KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

15 cách tạo động lực cho nhân viên và kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19

Facebook
Twitter
LinkedIn

Tạo động lực cho nhân viên là công việc cần thiết mà Doanh nghiệp cần thực hiện để cải thiện năng suất làm việc của nhân sự và gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Trong bài viết dưới đây, Fastdo sẽ giúp bạn tìm hiểu 15 cách tạo động lực cho cấp dưới của mình và những bài học đắt giá rút ra từ đại dịch Covid – 19.

1. Tầm quan trọng của việc tạo động lực cho nhân viên

Tạo động lực cho nhân viên là một trong những công việc hàng đầu mà các nhà lãnh đạo phải quan tâm. Bởi động lực chính là chìa khóa để thúc đẩy nhân viên làm việc, gắn kết và sáng tạo hết mình trong công việc. 

Bí quyết để tạo động lực thành công cho nhân viên đó chính là sự thấu hiểu và đọc vị cảm xúc của họ. Bạn cần hiểu rõ những mong muốn, nhu cầu cũng như những yếu tố tác động đến hành vi của nhân sự. Từ đó, bạn mới có thể truyền lửa hiệu quả đến nhân viên của mình.

tạo động lực cho nhân viên
Các động lực ngoại vi còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến động lực nội vi

Động lực là nguồn cảm hứng để nhân viên gắn kết, sáng tạo và tăng năng suất làm việc. Khi đó, họ sẽ đặt hết tâm huyết của bản thân vào quá trình làm việc và cống hiến tại tổ chức. Những nhân sự được truyền động lực thành công thường tạo ra giá trị lớn hơn cho Doanh nghiệp so với những nhân viên khác.

>>> ĐỌC THÊM: 9 cách lấy lại tinh thần hiệu quả khi mất động lực làm việc

2. Những yếu tố tác động đến động lực của nhân viên

Để có thể thành công trong việc tạo động lực cho nhân viên, nhà lãnh đạo cần nắm được các yếu tố sau:

2.1 Sự ghi nhận và phần thưởng

Khi hoàn thành tốt một công việc, bạn nên công nhận điều đó. Tuy nhiên, chỉ một lời khen mà không có phần thưởng đi kèm khi nhân viên tích cực làm việc và đạt kết quả xuất sắc sẽ khiến họ mất đi động lực làm việc. Một số nhân viên sẽ cảm thấy không xứng đáng nếu như những nỗ lực không được công nhận hay được khen thưởng.

Ghi nhận và phản hồi nhân sự một cách dễ dàng thông qua tính năng CFRs trong Bộ giải pháp quản trị phần mềm fOKRs của Fastdo. CFRs sẽ giúp Doanh nghiệp tạo động lực cho nhân sự, xây dựng văn hóa phản hồi tích cực trong tổ chức.

trello là gì
fCFRs Công cụ hỗ trợ quản lí doanh nghiệp

Đăng ký trải nghiệm ngay tính năng CFRs trong Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs toàn diện (fOKRs) của Fastdo:

Nhận bản Demo ngay tại đây

>>> XEM NGAY: Xác định 10 niềm tin giới hạn và cách khắc phục chúng

2.2 Phát triển và thăng tiến

Khi làm việc, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và có cơ hội thăng tiến. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 20% nhân viên mong muốn các cơ hội phát triển nghề nghiệp và đào tạo hơn là phần thưởng vật chất. Sự thăng tiến của bản thân ở các vị trí cao hơn giúp nhân viên có động lực đóng góp nhiều hơn cho công ty.

Việc xây dựng các khóa đào tạo thường niên sẽ tạo ra sự trung thành và tăng động lực làm việc cho nhân viên. Nghiên cứu của Harvard cho rằng, nhân viên sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp nếu các nhà quản lý quan tâm đến sự phát triển của họ. Điều này khiến họ cảm thấy được tin tưởng và muốn cống hiến nhiều hơn.

>>> ĐỌC THÊM: TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên

2.3 Sự ảnh hưởng của lãnh đạo

Nghiên cứu của Gallup cho thấy, cứ 10 nhân viên thì có 2 người đồng ý rằng, hiệu suất làm việc của họ tăng lên nếu được người lãnh đạo tạo động lực thúc đẩy họ hoàn thành công việc xuất sắc.

Một lãnh đạo tài năng sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Điều quan trọng là cấp trên phải đặt những kỳ vọng lên nhân viên trung thành và giao công việc hợp lý cho đúng người, tôn trọng và đánh giá đúng về năng lực của nhân viên.

>>> XEM NGAY: Đào tạo nội bộ là gì? 7 khó khăn phổ biến trong đào tạo nội bộ

2.4 Cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân

Môi trường làm việc tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó cung cấp một chế độ làm việc hợp lý. Khi nhân viên có động lực làm việc, họ sẽ có xu hướng ít xin nghỉ làm, nghỉ việc và luôn luôn sẵn sàng tăng ca. Điều này nghe có vẻ tốt nhưng sẽ khiến nhân sự nhanh chóng rơi vào trạng thái kiệt sức, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.

Do đó, Doanh nghiệp cần phải đảm bảo về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân của nhân sự. Hãy phân bổ thời gian làm việc hợp lý, đẩy mạnh các phúc lợi về sức khỏe của nhân sự, quan tâm và hỏi han đến nhân viên hơn để đảm bảo họ có đủ sức để làm việc.

>>> XEM NGAY: 8+ Giải pháp giúp cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên

2.5 Môi trường làm việc

Một môi trường làm việc tích cực sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc và phát triển. Đối với môi trường vật chất (không gian làm việc và các khu vực xung quanh), nhân viên có xu hướng làm việc hiệu quả hơn trong các không gian mở, kích thích các giác quan và đầy đủ trang thiết bị cần thiết.

Về môi trường phi vật chất (sự tương tác, văn hóa doanh nghiệp,…), Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa phản hồi tích cực, những cuộc đối thoại thường xuyên. Từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy gắn kết, cởi mở và tin tưởng hơn vào Doanh nghiệp. Do đó, họ sẽ có động lực để cống hiến và phát triển ở tổ chức của bạn.

Bạn đã mệt mỏi với việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên mỗi ngày? fCheckin sẽ giúp hoạt động chấm công của Doanh nghiệp bạn diễn ra dễ dàng, chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tập trung vào việc tối ưu hóa thời gian và năng suất, hãy để fCheckin đồng hành cùng bạn trên hành trình quản lý hiệu quả hơn.

Phần mềm chấm công
Phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo

3. 15 cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả

Người lãnh đạo có vai trò tạo điều kiện và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. Các công ty sẽ tìm cách hiểu được nhu cầu của nhân viên để giải quyết những mong muốn, khó khăn gặp phải. Dưới đây là một số cách tạo động lực cho nhân viên.

3.1 Xây dựng một môi trường làm việc thú vị

Trong quá trình làm việc, mọi người sẽ dễ gặp áp lực. Một môi trường làm việc tẻ nhạt và luôn căng thẳng sẽ khiến các nhân sự mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả. 

Hãy đảm bảo không gian làm việc tại Doanh nghiệp của bạn có đủ ánh sáng, được trang trí đẹp đẽ, có các tiện nghi và thiết bị hỗ trợ cho công việc của nhân viên. Bên cạnh đó, đồng nghiệp vui vẻ và thoải mái cũng là yếu tố giúp giảm bớt áp lực cho nhân sự hơn.

tạo động lực cho nhân viên
Bạn có thể linh hoạt thay đổi vị trí làm việc, luôn giữ cho không gian được sạch sẽ

3.2 Luôn tôn trọng, trung thực và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên

Một trong những lý do khiến nhân viên rời bỏ công ty đó là gặp những người quản lý không tốt. Những điều đơn giản như tôn trọng, trung thực, luôn sẵn sàng hỗ trợ và những cuộc nói nói chuyện rõ ràng sẽ khiến nhân viên cảm mến bạn hơn. 

tạo động lực cho nhân viên
Lãnh đạo giỏi cũng cần có kiến thức và kinh nghiệm thực chiến

3.3 Tạo động lực bằng phần thưởng

Nếu bạn muốn duy trì động lực cho nhân sự của mình, bạn nên xây dựng một kế hoạch khuyến khích nhân viên bằng phần thưởng. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể trao thưởng cho nhân viên:

  • Tiền thưởng hàng quý.
  • Chăm sóc y tế.
  • Các khóa học miễn phí.
  • Tiền hoa hồng.
thúc đẩy động lực cho nhân viên
Bạn nên xây dựng một kế hoạch khuyến khích nhân viên bằng các phần thưởng

Khi biết rằng mình sẽ được thưởng nếu hoàn thành tốt các công việc, nhân viên sẽ có động lực để cố gắng nhiều hơn. Ngoài ra, nhân viên cũng sẽ gắn bó với công ty lâu dài hơn nếu như được nhận các phần thưởng xứng đáng.

3.4 Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng

Nhân viên sẽ cảm thấy có động lực hơn khi doanh nghiệp đưa ra lộ trình thăng tiến rõ ràng. Điều này sẽ khiến nhân viên sẽ làm việc năng suất, hiệu quả hơn. Mỗi doanh nghiệp nên tạo cơ hội để nhân viên phát huy năng lực và phát triển bản thân. Hơn nữa, nên tạo động lực và đưa ra những phần thưởng xứng đáng khi họ đạt được thành công lớn.

tạo động lực cho nhân viên
Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng

3.5 Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo

Sự buồn chán và quy củ là yếu tố tạo nên sự buồn chán và mất động lực ở nhân sự khi làm việc. Do đó, Doanh nghiệp cần tạo môi trường năng động, khuyến khích nhân viên sáng tạo và cho phép các ý tưởng đó được triển khai thực tiễn trong tổ chức.

Bạn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng cách mời họ tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các ý tưởng về thương hiệu, logo,…. Bạn cũng có thể thúc đẩy tinh thần của nhân sự bằng cách trao thưởng cho người có đóng góp tốt nhất. Được sáng tạo và được công nhận sẽ khiến nhân viên muốn cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.

tạo động lực cho nhân viên
Khuyến khích nhân viên đổi mới và sáng tạo

3.6 Công nhận những thành tựu của nhân viên

Đừng ngần ngại công nhận một nhân sự khi họ đã hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Lời khen ngợi không chỉ giúp cho nhân viên cảm thấy rằng mình được đánh giá cao mà còn thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn.

tạo động lực cho nhân viên
Công nhận những thành tựu của nhân viên

Năng suất làm việc và tỷ lệ nhân sự trung thành ở các Doanh nghiệp có văn hóa công nhận thường cao hơn những tổ chức khác. Nếu nhân viên của bạn làm việc chăm chỉ và đạt thành quả cao, bạn nên tuyên dương họ trong các cuộc họp, hoặc gửi email cảm ơn vì những gì họ nỗ lực hết mình trong công việc.

3.7 Bày tỏ lòng biết ơn đến sự cống hiến của nhân viên

Đây là một cách công nhận sự cống hiến của nhân viên dễ dàng nhất. Một lời cảm ơn sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao, được tôn trọng và thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm ơn nhân viên bằng các phần thưởng vật chất, như tăng thêm ngày nghỉ, tặng các phiếu thưởng hoặc chuyến du lịch,…

tăng động lực cho nhân sự
Một lời cảm ơn sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao

3.8 Minh bạch tất cả mục tiêu của công ty

Các nhà lãnh đạo cần cung cấp cho nhân viên về tầm nhìn, mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp. Từ đó, nhân viên hiểu được doanh nghiệp đang làm những gì, công việc của mình có đóng góp gì cho công ty và sẽ cố gắng đạt được những điều đó.

Hơn nữa, bạn nên nói rõ những kỳ vọng mà bạn muốn nhân viên đó đạt được. Đồng thời hãy cùng làm việc với cấp dưới của mình để cùng nhau đề ra các mục tiêu và nỗ lực đạt được kết quả tốt nhất. Như vậy, nhân viên sẽ hiểu rõ những gì họ phải làm và có trách nhiệm hơn với công ty.

tạo động lực cho nhân viên
Các nhà lãnh đạo cần cung cấp cho nhân viên về tầm nhìn, mục tiêu

Xây dựng, thiết lập và minh bạch toàn bộ mục tiêu của tổ chức với Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện (fOKRs) của Fastdo:

Nhận ngay Bản demo tại đây

3.9 Chia nhỏ mục tiêu hàng tuần

Nếu muốn đạt được những thành tựu to lớn, doanh nghiệp cần chia nhỏ các mục tiêu để dễ hình dung và thực hiện. Hãy cố gắng xây dựng chiến lược mục tiêu cụ thể làm nền tảng để hoàn thành những điều bạn mong muốn. 

Ví dụ: Thay vì muốn kiếm được 1 tỷ trong một năm, bạn hãy lên chiến lược cụ thể để có được 100 khách hàng mới trong tuần này. Khi chia nhỏ mục tiêu và lên các kế hoạch cụ thể bạn sẽ dễ dàng đạt được 1 tỷ hơn. Sau khi hoàn thành tốt các nhiệm vụ, bạn có thể thưởng cho nhân viên của mình bằng những chuyến du lịch, một bữa tiệc,… 

tạo động lực cho nhân viên
Doanh nghiệp cần chia nhỏ các mục tiêu để mọi người dễ hình dung và thực hiện

Chia nhỏ mục tiêu thành các kế hoạch, công việc ngắn hạn hơn thông qua Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch fWork của Fastdo:

Nhận Bản demo ngay tại đây

3.10 Quan tâm đến tương lai của nhân viên

Quản lý quan tâm đến tương lai của nhân viên là một loại động lực tuyệt vời. Khi được doanh nghiệp tạo cơ hội để thăng tiến, phát triển bản thân và được đào tạo thêm các kỹ năng liên tục, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng muốn gắn bó lâu dài hơn. 

Bên cạnh vai trò lãnh đạo, nhà quản lý cũng nên là một nhà cố vấn, định hướng về tương lai của nhân sự. Điều này sẽ khiến nhân sự cảm thấy gắn kết, tin tưởng hơn ở bạn. Ngoài ra, vì nhận được sự quan tâm, họ sẽ có động lực để cố gắng nhiều hơn nữa.

tạo động lực cho nhân viên
Bạn nên đặt ra các mục tiêu cho nhân viên có động lực hoàn thành

3.11 Lắng nghe những nhu cầu của nhân viên

Việc lắng nghe nhân viên giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ các nhu cầu và mong muốn của cấp dưới. Khi những yêu cầu thỏa đáng được đáp ứng, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn và cống hiến cho công ty.

Nếu nhân viên có những ý tưởng nào đó chưa hợp lý, bạn có thể không thực hiện nhưng hãy lắng nghe ý kiến đó. Bởi vì đa số mọi người đều mong muốn tiếng nói của mình được lắng nghe. Nếu quản lý quá thờ ơ với những đề xuất, nhân viên có xu hướng không quan tâm đến công ty và năng suất làm việc không đạt hiệu quả.

gia tăng động lực cho nhân sự
Việc lắng nghe nhân viên giúp cho nhà lãnh đạo hiểu rõ các mong muốn của cấp dưới

3.12 Duy trì giao tiếp tích cực

Giao tiếp thân thiện với cấp dưới là điều quan trọng với mỗi nhà lãnh đạo. Bạn cần khéo léo tạo nên những cuộc nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với nhân viên để họ bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mình. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy được thỏa mái, vui vẻ hơn chính trong môi trường làm việc như vậy. 

Việc nói chuyện hay thảo luận hằng ngày với nhân viên sẽ giúp nhân viên gắn bó hơn với công ty. Điều này không chỉ làm nhân sự thấy hài lòng mà còn giúp bạn hiểu được thực trạng của Doanh nghiệp từ góc nhìn của nhân sự.

tạo động lực cho nhân viên
Giao tiếp thân thiện với cấp dưới là điều quan trọng với mỗi nhà lãnh đạo.

3.13 Trao quyền tự chủ công việc cho nhân sự

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nhân viên sẽ hoạt động năng suất hơn khi họ được chủ động trong công việc. Sự linh hoạt về nơi làm việc, lịch trình, tốc độ làm việc hay thứ tự hoàn thành các nhiệm vụ đều góp phần làm tăng mức độ hài lòng của nhân viên.

Nếu doanh nghiệp chưa từng trao quyền cho nhân viên, bạn hãy dần dần kết hợp quyền tự chủ vào quy trình làm việc. Bạn không cần phải thay đổi đột ngột quy trình làm việc của công ty mà hãy sử dụng một số chiến lược đơn giản để trao dần quyền tự chủ trong công việc của nhân viên.

tạo động lực cho nhân viên
Nhân viên sẽ hoạt động năng suất hơn khi họ được chủ động trong công việc

3.14 Xây dựng các chương trình đào tạo thường xuyên

Đào tạo thường xuyên là việc làm quan trọng để tạo động lực cho cấp dưới. Điều này cho thấy quản lý luôn tận tâm, giúp nhân viên hoàn thiện bản thân hơn, được học hỏi và tìm ra cách làm việc tốt nhất. Đào tạo chính là nguồn động lực tuyệt vời để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

tạo động lực cho nhân viên
Đào tạo thường xuyên là việc làm quan trọng để tạo động lực cho cấp dưới

3.15 Để nhân viên dẫn dắt các cuộc họp quan trọng

Cuối cùng, để tạo động lực cho nhân viên, các nhà lãnh đạo nên tạo cơ hội cho nhân viên được dẫn dắt các cuộc họp quan trọng. Khi các thành viên được dẫn dắt một cuộc trò chuyện, một cuộc thảo luận nào đó, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng khi những ý kiến, đóng góp của mình được lắng nghe và có khả năng trở thành hiện thực.

thúc đẩy động lực cho nhân viên
Các nhà lãnh đạo nên tạo cơ hội cho nhân viên được tham gia các cuộc họp quan trọng

4. 3 bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 về việc tăng động lực cho nhân viên

Đại dịch COVID – 19 khiến mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội, làm việc từ xa để đảm bảo sức khỏe an toàn. Điều này gây tác động không nhỏ đến cách thức hoạt động, cách quản lý nhân viên trong tổ chức. Tuy nhiên, Covid – 19 cũng đã dạy các doanh nghiệp bài học về việc tạo động lực cho nhân viên:

  • Ưu tiên về độ an toàn: Đặt hàng mua nước rửa tay hay các thiết bị y tế bảo vệ sức khỏe cho tất cả các nhân viên trong công ty. Khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi khi cảm thấy sức khỏe không ổn. Trong kinh doanh, việc đảm bảo an toàn cho nhân viên phải đặt lên hàng đầu.
  • Đồng cảm với nhân viên để cùng đồng hành lâu dài: Đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của tất cả mọi người. Vì vậy, người lãnh đạo cần thăm hỏi, nói chuyện để lắng nghe nhu cầu của nhân viên. Cấp dưới của bạn có thể cần nơi làm việc linh hoạt, cần sự nghỉ ngơi hoặc cần một vài phúc lợi khác,…
  • Giao tiếp là chìa khóa: Khi doanh nghiệp thực hiện một số thay đổi, bạn nên cho nhân sự của mình biết. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng công ty hơn. Đồng thời, nhân sự cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi nhận được thông báo từ công ty.
tạo động lực cho nhân viên
Covid – 19 cũng đã dạy các doanh nghiệp bài học về việc tạo động lực cho nhân viên

Như vậy, Fastdo đã giới thiệu đến bạn 15 cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả. Với những phương pháp đơn giản này, bạn sẽ có thể tìm ra được những động lực tốt nhất cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi công ty đều có văn hóa tổ chức khác nhau, hãy điều chỉnh và thay đổi để phù hợp với Doanh nghiệp của mình nhất nhé!

fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Đăng ký nhận Bản Demo phần mềm fWork

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

4.7/5 - (4 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat