KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

3 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc hiệu quả nhất

Facebook
Twitter
LinkedIn

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc là phương pháp giúp người quản lý đánh giá được năng lực làm việc của nhân viên. Vậy những tiêu chí nào được dùng để đánh giá kết quả công việc? Vai trò của việc đánh giá là gì? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

>> KHÁM PHÁ NGAY: Quản trị số cùng Fastdo với những bài viết kiến thức hữu ích sau/note-block]

1. Những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Ba tiêu chí cơ bản để doanh nghiệp đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà người lao động đã thực hiện là: mức độ làm việc, mức độ hoàn thành công việc và phát triển công việc như thế nào.

1.1 Mức độ làm việc

Nhà quản lý sẽ đánh giá nhân viên ở khía cạnh thời gian hoàn thành công việc được giao có đúng hạn hay không. Nhà quản lý sẽ dựa vào mức độ làm việc của từng nhân viên để đưa ra quyết định tăng lương, thăng chức, nộp phạt…

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Mức độ làm việc

>>> TÌM HIỂU NGAY: 5 Mẹo giúp kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp hơn

1.2 Mức độ hoàn thành công việc

Đây là tiêu chí đánh giá năng lực làm việc cơ bản nhất dành cho mọi loại vị trí, phòng ban trong công ty. Người quản trị sẽ nhìn vào mức độ hoàn thành công việc, đặc biệt là kết quả mà người lao động mang lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Qua đó, doanh nghiệp hiểu rõ năng lực làm việc và những kỹ năng cần được trau dồi thêm của nhân viên.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Mức độ hoàn thành công việc

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Xây dựng bảng mô tả công việc đơn giản, đúng chuẩn

1.3 Phát triển công việc

Từ các tiêu chí trên, người quản lý sẽ có cơ sở dữ liệu để đánh giá xem nhân viên có cơ hội phát triển trong công việc hay không. Việc đánh giá chất lượng công việc sẽ giúp nhà quản lý biết được nguyện vọng phát triển, mong muốn gắn bó với công ty… của nhân viên để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp cho từng cá nhân.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Phát triển công việc

>>> ĐỌC NGAY: Năng lực công tác là gì? Cách đánh giá chi tiết nhất

2. Vai trò của việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Việc đánh giá kết quả công việc thường được thực hiện theo chu kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm tùy theo cách vận hành kinh doanh. Việc tiến hành đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi ích như:

  • Rà soát, tìm ra các lỗ hổng trong quản lý nhân sự, vận hành công ty và hoạt động kinh doanh.
  • Phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra các giải pháp cải thiện phù hợp.
  • Giúp cải thiện chất lượng công việc và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
  • Giúp nhân viên nhìn nhận được ưu, nhược điểm của bản thân.
  • Đưa ra các quyết định thăng chức, khen thưởng, tăng lương hay kỷ luật, cảnh cáo, giáng chức, sa thải phù hợp.
đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Vai trò của việc đánh giá mức độ hoàn thiện công việc

>>> ĐỌC THÊM: Những công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức

3. Các phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Các phương pháp đánh giá công việc mà doanh nghiệp thường sử dụng gồm 3 hình thức cơ bản: phương pháp thang điểm, so sánh cặp, quản lý mục tiêu.

  • Phương pháp sử dụng thang điểm: Nhà quản lý sẽ tiến hành đánh giá theo từng tiêu chí với mức điểm tối đa là 10.
  • Phương pháp so sánh cặp: Nhà quản lý sẽ so sánh mức độ hoàn thiện công việc của hai nhân viên. Bên cạnh đó, hai nhân viên được ghép cặp sẽ tự đánh giá về đối phương và bản thân.
  • Phương pháp quản lý mục tiêu: Nhà lãnh đạo và nhân viên sẽ cùng nhau lên mục tiêu công việc trong tương lai. Sau đó, nhà quản lý sẽ lấy mục tiêu này để so sánh với kết quả công việc đã đạt được.
đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Các phương pháp đánh giá công việc

>>> TÌM HIỂU NGAY: Phương pháp Kanban và những lợi ích to lớn đem lại cho dự án của bạn

4. Những lưu ý khi đánh giá kết quả công việc

Doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau trong quá trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc để tránh trường hợp sai sót, gây chảy máu chất xám và bỏ lỡ nhân viên tài năng.

4.1 Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí

Các tiêu chí đánh giá mà bài viết đã đưa ra trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi doanh nghiệp nên xây dựng các yêu cầu đánh giá riêng phù hợp với công ty. Đồng thời, doanh nghiệp hãy dựa trên nhiều tiêu chí như: thái độ làm việc, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, kỹ năng mềm, chuyên môn… để đánh giá nhân viên một khách quan nhất.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí

>>> XEM THÊM: Trí tuệ xúc cảm – Yếu tố nâng tầm sự thành công

4.2 Nhà quản lý phải khách quan

Người quản lý cần phân định rạch ròi giữa chuyện cá nhân, cảm tính và công việc trong quá trình đánh giá nhân viên. Vì vậy, nhà quản lý cần phải có cách đánh giá minh bạch, rõ ràng, khách quan và không thiên vị bất cứ ai.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Nhà quản lý phải khách quan khi đánh giá

>>> XEM THÊM: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? 5 Bí quyết nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ

4.3 Chế độ thưởng phạt rõ ràng

Bạn đã mệt mỏi với việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên mỗi ngày? fCheckin sẽ giúp hoạt động chấm công của Doanh nghiệp bạn diễn ra dễ dàng, chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tập trung vào việc tối ưu hóa thời gian và năng suất, hãy để fCheckin đồng hành cùng bạn trên hành trình quản lý hiệu quả hơn.
Phần mềm chấm công fCheckin
Phần mềm chấm công fCheckin

Đãi ngộ nhân viên là một bí quyết giữ nhân viên ở công ty lâu dài. Tuy nhiên, nếu có khen thưởng thì cũng nên có các phương án phạt hay kỷ luật rõ ràng. Vì vậy, người lãnh đạo nên thường xuyên lắng nghe, nhìn nhận sự việc một cách khách quan từ nhiều phía để quyết định thưởng, phạt rõ ràng và phù hợp.

đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Chế độ thưởng phạt rõ ràng

>>>> KHÁM PHÁ NGAY:

Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho doanh nghiệp mình. 

3 tiêu chí đánh giá chất lượng công việc?

Ba tiêu chí cơ bản để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc mà người lao động đã thực hiện là: mức độ làm việc, mức độ hoàn thành ng việc và phát triển ng việc như thế nào.

Vai trò của việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc?

Thứ nhất, rà soát, tìm ra các lỗ hổng trong quản lý nhân sự, vận hành công ty và hoạt động kinh doanh. Thứ hai, phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra các giải pháp cải thiện phù hợp. Thứ ba, giúp cải thiện chất lượng công việc và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. Thứ tư, giúp nhân viên nhìn nhận được ưu, nhược điểm của bản thân.

Các phương pháp đánh giá ng việc?

Thứ nhất, phương pháp sử dụng thang điểm. Thứ hai, phương pháp so sánh cặp. Thứ ba, phương pháp quản lý mục tiêu.

5/5 - (61 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat