KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Năng lực số bao gồm những năng lực gì?

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trong thời đại 4.0, tất cả mọi người đều cần trang bị cho mình những năng lực số cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn có thể sống, làm việc hiệu quả, an toàn trong thời đại công nghệ số như ngày nay. Trong bài viết này, Fastdo sẽ giải mã đến bạn năng lực số bao gồm những năng lực gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Năng lực số là gì?

Năng lực số đề cập đến khả năng quản lý, giao tiếp, truy cập và sáng tạo thông tin an toàn thông qua công nghệ để phục vụ các mục đích như học tập, làm việc, kinh doanh. Sở hữu năng lực số được xem là yếu tố giúp cá nhân đạt được thành công trong tương lai, khi các tiến bộ về Khoa học – Công nghệ ngày một phát triển mạnh mẽ.

Một số năng lực số quan trọng mà bất cứ ai cũng cần nắm bao gồm: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng và quản trị máy tính, năng lực truyền thông trên nền tảng số, năng lực quản lý thông tin.

năng lực số bao gồm những năng lực gì
Năng lực số là gì?

>>> ĐỌC THÊM: Chuyển đổi số là gì? Tất tần tật về chuyển đổi số trong tổ chức

2. Các khung năng lực số phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm đưa ra về khung năng lực số, có thể kể đến một số ví dụ tiêu biểu như: Khung năng lực số của UNESCO, khung năng lực số của CAUL, khung năng lực số của Hội đồng Châu Âu. 

2.1 Khung năng lực số được giới thiệu bởi UNESCO

Vào năm 2018, UNESCO đã tiến hành một cuộc khảo sát về năng lực số trên 47 quốc gia và thu được kết quả về sự đa dạng các năng lực số mà những quốc gia này đang sử dụng. Tham khảo  từ những khung năng lực số đã thu thập được, kèm theo sự tham vấn chuyên sâu từ các cơ quan chuyên môn, UNESCO đã cho ra đời khung năng lực số của mình.

năng lực số bao gồm những năng lực gì
UNESCO

Theo đó, khung năng lực số của UNESCO bao gồm 6 nhóm năng lực như sau:

  • Nhóm số 0: Vận hành thiết bị phần mềm:

Nhận biết, lựa chọn và sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lý dữ liệu, thông tin số trong giải quyết vấn đề.

  • Nhóm số 1: Năng lực thông tin và dữ liệu:

Nhóm năng lực này giúp ta làm rõ các nhu cầu về thông tin, định vị và truy cập dữ liệu, nội dung số. Bên cạnh đó, năng lực này giúp một cá nhân có thể đánh giá sự chính xác về thông tin. 

  • Nhóm số 2: Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số: 

Nhóm năng lực này giúp mọi người có thể tương tác, hợp tác thông qua công nghệ số, đồng thời nhận thức được sự đa dạng về văn hóa và thế hệ. Ngoài ra, mọi người cũng có thể thực hành vai trò công dân thông qua tự quản lý định danh của bản thân.

  • Nhóm số 3: Sáng tạo nội dung số:

Với nhóm năng lực số 4, cá nhân có khả năng tạo lập, xây dựng nội dung số của riêng mình. Hơn thế, cá nhân có thể nâng cấp thông tin số và nội dung số của mình vào vốn tri thức có sẵn. Với năng lực này, họ cũng sẽ biết được các chính sách, giấy phép liên quan; đồng thời, biết tạo ra các lệnh dễ hiểu cho hệ thống máy tính.

  • Nhóm số 4: An ninh:

Trong nhóm này, mỗi cá nhân sẽ biết cách bảo vệ các thiết bị, nội dung, cũng như dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của bản thân trong môi trường số. Ngoài ra, nhóm năng lực này còn giúp bảo vệ được sức khỏe và tinh thần, từ đó nâng cao nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc và sự hòa nhập xã hội. 

  • Nhóm số 5: Giải quyết vấn đề:

Nhóm năng lực số 5 giúp ta giải quyết được vấn đề, nhận diện được nhu cầu cùng với các vấn đề chưa được giải quyết trong môi trường số. Qua đó, mọi người sẽ biết sử dụng các công cụ số để đổi mới quy trình, cập nhật các sự phát triển mới của công nghệ số.

  • Nhóm số 6: Năng lực liên quan đến nghề nghiệp: 

Với nhóm năng lực số 6, mọi người sẽ hiểu và vận hành các công nghệ số đặc thù liên quan đến ngành nghề riêng biệt. Không những thế, nhóm năng lực này cũng giúp mọi có khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu cùng với thông tin và nội dung số đặc thù cho một lĩnh vực cụ thể. 

>>> XEM NGAY: Quy trình các bước chuyển đổi số cho Doanh nghiệp trong 10 bước

2.2 Khung năng lực số của Hội đồng Thủ thư Đại học Úc (CAUL)

Hội đồng Thủ thư Đại học Úc (CAUL – Council of Australian University Librarians) đã định nghĩa về năng lực số và xây dựng một khung năng lực số dựa trên khung năng lực của Ủy ban Hệ thống Thông tin liên kết (JICS – Joint Information Systems Committee). Theo CAUL nhận định. năng lực số là yếu tố quan trọng trong sự thành công của xã hội số.

năng lực số bao gồm những năng lực gì
Hội đồng Thủ thư Đại học Úc

Theo đó, những năng lực số được CAUL đề cập bao gồm:

2.2.1 Nhóm số 1: Khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: 

  • Đặc điểm: Nhanh nhẹn, sáng tạo và linh hoạt thích ứng với môi trường số.
  • Kiến thức: Biết cách lựa chọn phần mềm hoặc ứng dụng có liên quan; hiểu biết về các khái niệm cơ bản về lập trình, và xử lí thông tin; hiểu được và tương tác giữa các hệ thống hoặc chương trình.
  • Kỹ năng thực thi: Sử dụng được email và các công cụ giao tiếp số; sử dụng hợp lí các công cụ và công nghệ số để tăng hiệu suất và chất lượng công việc; đánh giá và lựa chọn thiết bị, phần mềm và hệ thống liên quan đến tác vụ khác nhau.

2.2.2 Nhóm số 2: Học tập và phát triển kỹ năng số:

  • Đặc điểm: Sẵn sàng học hỏi liên tục, tự định hướng, tự phản biện, khả năng thích ứng và sự tự tin cao.
  • Kiến thức: Xác định cơ hội và thử thách liên quan đến việc học tập trực tuyến; hiểu biết về nhu cầu và sở thích cá nhân với tư cách người học tập trong môi trường số; Nhận thức được tầm quan trọng của việc học suốt đời đối với sự phát triển bản thân.
  • Kỹ năng thực thi: Có khả năng xác định và sử dụng tài nguyên để phục vụ cho mục đích học tập; sử dụng các ứng dụng để sắp xếp, lên kế hoạch và phân tích quá trình học tập; quản lý được thời gian và công việc.

2.2.3 Nhóm số 3: Sáng tạo số, giải quyết vấn đề và đổi mới: 

  • Đặc điểm: Sáng tạo, phán đoán và đưa ra quyết định cùng với tư duy phản biện và tính linh hoạt trong công việc, học tập.
  • Kiến thức: Nắm bắt được quy trình thực hiện các sản phẩm số; hiểu biết về kiến thức cơ bản về IP, bản quyền và cấp phép; hiểu các phương pháp nghiên cứu trong môi trường số; có kiến thức về các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu khác nhau.
  • Kỹ năng thực thi: Có khả năng thiết kế hoặc tạo ra các sản phẩm mới (ví dụ: File âm thanh hoặc hình ảnh); sử dụng các phương pháp nghiên cứu số để giải quyết vấn đề; thu thập phân tích dữ liệu bằng các công nghệ số song song đó là sử dụng công nghệ số phát triển các ý tưởng, dự án và cơ hội mới.

