Có rất nhiều câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên hay được các nhà quản lý áp dụng. Thế nhưng liệu rằng bạn có nắm rõ những lưu ý và đảm bảo là mình không mắc sai lầm khi hỏi câu tình huống hay không? Mời bạn cùng với FASTDO theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời.
1. Những lưu ý khi sử dụng các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn
Thông thường những câu hỏi về các tình huống phỏng vấn xin việc sẽ được chia thành 2 kiểu là:
- Câu hỏi về tình huống thực tế và từng xảy ra trong công việc.
- Câu hỏi về tình huống chưa xảy ra và hay được xem là dạng lý thuyết.
Với 2 kiểu này các ứng viên cũng sẽ chia ra thành 2 kiểu trả lời như sau:
- Trả lời dựa vào kinh nghiệm thực tế mình đã làm việc trong công việc cũ.
- Trả lời dựa vào lý thuyết và khả năng tư duy của chính ứng viên.
Tưởng có vẻ dễ nhưng thông thường các nhà quản lý lại hay nhầm lẫn 2 kiểu này trong câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên.
Với kiểu câu hỏi thứ nhất được gọi là phương pháp phỏng vấn Hành vi hoặc phỏng vấn Năng lực. Đây là cách hỏi ứng viên được đánh giá là hiệu quả nhất vì nhà tuyển dụng có thể đoán được năng lực xử lý công việc của người đang trả lời.
Với kiểu thứ hai, vì ứng viên trả lời theo lý thuyết hoặc theo tư duy của bản thân nên chưa xác định được khi làm việc thực tế họ có thể giải quyết tốt hay không. Nói chính xác hơn là khi gặp khó khăn và vấn đề họ có thể không làm tốt như mình nghĩ.
Ngoài ra, còn có thêm lưu ý khác là các tình huống phỏng vấn xin việc bạn đưa ra không đủ dữ liệu để ứng viên trả lời. Vì mỗi công ty có môi trường và tính chất công việc khác nhau, bối cảnh và điều kiện khác nhau. Vậy nên muốn đánh giá đúng năng lực ứng viên bạn nên trao đổi nhiều hơn và gợi mở ứng viên chia sẻ kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý tình huống khó.
2. 6 câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên hay nhất
Có rất nhiều câu hỏi tình huống phỏng vấn xin việc, nhưng những câu được đánh giá hay nhất là:
2.1 Bạn sẽ giải quyết thế nào nếu gặp khách hàng phàn nàn về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của công ty?
Đối với một người đã có kinh nghiệm làm việc thì câu hỏi tình huống này không khó và thường trả lời theo dạng thứ nhất. Nhưng với một bạn mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm thì câu hỏi này không dễ và các bạn thường trả lời theo dạng thứ 2.
Dù trả lời theo dạng nào thì điểm chung là cần phải tránh xung đột với khách hàng. Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau:
“Đầu tiên dù khách hàng đúng hay sai cũng nên gửi một lời xin lỗi với khách trước. Sau đó tôi sẽ lắng nghe và im lặng trong lúc tìm hiểu vấn đề khách đang gặp. Khi khách trình bày xong nếu vấn đề ngoài phạm vi năng lực tôi sẽ xin khách chút thời gian để liên hệ quản lý.
Ngược lại, nếu đủ năng lực thì tôi sẽ giải thích về dịch vụ và sản phẩm, cũng như giải thích vấn đề khách đang gặp phải nguyên nhân từ đâu. Tiếp đến tôi sẽ đưa ra một số cách giải quyết theo đúng chính sách công ty và thương lượng đến khi khách hài lòng.”
2.2 Bạn sẽ xử lý thế nào nếu được leader phân công làm việc với một đồng đội khó chịu?
Bạn có thể tham khảo cách trả lời gợi mở như sau:
“Tôi sẽ tìm hiểu sự khó chịu của người đồng nghiệp này xuất phát từ đâu một cách nhẹ nhàng. Sau đó dựa trên những thông tin thu được tôi sẽ đưa ra cách giải quyết và hợp tác với đồng nghiệp.”
Trường hợp này sẽ cho thấy là câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên đang bị thiếu dữ liệu. Người này khó chịu vì vấn đề cá nhân của bản thân hay khó chịu do hiểu lầm, không thích hoặc ghét ứng viên? Cho nên cách trả lời như vậy sẽ giúp người phỏng vấn và ứng viên tiếp tục trao đổi vấn đề sâu hơn.
Hoặc bạn có thể trả lời lần lượt theo từng trường hợp khác nhau như sau:
“Nếu người đó đang gặp chuyện khó khăn hoặc không vui làm ảnh hưởng tâm trạng thì tôi sẽ chia sẻ và tâm sự với họ rồi động viên. Nếu họ khó chịu về tôi thì tôi sẽ tìm hiểu sự khó chịu ấy từ đâu, có hiểu lầm hay không và giải thích một cách lịch sự nhất.
Mỗi người mỗi tính nên việc hiểu lầm và mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong công việc tôi sẽ cố gắng bỏ qua việc cá nhân và thuyết phục họ cũng như vậy để công việc đạt được hiệu quả.”
2.3 Trong trường hợp bạn mắc phải một sai lầm, tuy nhiên đồng đội và cấp trên của bạn không nhận ra. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Câu trả lời đúng nhất cho tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên này là trả lời thật lòng và bằng sự trung thực. Một người nhân viên đáng tin cậy và thành thật, dám thừa nhận sai lầm và biết sửa chữa sẽ được đón nhận hơn là một người không chịu trách nhiệm và lảng tránh khiến hậu quả bị nặng hơn.
2.4 Bạn sẽ làm gì nếu sếp quyết định thay đổi dự án vào phút chót?
Đây là một câu hỏi khó và mục đích của người hỏi là tìm ra ứng viên dám đối mặt với khó khăn, đối mặt với cấp trên. Nhưng cũng có thể là họ đang tìm một người luôn kiên định và dám dũng cảm thuyết phục cấp trên của mình. Vì thế tùy vào tình hình và những gì xảy ra khi trao đổi để bạn cân nhắc câu trả lời.
2.5 Bạn sẽ xử lý thế nào nếu sếp hoặc đồng nghiệp bất đồng quan điểm với bạn?
Câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên này chủ yếu là để nhà tuyển dụng xem ứng viên có đủ khéo léo và dám thuyết phục người bất đồng quan điểm với mình không. Vì thế bạn có thể tham khảo cách trả lời sau:
“Tôi sẽ giữ bình tĩnh và sử dụng khả năng giao tiếp khéo léo để giải thích lý do vì sao tôi có quan điểm như vậy. Đồng thời tôi sẽ đưa ra những bằng chứng hoặc dẫn chứng có sức thuyết phục nhất.
Kết hợp với đó tôi sẽ tìm hiểu vì sao đối phương không đồng ý quan điểm của mình. Dựa trên đó tôi xem xét liệu quan điểm của họ có đúng hay đủ thuyết phục tôi không. Đôi khi minh chứng mình đúng là chưa đủ và việc phản biện đối phương thành công cũng là một cách giải quyết lúc bất đồng quan điểm.
Nếu kết quả vẫn không đồng thuận thì tôi xin dừng cuộc trao đổi tại đây. Đây là cách để cho cả mình có thêm chút thời gian minh chứng quan điểm của mình. Trong những cuộc họp mặt hoặc bàn luận công việc tiếp theo, tôi sẽ đưa những quan điểm và minh chứng mới để thuyết phục đối phương.”
2.6 Bạn đã từng trải qua tình huống khó khăn nào trong công việc chưa? Cách bạn đã giải quyết tình huống đó như thế nào?
Câu trả lời cho câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên này hoàn toàn phụ thuộc vào trải nghiệm của ứng viên trong quá khứ. Vì thế bạn hãy chọn những tình huống nào liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển để trả lời.
Miễn sao bạn nên nhớ là vấn đề bạn chia sẻ không được quá dễ dàng hay quá khó. Đồng thời quan trọng hơn là cách bạn giải quyết tình huống đó như thế nào.
3. Những hỏi tình huống khi phỏng vấn theo hành vi khác
3.1. Câu hỏi tình huống về khả năng giải quyết vấn đề & ra quyết định
Những câu hỏi tình huống này nhằm đánh giá khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, cũng như đưa ra quyết định hợp lý dựa trên thông tin sẵn có và đánh giá rủi ro.
Các nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn để đánh giá hành vi này, chẳng hạn như:
1. “Hãy kể về một lần bạn phải giải quyết một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều bên liên quan. Bạn đã làm thế nào để đảm bảo tất cả các bên đều hài lòng với giải pháp?”
2. “Mô tả một tình huống bạn phải đưa ra quyết định khó khăn, có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người. Bạn đã cân nhắc những yếu tố đạo đức nào?”
3. “Bạn đã bao giờ phải thay đổi quyết định của mình sau khi nhận được thông tin mới chưa? Bạn đã giải thích sự thay đổi này với người khác như thế nào?”
3.2. Câu hỏi tình huống về khả năng làm việc nhóm & giao tiếp
Sử dụng các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định khả năng làm việc hiệu quả của ứng viên với người khác trong một nhóm. Nó bao gồm giao tiếp rõ ràng, lắng nghe tích cực, tôn trọng ý kiến của người khác và giải quyết xung đột một cách xây dựng.
Các câu hỏi tình huống có thể sử dụng như:
4. “Hãy kể về một lần bạn gặp khó khăn khi làm việc với một đồng nghiệp có phong cách làm việc khác biệt. Bạn đã làm gì để vượt qua sự khác biệt này và đạt được mục tiêu chung?”
5. “Bạn đã bao giờ phải giải quyết một xung đột trong nhóm dẫn đến căng thẳng và ảnh hưởng đến tiến độ công việc chưa? Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?”
6. “Mô tả một tình huống bạn phải trình bày một ý tưởng phức tạp cho một đối tượng không chuyên môn. Bạn đã làm gì để đảm bảo họ hiểu và ủng hộ ý tưởng của bạn?”
3.3. Câu hỏi tình huống về khả năng thích ứng & chịu áp lực
Nó đánh giá khả năng thích ứng với sự thay đổi của ứng viên. Đánh giá khả năng đối mặt với những tình huống khó khăn và duy trì hiệu suất làm việc dưới áp lực.
Các câu hỏi có thể sử dụng:
7. “Hãy kể về một lần bạn phải thích ứng với một môi trường làm việc mới hoặc một nhóm mới. Bạn đã làm gì để hòa nhập và xây dựng mối quan hệ?”
8. “Mô tả một tình huống bạn phải đối mặt với nhiều deadline cùng một lúc. Bạn đã ưu tiên và quản lý công việc của mình như thế nào để đảm bảo hoàn thành tất cả đúng hạn?”
9. “Bạn đã bao giờ phải xử lý một tình huống khủng hoảng bất ngờ trong công việc chưa? Bạn đã phản ứng và hành động như thế nào để giải quyết tình huống?”
3.4. Câu hỏi tình huống về khả năng sáng tạo & đổi mới
Các câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng tạo ra những ý tưởng mới, tìm kiếm những giải pháp độc đáo và cải tiến quy trình làm việc của ứng viên.
Những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng là:
10. “Hãy kể về một lần bạn nhìn thấy một cơ hội để cải tiến một quy trình hoặc sản phẩm hiện có. Bạn đã làm gì để biến ý tưởng của mình thành hiện thực?”
11. “Bạn đã bao giờ phải tìm ra một giải pháp sáng tạo cho một vấn đề mà không có tiền lệ hoặc hướng dẫn cụ thể chưa? Bạn đã tìm kiếm nguồn cảm hứng và phát triển ý tưởng của mình như thế nào?”
12. “Mô tả một tình huống bạn phải thử nghiệm nhiều ý tưởng khác nhau trước khi tìm ra giải pháp tối ưu. Bạn đã học được gì từ những thử nghiệm đó?”
3.5. Câu hỏi tình huống về khả năng lãnh đạo & truyền cảm hứng
Những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn này nhằm đánh giá khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy và hướng dẫn người khác để đạt được mục tiêu chung, cũng như khả năng tự tạo động lực cho bản thân.
Các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng gồm:
13. “Hãy kể về một lần bạn phải lãnh đạo một nhóm đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm. Bạn đã làm gì để phát huy thế mạnh của từng thành viên và xây dựng một nhóm hiệu quả?”
14. “Bạn đã bao giờ phải động viên một đồng nghiệp đang gặp khó khăn hoặc mất động lực chưa? Bạn đã sử dụng những chiến lược nào để giúp họ lấy lại tinh thần và tiếp tục đóng góp?”
15. “Mô tả một tình huống bạn phải đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho bản thân và nhóm của mình. Bạn đã làm gì để duy trì sự tập trung và vượt qua những trở ngại để đạt được mục tiêu?”
4. Một số sai lầm mà nhà tuyển dụng thường mắc phải
Các nhà tuyển dụng thường phạm phải một số sai lầm khi phỏng vấn như sau:
- Đặt câu hỏi tình huống khi phỏng vấn tuyển nhân viên quá lý thuyết, mà ứng viên thì giỏi về trình bày và đã chuẩn bị kỹ lý thuyết. Dẫn đến khi ứng viên vào làm thực tế không được kết quả như bạn kỳ vọng.
- Bạn không biết mình cần đánh giá ứng viên có những năng lực gì trong câu hỏi đưa ra. Hoặc cũng có thể là năng lực bạn muốn đánh giá quá mơ hồ và khá chung chung, không có một tiêu chí rõ ràng hay cụ thể nào. Vì thế bạn nên xây dựng một bảng năng lực CẦN CÓ cho vị trí đang phỏng vấn.
- Người hỏi bị ứng viên dẫn dắt câu chuyện vì quá thu hút và quên mất mình đang hỏi câu hỏi để đánh giá năng lực gì.
- Nhầm lẫn câu hỏi về quan điểm cá nhân và câu hỏi về tình huống (2 dạng vừa được chia sẻ trong mục 1).
- Phỏng vấn xong và thấy ứng viên trả lời chung chung, không minh chứng, không chi tiết,… nên thôi không chọn. Thực tế lỗi ở đây là người hỏi chứ không phải bạn ứng viên. Vì cách người phỏng vấn đặt câu hỏi chưa đúng và khả năng khơi gợi tiếp để câu trả lời đi sâu hơn chưa tốt.
Phần mềm quản lý đào tạo fTrain của Fastdo là một giải pháp đào tạo trực tuyến và quản lý học tập toàn diện, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực đội ngũ thông qua các tính năng nổi bật:
- Tạo và quản lý khóa học đa dạng: fTrain cho phép xây dựng các khóa học trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp, với nội dung tùy chỉnh phù hợp từng đối tượng, từ kỹ năng phỏng vấn, đánh giá ứng viên đến các kỹ năng chuyên môn khác.
- Thư viện nội dung phong phú: Tích hợp đa dạng tài liệu học tập như video, bài giảng, bài tập, quiz, khảo sát,… giúp người học tiếp cận kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.
- Theo dõi và đánh giá tiến độ học tập: fTrain cung cấp báo cáo chi tiết về tiến độ học tập của từng nhân viên, giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả đào tạo và đưa ra điều chỉnh kịp thời.
- Cấp chứng chỉ hoàn thành: Sau khi hoàn thành khóa học, nhân viên sẽ nhận được chứng chỉ, ghi nhận thành tích và tạo động lực học tập.
- Xây dựng cộng đồng học tập: fTrain khuyến khích tương tác và trao đổi giữa các học viên, tạo môi trường học tập tích cực và thúc đẩy chia sẻ kiến thức.
Với những câu hỏi tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên vừa được chia sẻ trên cùng các lưu ý và sai lầm, mong rằng sẽ mang lại sự hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi những chia sẻ của FASTDO và chúc bạn luôn thành công!
>>> THAM KHẢO NGAY:
- Hệ thống thông tin nhân sự là gì? 5 phần mềm hỗ trợ vận hành hệ thống hiệu quả
- 5 Mẹo giúp kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp hơn
- Hướng dẫn xây dựng biện pháp giữ chân nhân viên giỏi từ A – Z