[TẢI MIỄN PHÍ] 4 Mẫu đề xuất nhân sự cho Doanh nghiệp

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (21 bình chọn)
Tải miễn phí 4 mẫu đề xuất nhân sự

Mẫu đề xuất nhân sự hay cụ thể hơn là mẫu đề xuất tuyển dụng nhân sự, là một văn bản mà các các đơn vị trong công ty soạn và trình lên ban quản trị khi muốn đề xuất bổ sung nhân sự. Trong mẫu phiếu này sẽ ghi rõ phòng ban đề xuất, lý do đề xuất, thời điểm, mức lương của nhân sự được bổ nhiệm, và các thông tin liên quan khác. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu về bản mẫu này nhé!

1. Nội dung mẫu đề xuất nhân sự

Mẫu đề xuất nhân sự là một bản mẫu đơn thuộc văn bản hành chính. Vì vậy, cũng như các giấy tờ cùng thể loại khác, bạn hãy đảm bảo trong mẫu đơn của mình có đầy đủ các nội dung cần thiết bao gồm:

  • Quốc hiệu và Tiêu ngữ
  • Địa điểm – Thời gian
  • Tên đơn vị
  • Số hiệu của biểu mẫu
mẫu đề xuất nhân sự
Phiếu đề xuất nhân sự

Bạn có thể đặt tên mẫu đề xuất này là Mẫu đề nghị tuyển dụng nhân sự, Mẫu đề xuất bổ nhiệm nhân sự, Phiếu đề xuất nhân sự, Tờ trình đề xuất nhân sự, Tờ trình xin bổ sung nhân sự, Đơn đề nghị bổ sung nhân sự,… Đừng quên đính kèm địa chỉ của cá nhân hoặc bộ phận mà bạn muốn gửi đơn đến ở dòng Kính gửi.

Phần quan trọng nhất chính là phần nội dung bên trong mẫu đề xuất tuyển dụng nhân sự. Chúng bao gồm các yếu tố sau:

  • Phòng ban và các bộ phận đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự: Bạn phải lưu ý viết rõ ràng bộ phận nào trong công ty đang đề xuất thêm nhân sự
  • Chức danh cần tuyển: Hãy ghi rõ chức danh mà đơn vị của bạn đang có nhu cầu bổ sung
  • Số lượng: Bạn cần nêu rõ chi tiết con số nhân lực mới cho từng vị trí cụ thể mà doanh nghiệp cần tuyển dụng
  • Dự kiến thời gian thử việc: Điền vào biểu mẫu thời gian mà công ty bạn dự kiến sẽ tiếp nhận nhân viên vào thử việc. Luật lao động của nước ta có quy định thời gian thử việc sẽ là 2 tháng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sao cho phù hợp đối với các trường hợp đặc biệt hoặc trường hợp được đặc cách
  • Lương thử việc: Bạn cũng cần phải viết vào phiếu mức lương thử việc được dự kiến là bao nhiêu. Chú ý rằng, mức lương này cần phải phù hợp với các quy chế của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, mức lương thử việc dành cho nhân viên mới tối thiểu phải bằng 85% so với mức lương cơ bản
  • Lương chính thức: Tương tự như mức lương thử việc, bạn cũng cần phải đề cập rõ trong mẫu đơn đề nghị bổ sung nhân sự.
  • Tiêu chuẩn tuyển dụng: Người lập phiếu cần làm rõ những tiêu chuẩn tuyển dụng chung đối với các vị trí mà đơn vị đang có nhu cần bổ sung để đảm bảo tuyển được các nhân sự phù hợp
  • Tóm tắt công việc của vị trí tuyển dụng: Điều này giúp các ứng viên có thể hiểu rõ được công việc ứng với vị trí tuyển dụng, tránh những thắc mắc không cần thiết trong quá trình làm việc
Lưu ý khi tạo mẫu đề xuất nhân sự
Lưu ý khi tạo mẫu đề xuất nhân sự

Cuối cùng, khi kết đơn, bạn cần bao gồm các mục chữ ký xác nhận từ các bộ phận và cá nhân liên quan như Giám đốc, phòng nhân sự, và người đề xuất/viết đơn. Sau khi hoàn tất, bạn nộp tờ trình xin bổ sung nhân sự cho lãnh đạo và phòng nhân sự để chờ phê duyệt, ký xác nhận, và đóng dấu. Khi tờ trình đề xuất nhân sự đã có đủ chữ ký, nó được xem là thông qua và sẽ được đưa vào tiến hành.

Nói tóm lại, ở vị trí là người lập phiếu đề xuất tuyển dụng, bạn cần phải thể hiện mọi thứ một cách thật chi tiết và rõ ràng tại các mục đã nêu trên. Có như thế, bộ phận nhận phiếu mới có đầy đủ thông tin để xử lý yêu cầu trong biểu mẫu.

Đặc biệt, phiếu đề xuất tuyển dụng chỉ nên được lập dựa trên những căn cứ thực tế đang diễn ra, tránh dựa vào yếu tố chủ quan hoặc phản ứng tức thời, dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng đơn. Ngoài ra, khi soạn thảo mẫu đề xuất nhân sự, cần chú trọng đến cách sử dụng văn phong, đảm bảo lịch sự, luận chứng chặt chẽ, và có tính khả thi để tạo sự tin cậy.

>>> XEM THÊM: 15+ Phần mềm quản lý đào tạo: Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự

2. 4 Mẫu đề xuất nhân sự trong các trường hợp

Bên cạnh những mẫu đề xuất nhân sự mà chúng tôi đã đề cập ở trên, với các trường hợp khác nhau, bạn có thể chỉnh sửa lại nội dung sao cho phù hợp. Lưu ý rằng, bạn vẫn phải đảm bảo các yếu tố cần phải có trong một văn bản hành chính mà chúng tôi đã nêu ở trên. Hãy tham khảo và tải ngay một số các mẫu đơn sau:

Mẫu phiếu đề xuất nhân sự

Mẫu đề xuất nhân sự 1
Mẫu đề xuất nhân sự 1

Mẫu giấy đề xuất nhân sự

Mẫu đề xuất nhân sự 2
Mẫu đề xuất nhân sự 2

Mẫu đề xuất bổ nhiệm nhân sự

Mẫu đề xuất bổ nhiệm nhân sự
Mẫu đề xuất bổ nhiệm nhân sự

Mẫu đề nghị bổ nhiệm chức vụ

Mẫu đề nghị bổ nhiệm chức vụ
Mẫu đề nghị bổ nhiệm chức vụ
>>> XEM THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 8 mẫu biên bản bàn giao công việc chi tiết

3. Khi nào nên dùng mẫu đề xuất nhân sự?

Có rất nhiều thời điểm thích hợp để công ty của bạn đề xuất nhân sự. Thông thường, mẫu đề xuất nhân sự được lập ra trong trường hợp công việc quá tải, chẳng hạn như khi doanh nghiệp có dự án đột xuất hoặc nhu cầu mua sắm tăng cao trong ngắn hạn. Tình trạng này thường dẫn đến việc làm thêm giờ liên tục và giảm sút năng suất của nhân viên, buộc công ty phải thuê thêm nhân lực từ bên ngoài.

Khi nào nên dùng mẫu đề xuất nhân sự?
Khi nào nên dùng mẫu đề xuất nhân sự?

Tuy nhiên nếu thường xuyên thuê ngoài, doanh nghiệp sẽ có các lo ngại về rủi ro về bảo mật thông tin. Giải pháp tìm kiếm nhân sự có chuyên môn sẽ giúp hạn chế rủi ro này. Đây là lý do đầu tiên dẫn đến sự ra đời của mẫu đề xuất nhân sự.

Ngoài ra, một lý do điển hình khác cho việc cần nhân sự là do doanh nghiệp mở rộng quy mô hoặc có nhiều nhân sự cũ rời đi nhưng các vị trí ấy cần người thay thế để không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của của công ty. Đây chính là một thời điểm thích hợp để doanh nghiệp sử dụng mẫu đề xuất nhân sự.

Một trong những vấn đề quản lý nhân sự luôn đau đầu chính là giải pháp chấm công đơn giản mà chuẩn cho cả nhân viên và quản lý nhân sự. Phần mềm chấm công fCheckin với 3 trong 1 chấm công – đơn từ – bảng công sẽ đơn giản hóa tác vụ này trong tích tắc. Nhân sự chấm công và nộp đơn từ trên thiết bị cá nhân. Quản lý có thể phê duyệt và xuất bảng công tự động nhanh chóng. Nhận tư vấn cùng chuyên gia về fCheckin tại đây:

Phần mềm chấm công fCheckin
Phần mềm chấm công fCheckin
>>> XEM THÊM: 2 Mẫu hợp đồng thử việc & 4 Quy định pháp lý quan trọng

4. Các trường hợp không nên bổ sung nhân sự mới

Trước khi soạn thảo tờ trình bổ sung nhân sự, người lập đơn cần cân nhắc một số vấn đề quan trọng sau.

  • Đầu tiên, cần nhận thức rõ hậu quả của việc tuyển dụng không đúng thời điểm, vì điều này có thể gây lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp
  • Thứ hai, nên đánh giá kỹ lưỡng khối lượng công việc để quyết định có cần thuê thêm nhân viên thời vụ hay chính thức. Nhiều khi nhân viên của bạn chưa làm việc hết công sức nhưng vẫn than vãn về việc quá tải. Việc bạn tuyển thêm nhân sự là không cần thiết mà bạn cần có những biện pháp để nhắc, đưa ra các quy định để nhân viên có thể làm hết sức mình
  • Thứ ba, việc một số nhân sự xin vắng phép vì một số lý do đặc biệt. Bạn không nên khẩn trương tìm kiếm nhân sự mới vội vì họ sớm quay lại công việc
  • Cuối cùng, khi doanh nghiệp bạn có những dự án đột xuất, những công việc không mang tính dài hạn thì bạn không nên đề xuất bổ sung nhân sự trong thời gian đó
Các trường hợp không nên bổ sung nhân sự mới
Các trường hợp không nên bổ sung nhân sự mới

Trên đây là những mẫu đề xuất nhân sựFASTDO đã tổng hợp được. Hi vọng các mẫu này sẽ giúp bạn có thể áp dụng hiệu quả trong việc bổ sung nhân sự.

>>> THAM KHẢO NGAY:

5/5 - (21 bình chọn)
Tác giả Như Quân
Trưởng phòng Marketing

Như Quân

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Như Quân , trưởng phòng Marketing GenZ tại Fastdo, là người trẻ năng động tại Fastdo - nơi cung cấp phần mềm quản lý công việc #1 Việt Nam. Chứng minh được năng lực với 3 năm kinh nghiệm và nhiều dự án marketing cả nội bộ và bên ngoài, bây giờ là lúc Như Quân chia sẻ về kiến thức marketing - bán hàng. Đây là những kiến thức chắt lọc, hứa hẹn giúp các quản lý x3 tốc độ làm việc để tập trung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn".

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo