KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên

Facebook
Twitter
LinkedIn

Có rất nhiều câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên hay được các nhà quản lý áp dụng. Thế nhưng liệu rằng bạn có nắm rõ những lưu ý và đảm bảo là mình không mắc sai lầm khi hỏi câu tình huống hay không? Mời bạn cùng với FASTDO theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời.

>>> XEM THÊM:

1. Những lưu ý khi sử dụng các dạng câu hỏi tình huống

Thông thường những câu hỏi về các tình huống phỏng vấn xin việc sẽ được chia thành 2 kiểu là:

  • Câu hỏi về tình huống thực tế và từng xảy ra trong công việc.
  • Câu hỏi về tình huống chưa xảy ra và hay được xem là dạng lý thuyết.

Với 2 kiểu này các ứng viên cũng sẽ chia ra thành 2 kiểu trả lời như sau:

  • Trả lời dựa vào kinh nghiệm thực tế mình đã làm việc trong công việc cũ.
  • Trả lời dựa vào lý thuyết và khả năng tư duy của chính ứng viên.

Tưởng có vẻ dễ nhưng thông thường các nhà quản lý lại hay nhầm lẫn 2 kiểu này trong câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên. 

Với kiểu câu hỏi thứ nhất được gọi là phương pháp phỏng vấn Hành vi hoặc phỏng vấn Năng lực. Đây là cách hỏi ứng viên được đánh giá là hiệu quả nhất vì nhà tuyển dụng có thể đoán được năng lực xử lý công việc của người đang trả lời.

Với kiểu thứ hai, vì ứng viên trả lời theo lý thuyết hoặc theo tư duy của bản thân nên chưa xác định được khi làm việc thực tế họ có thể giải quyết tốt hay không. Nói chính xác hơn là khi gặp khó khăn và vấn đề họ có thể không làm tốt như mình nghĩ.

Ngoài ra, còn có thêm lưu ý khác là các tình huống phỏng vấn xin việc bạn đưa ra không đủ dữ liệu để ứng viên trả lời. Vì mỗi công ty có môi trường và tính chất công việc khác nhau, bối cảnh và điều kiện khác nhau. Vậy nên muốn đánh giá đúng năng lực ứng viên bạn nên trao đổi nhiều hơn và gợi mở ứng viên chia sẻ kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý tình huống khó.

tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên
Những lưu ý khi phỏng vấn nhân viên.

>>> ĐỌC NGAY: Vai trò quan trọng của nhân tướng học trong quản trị nhân sự

2. Những câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên hay nhất

Có rất nhiều câu hỏi tình huống phỏng vấn xin việc, nhưng những câu được đánh giá hay nhất là:

2.1 Bạn sẽ giải quyết thế nào nếu gặp khách hàng phàn nàn về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của công ty?

Đối với một người đã có kinh nghiệm làm việc thì câu hỏi tình huống này không khó và thường trả lời theo dạng thứ nhất. Nhưng với một bạn mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm thì câu hỏi này không dễ và các bạn thường trả lời theo dạng thứ 2.

Dù trả lời theo dạng nào thì điểm chung là cần phải tránh xung đột với khách hàng. Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau:

“Đầu tiên dù khách hàng đúng hay sai cũng nên gửi một lời xin lỗi với khách trước. Sau đó tôi sẽ lắng nghe và im lặng trong lúc tìm hiểu vấn đề khách đang gặp. Khi khách trình bày xong nếu vấn đề ngoài phạm vi năng lực tôi sẽ xin khách chút thời gian để liên hệ quản lý.

Ngược lại, nếu đủ năng lực thì tôi sẽ giải thích về dịch vụ và sản phẩm, cũng như giải thích vấn đề khách đang gặp phải nguyên nhân từ đâu. Tiếp đến tôi sẽ đưa ra một số cách giải quyết theo đúng chính sách công ty và thương lượng đến khi khách hài lòng.”

tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên
Một số tình huống phỏng vấn nhân sự thường gặp.

>>> ĐỌC THÊM: Lương tháng 13 nhận khi nào? Điều người lao động cần nắm

2.2 Bạn sẽ xử lý thế nào nếu được leader phân công làm việc với một đồng đội khó chịu?

Bạn có thể tham khảo cách trả lời gợi mở như sau:

“Tôi sẽ tìm hiểu sự khó chịu của người đồng nghiệp này xuất phát từ đâu một cách nhẹ nhàng. Sau đó dựa trên những thông tin thu được tôi sẽ đưa ra cách giải quyết và hợp tác với đồng nghiệp.”

Trường hợp này sẽ cho thấy là câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên đang bị thiếu dữ liệu. Người này khó chịu vì vấn đề cá nhân của bản thân hay khó chịu do hiểu lầm, không thích hoặc ghét ứng viên? Cho nên cách trả lời như vậy sẽ giúp người phỏng vấn và ứng viên tiếp tục trao đổi vấn đề sâu hơn.

Hoặc bạn có thể trả lời lần lượt theo từng trường hợp khác nhau như sau:

“Nếu người đó đang gặp chuyện khó khăn hoặc không vui làm ảnh hưởng tâm trạng thì tôi sẽ chia sẻ và tâm sự với họ rồi động viên. Nếu họ khó chịu về tôi thì tôi sẽ tìm hiểu sự khó chịu ấy từ đâu, có hiểu lầm hay không và giải thích một cách lịch sự nhất.

Mỗi người mỗi tính nên việc hiểu lầm và mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong công việc tôi sẽ cố gắng bỏ qua việc cá nhân và thuyết phục họ cũng như vậy để công việc đạt được hiệu quả.”

>>> TÌM HIỂU NGAY: 5 lưu ý để xây dựng thương hiệu tuyển dụng vô cùng hiệu quả

2.3 Trong trường hợp bạn mắc phải một sai lầm, tuy nhiên đồng đội và cấp trên của bạn không nhận ra. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Câu trả lời đúng nhất cho tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên này là trả lời thật lòng và bằng sự trung thực. Một người nhân viên đáng tin cậy và thành thật, dám thừa nhận sai lầm và biết sửa chữa sẽ được đón nhận hơn là một người không chịu trách nhiệm và lảng tránh khiến hậu quả bị nặng hơn.

tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên
Các tình huống phỏng vấn xin việc thường gặp.

>>> XEM NGAY: Lương tháng 13 và thưởng tết giống hay khác nhau? Điều người lao động cần nắm

2.4 Bạn sẽ làm gì nếu sếp quyết định thay đổi dự án vào phút chót?

Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

Phần mềm chấm công
Phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo

Đây là một câu hỏi khó và mục đích của người hỏi là tìm ra ứng viên dám đối mặt với khó khăn, đối mặt với cấp trên. Nhưng cũng có thể là họ đang tìm một người luôn kiên định và dám dũng cảm thuyết phục cấp trên của mình. Vì thế tùy vào tình hình và những gì xảy ra khi trao đổi để bạn cân nhắc câu trả lời.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Khung năng lực là gì? Cách xây dựng và triển khai hiệu quả

2.5 Bạn sẽ xử lý thế nào nếu sếp hoặc đồng nghiệp bất đồng quan điểm với bạn?

Câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên này chủ yếu là để nhà tuyển dụng xem ứng viên có đủ khéo léo và dám thuyết phục người bất đồng quan điểm với mình không. Vì thế bạn có thể tham khảo cách trả lời sau:

“Tôi sẽ giữ bình tĩnh và sử dụng khả năng giao tiếp khéo léo để giải thích lý do vì sao tôi có quan điểm như vậy. Đồng thời tôi sẽ đưa ra những bằng chứng hoặc dẫn chứng có sức thuyết phục nhất.

Kết hợp với đó tôi sẽ tìm hiểu vì sao đối phương không đồng ý quan điểm của mình. Dựa trên đó tôi xem xét liệu quan điểm của họ có đúng hay đủ thuyết phục tôi không. Đôi khi minh chứng mình đúng là chưa đủ và việc phản biện đối phương thành công cũng là một cách giải quyết lúc bất đồng quan điểm.

Nếu kết quả vẫn không đồng thuận thì tôi xin dừng cuộc trao đổi tại đây. Đây là cách để cho cả mình có thêm chút thời gian minh chứng quan điểm của mình. Trong những cuộc họp mặt hoặc bàn luận công việc tiếp theo, tôi sẽ đưa những quan điểm và minh chứng mới để thuyết phục đối phương.”

>>> ĐỌC NGAY: Các phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhà tuyển dụng cần biết

2.6 Bạn đã từng trải qua tình huống khó khăn nào trong công việc chưa? Cách bạn đã giải quyết tình huống đó như thế nào? bạn?

Câu trả lời cho câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên này hoàn toàn phụ thuộc vào trải nghiệm của ứng viên trong quá khứ. Vì thế bạn hãy chọn những tình huống nào liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển để trả lời. 

Miễn sao bạn nên nhớ là vấn đề bạn chia sẻ không được quá dễ dàng hay quá khó. Đồng thời quan trọng hơn là cách bạn giải quyết tình huống đó như thế nào.

tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên
Luôn trao đổi với ứng viên khi phỏng vấn.

>>> XEM THÊM: Đào tạo nội bộ là gì? 7 khó khăn phổ biến trong đào tạo nội bộ

3. Một số sai lầm mà nhà tuyển dụng thường mắc phải

Các nhà tuyển dụng thường phạm phải một số sai lầm khi phỏng vấn như sau:

  • Đặt câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên quá lý thuyết, mà ứng viên thì giỏi về trình bày và đã chuẩn bị kỹ lý thuyết. Dẫn đến khi ứng viên vào làm thực tế không được kết quả như bạn kỳ vọng.
  • Bạn không biết mình cần đánh giá ứng viên có những năng lực gì trong câu hỏi đưa ra. Hoặc cũng có thể là năng lực bạn muốn đánh giá quá mơ hồ và khá chung chung, không có một tiêu chí rõ ràng hay cụ thể nào. Vì thế bạn nên xây dựng một bảng năng lực CẦN CÓ cho vị trí đang phỏng vấn.
  • Người hỏi bị ứng viên dẫn dắt câu chuyện vì quá thu hút và quên mất mình đang hỏi câu hỏi để đánh giá năng lực gì.
  • Nhầm lẫn câu hỏi về quan điểm cá nhân và câu hỏi về tình huống (2 dạng vừa được chia sẻ trong mục 1).
  • Phỏng vấn xong và thấy ứng viên trả lời chung chung, không minh chứng, không chi tiết,… nên thôi không chọn. Thực tế lỗi ở đây là người hỏi chứ không phải bạn ứng viên. Vì cách người phỏng vấn đặt câu hỏi chưa đúng và khả năng khơi gợi tiếp để câu trả lời đi sâu hơn chưa tốt.

Với những câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên vừa được chia sẻ trên cùng các lưu ý và sai lầm, mong rằng sẽ mang lại sự hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi những chia sẻ của FASTDO và chúc bạn luôn thành công!

>> THAM KHẢO NGAY:

5/5 - (6 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat