Khi nhắc đến lĩnh vực nhân sự, chúng ta không thể không thể không nhắc đến HR Business Partner. Vậy HR Business Partner là gì? Vai trò của HR Business Partner là gì? Hãy cùng FASTDO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. HR Business Partner là gì?
HR Business Partner là viết tắt của cụm từ Human Resource Business Partner dịch ra tiếng Việt nghĩa là Đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh. Trong mỗi Doanh nghiệp, HR Business Partner chính là người kết nối các phòng ban và phát triển các chương trình nhân sự đặc biệt để giúp Doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Phân biệt HR và HRBP
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự thì mô hình nhân sự được chia ra 3 cấp độ sau:
- Cấp 1: Quản lý nhân sự
- Cấp 2: Phát triển nhân sự
- Cấp 3: Định hướng đào tạo – phát triển – tổ chức nhân sự đáp ứng chiến lược kinh doanh của công ty
Thông thường, cấp 1 và cấp 2 do HR quản lý còn cấp 3 do HR Business Partner phụ trách.
Bảng so sánh HRBP và HR
HR | HR Business Partner | |
Ý nghĩa tên gọi | Human Resource (Quản trị nhân sự) | Human Resource Business Partner (Đối tác nhân sự chiến lược kinh doanh) |
Phạm vi công việc |
|
|
Yêu cầu năng lực | Các kỹ năng cơ bản như:
|
Ngoài kiến thức và kĩ năng cơ bản về nhân sự cần có sự hiểu biết về:
|
2. Vai trò của HR Business Partner là gì?
Ngày nay, HR Business Partner có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi Doanh nghiệp. Các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự đều cho rằng HR Business Partner có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của mỗi công ty.
2.1 Strategic Partner – Đối tác chiến lược
Vai trò đầu tiên của HR Business Partner chính là đối tác chiến lược.
HR Business Partner là người liên hệ trao đổi chặt chẽ với các phòng ban chuyên biệt của công ty để tư vấn và điều chỉnh chiến lược nhân sự cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình của Doanh nghiệp.
HR Business Partner là người nắm vững thước đo năng lực của toàn bộ nhân sự, nhận diện chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự tới việc thực thi hiệu quả chiến lược kinh doanh đó.
HR Business Partner là người hiểu rõ tầm quan trọng của nhân tài đối với Doanh nghiệp hơn ai hết, từ đó có kế hoạch tái cấu trúc nhân sự theo mục tiêu thiết thực của công ty.
2.2 Operations Manager – Quản lý hoạt động
Operations Manager – Quản lý các hoạt động của toàn công ty cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của HR Business Partner.
HR Business Partner có nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa công ty, các quy định, quy trình làm việc và các chính sách đến nhân viên. Khi có sự thay đổi về các quy định hay chính sách đó, HR Business Partner chính là người cập nhật và gửi thông tin tới toàn bộ nhân viên.
HR Business Partner đồng thời giám sát nhân viên trong suốt quá trình làm việc để đưa ra các đánh giá chính xác về thái độ, tác phong của nhân viên các phòng ban.
Bạn đã mệt mỏi với việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên mỗi ngày? fCheckin sẽ giúp hoạt động chấm công của Doanh nghiệp bạn diễn ra dễ dàng, chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tập trung vào việc tối ưu hóa thời gian và năng suất, hãy để phần mềm chấm công fCheckin đồng hành cùng bạn trên hành trình quản lý hiệu quả hơn.
2.3 Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp
HR Business Partner là nơi tiếp nhận, xử lý và phản hồi kịp thời, thỏa đáng các thông tin về những thắc mắc, khiếu nại của nhân viên.
Bên cạnh đó, HR Business Partner cũng cần dự trù các tình huống có thể xảy ra để phản ứng nhanh chóng và kịp thời nhất, tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
2.4 Employee Mediator – Người hòa giải
Trong mỗi công ty luôn tồn tại các mâu thuẫn nội tại liên quan đến công việc hoặc các yếu tố nhân sự khác. Do đó, HR Business Partner chính là người mang sứ mệnh Người hòa giải để giải quyết các mâu thuẫn đó.
HR Business Partner cần sẵn sàng ứng phó trước những thay đổi đột ngột về cấu trúc nhân sự trong tổ chức đồng thời giải quyết vấn đề có liên khác liên quan đến nội bộ.
3. Mô tả công việc của HR Business Partner
Khác với công việc của Nhân sự truyền thống, HR Business Partner trong mỗi công ty không tập trung vào các công việc như tuyển dụng, chấm công, tính lương, xử lý phúc lợi nhân viên hay kiểm tra tuân thủ quy định mà đi sâu vào các công việc nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh, cụ thể như:
- Tham gia các cuộc họp của các Phòng ban/Bộ phận
Việc tham gia các cuộc họp của các đơn vị trong công ty giúp HR Business Partner hiểu những khó khăn mà họ gặp phải từ đó đề ra những chiến lược về mặt HR hợp lý.
Từ những ý kiến tham vấn của HR Business Partner, Quản lý của các phòng ban sẽ có thêm tiền đề để ra những chiến lược kinh doanh mới và ra các quyết định liên quan đến sắp xếp nhân sự.
Ngoài ra, HR Business Partner sẽ có nhiệm vụ giúp Quản lý của các phòng ban lập kế hoạch và quản lý ngân sách nhân sự hàng năm.
- Kết hợp với các nhánh của HR phân tích công việc, nhu cầu đào tạo của công ty để tạo ra lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng đơn vị, cá nhân.
Sự kết hợp giữa HR và HR Business Partner sẽ tạo ra một bản phác họa lộ trình phát triển nghề nghiệp hoàn hảo cho mỗi Phòng ban/Bộ phận hay mỗi vị trí nhân sự của phòng ban đó.
Sau khi được sự đồng ý của người Quản lý, các kế hoạch lộ trình phát triển nghề nghiệp đó sẽ được triển khai, theo dõi và báo cáo kết quả. Dựa trên các kết quả đánh giá được đo lường, các lộ trình công việc sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng đơn vị và tình hình thực tiễn.
- Cùng với OD/C&B thiết kế hệ thống KPI
Việc thiết lập ra Bảng đánh giá hiệu quả công việc (hệ thống KPI) cho nhân viên và tiến hành hướng dẫn đánh giá định kỳ cùng với nhân sự truyền thống cũng là một trong những công việc của HR Business Partner.
Việc am hiểu chiến lược kinh doanh và tham gia các cuộc họp của các phòng ban giúp HR Business Partner có cái nhìn toàn cảnh về từng phòng ban.
Từ đó, HR Business có cơ sở để thiết lập KPI sát với mục tiêu và tình hình thực tế của các phòng ban hơn.
Dựa trên các kết quả đánh giá, HR Business Partner sẽ tiến hành xây dựng các chính sách khen thưởng theo định kỳ hàng tháng, quý hay năm.
- Quan sát, lắng nghe và tiếp nhận mọi thông tin từ nhân viên trong công ty,
Việc quan sát và lắng nghe các ý kiến từ nhân viên các phòng ban trong công ty sẽ giúp HR Business Partner thấu hiểu nhu cầu, khó khăn của từng nhân viên để có phương án tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho họ.
4. Những năng lực đòi hỏi ở một HR Business Partner là gì?
Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cơ bản của một HR truyền thống như kiến thức về nhân sự, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, kĩ năng đọc vị người đối diện thì HR Business Partner đòi hỏi một số kĩ năng chuyên biệt khác.
FASTDO sẽ giới thiệu tới bạn 7 năng lực cần có của một HR Business Partner theo 3 cấp độ vị trí như sau:
Cấp độ HRBP Specialist (3 năng lực)
HRBP Specialist là cấp độ đầu tiên của HR Business Partner.
Cấp độ cơ bản này yêu cầu bạn phải có 3 năng lực sau:
- Năng lực 1: Hiểu về mô hình kinh doanh và chuỗi giá trị của các BU
BU là viết tắt của Business Unit – đơn vị kinh doanh chiến lược.
- Năng lực 2: Tư vấn thiết lập cấu trúc tổ chức và chiến lược nguồn của các BU
- Năng lực 3: Xây dựng các kế hoạch và nguồn lực phục vụ việc phỏng vấn tuyển dụng
Cấp độ HRBP Supervisor (5 năng lực)
HRBP Supervisor chính là cấp độ thứ 2 trong hệ thống HR Business Partner.
Cấp độ này đưa ra thêm 2 kỹ năng nữa mà bạn cần có gồm:
- Năng lực 4: Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thành tích công việc.
- Năng lực 5: Xây dựng hệ thống Career Development – Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp.
Cấp độ HRBP manager (7 năng lực)
Cấp độ cao nhất trong hệ thống HR Business Partner là HRBP manager đòi hỏi bạn phải hội tụ cả 7 năng lực. 2 năng lực bổ sung so với 2 cấp độ trên là:
- Năng lực 6: Hiểu và vận dụng thành thạo Total Reward
Total Reward chính là hệ thống đãi ngộ bao gồm các chính sách lương thưởng
- Năng lực 7: Xây dựng hệ thống đối tác vững mạnh
Đối tác của HRBP chính là các Phòng ban/Bộ phận trong công ty và các đơn vị khác.
5. Những tố chất cần có của một HR Business Partner là gì?
Đúng như tên gọi của nó, người làm HR Business Partner cũng cần có các tố chất cơ bản của một người làm HR truyền thống như:
- Kiến thức chuyên môn nền tảng về mảng nhân sự
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán thương lượng
- Kỹ năng xử lí tình huống, giải quyết vấn đề
- Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ
- Khả năng đọc vị người đối diện
Bên cạnh các tố chất trên, HR Business Partner cũng cần hội tụ thêm một số tố chất đặc biệt khác như:
- Kĩ năng đọc hiểu phân tích số liệu để hiểu các chiến lược kinh doanh của công ty
- Tầm nhìn bao quát và sâu sắc để phân tích các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
Ở góc độ Doanh nghiệp, tổ chức nên xây dựng các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho HR Business Partner. Trong thực tế, có rất nhiều hình thức để Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo cho nhân sự. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này.
Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.
Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:
- Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
- Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
- Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
- Quản lý thông tin học viên.
- Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỀ PHẦN MỀM ĐÀO TẠO NỘI BỘ fTRAIN TẠI ĐÂY
6. Mức lương trung bình của vị trí HR Business Partner hiện nay
Với vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển và kết quả kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp, mức lương của người làm HR Business Partner cũng cao hơn HR truyền thống.
Tùy theo quy mô kinh doanh, khả năng tài chính và chế độ đãi ngộ của từng công ty mà mức lương cho vị trí HRBP cũng rất đa dạng.
Dưới đây là một số mức lương mà FASTDO tổng hợp và đưa ra để bạn tham khảo như sau:
- Cấp độ HRBP Specialist: mức lương từ 700 – 1000 USD.
- Cấp độ HRBP Supervisor: mức lương từ 1500 – 2000 USD.
- Cấp độ HRBP Manager: mức lương từ 2000 – 3500 USD.
(Số liệu tham khảo theo 2 website tuyển dụng việc làm lớn Vietnamwork và Career Builder)
HR Business Partner là một bộ phận có vai trò quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi Doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh. Hy vọng bài viết trên của FASTDO đã giúp bạn hiểu rõ HR Business Partner là gì và vai trò của HRBP trong các Doanh nghiệp! Chúc Doanh nghiệp của bạn xây dựng được một đội ngũ HR Business Partner hùng mạnh và đem lại hiệu quả trong việc hiện thực hóa chiến lược kinh doanh!
>>> TÌM HIỂU THÊM CÁC KIẾN THỨC BỔ ÍCH:
- 17 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả & tiết kiệm 70% chi phí
- Headhunt là gì? TOP 12 công ty Headhunt chuyên nghiệp tại Việt Nam
- Talent Acquisition là gì? Cách áp dụng phương pháp vào doanh nghiệp