Bạn đang thắc mắc đánh giá 360 độ nghĩa là gì? Quy trình và bí quyết triển khai phương pháp đánh giá này như thế nào? Vậy hãy để Fastdo giải đáp giúp bạn thông qua bài viết dưới đây. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn những thông tin về lợi ích và những vấn đề phát sinh khi sử dụng phương pháp này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
>>> THAM KHẢO NGAY:
- 5 nguyên tắc cần lưu ý khi lên ý tưởng tổ chức Year End Party
- 18 cách công nhận ý tưởng đóng góp cho công ty của nhân viên
- Bí quyết áp dụng nghệ thuật thuyết phục thành công trong kinh doanh
1. Đánh giá 360 độ là gì?
Phương pháp đánh giá 360 là quy trình trong đó nhân viên nhận được phản hồi bí mật, ẩn danh từ những người làm việc xung quanh bao gồm quản lý, đồng nghiệp và các báo cáo trực tiếp. Các biểu mẫu đánh giá sẽ chứa các câu hỏi đo lường, thang điểm đánh giá và các nhận xét.
Các nhà quản lý trong tổ chức sử dụng phương pháp đánh giá 360 để có thể hiểu hơn về điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên. Đây cũng là một công cụ phát triển hữu ích cho những người không ở vai trò quản lý. Nói một cách chính xác, đánh giá 360 “không phải người quản lý” vì không có báo cáo trực tiếp nhưng các nguyên tắc tương tự vẫn được áp dụng.
>>>> XEM NGAY: Các phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhà tuyển dụng cần biết
2. Lợi ích khi áp dụng phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ
Hãy trải nghiệm cách fCheckin giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng việc chấm công dễ dàng và tạo báo cáo Excel tự động. Dữ liệu chấm công sẽ được tự động tổng hợp và xuất file Excel, giúp bạn nắm bắt thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
2.1 Phản hồi từ đồng nghiệp
Phản hồi 360 độ có thể giải quyết những e ngại về việc nhận xét người khác công khai. Phương pháp này vận hành thông qua việc cung cấp một hệ thống an toàn với tính chất ẩn danh và bảo mật để mọi người có thể nêu lên ý kiến chân thành của mình về cách thức làm việc của đồng nghiệp.
>>> ĐỌC THÊM: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng: 5 lưu ý để xây dựng hiệu quả
2.2 Phản hồi từ nhiều nguồn
Việc nhận phản hồi từ một người, dù người đó là cấp trên cũng sẽ không thể tránh khỏi tình trạng nhân viên cảm thấy phiến diện. Vì vậy, việc phản hồi cần phải mang tính toàn diện và đáng tin cậy để có thể giúp nhân viên vượt qua trở ngại tâm lý để và có suy nghĩ tích cực hơn. Nhờ đó, nhân viên sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc và khi giao tiếp đồng nghiệp.
>>> ĐỌC NGAY: Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả
2.3 Thông tin khách quan về các kỹ năng mềm
Kết quả khảo sát theo phương pháp đánh giá 360 đều được tổng hợp từ nhiều nguồn ý kiến khác nhau và tập trung vào những khía cạnh chi tiết của hành vi ứng xử. Chính vì vậy, phương pháp sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ những thông tin về kỹ năng, năng lực và thái độ của người được nhận xét.
>>> ĐỌC NGAY: Hệ thống thông tin nhân sự là gì? 5 phần mềm hỗ trợ vận hành hệ thống hiệu quả
2.4 Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân
Nguồn thông tin khách quan và phong phú mà mẫu đánh giá 360 độ cung cấp sẽ có thể giúp các cá nhân thấy rõ những điểm mạnh cũng như điểm cần hoàn thiện của bản thân. Nhờ đó, các cá nhân sẽ có thể xây dựng kế hoạch phát triển bản thân hiệu quả hơn.
>>> XEM THÊM: SOP là gì? Hướng dẫn xây dựng SOP với 8 bước chi tiết
3. Quy trình triển khai phương pháp đánh giá 360 độ
Thực tế, nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng sự thành công của quy trình đánh giá nhân viên chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự tham gia của nhà quản lý. Một số việc mà quản lý có thể làm nhằm cải thiện hiệu quả đánh giá là:
- Công khai mục tiêu và lợi ích mà đánh giá 360 đem lại.
- Hướng dẫn nhân viên về cách thức đưa và tiếp nhận đánh giá.
- Người quản lý có thể đưa ra gợi ý về mẫu đánh giá cho nhân viên.
- Chấn chỉnh nếu phát hiện tình trạng nhân viên tiến hành đánh giá thiếu công tâm.
3.1 Về mục đích
Mục đích lớn nhất của phương pháp đánh giá 360 là đưa ra các góp ý hữu ích và kịp thời nhằm giúp nhân viên cải thiện hiệu quả làm việc. Ngoài ra, việc tham gia đánh giá các đồng nghiệp cũng giúp nhân viên ý thức được trách nhiệm, tầm quan trọng của mình đối với tổ chức. Thông qua đó, văn hóa tự chủ và trao quyền trong doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy.
>>> TÌM HIỂU NGAY: TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
3.2 Về quy mô
Theo như nghịch lý về đo lường và trao thưởng, hoạt động đánh giá nếu tiến hành càng nhanh và đơn giản thì càng có ít hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu cá nhân không cảm thấy được hiệu quả ấy có tác động như thế nào thì khó để họ xem xét việc đánh giá một cách nghiêm túc. Bởi vậy, nhà quản lý cần phải xem xét kỹ càng về việc lựa chọn quy mô đánh giá.
>>> ĐỌC THÊM: Năng lực là gì? 4 Phương pháp nâng cao năng lực của bản thân
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp đánh giá 360
4.1 Ưu điểm
Mục đích của việc sử dụng phương pháp đánh giá 360 là giúp người được đánh giá hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Sau đây là một số ưu điểm của phương pháp đánh giá 360 độ:
- Giúp quản lý có cái nhìn toàn diện về hiệu quả làm việc của bản thân, về cách thức quản lý và mọi thứ liên quan. Từ đó, nhà quản lý sẽ cố gắng phát huy những điểm làm tốt và cải thiện những điểm chưa tốt.
- Giúp nhà quản lý nắm bắt được mong muốn của nhân viên đối với phương pháp quản lý, thúc đẩy phát triển đội nhóm.
- Giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá được “sức khỏe” hiện tại của bộ phận quản lý cấp trung, từ đó đưa ra chương trình đào tạo quản lý phù hợp.
>>> ĐỌC NGAY: Cách xây dựng chi tiết bộ quy tắc ứng xử trong Doanh nghiệp
4.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, đánh giá 360 vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định.
- Chi phí thực hiện khá tốn kém và khó thực thi trên quy mô lớn.
- Kết quả đánh giá chỉ mang tính định tính, khó đo lường.
5. Những vấn đề phát sinh trong quy trình đánh giá 360
Những vấn đề phát sinh dù rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quy trình đánh giá 360. Dưới đây là một số vấn đề phát sinh có thể xảy ra ở bất kỳ quy trình đánh giá nào.
- Bạn không nhận được phản từ quản lý hoặc họ phớt lờ tầm quan trọng của việc cung cấp phản hồi.
- Các câu hỏi đánh giá mơ hồ, không rõ ràng.
- Không có kế hoạch cập nhật tình hình sau khi đánh giá hoặc nếu có thì chỉ được thực hiện một lần.
- Những điểm yếu đôi khi che lấp thế mạnh.
Để khắc phục những vấn đề đó, bạn có thể áp dụng ngay các phần mềm quản trị để đánh giá nhân viên. Một trong những phần mềm đánh giá nhân viên được sử dụng phổ biến hiện nay là phần mềm fHRM của Fastdo. Phần mềm này sẽ giúp các bạn quản lý được các công việc của nhân sự cũng như các chương trình học tập, khả năng đạt mục tiêu của nhân sự,… Bên cạnh đó, fHRM còn cực kỳ dễ sử dụng và được tùy biến theo từng doanh nghiệp do đó các nhà quản trị có thể hoàn toàn an tâm về tính bảo mật của phần mềm này.
>>>> ĐỌC THÊM: 13 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay
6. Bí quyết triển khai phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ thành công
6.1 Nhà lãnh đạo, quản lý hiểu rõ về phương pháp
Trước hết, nhà lãnh đạo, quản lý phải tin tưởng vào hiệu quả của đánh giá 360. Sau đó, lãnh đạo cùng nhà quản lý sẽ tự lan truyền tầm ảnh hưởng của phương pháp đến các nhân viên khác. Nhà quản lý nên giải thích chi tiết về lợi ích mà phương pháp 360 độ mang lại cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo rằng nhân viên đã hiểu và sẵn sàng sử dụng phương pháp này.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Phân tích PEST là gì? Ứng dụng của PEST trong phân tích môi trường kinh doanh
6.2 Đào tạo quy trình cho nhân viên
Trước khi áp dụng, nhân viên cần hiểu rõ quy trình hoạt động và tầm quan trọng của phương pháp đánh giá đối với sự thành công của tổ chức. Những người tham gia vào quy trình đánh giá nên được đào tạo để có thể đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng. Tương tự, những người nhận phản hồi, quản lý và bộ phận nhân sự cũng cần hiểu cách thức hoạt động của phương pháp.
>>> ĐỌC NGAY: 3 xu hướng xây dựng chính sách phúc lợi trong bối cảnh đại dịch
6.3 Chắc chắn rằng những gì bạn đánh giá là có ý nghĩa
Bạn nên đánh giá lĩnh vực quan trọng cụ thể trong doanh nghiệp và phát triển các số liệu hiệu suất liên quan đến chúng. Bằng cách này, bạn sẽ có thể biết các bộ phận có đang hoạt động tốt hay không nhằm đưa ra quyết định về cách cải thiện giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
6.4 Phát triển văn hóa phản hồi an toàn
Hầu hết các nhân viên đều nghĩ rằng việc gửi phản hồi sẽ có thể gây nguy hiểm cho vị trí công việc của mình. Vì vậy, bạn hãy giúp nhân viên của mình tin tưởng vào đánh giá 360 và cảm thấy an toàn với mọi điều họ nói. Đồng thời, bạn cũng giúp nhân viên cảm thấy được hỗ trợ khi nhận được phản hồi mang tính xây dựng về công việc của bản thân.
6.5 Cung cấp chương trình phát triển sau khi đánh giá
Đánh giá 360 không nên được gắn liền với quản lý hiệu suất vì những người đánh giá có thể sẽ “thổi phồng” những phản hồi. Hơn hết, để khuyến khích tăng trưởng và phát triển, doanh nghiệp nên mời các trainer từ bên ngoài hoặc từ nhân sự nội bộ có đủ chuyên môn để huấn luyện cho nhân viên và giúp chương trình có thể được thảo luận trong một môi trường an toàn.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY:
- Xây dựng bảng mô tả công việc đơn giản, đúng chuẩn
- Quy chế thưởng phạt trong công ty và cách xây dựng
Trên đây là những thông tin về quy trình đánh giá 360 độ và lợi ích của phương pháp mang lại. Nếu bạn đang cần được tư vấn về các phương pháp hỗ trợ quản lý doanh nghiệp thì có thể liên hệ cho Fastdo theo thông tin dưới đây bất cứ lúc nào. Đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhiệt tình!