Tất tần tật những điều cần biết về nhóm tính cách ESFP
Ngày cập nhật
Tháng Tám 28, 2023
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Ra mắt chương trình FAST100 hỗ trợ gói phần mềm trị giáhơn 40 triệu dành cho 100 doanh nghiệp đăng ký đầu tiên. Chỉ diễn ra trong tháng 8. Click vào ảnh để đăng ký tham gia chương trình này.
Tính cách ESFP là một trong 16 loại tính cách được nghiên cứu từ báo cáo kết quả nhận dạng tính cách thông qua các bài trắc nghiệm theo phương pháp MBTI (Myers-Briggs Type Indicator).
Theo đánh giá của phương pháp MBTI, tính cách của con người được tạo nên từ 4 thành tố:
Xu hướng tâm lý: Extraversion – Hướng ngoại hay Introversion – Hướng nội
Nhận thức: Sensing – Cảm giác hay Intution – Trực giác.
Cách thức đưa ra những quyết định: Thinking – Lý trí hay Feeling – Tình cảm
Nguyên tắc khi thực hiện hành động: Judgment – Nguyên tắc hay Perception – Linh hoạt
Bốn thành tố của MBTI hay gọi là 4 cặp lưỡng phân, vì mỗi thành phần có thể có 1 hoặc 2 lựa chọn tương ứng. Từ đó, chúng ta có 16 cách kết hợp tương ứng với 16 kiểu tính cách. Những kiểu tính cách này được đặt tên bằng cách kết hợp 4 chữ cái đầu lại với nhau.
Ví dụ: ISTJ sẽ tương ứng với: Introversion – Hướng nội, Sensing – Cảm giác, Thinking – Lý trí , và Judgment – Nguyên tắc.
Môi trường sống quyết định tính cách hay tính cách quyết định môi trường sống
ESFP là 1 trong 16 loại tính cách được nghiên cứu từ trắc nghiệm nhận dạng tính cách MBTI. ESFP được ghép từ 4 chữ:
Extraversion: Người có tích cách thích hướng ngoại, luôn tìm kiếm các cơ hội để giao lưu với những người khác. Họ là những người rất năng động, nhiệt huyết, mạnh mẽ và quyết đoán. Bản thân họ luôn tràn đầy năng lượng tích cực và có khả năng lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đó đến những người xung quanh.
Sensing: Người có trực giác tốt. Họ thường tập trung sự chú ý vào những chi tiết nhỏ hơn là nhìn nhận bức tranh toàn cảnh. Những việc thực tế đang xảy ra sẽ có tác động đến quyết định của họ nhiều hơn là những sự việc có thể xảy đến trong tương lai.
Feeling: Người giàu tình cảm. Các quyết định họ đưa ra phụ thuộc rất nhiều từ yếu tố cảm xúc mà họ có được, chứ không phải họ bị thuyết phục bởi tính hợp lý, khách quan của sự vật, sự việc.
Perception: Người có nhận thức tốt. Mọi quyết định của họ đưa ra xuất phát từ những yếu tố khách quan, suy nghĩ cẩn trọng, nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách linh hoạt và tùy thuộc vào bối cảnh xảy ra.
ESFP là nhóm tính cách phổ biến chiếm khoảng 8,5% dân số thế giới, xếp thứ 3 trong 16 nhóm tính cách. Nếu chia theo tỷ lệ giới tính thì nhóm tính cách này xuất hiện ở nữ giới là 10% và nam giới là 7 %.
Mỗi sự vật, sự việc đều có những điểm nổi bật, điểm riêng biệt để có thể so sánh và phân biệt được với những sự vật sự việc khác. Và nhóm tính cách ESFP cũng thế, chúng cũng sở hữu những điểm khác biệt và đặc trưng riêng, giúp chúng ta có những cơ sở để nhận dạng và phân biệt được nhóm tính cách này với những nhóm tính cách khác.
2.1 Nhóm tính cách ESFP ở góc nhìn của những người xung quanh.
Trong mọi hoạt động ESFP luôn là trung tâm của mọi sự chú ý. Chính tính cách năng động, hòa đồng, vui vẻ nên luôn thu hút được sự chú ý của những người xung quanh.
ESFP sống hết mình cho hiện tại, tận hưởng tối đa những gì mà cuộc sống hiện tại mang lại cho họ.
ESFP sở hữu nội lực lớn và khả năng quan sát tinh tế nên họ có khả năng huy động thuyết phục mọi người để cùng giải quyết vấn đề theo những cách rất thực tế.
ESFP không bị bó buộc với những nguyên tắc, kế hoạch, học yêu thích cuộc sống tự do.
2.2 Những thế mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách ESFP.
Mỗi tính cách đều sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Chúng ta không thể thay đổi chúng, nhưng chúng ta cần biết rõ tiết chế những điểm yếu và bồi dưỡng những điểm mạnh, để ngày một hoàn thiện bản thân hơn.
2.2.1. Thế mạnh của nhóm tính cách ESFP
ESFP luôn nhiệt tình, ấm áp, hay giúp đỡ mọi người nên họ có rất nhiều bạn bè. Họ khao khát trải nghiệm và chia sẻ câu chuyện và kinh nghiệm của mình đến với mọi người.
ESFP luôn thể hiện thái độ chân thành và trân trọng hiện tại trong tất cả các mối quan hệ. Bởi họ tin rằng sẽ không có bất kỳ mục tiêu vào trong tương lai nếu bạn không cảm nhận được mình thực sự đang sống, một sự sống đúng nghĩa.
>>> ĐỌC NGAY: 3 xu hướng xây dựng chế độ phúc lợi trong bối cảnh đại dịch
2.2.2. Điểm yếu của nhóm tính cách ESFP.
Chính sự nhiệt tình cũng sẽ biến thành con dao 2 lưỡi đẩy những ESFP tham gia vào những hành vi tiêu cực như những cuộc vui sa đọa như: cờ bạc, rượu chè…vv
Đó là lý do vì sao mà các ESFP thường được khuyên nên có những người bạn với đa dạng loại tính cách, để giúp họ nhìn nhận và cân bằng được cảm xúc.
ESFP có xu hướng tránh xa các buổi thảo luận cần vận dụng trí tuệ, logic, trừ khi đó là những câu chuyện xoay quanh các vấn đề thường nhật nhưng phải thực tế và thú vị.
Vì thế, hầu như các ESFP thường khó có sự liên hệ hay kết giao với những nhà phân tích (NT) hoặc nhà ngoại giao (NF).
>>> ĐỌC THÊM: 6 Nguyên nhân lý giải vì sao gen Z nhảy việc và giải pháp hạn chế
3. Nhóm tính cách ESFP và sự nghiệp.
tính cách và công việc có sự liên hệ mật thiết với nhau
Khi công việc phù hợp với tính cách, bạn sẽ có một trải nghiệm làm việc thú vị, thoải mái, từ đó tạo ra những giá trị lớn và đạt được thành công. Những trải nghiệm và kết quả đạt do công việc đem lại, sẽ đem đến cho bạn sự tự tin và cuộc sống hạnh phúc thật sự.
3.1. Những công việc dành nhóm tính cách ESFP.
Các đặc điểm nổi bật nhất được các ESFP chia sẻ chính là ham muốn sự trải nghiệm những điều kích thích và mới lạ.
Dưới đây là list các công việc có những đặc điểm được mô tả là phù hợp với tính cách ESFP:
Nhiếp ảnh gia.
Giáo viên mầm non.
Chuyên viên tư vấn.
Đại diện thương hiệu.
Nghệ sĩ, diễn viên, MC.
Thiết kế thời trang, nội thất.
Đây là các công việc mang tính chất tham khảo, đa số các công việc được liệt là phù hợp với ESFP những con người là những cá thể có tư duy và tâm lý rất phức tạp, vì thế không có gì là chắc chắn.
>>> ĐỌC NGAY:Six Sigma Là Gì? Những Định Nghĩa Chi Tiết Mà Doanh Nghiệp Cần Nắm
3.2. Nhóm tính cách ESFP không phù hợp với những công việc nào?
Một số công việc được cho là không phù hợp với tính cách ESFP như sau:
3.3. Nhóm tính cách ESFP và khả năng phối hợp trong công việc nhóm (teamwork).
Trong môi trường làm việc nhóm, ESFP thuộc nhóm các thành viên tích cực, vui vẻ, là tác nhân có thể điều hòa không khí của nhóm trở nên vui vẻ, thoải mái hơn.
Họ thích giao lưu nên coi làm việc nhóm là cơ hội để tương tác. Thực tế, những người thuộc kiểu tính cách ESFP không có khả năng lập kế hoạch, định hướng nhưng đổi họ lại biết quan tâm, động viên các thành viên khác.
Họ giỏi trong việc tạo điều kiện hợp tác và thường có kỹ năng quan sát và lắng nghe rất tốt. Do đó họ sẽ phát hiện và đánh giá đúng khả năng của mỗi người, từ đó có hướng thúc đẩy và liên kết cả nhóm lại với nhau.
Những người thuộc nhóm tính cách ESFP sẽ thích hợp làm việc tại các nhóm hợp tác hơn tổ chức các sự kiện, dự án hợp tác, phát triển hơn là các nhóm kinh doanh có tính cạnh tranh cao.
Hãy trải nghiệm cách fCheckin giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng việc chấm công dễ dàng và tạo báo cáo Excel tự động. Dữ liệu chấm công sẽ được tự động tổng hợp và xuất file Excel, giúp bạn nắm bắt thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo
3.4. Nhóm tính cách ESFP và khả năng lãnh đạo, quản lý.
Những nhà quản lý nếu thuộc nhóm tính cách ESFP thì có khả năng tạo động lực, thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt công việc. ESFP rất giỏi quan sát tâm trạng và hành vi của người khác, vì thế, họ thường có những quyết định về sử dụng lao động rất phù hợp.
Môi trường có người lãnh đạo thuộc nhóm ESFP thường rất thân thiện và hòa nhã.
>>> XEM NGAY:Động lực là gì? 15 Bí quyết giúp gia tăng động lực cho nhân sự
4. Mối quan hệ của nhóm tính cách ESFP.
ESFP trong mối quan hệ với các nhóm tính cách: ISFP, ESTP, ESFJ. Đây là những nhóm tính cách có nhiều điểm tương đồng với ESTP.
ESFP với ISTP, ISFJ, ENFJ, ENFP: Nhóm tính cách này có một số sự khác biệt, nhưng chính những khác biệt này lại thành công gây thu hút đối với ESFP.
ESFP với ISTJ, INFP, ESTJ, ENTP: Nhóm tính cách INTP, INTJ, INFJ, ENTJ, là nhóm tính cách có nhiều đặc điểm đối lập và xung đột với ESFP.
Nhưng nếu ESFP có thể phát triển được mối quan hệ của nhóm này. Đây sẽ một sự kết hợp tuyệt vời, để 2 nhóm tính cách có thể bù đắp những khuyết điểm cho nhau và tăng trưởng được những điểm mạnh riêng cho từng nhóm.
>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức
5. Những nguyên tắc đem lại sự thành công cho nhóm tính cách ESFP.
Trau dồi, bồi dưỡng các ưu điểm của mình.
Đối mặt với khuyết điểm của mình để có hướng khắc phục.
Biết lắng nghe và chọn lọc thông tin từ nhiều hướng.
Luôn mỉm cười và đón nhận với những lời chỉ trích.
Chịu trách nhiệm với bản thân mình.
Nếu chưa có gì chắc chắn, hãy đi hỏi! Đây là tinh thần cầu tiến mà mỗi chúng ta đều nên có.
Trên đây là nội dung tổng quát về nhóm tính cách ESFP, hy vọng quý bạn đọc đã tìm được cho mình những nội dung cần thiết và hữu ích.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
Địa chỉ:
Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.