyên môn; Xây dựng môi trường làm việc nhóm tích cực; Phát triển và đào tạo đội ngũ nhân sự