Theo một cuộc trò chuyện giữa công ty OC Tanner và công nhân ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico và Mỹ, sự đánh giá cao trong công việc là điều họ mong muốn nhất. Hay Charles Cotton, Cố vấn cấp cao về Khen thưởng và Hiệu suất tại CIPD của Vương quốc Anh, cho biết: “Các tổ chức đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc khen thưởng và ghi nhận nỗ lực của nhân viên”.
Có thể thấy được văn hóa ghi nhận đang dần trở nên phổ biến tại doanh nghiệp. Vậy làm sao để một doanh nghiệp có thể xây dựng được văn hóa này? Cách để doanh nghiệp thể hiện sự ghi nhận đối với những ý tưởng đóng góp cho công ty của nhân viên là gì? Cùng Fastdo tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. 18 cách để thể hiện sự ghi nhận những ý kiến đóng góp cho công ty
Ken Blanchard là đồng tác giả của cuốn sách “The One Minute Manager”. Trong đó, ông giới thiệu một phương pháp quản lý đơn giản nhưng hiệu quả, bao gồm việc ghi nhận và khen thưởng nhân viên khi họ có những thành tích tốt hay có những ý kiến đóng góp cho công ty.
Ken Blanchard và công ty của ông, The Ken Blanchard Companies, đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển và phổ biến phương pháp xây dựng văn hóa ghi nhận trong môi trường làm việc. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách họ áp dụng và chia sẻ những nguyên tắc này:
1.1 Xây dựng văn hóa khen ngợi trong công ty
Hãy cùng điểm qua một vài con số biết nói sau:
- Nghiên cứu của OC Tanner cho thấy 79% nhân viên nghỉ việc vì thiếu sự ghi nhận.
- Theo Harvard Business Review (HBR), việc ghi nhận và khen thưởng nhân viên có thể làm tăng hiệu suất làm việc lên đến 20%.
- Nhân viên được ghi nhận thường xuyên có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn 2.5 lần và sáng tạo hơn 3 lần.
Những số liệu trên cho thấy rõ ràng rằng việc xây dựng văn hóa ghi nhận các nỗ lực, những ý kiến đóng góp cho công ty không chỉ là một hành động tốt đẹp mà còn là một chiến lược kinh doanh thông minh. Điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả nhân viên và doanh nghiệp.
Do đó, để động viên khích lệ những đóng góp của nhân viên thì điều đầu tiên đội ngũ Ban lãnh đạo, nhân sự cần xây dựng văn hóa ghi nhận hàng ngày ngay chính trong công ty của mình. Một lời khen, công nhận nhân viên từ người lãnh đạo, hoặc từ các nhân sự khác là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến nhân viên càng chủ động đóng góp ý kiến của mình cho công ty ngày một hoàn thiện hơn.
1.2 Hãy nói về thành tích của nhân viên một cách công khai
Mỗi một thành tích mà nhân viên đạt được đều là sự cố gắng nỗ lực không ngừng. Do đó, việc Ban Lãnh đạo và nhân sự nói về thành tích của nhân viên một cách công khai là điều giúp nhân viên biết được những cố gắng của mình đã đạt được kết quả tốt.
Các nhà quản lý có thể sử dụng các kênh truyền thông nội bộ như: email, bảng tin công ty, mạng xã hội nội bộ, lễ trao giải, sự kiện nội bộ,… để thông báo về thành tích của nhân viên. Doanh nghiệp có thể nêu rõ những nỗ lực, ý kiến đóng góp cụ thể của nhân viên và tầm quan trọng của nó. Hơn nữa, đây cũng là một cơ sở để các nhân sự khác trong công ty cùng chúc mừng, ghi nhận và nỗ lực để đạt được thành tựu tương tự.
1.3 Lắng nghe những mong muốn của nhân viên
Cách đơn giản nhất để cho nhân viên biết được rằng họ có giá trị đối với công ty chính là lắng nghe mong muốn của họ. Lắng nghe mong muốn của nhân viên là một yếu tố quan trọng để xây dựng môi trường làm việc tích cực, tăng sự hài lòng và gắn kết của nhân viên với công ty. Theo nghiên cứu của Salesforce, 86% nhân viên cho rằng việc được lắng nghe và có tiếng nói trong công ty là yếu tố quan trọng để họ cảm thấy gắn bó và hài lòng.
Việc lắng nghe mong muốn của nhân viên có thể giúp ban lãnh đạo, đội ngũ nhân sự biết được những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên đối với công việc, vị trí hiện tại của mình. Các nhà quản lý có thể tổ chức các buổi họp nhóm, các kênh giao tiếp để khuyến khích nhân viên chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình về những suy nghĩ và mong muốn của mình về công việc, môi trường làm việc và các vấn đề khác.
1.4 Để nhân viên được “giấu mặt” khi nói về những khuyết điểm của công ty
Bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng luôn tồn tại hai yếu tố: ưu điểm và khuyết điểm. Việc không ngần ngại để nhân viên có thể tự do nói về những khuyết điểm của công ty cũng là một yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên, sẽ có những vấn đề nhạy cảm hoặc những ý kiến đóng góp cho công ty có thể gây tranh cãi mà nhân viên không muốn chia sẻ. Điều này là do tâm lý lo ngại, sợ bị “đì” sẽ khiến cho nhân viên không thể nào tự tin để nói ra được những khuyết điểm đó. Do vậy, những “hòm thư giấu kín” được đặt tại công ty là một phương pháp hữu hiệu giúp nhân viên được “giấu mặt” khi nói về những khuyết điểm của công ty.
Đây là cách vừa giúp nhân viên của mình thoải mái, an toàn khi nói ra những khuyết điểm đang tồn tại ở công ty, vừa còn là cách để đội ngũ Ban lãnh đạo, nhân sự biết được những hạn chế còn đang diễn ra. Từ đó, các nhà quản lý có thể tìm cách khắc phục hoặc giải thích rõ cho nhân viên được biết về những khuyết điểm đó.
1.5 Đừng quên kỷ niệm ngày sinh nhật của nhân viên
Kỷ niệm ngày sinh nhật của nhân viên là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của công ty đối với họ. Điều này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, mà còn góp phần tăng sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên với công ty.
Nhà quản lý có thể tổ chức một buổi tiệc nhỏ, bất ngờ hoặc chuẩn bị một số quà tặng nhỏ. Những điều này có thể biểu đạt hoặc đại diện cho một lời chúc chân thành từ cấp trên, đồng nghiệp đối với nhân viên.
1.6 Khích lệ tinh thần nhân viên bằng phần thưởng tài chính
Phần thưởng tài chính là một trong những cách hiệu quả để khích lệ tinh thần nhân viên, thể hiện sự công nhận và đánh giá cao những nỗ lực, công sức và ý kiến đóng góp cho công ty của họ. Đây không phải là cách khích lệ tốt nhất nhưng đôi khi trong một số trường hợp lại là cách động viên khích lệ hiệu quả nhất.
Một phần thưởng tài chính có thể bằng cách như đề xuất tăng lương, thưởng nóng, hay thưởng định kỳ, trợ cấp phúc lợi,… đều đem đến cho nhân viên nhiều sự khích lệ hơn. Ở một số doanh nghiệp, họ còn áp dụng hình thức chia sẻ một phần lợi nhuận của công ty cho nhân viên hoặc cổ phiếu ưu đãi nhằm tạo động lực cho nhân viên làm việc vì mục tiêu chung của công ty.
1.7 Tặng cho nhân viên những khóa học hoặc sự kiện mà họ mong muốn
Tặng cho nhân viên những khóa học hoặc sự kiện mà họ mong muốn là một cách tuyệt vời để thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của họ. Theo LinkedIn Learning Workplace Learning Report 2022, 94% nhân viên cho biết họ sẽ gắn bó với công ty lâu hơn nếu công ty đầu tư vào việc học tập và phát triển của họ.
Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của nhân viên sẽ giúp cho Doanh nghiệp phát triển. Ban Giám đốc có thể tham khảo các khóa học hoặc sự kiện phù hợp với từng nhân viên để tặng cho họ coi như là một sự động viên, khích lệ. Điều này sẽ giúp nhân viên biết rằng, công ty đang quan tâm đến việc đầu tư và phát triển những kỹ năng cá nhân và sự nghiệp của họ như thế nào.
1.8 Theo dõi và vinh danh thành tích làm việc của các đội nhóm
Trong một tổ chức/công ty, ngoài yếu tố làm việc cá nhân thì tinh thần làm việc đồng đội, hội nhóm luôn là yếu tố quan trọng. Việc theo dõi và vinh danh những đội nhóm có thành tích làm việc tốt sẽ khiến cho tinh thần hăng say cống hiến của từng cá nhân trong nhóm được nâng cao nhất. Điều này góp phần tạo ra một nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say hơn.
Có thể vinh danh các đội nhóm làm việc tốt nhất thông qua các cuộc họp giao ban, họp định kỳ trước toàn thể nội bộ công ty. Công ty cũng có thể tổ chức trao các giải thưởng như “Đội nhóm xuất sắc của tháng/quý/năm” để vinh danh đội nhóm có thành tích nổi bật trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với công ty có quy mô lớn, thì có thể vinh danh thông qua các sự kiện truyền thông để nhân viên các phòng ban khác có thể cập nhật được thông tin.
1.9 Đẩy mạnh các chương trình cố vấn (mentoring) cho nhân viên
Việc xây dựng các chương trình cố vấn (Mentoring) cho nhân viên được xem là phương pháp ghi nhận tuyệt vời. Bằng cách này, nhân viên sẽ được tiếp cận với những chương trình cố vấn tại công ty một cách thân thiện, dễ hiểu, dễ thực hiện. Và nếu làm việc có được kết quả tốt, năng lực cao, sắp xếp thời gian hợp lý để tạo ra những giá trị tối ưu trong công việc thì một ngày nào đó họ cũng sẽ trở thành những mentor như vậy.
Doanh nghiệp có thể chọn những mentor có kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng truyền đạt và chia sẻ. Tiếp theo, doanh nghiệp nên cho phép mentor và mentee tự do lựa chọn nhau dựa trên sự phù hợp về tính cách, sở thích và mục tiêu phát triển. Nếu cần thiết, công ty có thể phân công mentor cho mentee dựa trên nhu cầu và khả năng của từng người.
1.10 Xây dựng văn hóa trao quyền trong công ty
Thay vì quản lý nhân viên một cách khắc khe, chặt chẽ thì việc xây dựng văn hóa trao quyền trong công ty được xem là giải pháp tối ưu trong việc ghi nhận những ý kiến đóng góp cho công ty. Theo một nghiên cứu của Gallup, những nhân viên cảm thấy được trao quyền có khả năng gắn bó với công ty cao hơn 59%.
Việc nhân viên được trao quyền sẽ giúp cho họ cảm thấy mình được công nhận, trân trọng. Việc này cũng khuyến khích sự chia sẻ những ý kiến đóng góp cho công ty, thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động và trách nhiệm của nhân viên, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và tạo ra môi trường làm việc tích cực
1.11 Khuyến khích nhân viên với các dự án cá nhân của họ
Doanh nghiệp nên cho nhân viên thời gian theo đuổi các dự án cá nhân của họ trong vòng 1-2h mỗi ngày. Việc này nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển kỹ năng và tăng cường sự gắn kết với công ty. Ví dụ, Google đã cho phép nhân viên dành 20% thời gian làm việc cho các dự án cá nhân mà họ đam mê.
Doanh nghiệp còn có thể tổ chức các sự kiện định kỳ để nhân viên giới thiệu và chia sẻ về dự án cá nhân của mình. Ngoài ra, các tổ chức/ doanh nghiệp có thể cung cấp các công cụ, phần mềm hoặc thiết bị cần thiết để nhân viên thực hiện dự án.
1.12 Tạo những ngày chủ đề mà chỉ Doanh nghiệp bạn mới có
Hiện nay có nhiều Doanh nghiệp áp dụng việc tạo ra những chủ đề mới làm gia tăng thêm giá trị và lòng trung thành của nhân viên. Bằng cách áp dụng các buổi họp tổng kết cuối tuần tại quán cà phê hay mang đồng phục đi làm vào một ngày nào đó trong tuần,…
Bằng cách này sẽ giúp cho tinh thần mọi người làm việc, ý tưởng đóng góp cho công ty ngày một nhiều và hữu ích hơn.
1.13 Tổ chức những dịp kỷ niệm ngày nhân viên gắn bó với Doanh nghiệp của bạn
Ngày nay, việc nhân viên thường xuyên nhảy việc, nghỉ việc không phải là điều gì quá xa lạ, nhất là sau mỗi dịp thưởng Tết cuối năm. Do vậy, tình hình nhân sự biến động là nỗi “âu lo” của nhiều Doanh nghiệp.
Vậy nên, việc Doanh nghiệp của bạn tổ chức những ngày kỷ niệm cho nhân viên khi gắn bó với công ty là điều cần thiết. Đây được xem là chiến lược “giữ chân” nhân viên cũng như cho thấy rằng công ty của bạn trân trọng họ gắn bó lâu dài với Doanh nghiệp đến thế nào.
1.14 Thưởng cho nhân viên bằng cách để họ thử ngồi trong hàng ngũ lãnh đạo một ngày
Để cho nhân viên làm “sếp” một ngày bằng cách cho họ tham gia vào cuộc họp của đội ngũ lãnh đạo, sử dụng dịch vụ mà chỉ các vị trí đó mới được sử dụng.
Với cách này, nhân viên sẽ thấu hiểu được các công việc, áp lực mà “sếp” mình đã trải qua. Điều này có thể thay đổi thái độ của họ với những điều mà họ đã chỉ ra khuyết điểm trước đây, vừa giúp họ thấu hiểu công việc, làm việc chăm chỉ, cống hiến để có thể thăng tiến lên các chức vụ cao hơn.
1.15 Vinh danh những nhân viên xuất sắc bằng cúp lưu niệm
Một lời khen ngợi nhân viên có thể khiến những nhân viên khác nhanh chóng quên đi, tuy nhiên, khen ngợi nhân viên xuất sắc bằng cách trao cúp lưu niệm là cách mà mỗi nhân viên luôn ghi nhớ mãi mình đã được công ty trân trọng, ghi nhận như thế nào. Bằng cách này, các nhân viên khác có thể nhìn vào đó để cố gắng nỗ lực, đóng góp những ý kiến cho công ty hữu ích hơn hơn, để lần sau, người nhận được cúp lưu niệm đó, chính là bản thân mình.
1.16 Không bao giờ quên nói lời “Cảm ơn!” đến nhân viên
Đừng bao giờ suy nghĩ việc nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc tối ưu là việc đương nhiên của họ mà thay vào đó hãy động viên khích lệ bằng những lời nói cảm ơn. Bởi hầu hết mọi người đều mong muốn được nghe những lời khen, lời nói tốt đẹp. Do đó, việc nói một lời cảm ơn đến nhân viên mình được xem là một điều trân trọng, ghi nhận những thành tích xuất sắc, ý tưởng đóng góp cho công ty hữu ích, giúp nhân viên hăng hái tham gia đóng góp, hoàn thành công việc được tốt hơn.
1.17 Luôn luôn ưu tiên sự an toàn của nhân viên
Bên cạnh tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng thì môi trường làm việc an toàn chính là sự ưu tiên hàng đầu mà ban lãnh đạo, đội ngũ nhân sự cần quan tâm, nhất là trong khoảng thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh. Môi trường làm việc của công ty luôn đảm bảo tiêu chuẩn, các biện pháp 5K được áp dụng kịp thời,.. chắc chắn chính là điều mà mỗi nhân viên đi làm quan tâm.
1.18 Luôn cập nhật và điều chỉnh các ý tưởng mới để công nhận nhân viên
Đội ngũ nhân sự thường xuyên cập nhật và điều chỉnh các ý tưởng công nhận nhân viên sẽ giúp cho Doanh nghiệp nhận được nhiều sự đóng góp, năng suất làm việc sẽ được cải thiện, hiệu quả hơn.
Việc duy trì và cập nhật cái ý tưởng mới để công nhận nhân viên giúp mỗi thành viên trong công ty nhận ra tầm quan trọng của mỗi công việc mà mình đang đảm nhận, thông qua đó khuyến khích họ sáng tạo, phát triển không ngừng trong công việc.
2. Vì sao công ty nên ghi nhận những ý tưởng đóng góp cho công ty của nhân viên?
Chẳng Doanh nghiệp nào mong muốn năng suất làm việc của nhân viên luôn ì ạch, kém hiệu quả, không có tính sáng tạo,.. Do đó, việc thường xuyên công nhận những ý kiến đóng góp cho công ty của nhân viên bằng nhiều cách sẽ:
2.1 Đối với tổ chức/công ty.
2.1.1. Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.
Nhân viên là những người trực tiếp thực hiện công việc, họ có cái nhìn sâu sắc về quy trình, khách hàng và thị trường. Những y tưởng của họ có thể mang đến những giải pháp mới, sáng tạo và hiệu quả hơn cho các vấn đề hiện tại, giúp công ty luôn đi trước đối thủ.
Đồng thời, những ý kiến đóng góp của nhân viên có thể giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, giúp công ty gia tăng sự hài lòng của khách hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Ngoài ra, sự đổi mới liên tục dựa trên ý tưởng của nhân viên giúp công ty tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, khác biệt. Điều này giúp công ty có thể thu hút khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.
2.1.2. Tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí.
Ý tưởng đóng góp của nhân viên có thể giúp công ty phát hiện và ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn, tránh những tổn thất không đáng có. Bằng cách áp dụng những ý tưởng cải tiến, công ty có thể nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
2.1.3. Tạo môi trường làm việc tích cực.
Việc khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng tạo ra một môi trường làm việc hợp tác, nơi mọi người cùng nhau đóng góp và xây dựng. Khi ý tưởng được ghi nhận và áp dụng, nhân viên cảm thấy có trách nhiệm hơn với công việc và công ty.
Hơn nữa, một môi trường làm việc cởi mở, tôn trọng và khuyến khích sự đóng góp sẽ tạo ra một tinh thần làm việc tích cực, giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc và gắn bó hơn với công ty.
2.2 Đối với nhân viên
2.2.1. Phát triển cá nhân và nghề nghiệp
Khi được khuyến khích đóng góp ý tưởng, nhân viên có cơ hội rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo. Ngoài ra, trong quá trình đóng những ý kiến cho công ty và nhận phản hồi từ đồng nghiệp và cấp trên, sẽ giúp nhân viên học hỏi từ những kinh nghiệm của người khác và phát triển bản thân.
Hơn nữa, việc ý tưởng được công nhận và áp dụng giúp nhân viên tự tin hơn vào khả năng của mình. Từ đó, nhân viên có thể mạnh dạn đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo hơn trong tương lai.
2.2.2. Gia tăng cơ hội thăng tiến
Việc đóng góp ý tưởng và được công nhận là một cách để nhân viên thể hiện năng lực và tiềm năng của mình với cấp trên và đồng nghiệp. Những nhân viên có nhiều đóng góp tích cực thường được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Quá trình đóng góp ý tưởng giúp nhân viên mở rộng mạng lưới quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp.
3. Áp dụng công cụ để xây dựng văn hóa đóng góp ý kiến & ghi nhận
Bên cạnh việc áp dụng các quy tắc trên vào thực tế, doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng các công nghệ để xây dựng môi trường văn hóa đóng góp & ghi nhận tại công sở. Phương pháp này có thể giải quyết nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải như: không biết bắt đầu từ đâu hay bắt đầu như thế nào.
Phần mềm cải tiến liên tục fKaizen của Fastdo sẽ giải quyết mọi nỗi lo của bạn. Dựa trên triết lý Kaizen đã được nhiều doanh nghiệp quốc tế áp dụng ở mọi lĩnh vực, fKaizen giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường mở, nơi mọi nhân viên có thể thoải mái đóng góp những ý kiến cho công ty. Thông qua fKaizen, doanh nghiệp có thể tiếp nhận và xử lý các đóng góp cải tiến nhanh chóng từ nhân sự.
Phần mềm cải tiến liên tục fKaizen được tích hợp các tính năng sau:
- Ghi lại và gửi những ý kiến đóng góp cho công ty đơn giản, nhanh chóng chỉ trong vài thao tác
- Tương tác: bình luận, thả cảm xúc,… ngay trên ý kiến đóng góp
- Phân loại các phiếu góp ý một cách khoa học & cá nhân hóa cho từng doanh nghiệp
- Hỗ trợ lọc các ý tưởng quan trọng để tập trung ưu tiên cải tiến
- Liên kết với Phần mềm ghi nhận – khen thưởng fRecognize, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa ghi nhận, thúc đẩy động lực
Đăng ký nhận tư vấn Phần mềm fKaizen ngay hôm nay để xây dựng văn hóa ghi nhận và cải tiến liên tục
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn về 18 cách công nhận ý tưởng đóng góp cho công ty của nhân viên. Fastdo hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp ích cho đội ngũ nhân sự trong việc công nhận và khen ngợi cho những đóng góp của nhân viên. Để cập nhật thêm những thông tin mới, cũng như nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phần mềm hỗ trợ công việc, nhân sự một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, hãy tham khảo thông tin qua trang web Fastdo nhé!
>>> TÌM HIỂU NGAY CÁC KIẾN THỨC BỔ ÍCH KHÁC:
Làm thế nào để nói về thành tích của nhân viên một cách công khai?
Bạn có thể tận dụng mạng xã hội để tuyên dương nhân viên của mình một cách công khai hoặc đối với những công ty có quy mô nhỏ, thì việc tuyên dương nhân viên thông qua các buổi họp, báo cáo định kỳ cũng là một cách khiến nhân viên cảm thấy bản thân mình đã được Công ty ghi nhận sự cống hiến.
Vì sao cần phải lắng nghe mong muốn của nhân viên?
Việc lắng nghe mong muốn của nhân viên có thể giúp ban lãnh đạo, đội ngũ nhân sự biết được những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên đối với công việc, vị trí hiện tại của mình. Việc lắng nghe và thấu hiểu được xem là cách quản lý nhân viên hiệu quả. Đôi khi một vài câu hỏi quan tâm cũng như lắng nghe nguyện vọng của nhân viên cũng là cách cảm nhận được sự công nhận đến từ công ty/Doanh nghiệp
Vai trò của các chương trình cố vấn (mentoring) cho nhân viên là gì?
Việc xây dựng các chương trình cố vấn cho nhân viên được xem là phương pháp hai chiều hữu ích tuyệt vời. Bằng cách này, nhân viên sẽ được tiếp cận với những chương trình cố vấn tại công ty một cách thân thiện, dễ hiểu, dễ thực hiện. Và nếu làm việc có được kết quả tốt, năng lực cao, sắp xếp thời gian hợp lý để tạo ra những giá trị tối ưu trong công việc thì một ngày nào đó họ cũng sẽ trở thành những mentor như vậy.