[CÓ FORM MẪU] Bộ Các Tiêu Chí Đánh Giá Nhân Viên Thử Việc Chuẩn 2024

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (5 bình chọn)
các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc

Mỗi doanh nghiệp đều có các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc khác nhau tùy vào văn hóa cũng như cách thức kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, Fastdo sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về ba tiêu chí thường dùng để đánh giá nhân viên thử việc. Hãy đọc bài viết ngay nhé!

1. Đánh giá nhân viên thử việc là gì?

Đánh giá nhân viên thử việc là một quá trình quan trọng trong quản lý nhân sự. Quá trình này nhằm đánh giá toàn diện về năng lực, thái độ làm việc và sự phù hợp của ứng viên mới với công việc và văn hóa công ty. Thông thường, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thực hiện điều này trong khoảng từ 1 – 3 tháng sau khi nhân viên thử việc.

Quá trình này bao gồm việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như:

  • Quan sát trực tiếp: Các nhà quản lý và đồng nghiệp sẽ quan sát cách nhân viên đang thử việc thực hiện công việc, tương tác với đồng nghiệp và khách hàng, giải quyết vấn đề, cũng như thái độ làm việc hàng ngày của họ.
  • Phản hồi từ đồng nghiệp: Sau đó, đồng nghiệp sẽ cung cấp ý kiến về khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và sự hòa nhập của nhân viên đó.
  • Tự đánh giá: Tiếp theo, ứng viên sẽ tự đánh giá hiệu quả công việc, những khó khăn gặp phải và đề xuất giải pháp cải thiện.
  • Báo cáo công việc: Ứng viên sẽ báo cáo định kỳ về tiến độ công việc, kết quả đạt được và những vấn đề cần được giải quyết.

Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để đưa ra quyết định cuối cùng về việc có tiếp tục tuyển dụng ứng viên chính thức hay không. Ngoài ra, quá trình đánh giá cũng giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công việc, xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó có hướng phát triển phù hợp.

các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc
Đánh giá nhân viên thử việc là gì?

2. Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc cho nhà tuyển dụng

Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả.

Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử phần mềm chấm công 3 trong 1 fCheckin ngay hôm nay.

Phần mềm chấm công fCheckin
Phần mềm chấm công fCheckin

Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc thường bao gồm nhiều khía cạnh, nhằm đảm bảo đánh giá toàn diện về năng lực và sự phù hợp của ứng viên với công việc và môi trường công ty. Dưới đây là các tiêu chí thường được sử dụng:

2.1. Kiến thức – Năng lực chuyên môn

  • Kiến thức chuyên môn: Là mức độ am hiểu về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến công việc, bao gồm kiến thức lý thuyết và thực tiễn.
  • Kỹ năng chuyên môn: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế công việc, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, sử dụng các công cụ, phần mềm liên quan.
  • Khả năng giải quyết vấn đề: Là khả năng phân tích tình huống, xác định vấn đề và đề xuất giải pháp hiệu quả.
  • Chất lượng công việc: Kiểm tra một cách tổng quan về chất lượng sản phẩm, kết quả công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ và yêu cầu.
đánh giá nhân viên thử việc
Kiến thức
>>> XEM THÊM: Nguyên tắc Pareto (quy tắc 80/20) là gì? Cách áp dụng hiệu quả

2.2. Kỹ năng mềm

Các kỹ năng mà nhà quản lý cần đánh giá nhân viên thử việc là kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp và đàm phán… Bên cạnh đó, trong từng công việc cụ thể, nhân viên thử việc sẽ cần có các kỹ năng đặc thù riêng.

  • Kỹ năng giao tiếp: Xem xét khả năng giao tiếp của nhân viên thông qua lời nói và văn bản đã thể hiện trong quá trình làm việc, khả năng lắng nghe, trình bày ý kiến rõ ràng, mạch lạc.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Quan sát khả năng hợp tác của nhân viên, cách họ phối hợp với đồng nghiệp, chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc chung.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Xem xét khả năng lập kế hoạch, tổ chức công việc và sắp xếp thời gian hợp lý để đạt hiệu quả cao.
  • Kỹ năng thích nghi: Đánh giá khả năng thích ứng của nhân viên đối với môi trường làm việc mới, thay đổi công việc, tiếp thu kiến thức mới.
  • Kỹ năng giải quyết xung đột: Đánh giá khả năng xử lý các tình huống mâu thuẫn, bất đồng trong công việc một cách tích cực và hiệu quả.
các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc
Kỹ năng

2.3 Thái độ

Trong các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc, yếu tố thái độ thường bị nhà quản lý xem nhẹ. Một nhân viên tốt sẽ có thái độ cư xử đúng mực với cấp trên, quản lý và luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc. Nhà quản lý có thể dựa vào các yếu tố sau đây để đánh giá thái độ làm việc của ứng viên.

  • Tinh thần trách nhiệm: Bao gồm mức độ chủ động, tận tâm trong công việc, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Tính kỷ luật: Là việc tuân thủ các quy định, quy trình làm việc, giờ giấc làm việc, nội quy công ty.
  • Tinh thần học hỏi: Xem xét nhân viên có sự cầu tiến, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp để cải thiện bản thân.
  • Chủ động: Đánh giá khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu của nhân viên và khả năng đề xuất ý tưởng mới, giải pháp sáng tạo trong công việc.
  • Nhiệt tình: Đánh giá sự năng động, tích cực, sẵn sàng tham gia các hoạt động của công ty.
các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc
Thái độ
>>> XEM THÊM: Dấu hiệu quá tải trong công việc và 4 cách khắc phục hiệu quả

3. Lý do nên đánh giá nhân viên thử việc

Việc đánh giá nhân việc thử việc được các doanh nghiệp rất coi trọng và thực hiện một cách nghiêm túc. Nhờ quy trình đánh giá này, nhân viên thử việc sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân mà doanh nghiệp cũng cái nhìn khách quan để quyết định tuyển dụng ứng viên hay không.

Cách đánh giá nhận xét nhân viên thử việc cũng được coi là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Việc đánh giá này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm ra được ứng viên tiềm năng, xây dựng được lộ trình phát triển cho nhân viên mới. Bên cạnh đó, quy trình đánh giá này còn giúp nhà tuyển dụng hạn chế lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức vì chọn sai người.

bảng đánh giá nhân viên thử việc
Lý do nên đánh giá nhân viên thử việc
>>> XEM THÊM: Gia tăng tốc độ thực thi với 10 phần mềm quản lý KPI cho doanh nghiệp

4. Công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả thử việc

Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh giá kết quả thử việc sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tuyển dụng và tạo cơ sở nhận xét khách quan.

4.1 Form đánh giá nhân viên thử việc

Việc đánh giá nhân viên thử việc là một bước quan trọng không thiếu trong quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Nội dung của form đánh giá nhân viên thử việc sẽ bao gồm các công việc mà ứng viên đã làm và số điểm mà nhà tuyển dụng chấm cho các tiêu chí đã được đề ra.

các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc
Bảng mẫu đánh giá nhân viên thử việc
các tiêu chuẩn đánh giá nhân viên
Form đánh giá nhân viên thử việc
>>> XEM THÊM: Sơ đồ Gantt là gì? Cách tạo Gantt Chart trong Excel chỉ với 6 bước

4.2 Bài kiểm tra năng lực

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng bài kiểm tra năng lực vào quá trình đánh giá nhân viên thử việc. Bài kiểm tra này sẽ giúp công ty đánh giá ứng viên trên các yếu tố trí thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tính cách và năng lực của người thử việc. Điều này giúp các nhà tuyển dụng hạn chế việc thất thoát các ứng viên tiềm năng, chảy máu chất xám.

các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc
Các bài kiểm tra năng lực giúp doanh nghiệp có cơ sở khách quan trong việc đánh giá

Việc thiết lập và áp dụng các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc rõ ràng, khách quan và toàn diện không chỉ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được những nhân viên phù hợp nhất mà còn tạo động lực cho nhân viên phát triển bản thân, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm. Hy vọng rằng qua bài viết của Fastdo, các nhà quản lý và doanh nghiệp sẽ có thêm những thông tin hữu ích để xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả, đảm bảo quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân tài diễn ra thuận lợi.

5/5 - (5 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo