KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

3 xu hướng xây dựng chính sách phúc lợi trong bối cảnh đại dịch

Facebook
Twitter
LinkedIn

Đại dịch Covid-19 kéo theo nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, khiến các Doanh nghiệp phải tiến hành cải tổ, điều chỉnh lại bộ máy cho phù hợp. Trong đó có chính sách phúc lợi là được quan tâm hơn cả. 

Sau đây mời quý Doanh nghiệp cùng FASTDO tìm hiểu 3 xu hướng xây dựng chính sách phúc lợi trong bối cảnh đại dịch để có phương hướng xây dựng và cải tổ lại cách vận hành bộ máy nội bộ Doanh nghiệp.

1. Phân loại chính sách phúc lợi

Thông thường, các Doanh nghiệp xây dựng chính sách phúc lợi dựa trên hai hình thức phổ biến sau:

1.1 Chính sách phúc lợi theo quy định của pháp luật

chinh-sach-phuc-loi
Chính sách phúc lợi bắt buộc theo quy chuẩn của pháp luật

Chính sách phúc lợi này tuân thủ các quy định của Chính phủ đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi tối thiểu cho người lao động. Cụ thể như chính sách đóng BHXH, chính sách quy định về số giờ làm việc tối đa, chính sách y tế cho nhân viên,…

>>> TÌM HIỂU NGAY: Chi phí quản lý dự án là gì? 5 cách tiết kiệm chi phí

1.2 Chính sách phúc lợi tự nguyện theo tổ chức

chinh-sach-phuc-loi
Chính sách phúc lợi tự nguyện – chìa khóa vàng gắn kết nhân viên với tổ chức

Ngoài những chính sách đã được luật định, Doanh nghiệp có thể bổ sung những điều khoản kèm theo, ví dụ như chính sách du lịch, nghỉ mát, hỗ trợ trông giữ con của nhân viên hoặc đơn giản là linh động về giờ giấc làm việc,…

Những chính sách này xuất phát từ tinh thần, mong muốn chăm lo cho đời sống của nhân viên. Mỗi Doanh nghiệp sẽ có những chính sách phúc lợi đặc trưng, trở thành một nét văn hóa, một điểm cộng để nhân sự gắn bó lâu dài.

>>> CẬP NHẬT NGAY: Làm sao để trở thành Project Manager thành công, tài giỏi?

2. Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách phúc lợi trong Doanh nghiệp

Chính sách phúc lợi rất quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách tốt có thể tạo những ảnh hưởng tích cực đến nội bộ. Từ đó, tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty. 

chinh-sach-phuc-loi
Chính sách phúc lợi mang lại hiệu quả về mọi mặt

2.1 Hiệu quả trong việc kiểm soát nhân viên

Bạn đã mệt mỏi với việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên mỗi ngày? fCheckin sẽ giúp hoạt động chấm công của Doanh nghiệp bạn diễn ra dễ dàng, chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tập trung vào việc tối ưu hóa thời gian và năng suất, hãy để fCheckin đồng hành cùng bạn trên hành trình quản lý hiệu quả hơn.

Phần mềm chấm công
Phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo

Xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên vừa là động lực thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên, vừa là hệ thống để kiểm soát thái độ làm việc, ví dụ như nhân viên có đi làm đúng giờ không, có tuân thủ đúng quy định đã đặt ra không. Qua đó, nắm được trạng thái tinh thần, muôn mặt cảm xúc của nhân viên để có hướng điều chỉnh cho hợp lý.

>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: 7 phương pháp quản lý dự án phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

2.2 Nâng cao hiệu suất công việc

Chế độ phúc lợi được đặt ra để bảo vệ quyền lợi và chăm lo đời sống của nhân sự. Bởi nhân sự có trạng thái tinh thần tốt, có động lực và niềm tin nơi công việc ắt hiệu suất sẽ cao. Một khi toàn thể nhân viên đồng lòng, cống hiến hết mình vì sự phát triển chung thì chắc chắn công ty sẽ ngày càng vững mạnh.

Vì vậy, đầu tư vào chính sách phúc lợi có thể xem như chiến lược thông minh trong quản trị Doanh nghiệp. Chính sách phúc lợi tốt sẽ quy định rõ ràng cơ chế khen thưởng cũng như kỷ luật để nhân viên nhìn vào mà phấn đấu.

>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức

2.3 Duy trì văn hóa Doanh nghiệp

Nếu Doanh nghiệp là cây cổ thụ thì nội bộ là rễ. Doanh nghiệp muốn phát triển phải đầu tư vào gốc trước, nghĩa là cần tạo dựng một chính sách phúc lợi tốt. Bởi chính sách phúc lợi được lòng người sẽ mang lại niềm vui, động lực để nhân viên gắn bó và nâng cao năng lực làm việc. 

Việc duy trì những cảm xúc vui vẻ, phấn khởi của nhân sự trong quá trình làm việc sẽ khiến môi trường công ty trở thành nơi đoàn kết, tương thân, tương ái. Từ đó, tạo dựng được văn hóa Doanh nghiệp và đây cũng chính là điều khiến khách hàng đối tác có ấn tượng sâu sắc.

>>> ĐỌC NGAY: 15 cách tạo động lực cho nhân viên và bài học rút ra từ đại dịch COVID-19

2.4 Giữ và thu hút nhân tài

chinh-sach-phuc-loi
Chính sách phúc lợi tốt là thỏi nam châm giữ chân nhân tài và thu hút nguồn lực chất lượng

Một chế độ phúc lợi tốt không chỉ là về lương, thưởng mà còn phải cho nhân viên thấy đây là môi trường giúp họ phát triển tối đa những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân. Vì vậy, đây cũng là yếu tố chủ chốt giúp Doanh nghiệp giữ chân nhân tài, những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công ty trong tương lai.

>>> XEM THÊM: Mô tả công việc Kế toán trưởng trong Doanh nghiệp

2.5 Tiết kiệm các chi phí

Như đã phân tích ở trên, chính sách phúc lợi được đặt ra sẽ giúp giữ chân nhân tài, để họ tận lực cống hiến cùng Doanh nghiệp. Giả sử một tổ chức có chính sách phúc lợi không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ, vậy thì việc nhân viên lần lượt rời đi sẽ là tất yếu. Một bộ phận thiếu người sẽ phải tuyển dụng liên tục, tiêu tốn rất nhiều chi phí và thời gian.

Cụ thể những chi phí mà Doanh nghiệp phải bỏ ra cho công tác tuyển dụng như: chi phí truyền thông, phỏng vấn, hoa hồng cho người tuyển dụng (nếu có), thời gian và chi phí dùng để đào tạo ứng viên mới,…

Vì vậy, Doanh nghiệp cần đầu tư vào chính sách phúc lợi, vừa để giữ chân người tài, vừa để tối ưu và giảm thiểu bớt những chi phí không cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

>>> ĐỌC NGAY: Mẫu mô tả công việc kế toán bán hàng chi tiết

3. Top 9 chính sách phúc lợi phổ biến hiện nay

Sau đây là top 9 chính sách phúc lợi phổ biến, hiện nay đang được nhiều người lao động đón nhận, đồng thời cũng đem lại hiệu quả cao cho công tác quản trị nhân sự của Doanh nghiệp.

3.1 Khen thưởng và tăng lương định kỳ

chinh-sach-phuc-loi
Chính sách khen thưởng, tăng lương định kỳ tạo động lực cho tập thể cùng phấn đấu

Bất cứ nhân viên nào khi gắn bó với Doanh nghiệp cũng đều mong mỏi bản thân sẽ phát triển trong tương lai, đặc biệt là lương, thưởng và thu nhập. Vì vậy, chế độ khen thưởng và tăng lương định kỳ chính là điều mấu chốt để nhân viên quyết định có nên gắn bó lâu dài hay không.

Đồng thời, lương, thưởng cũng là đòn bẩy để tập thể nhân viên cùng nhau phấn đấu, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp nâng cao hiệu suất đồng bộ. Từ đó, tăng doanh thu, lợi nhuận và thúc đẩy chiến lược kinh doanh hiệu quả.

3.2 Các kỳ nghỉ, du lịch hằng năm

Đây là chế độ phúc lợi không phải Doanh nghiệp nào cũng có, nhưng nếu có thì sẽ là điểm sáng để thu hút nhân sự đầu quân cho tổ chức.

Hơn nữa, các kỳ nghỉ, du lịch hằng năm mang lại rất nhiều ý nghĩa, ví như kéo gần tình đoàn kết, giúp nội bộ thấu hiểu lẫn nhau. Từ đó, tăng thêm sự tương tác trong quá trình làm việc, hiệu suất cũng vì vậy mà được tăng cao.

Mặt khác, nếu các kỳ nghỉ, du lịch có sự tham gia của các cấp quản lý, lãnh đạo thì đây cũng là cơ hội để kéo gần khoảng cách giữa cấp trên – cấp dưới. Từ những kỷ niệm tốt đẹp mà tập thể càng hiểu nhau hơn, trong công việc cũng có thêm sự phối hợp ăn ý để cùng nhau đưa Doanh nghiệp đi lên.

3.3 Nghỉ phép có trả lương

chinh-sach-phuc-loi
Nghỉ phép có trả lương là một trong những chính sách phúc lợi được ưa thích hiện nay

Đôi khi nhân sự sẽ gặp phải những vấn đề phát sinh trong cuộc sống riêng, ví dụ như người thân ốm phải về chăm hoặc chịu tang. Những lúc này, nhân viên bắt buộc phải nghỉ phép để lo toan việc gia đình. Đồng thời đây cũng là giai đoạn khó khăn khi họ phải đối mặt với muôn vàn vấn đề, nhất là nỗi lo tài chính.

Nếu lựa chọn tiếp tục làm việc, họ sẽ bị phân tâm và không thể nào đảm bảo đúng chất lượng, năng suất công việc. Đồng thời, nếu nhân sự còn phải chịu sức ép từ lãnh đạo thì việc “dứt áo ra đi” chỉ là sớm muộn. Thấu hiểu được nỗi lo đó, một số Doanh nghiệp đã ra chính sách phúc lợi nghỉ phép có trả lương.

Chính sách phúc lợi này nếu được thiết lập hợp tình hợp lý sẽ chứng tỏ được sự quan tâm, săn sóc, thấu hiểu của ban lãnh đạo đến nhân viên. Vì vậy, họ sẽ càng có thêm động lực để đồng hành cùng sự phát triển vững bền của Doanh nghiệp.

3.4 Theo dõi sức khỏe nhân sự định kỳ

chinh-sach-phuc-loi
Theo dõi sức khỏe định kỳ là chiến lược giúp Doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro trong quá trình quản trị nhân sự

Đôi khi công việc dồn dập khiến nhân viên không để tâm hoặc không có ý thức quan tâm đến sức khỏe. Vì vậy, xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên thông qua theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ thay họ làm điều đó.

Điều này chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của Doanh nghiệp đến tập thể nhân viên, củng cố niềm tin nội bộ. Từ đó, tinh thần làm việc cũng thêm hứng khởi, thôi thúc nhân viên phấn đấu tạo dựng nhiều giá trị hơn cho tổ chức.

Ở một góc nhìn khác, bảo vệ sức khỏe của nhân viên cũng là chiến lược thông minh để duy trì và giữ vững hiệu suất công việc, cũng như hạn chế rủi ro về tổn thất chi phí hoặc gián đoạn công tác nếu nhân sự không may gặp vấn đề về sức khỏe.

3.5 Hỗ trợ tài chính cho nhân viên

Tài chính là một trong những vấn đề khiến nhân viên luôn phải trong trạng thái căng thẳng, âu lo. Vật giá ngày càng leo thang, sẽ đến một thời điểm mà mức lương cơ bản đã không còn đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, lãnh đạo cần đặt ra chế độ phúc lợi khéo léo giúp giải quyết được vấn đề tài chính cho nhân viên.

Ngoài những chính sách về thưởng thêm cho nhân viên hoặc tập thể xuất sắc, Doanh nghiệp có thể đề ra những phương án về dịch vụ cung cấp đầu tư hoặc kiểm soát tài chính.

Một khi chính sách phúc lợi giải quyết được vấn đề tài chính, nhân sự sẽ có tinh thần và tập trung cao độ với công việc. Từ đó, đảm bảo hiệu suất, chất lượng công tác và giúp tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau để có sự phát triển đồng bộ.

3.6 Cung cấp bữa ăn miễn phí

chinh-sach-phuc-loi
Chính sách phúc lợi cung cấp bữa ăn miễn phí

Đây là chế độ thường thấy ở các công ty lớn tầm cỡ quốc tế như Facebook, Twitter, Microsoft, Google,… Chế độ phúc lợi này có thể là Doanh nghiệp chi trả chi phí ăn trưa hoặc thêm một bữa ăn nhẹ vào ban chiều cho nhân viên.

Điều này khiến nhân viên thỏa mãn. Đồng thời, việc tổ chức ăn nhẹ vào buổi chiều cũng là cách làm tâm lý giúp nhân sự có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại tinh thần và sức lực để tiếp tục chiến đấu, đồng hành cùng Doanh nghiệp.

3.7 Cung cấp phương tiện đi lại

Có rất nhiều nhân sự tiềm năng trên thị trường lao động nhưng khi đọc bản thông báo tuyển dụng của công ty thì lại ngậm ngùi tiếc nuối bởi khoảng cách địa lý quá xa, hoặc nếu Doanh nghiệp mở thêm chi nhánh mới ở xa thì những nhân viên có gia đình, con nhỏ cũng không tiện chuyển nơi công tác.

Vậy chế độ phúc lợi giúp cung cấp phương tiện đi lại sẽ giải quyết triệt để những vướng mắc đó. Hiện nay có rất nhiều Doanh nghiệp thuê xe đưa đón nhân viên cả đi lẫn về. Việc này vừa giúp đảm bảo an toàn, vừa giảm thiểu tối đa những rủi ro như nghỉ đột xuất vì xe hư hoặc mưa bão. Chế độ này giúp duy trì hiệu suất và giữ cho công việc không bị gián đoạn.

3.8 Cơ hội thăng tiến

chinh-sach-phuc-loi
Cơ hội thăng tiến là yếu tố then chốt giúp nhân viên gắn bó lâu dài hơn

Một nhân viên có thái độ cầu tiến là tài sản vô giá của Doanh nghiệp. Vì vậy, những cơ hội thăng tiến hợp tình hợp lý sẽ cổ vũ tinh thần cống hiến của họ, là đòn bẩy để nhân viên phấn đấu tạo dựng nhiều giá trị hơn cho tổ chức.

Mặt khác, cơ hội thăng tiến cũng là sự khẳng định và tôn trọng của Doanh nghiệp đối với những nỗ lực âm thầm trong thời gian qua. Đây đồng thời là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành về năng lực, kiến thức, kỹ năng của nhân viên. Từ đó, lãnh đạo sẽ đề ra những chiến lược giúp phát triển và thúc đẩy thành tích cá nhân.

3.9 Linh hoạt sắp xếp thời gian làm việc

chinh-sach-phuc-loi
Thời gian làm việc linh hoạt giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Thời gian làm việc cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gắn bó cùng Doanh nghiệp. Có những nhân sự lựa chọn công việc với mức lương thấp nhưng linh động về thời gian hơn là những công việc có mức lương cao mà thời gian gò bó.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc những biện pháp tối ưu giúp nhân viên được linh động trong thời gian làm việc nhưng vẫn hoàn thành được chỉ tiêu đã đặt ra. Việc linh động thời gian cũng khiến họ có trạng thái thoải mái, tinh thần nhẹ nhàng để khi làm việc đảm bảo được chất lượng mà không phải đối phó.

Ở những công ty lớn như Netflix, họ hoàn toàn tin tưởng nhân viên trong việc sử dụng thời gian nghỉ ngơi, miễn sao đảm bảo được hiệu suất công việc. Nếu ngành nghề đặc thù của Doanh nghiệp bắt buộc phải làm việc liên tục, hãy sắp xếp để nhân viên thay ca hoặc cho họ làm việc tại nhà.

4. 3 xu hướng chính sách phúc lợi cần thiết trong đại dịch COVID

Đại dịch COVID chính là thời điểm để thay đổi lại cách thức hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Trong đó, vấn đề quản trị Doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp cải cách để tổ chức có thể thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh mà không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chính sách phúc lợi cũng được “thay áo mới” theo 3 hướng sau:

4.1 Cho phép làm việc từ xa

chinh-sach-phuc-loi
Work From Home là giải pháp tuyệt vời giữa mùa dịch

Có thể nói đây là xu hướng làm việc của thời đại mới, khi mà công nghệ đã phát triển vượt bậc thì mọi khoảng cách về giao tiếp hay làm việc cũng được giải quyết. Làm việc từ xa giúp bảo vệ sự an toàn của nhân viên cũng là giảm thiểu nguy cơ, rủi ro cho Doanh nghiệp.

Qua đó, chính sách phúc lợi này cũng giúp tiết kiệm mọi chi phí như điện, nước, chi phí ứng phó rủi ro khi nhân viên nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải Doanh nghiệp nào cũng có thể làm việc từ xa. Một số ngành nghề đặc thù đòi hỏi phải làm việc trực tiếp như các ngành sản xuất chẳng hạn.

4.2 Cá nhân hóa chính sách phúc lợi

Đây là xu hướng đang được phổ biến rộng rãi và áp dụng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phúc lợi. Cụ thể, Doanh nghiệp sẽ cho nhân viên quyền tự chọn lựa chính sách phúc lợi nào là cần thiết đối với họ, để tránh trường hợp chính sách phúc lợi đưa ra không thỏa mãn được nhu cầu, gây lãng phí ngân sách.

4.3 Chăm sóc sức khỏe trực tuyến

Sức khỏe chính là át chủ bài mà Doanh nghiệp cần để tâm nhằm giữ vững hiệu suất làm việc của nhân viên. Đặc biệt vào thời điểm đại dịch hoành hành thì vấn đề sức khỏe cũng bao hàm nhiều nỗi lo.

Vì vậy, các chương trình chăm sóc sức khỏe từ xa như tư vấn trực tuyến, hỗ trợ thuốc thang tận nhà cũng là chính sách phúc lợi tốt mà Doanh nghiệp cần cân nhắc cung cấp cho nhân viên.

5. Case study về chính sách phúc lợi cho nhân sự ở các tập đoàn lớn

Có thể nói chính sách phúc lợi như một “chìa khóa vàng” trong chiến lược nhân sự, giúp nhân viên cống hiến và nỗ lực hết mình để cùng Doanh nghiệp tạo dựng nên những giá trị lâu dài, bền vững.

Bạn có thể tham khảo chính sách phúc lợi ở một số Doanh nghiệp lớn như Vingroup, Shoppee, AIA Việt Nam,… Đó là những công ty, tập đoàn đã xây dựng cơ chế phúc lợi đầy đủ về lương thưởng cũng như điều kiện thăng tiến nhằm giúp nhân viên phát triển toàn diện, từ đó cống hiến nhiều giá trị hơn cho tổ chức.

Đặc biệt một số Doanh nghiệp hiện đã áp dụng chính sách phúc lợi linh hoạt, nhân sự được quyền tự do chọn lựa những điều khoản phù hợp nhất với mình. Qua đó, thể hiện được mong muốn, nguyện vọng của mỗi người và là lực đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của toàn tổ chức.

Chính sách phúc lợi giúp ổn định cơ cấu, điều hòa bộ máy nội bộ và tác động mạnh mẽ đến tinh thần, trạng thái làm việc của nhân sự. Tuy nhiên, để xây dựng chính sách phúc lợi toàn diện không phải điều dễ dàng, đòi hỏi phải xem xét, tham khảo và cân nhắc từ chi tiết đến tổng thể sao cho sát thực tế.

Ngoài những chính sách phúc lợi đã được nêu ở trên, Doanh nghiệp có thể tham khảo một số gợi ý nhằm xây dựng cơ chế nhân sự hoàn hảo hơn tại FASTDO. Song song đó, một số công cụ quản trị hiệu quả từ FASTDO cũng sẽ giúp Doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và phát triển mạnh hoạt động kinh doanh.

>>> ĐỌC THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat