KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Hướng dẫn cách tính lương thử việc mà Doanh nghiệp cần biết

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Fastdo triển khai KHUYẾN MÃI THÁNG 4 hỗ trợ khách hàng x2 thời gian triển khai bộ giải pháp tổng thể Fastdo All In One. Click vào ảnh để nhận ngay khuyến mãi hấp dẫn từ Fastdo.

Doanh nghiệp khi nắm bắt được cách tính lương thử việc theo quy định sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động. Cùng FASTDO  tìm hiểu các quy định về cách tính lương và phương pháp tính lương phù hợp thường được doanh nghiệp ứng dụng hiện nay!

1. Quy định về cách tính lương thử việc 2022

cách tính lương thử việc
Quy định về cách tính lương thử việc tại Bộ Luật Lao động năm 2019

Bộ Luật Lao động là văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Liên quan đến cách tính lương thử việc, Bộ luật lao động năm 2019 đem đến cách tính như sau:

1.1 Thời gian thử việc 

Về cơ bản, mối quan hệ dân sự thường dựa vào sự thỏa thuận của các bên tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của các bên, Điều 25 Bộ luật Lao động quy định tính chất, thời gian thử việc như sau: 

  • Thời gian thử việc không được vượt quá 180 ngày đối với người thực hiện nhiệm vụ là người quản lý doanh nghiệp. 
  • Đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày. 
  • Đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì quy định thời gian thử việc không quá 30 ngày.
  • Đối với những công việc khác thời gian thử việc không quá 6 ngày.
  • Chỉ được áp dụng quy định thử việc một lần đối với một công việc. 

>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức

1.2 Mức lương dành cho lao động thử việc

So với hợp đồng lao động chính thức, các doanh nghiệp thường trả ít hơn mức lương chung của công việc đó. Tại Điều 26, Bộ Luật Lao động quy định, mức tiền lương trong thời gian thử việc sẽ do các bên thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, mức lương không được thấp hơn 85% mức lương của công việc. 

Ngoài ra, liên quan đến mức lương tối thiểu của công việc, tại điều 90 Bộ Luật Lao động, các bên tham gia xác thực hợp đồng sẽ thỏa thuận về mức tiền lương của công việc. Tuy nhiên, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hằng năm tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội. 

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau: 

  • Vùng I: Mức lương tối thiểu 4.420.000 đồng/tháng;
  • Vùng Ii: Mức lương tối thiểu 3.920.000 đồng/tháng
  • Vùng I: Mức lương tối thiểu 3.430..000 đồng/tháng
  • Vùng I: Mức lương tối thiểu 3.070.000 đồng/tháng

Trường hợp các công việc đã qua đào tạo nghề thì người sử dụng lao động thì mức lương phải cao hơn tối thiểu 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

cách tính lương thử việc
Lương thử việc phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy định

>>> ĐỌC NGAY: Các cách tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất năm 2022

1.3 Cách tính lương thử việc

Cách tính lương thử việc do người sử dụng lao động căn cứ vào các thỏa thuận với người lao động để xây dựng nên bảng lương. Theo đó: 

  • Mức lương thỏa thuận không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đó. Ví dụ: Mức lương cho nhân viên kế toán khi ký hợp đồng chính thức là 10 triệu thì mức lương thử việc không được thấp hơn 8.5 triệu đồng. 
  • Ngoài lương cứng, cách tính lương thử việc còn được tính theo chất lượng công việc. Nếu làm việc tốt, nhân viên sẽ được hưởng hoa hồng từ các từ việc tính % của các đơn hàng đã hoàn thành.
  • Tính theo giờ làm thêm, ngày nghỉ lễ: Trong thời gian thử việc, nếu nhân viên làm thêm giờ vẫn được tính tiền thêm giờ theo quy định. Theo đó, nếu nhân viên làm thêm vào ngày thường, lương ít nhất bằng 150%. Nếu làm làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì lương ít nhất bằng 200%. Cuối cùng, trường hợp làm thêm giờ vào dịp lễ, tết thì lương ít nhất bằng 300.
cách tính lương thử việc
Deal lương thử việc phải đảm bảo quy định của pháp luật

>>> XEM THÊM: Người tham chiếu là gì? Lưu ý khi lựa chọn người tham chiếu.

2. Cách nhà quản lý đưa ra mức lương thử việc phù hợp

Đội ngũ nhân viên chính là lực lượng nòng cốt để xây dựng doanh nghiệp. Vì vậy, ngay từ quy trình thử việc, cách tính lương thử việc phù hợp sẽ giúp người lao động có niềm tin vào doanh nghiệp hơn. Bạn có thể tham khảo cách đưa ra mức lương thử việc phù hợp sau:

2.1 Đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật

Các quy định của pháp luật có tính bắt buộc thực hiện trên thực tế. Vì thế, trước khi đưa ra mức lương phù hợp, bạn cần căn cứ lương tối thiểu do nhà nước quy định. Để làm được điều này, bạn cần: 

  • Nắm rõ các quy định về mức lương thử việc dành cho người lao động. 
  • Xác định vị trí việc làm của người lao động để xác định mức lương phù hợp. Lưu ý, mức lương phải cao hơn lương tối thiểu vùng được nêu cụ thể tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ.  

>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp xây dựng quy trình làm việc cho Doanh nghiệp cực hiệu quả

2.2 Trả lương theo đặc thù công việc

Mỗi vị trí với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật sẽ có các mức lương khác nhau. Người được đào tạo sẽ có mức lương khác biệt với người chưa qua đào tạo. Ngoài ra, việc xác định lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất công việc, môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại hay hay kinh nghiệm làm việc,…

>>> XEM THÊM: Chi phí quản lý dự án là gì? 5 cách tiết kiệm chi phí

2.3 Cân nhắc phương án trả lương hợp lý

Mỗi doanh nghiệp thường sẽ có những cách tính lương thử việc khác nhau. Hiện nay, các đơn vị thường lựa chọn phương án trả lương khoán và lương cứng hoặc thực hiện đồng thời cả hai cho nhân viên thử việc. Cụ thể: 

  • Lương cứng: Là số tiền cố định doanh nghiệp trả cho người lao động theo tháng. Phương án này giúp người lao động yên tâm công tác hơn. 
  • Lương khoán: Doanh nghiệp căn cứ vào khối lượng, thành quả công việc hoàn thành theo sản phẩm, doanh thu sản phẩm để trả lương. Phương án trả lương này giúp người lao động phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. 
cách tính lương thử việc
Chủ doanh nghiệp nên cân nhắc phương án trả lương hợp lý

>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] – 5 Mẫu quyết định tăng lương mới nhất 2022

2.4 Những lưu ý quan trọng khác

  • Doanh nghiệp cần thực hiện đảm bảo các chế độ về tiền lương như làm thêm giờ, làm việc trong môi trường độc hại, đóng bảo hiểm,.. cho người lao động trong thời gian thử việc. 
  • Hỗ trợ các khoản phụ cấp như công tác phí, điện thoại, xăng xe,.. cho người lao động để yên tâm công tác. 
  • Thực hiện các chế độ bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời cho nhân viên thử việc để tạo động lực hăng say làm việc và gắn kết hơn với doanh nghiệp. 
  • Khi hết thời gian thử việc, cần căn cứ vào chất lượng công việc, xem xét mức lương chính thức phù hợp với năng lực của nhân sự,

Hy vọng với các cách tính lương thử việc hợp lý, đúng pháp luật nêu trên đã giúp doanh nghiệp deal lương phù hợp cho nhân viên. Nhờ đó, giúp họ thêm tin tưởng và phấn đấu vì sự phát triển của doanh nghiệp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> ĐỌC THÊM:

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *