Bạn đang muốn xây dựng kế hoạch khởi nghiệp cho công việc kinh doanh của mình nhưng chưa biết cách? Bạn muốn khởi nghiệp nhưng chưa nắm rõ quy trình? Bạn muốn tìm hiểu những sự chuẩn bị cần thiết khi khởi nghiệp cùng những bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu? Vậy thì, hãy cùng Fastdo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu Business Model Canvas
Một bản kế hoạch kinh doanh sản phẩm chi tiết, hoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn đúng và phát triển tốt. Bạn có thể tham khảo ngay bản kế hoạch khởi nghiệp mẫu kinh doanh về sản phẩm từ mô hình Business Model Canvas (BMC). Đây là mô hình được phát triển bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur vào năm 2009 và dần trở thành kim chỉ nam cho các nhà khởi nghiệp trong việc phác thảo những “nét vẽ” đầu tiên của một ý tưởng kinh doanh mới.
BMC là một công cụ trực quan giúp nhà quản trị có thể trình bày 9 yếu tố cơ bản của một kế hoạch khởi nghiệp trên một khổ giấy:
- Phân khúc khách hàng (customer segments)
- Giá trị mang lại cho khách hàng (value proposition)
- Kênh phân phối (channel)
- Mối quan hệ với khách hàng (customer relationship)
- Nguồn thu (revenue stream)
- Tài nguyên cần thiết (resources)
- Hoạt động kinh doanh chính (key activities)
- Đối tác chính (key partners)
- Cấu trúc chi phí (cost structure)
Bắt đầu bằng việc điền thông tin vào từng khối trong canvas. Bạn có thể dùng canvas để trình bày ý tưởng kinh doanh của bạn với các nhà đầu tư, đối tác và các thành viên trong nhóm. BMC giúp xác định các điểm yếu, rủi ro và cơ hội trong mô hình kinh doanh, từ đó giúp nhà khởi nghiệp điều chỉnh kế hoạch hợp lý.
2. Mẫu kế hoạch khởi sự kinh doanh về xác định giá trị sản phẩm
Mỗi kế hoạch kinh doanh còn cần phải có bước xác định được các giá trị cần có cho sản phẩm. Value Proposition Canvas sẽ giúp bạn tìm ra được giá trị thật sự của sản phẩm của bạn đang cung cấp cũng như mối quan hệ giữa bạn và khách hàng. Theo cha đẻ của mô hình – Alexander và Yves, một VPC hoàn chỉnh sẽ gồm có 2 phần: Phần khách hàng (bên trái) – Phần giá trị (bên phải).
- Phần bên trái: Khách hàng (customer) – công việc của họ (job-to-be-done) – nỗi đau của khách hàng (pain) – công việc họ cần đạt được (gain)
- Phần bên phải: Sản phẩm/dịch vụ (product/service) – giải pháp cung cấp (pain reliever) – giá trị mang lại (gain creator)
VPC là một bước đơn giản để nhà khởi nghiệp tập trung vào khách hàng và giúp doanh nghiệp tạo ra một giá trị đề xuất độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Lập kế hoạch kinh doanh thời đại 4.0 ngày nay đã có nhiều thay đổi. Với sự hỗ trợ từ công nghệ, chúng ta có thể hoàn toàn tạo ra các kế hoạch số vừa dễ dàng tương tác trao đổi trực tiếp với đội nhóm, vừa trực quan và dễ dàng tùy chỉnh. Hãy sử dụng phần mềm quản lý kế hoạch fPlan để số hóa kế hoạch tài chính của doanh nghiệp bạn. Phần mềm với 4 chế độ xem linh động, dễ dàng thiết kế kế hoạch và giao việc tự động sẽ giúp việc quản lý thu chi dễ dàng hơn bao giờ hết. Đăng ký để nhận tư vấn ngay tại đây:
3. Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Startup
Để thành công trong quá trình kinh doanh, bạn cần một bản kế hoạch khởi nghiệp hoàn hảo. Dưới đây là quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Startup.
3.1 Xác định tầm nhìn
Nếu muốn doanh nghiệp vươn xa và phát triển tốt trên thị trường, bạn cần phải có một tầm nhìn xa. Đó là tầm nhìn về chiến lược cũng như kế hoạch cho hoạt động của doanh nghiệp. Tầm nhìn xa chính là kim chỉ nam giúp startup cùng cộng sự của mình có hướng đi đúng và đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Phương pháp quản trị mục tiêu OKRs có thể là giải pháp giúp nhà khởi nghiệp đặt mục tiêu cá nhân và đội nhóm tốt hơn.
3.2 Xác định lợi thế kinh doanh
Các doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh sẽ có ít lợi thế hơn các doanh nghiệp kinh doanh lâu năm. Việc xác định lợi thế kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là chìa khóa giúp doanh nghiệp định hướng đúng con đường kinh doanh.
3.3 Nghiên cứu đối thủ
Trên thị trường kinh doanh luôn tồn tại các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, trước khi lập kế hoạch kinh doanh thì bạn nên nghiên cứu kỹ về ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh. Qua đó, bạn sẽ xác định được kế hoạch kinh doanh logic, hạn chế thất bại có thể xảy ra. Một số mô hình về benchmarking, chiến lược đại dương xanh sẽ giúp bạn nhận ra được bức tranh rõ nét về đối thủ trên thị trường.
3.4 Nghiên cứu thị trường – khách hàng tiềm năng
Để quá trình kinh doanh thành công, bạn cần xác định những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình. Biết rõ khách hàng là ai, nhu cầu của họ là gì sẽ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp của bạn. Bằng cách tìm hiểu những thông tin sau, bạn sẽ tìm ra cách để xác định khách hàng của mình khi lập kế hoạch kinh doanh:
- Nhân khẩu học (demographic)
- Địa lý học (geographic)
- Tâm lý học (psychological)
- Hành vi (behavioral)
3.5 Xác định mục tiêu cụ thể
Mục tiêu là định hướng quan trọng của Startup nếu muốn việc kinh doanh thành công. Để xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, các startup có thể dựa vào nguyên lý SMART như sau:
- Specific: Cụ thể, dễ hiểu.
- Measurable: Đo lường được.
- Attainable: Tính khả thi.
- Realistic: Tính thực tế.
- Time bound: Khung thời gian.
3.6 Nghiên cứu mối quan hệ cung – cầu
Mối quan hệ cung – cầu trên thị trường có tác động rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Muốn tồn tại ổn định trên thị trường, doanh nghiệp cần bắt buộc nghiên cứu chính xác nguồn cung và nhu cầu của khách hàng trên thị trường hiện nay.
3.7 Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể
Sau khi đã xác định được các yếu tố đã nêu ở trên, startup cần viết một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Bản kế hoạch này chính là chiến lược giúp doanh nghiệp đến gần với nhóm khách hàng tiềm năng và thị trường kinh doanh hơn.
Một số kế hoạch cụ thể bạn cần được làm rõ trong giai đoạn này, sau khi đã nghiên cứu về đối thủ và thị trường bao gồm:
- Xây dựng sơ đồ tổ chức
- Kế hoạch truyền thông – quảng cáo
- Xây dựng kế hoạch nhân sự và quy trình, quy định nội bộ
3.8 Triển khai kế hoạch
Bước cuối cùng trong quy trình đó chính là triển khai kế hoạch. Đây là lúc doanh nghiệp áp dụng các chiến lược trên giấy vào trong thực tế. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần theo sát quá trình áp dụng chiến lược để điều chỉnh chiến lược phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
4. Chuẩn bị gì khi lập kế hoạch khởi nghiệp?
Thành lập doanh nghiệp không chỉ cần đam mê và kiến thức kinh doanh, bạn còn cần phải chuẩn bị những công việc nhất định.
4.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp được tồn tại dưới 1 trong các hình thức là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Để doanh nghiệp của mình hoạt động hiệu quả, bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
4.2 Chọn tên cho doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp sẽ đại diện cho doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh. Đây cũng là yếu tố giúp khách hàng phân biệt doanh nghiệp của bạn và các doanh nghiệp khác. Một số lưu ý khi chọn tên doanh nghiệp là:
- Phải đủ 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp cùng với tên riêng.
- Không đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Chỉ được sử dụng tên cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp trừ khi đã có được sự chấp thuận của cơ quan hoặc tổ chức đó.
- Đặt bảng tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty
4.3 Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp cần xác định ngành nghề mà mình kinh doanh đã khớp với hệ thống nền kinh tế nước ta hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đăng ký ngành nghề đúng quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định để đáp ứng được điều kiện kinh doanh.
4.4 Xác định địa chỉ trụ sở công ty
Doanh nghiệp cần phải biết nơi nào được phép và không được phép đặt trụ sở. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lựa chọn trụ sở công ty phù hợp với công việc kinh doanh của mình. Một điểm bạn cần lưu ý là thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4.5 Chọn người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm ký kết các giấy tờ, hợp đồng. Một số lưu ý đối với người đại diện theo pháp luật:
- Các vị trí có thể làm người đại diện pháp luật là Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị viên.
- Phải thường trú tại Việt Nam, đối với trường hợp vắng mặt 30 ngày phải ủy quyền cho người khác.
- Nếu là người nước ngoài thì phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.
4.6 Chuẩn bị danh sách thành viên và cổ đông của công ty
Việc tìm được các thành viên và cổ đông có cùng quan điểm, ý tưởng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc thật kỹ để chọn cho mình những người đồng hành lý tưởng và phù hợp.
4.7 Chuẩn bị vốn điều lệ
Vốn điều lệ sẽ được huy động bởi tất cả thành viên hoặc các cổ đông của công ty cùng cam kết và đóng góp. Đối với số vốn điều lệ này, doanh nghiệp có thể tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt.
4.8 Hoàn thành hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã chuẩn bị hết các yếu tố, bạn cần hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp để hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh… Trong hồ sơ để thành lập doanh nghiệp gồm có:
- Giấy tờ tùy thân.
- Hồ sơ đăng ký.
5. Lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp
Để có một kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp hoàn hảo, bạn cần phải chú trọng đến nhiều yếu tố. Dưới đây là một số lưu ý giúp việc lên kế hoạch startup của bạn dễ dàng hơn:
5.1 Tập trung vào sản phẩm mẫu
Điều đầu tiên khi bạn muốn kinh doanh tốt đó chính là phải tập trung hoàn thiện sản phẩm mẫu. Bạn cần phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình độc đáo và ưu việt so với sản phẩm của đối thủ. Đó sẽ là yếu tố ghi điểm cho bạn với nhà đầu tư.
5.2 Nghiên cứu kỹ về cơ hội thị trường và đối thủ cạnh tranh
Bạn cần chuẩn bị và cập nhật đầy đủ các thông tin về cơ hội thị trường, các đối thủ cạnh tranh. Để làm tốt việc này, bạn hãy cài đặt thông báo trên Google để có thể cập nhật thông tin mới nhất một cách nhanh chóng.
5.3 Chuẩn bị dự báo tài chính chi tiết
Một dự báo tài chính tốt sẽ giúp bạn xác định được thời gian mình có lãi, số vốn cũng như sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư. Một mẫu kế hoạch tài chính cho startup thường bao gồm:
- Báo cáo lời/lỗ.
- Báo cáo dòng tiền.
- Các khoản thu chi.
- Bảng cân đối kế toán.
- Các giả định kế toán.
- Có thể điều chỉnh theo từng chặng đường kinh doanh.
5.4 Lý do khiến các kế hoạch khởi nghiệp bị từ chối đầu tư
Các nhà khởi nghiệp trong thời gian đầu thường bị các nhà đầu tư từ chối hợp tác. Dưới đây là một số lý do sẽ khiến nhà đầu tư từ chối kế hoạch của bạn:
- Ý tưởng kinh doanh quá nhỏ.
- Bản kế hoạch đầu tư sơ sài.
- Không chuẩn bị trước câu hỏi.
- Chưa có kết quả ban đầu.
- Đội ngũ nhân sự chưa hợp lý.
- Không hiểu rõ về đối thủ.
- Đối thủ cạnh tranh quá mạnh.
- Dự báo tài chính “viễn vông”.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ không đủ sức thuyết phục.
- Không có kế hoạch tối ưu hóa chi phí và thu hút khách hàng.
- Sản phẩm mẫu chưa hoàn chỉnh.
Trên đây là 2 mẫu kế hoạch khởi nghiệp mà Fastdo muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thông tin về quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các startup.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:
- 10+ mẫu bảng đánh giá nhân viên hàng tháng, cuối năm mới nhất
- 15 mẫu OKRs chi tiết cho các chức vụ, phòng ban, công ty [MỚI NHẤT 2024]
- [TẢI MIỄN PHÍ] 5 Biên bản bàn giao tài sản chi tiết 2023
Quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Startup?
Thứ nhất, chuẩn bị bản kế hoạch startup hấp dẫn. Thứ hai, tập trung vào sản phẩm mẫu. Thứ ba, nghiên cứu kỹ về cơ hội thị trường và đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, chuẩn bị dự báo tài chính chi tiết.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi khởi nghiệp?
Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp được tồn tại dưới 1 trong các hình thức là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Để doanh nghiệp của mình hoạt động hiệu quả, bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh khi khởi nghiệp?
Doanh nghiệp cần xác định ngành nghề mà mình kinh doanh đã khớp với hệ thống nền kinh tế nước ta hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đăng ký ngành nghề đúng quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định để đáp ứng được điều kiện kinh doanh.