2.2.4 Nhóm số 4: Hợp tác, truyền thông và hội nhập:

  • Đặc điểm: giao tiếp, cùng nhau hợp tác/ làm việc nhóm, tự định hướng.
  • Kiến thức: Hiểu biết tính năng của các phương tiện và công cụ số khác nhau sử dụng cho việc hợp tác và giao tiếp; nắm được sự ảnh hưởng của truyền thông số và mạng xã hội đến hành vi xã hội.
  • Kỹ năng thực thi: Cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong không gian và môi trường số;  tham gia vào các hội nhóm làm việc dưới dạng số, sử dụng các công cụ để hợp tác cùng nhau làm việc, tạo ra các tài liệu chung giúp làm việc hiệu quả hơn. 

2.2.5 Nhóm số 5: Năng lực thông tin, năng lực truyền thông, năng lực và hiểu biết về dữ liệu:

  • Đặc điểm: Sáng tạo, tư duy phản biện, linh hoạt về nhận thức và phán đoán cũng như đưa ra quyết định. 
  • Kiến thức: Nắm bắt được cách sử dụng dữ liệu trong môi trường công việc và cuộc sống riêng; có kiến thức về bảo mật trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu, cách hoạt động của thuật toán.  
  • Kỹ năng thực thi: Có kỹ năng đánh giá thông tin về nguồn gốc, mức độ liên quan, giá trị và độ tin cậy; phân tích và giải thích được các thông tin số, nhân và phản hồi các tin nhắn ở các dạng số khác nhau.

2.2.6 Nhóm số 6: Danh tính số và cảm nhận hạnh phúc:

  • Đặc điểm: Tính linh hoạt, tư duy phản biện, khả năng thích ứng, phán đoán và đưa ra quyết định nhạy bén, giao tiếp tốt và có sự tin cao.
  • Kiến thức: Hiểu biết về lợi ích lẫn rủi ro liên quan đến danh tiếng bản thân trong môi trường số; quan tâm về lợi ích và rủi ro liên quan đến sức khỏe, hạnh phúc của việc tham gia vào môi trường số.
  • Kỹ năng thực thi: Đẩy mạnh khả năng phát triển và thể hiện hình ảnh số tích cực và quản lí dược danh tiếng số trên các nền tảng khác; đảm bảo được sức khỏe cá nhân, an toàn và cân bằng được giữa công việc và cuộc sống trong môi trường số; cân nhắc hành động liên quan đến con người và môi trường tự nhiên khi sử dụng công cụ số.

2.3 Khung năng lực số của Hội đồng Châu Âu (EC)

năng lực số bao gồm những năng lực gì
Hội đồng Châu Âu (EC)

Tại Châu Âu, năng lực số sẽ bao gồm những năng lực gì?  Vào năm 2013, Hội đồng Châu Âu (EC) đã công bố khung năng lực dành cho khu vực Châu Âu. Năm 2011 – 2012 dự án được thực hiện và được áp dụng cho công dân thuộc Châu Âu. 

Khung năng lực này nhằm cung cấp sự hiểu biết và định hướng phát triển năng lực số cho các công dân Châu Âu. Cụ thể, thông qua khung năng lực này, EC muốn cung cấp 21 năng lực số được chia thành 5 phạm vi cho toàn bộ người dân của mình. Cụ thể:

Phạm vi số 1: Thông tin (Information): Phạm vi 1 giúp xác định, định vị, truy xuất, lưu trữ, tổ chức và phân tích thông tin số, đánh giá mức độ phù hợp và mục đích của thông tin. 

Phạm vi số 1 chia làm 3 năng lực nhỏ: 

  • Duyệt, tìm kiếm và lọc thông tin.
  • Đánh giá thông tin.
  • Lưu trữ thông tin.

Phạm vi số 2: Giao tiếp (Communication): Mỗi cá nhân có thể giao tiếp trong môi trường số và chia sẻ các nguồn lực thông tin qua các công cụ trực tuyến. Giao tiếp là cùng liên kết với mọi người, cộng tác hỗ trợ thông quá các công cụ số, tương tác và tham gia vào các cộng đồng, mạng lưới.

Phạm vi số 2 chia làm 6 năng lực nhỏ: 

  • Tương tác thông qua các công nghệ.
  • Chia sẻ thông tin và nội dung.
  • Tham gia với tư cách công dân trực tuyến.
  • Cộng tác thông qua các kênh kỹ thuật số.
  • Tuân thủ các nghi thức mạng.
  • Quản lý nhận diện kỹ thuật số.

Phạm vi số 3: Tạo lập nội dung (Content creation): “Tạo lập nội dung” giúp hiểu biết về tạo dựng và chỉnh sửa nội dung mới (xử lý hình ảnh văn bản và cả video); tích hợp và chỉnh sửa lại kiến thức và nội dung đã xử lý trước đó; tạo ra các cách diễn đạt, sản phẩm truyền thông và lập trình có tính sáng tạo.

Phạm vi số 3 chia làm 4 năng lực nhỏ: 

  • Phát triển nội dung.
  • Tích hợp và chỉnh sửa lại các nội dung và kiến thức đã thu thập được. 
  • Hiểu cách áp dụng bản quyền và giấy phép dành cho thông tin và nội dung đã thu thập được.
  • Lập trình.

Phạm vi số 4: An toàn (Safety): “An toàn” là bảo vệ cá nhân người sử dụng cùng với đó là bảo vệ dữ liệu, bảo vệ danh tính của bản thân trên các nền tảng số. Bên cạnh đó, phạm vi này còn kèm theo các biện pháp bảo mật, sử dụng an toàn và bền vững thông tin người dùng. 

Phạm vi số 4 chia làm 4 năng lực nhỏ: 

  • Bảo vệ thiết bị.
  • Bảo vệ dữ liệu, thông tin của cá nhân.
  • Bảo vệ sức khỏe.
  • Bảo vệ môi trường.

Phạm vi số 5: Giải quyết vấn đề (Problem Solving): Nhóm năng lực này giúp xác định được nhu cầu số, đưa ra quyết định sáng suốt về những lựa chọn của bản thân bằng cách chọn các công cụ số hỗ trợ hợp lý, đúng mục đích. Bên cạnh đó, cá nhân có thể điều chỉnh được năng lực của bản thân cũng như của người khác, giải quyết vấn đề về kỹ thuật. 

Phạm vi số 5 chia làm 4 năng lực nhỏ: 

  • Giải quyết vấn đề về kỹ thuật.
  • Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ.
  • Đổi mới và sáng tạo trong việc sử dụng các ứng dụng công nghệ số.
  • Nhận diện những lỗ hổng trong năng lực số.

>>> XEM THÊM: Top 11 Lợi ích của Chuyển đổi số mang lại cho Doanh nghiệp

3. Tại Việt Nam, năng lực số bao gồm những năng lực gì?

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một khung năng lực số chung. Dựa vào các khung năng lực số của quốc tế, nhóm chuyên gia đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đề xuất một khung năng lực số dành riêng cho công dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ sinh viên. 

năng lực số bao gồm những năng lực gì
Năng lực số tại Việt Nam

Theo nhóm chuyên gia, công dân Việt Nam cần được trang bị theo 7 năng lực cơ bản để có thể giao tiếp, học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường số.

  • Năng lực vận hành thiết bị và phần mềm.
  • Năng lực khai thác, quản lý và sử dụng các thông tin và dữ liệu.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp trong môi trường số.
  • Năng lực an toàn,  an sinh số.
  • Năng lực tạo lập và sáng tạo nội dung số
  • Năng lực học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng số
  • Vận dụng năng lực số cho nghề nghiệp

Sau đây là chi tiết 7 năng lực cơ bản để có thể giao tiếp, học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số.

3.1 Nhóm số 1: Năng lực vận hành thiết bị và phần mềm 

Năng lực vận hành thiết bị và phần mềm giúp mọi người nhận biết, lựa chọn và sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lí dữ liệu thông tin số trong giải quyết vấn đề. Năng lực nhóm 1 gồm 3 năng lực nhỏ sau:

  • Năng lực vận hành thiết bị số 
  • Năng lực vận hành phần mềm và dịch vụ số 
  • Năng lực đánh giá và lựa chọn công nghệ

3.2 Nhóm số 2: Năng lực khai thác, quản lý và sử dụng các thông tin dữ liệu

Năng lực này giúp ta nhận diện được nhu cầu thông tin của cá nhân, triển khai các chiến lược tìm kiếm thông tin, định vị và truy cập được các thông tin, đánh giá các nguồn thông tin và nội dung. 

Năng lực nhóm này còn hỗ trợ lưu trữ và quản lý cũng như tổ chức thông tin, sử dụng các thông tin phù hợp với đạo đức và pháp luật. Dưới đây là những năng lực của nhóm 2 hỗ trợ bản thân: 

  • Năng lực xác định được những nhu cầu và giải quyết vấn đề. 
  • Năng lực nhóm năng lực hỗ trợ tìm kiếm thông tin.
  • Năng lực đánh giá thông tin và tư duy phản biện. 
  • Năng lực lưu trữ và tổ chức thông tin. 
  • Kỹ năng sử dụng và phân phối thông tin. 

3.3 Nhóm số 3: Năng lực hợp tác và giao tiếp trong môi trường số

Năng lực hợp tác và giao tiếp trong môi trường số giúp tương tác cùng với giao tiếp thông qua các công nghệ giao tiếp thực hiện vai trò công dân số. Ngoài ra, năng lực còn hỗ trợ mọi người quản lý định danh và uy tín số của bản thân trong môi trường số. 

Nhóm năng lực này còn hỗ trợ sử dụng công cụ và công nghệ số nhằm hợp tác và thiết kế, tạo lập nên nguồn tin tức và kiến thức giúp người xem. 

Những năng lực của nhóm 3 hỗ trợ ta trong quá trình giao tiếp và hợp tác trong môi trường số, gồm:

  • Năng lực nắm được quyền của công dân trong môi trường kỹ thuật số (quyền và dịch vụ công trong môi trường kỹ thuật số).
  • Năng lực tham gia và vận hành các cộng đồng cũng như các diễn đàn, nhóm.
  • Năng lực tương tác và chia sẻ thông tin cho người xem.
  • Năng lực thấu hiểu cảm xúc (giao tiếp, nhận thức các chuẩn mực hành vi, thấu hiểu công chúng và bối cảnh).
  • Xây dựng và thực hành quy tắc ứng xử trong môi trường số.

3.4 Nhóm số 4: Năng lực an toàn, an sinh số

Năng lực an toàn, an sinh số giúp bảo vệ các thiết bị, nội dung cũng như dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của bản thân trong môi trường số và bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Năng lực còn hỗ trợ nhận thức được về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc của xã hội và hòa nhập của xã hội. Các năng lực lực nhỏ trong nhóm này gồm:

  • Năng lực hiểu biết và làm chủ được dấu chân kỹ thuật số.
  • Năng lực bảo vệ danh tính cũng như quyền riêng tư của bản thân trong môi trường số.
  • Năng lực đảm bảo an ninh trong nền tảng kỹ thuật số.
  • Năng lực đảo vệ môi trường trong quá trình thực hành năng lực số.

3.5 Nhóm số 5: Năng lực tạo lập và sáng tạo nội dung số

Với năng lực này, mọi người có thể tạo lập, sáng tạo, biên soạn nội dung số. Bên cạnh đó, nhóm năng lực số 5 cũng giúp mọi người hiểu được các giấy phép, bản quyền liên quan trong quá trình thực sáng tạo nội dung số.

Năng lực nhóm 5 bao gồm:

  • Năng lực sáng tạo liên tục và đổi mới các nội dung cùng với công nghệ số.
  • Năng lực tạo lập nội dung số (nắm được các công cụ và phương pháp thực hiện).
  • Năng lực hiểu được tầm quan trọng của giấy phép và bản quyền số.
  • Năng lực sử dụng được các ngôn ngữ lập trình.

3.6 Nhóm số 6: Năng lực học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng số

Năng lực của nhóm 6 giúp mọi người nắm bắt được các cơ hội, thách thức trong môi trường học tập trực tuyến. Với nhóm năng lực này, mọi người có thể hiểu được các nhu cầu và sở thích với tư cách là người học trong môi trường số. Nhóm năng lực này cũng đề cập đến việc ý thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với bản thân.

Năng lực trong nhóm 6 bao gồm các năng lực nhỏ sau:

  • Năng lực nắm bắt được xu thế và những cơ hội trong môi trường đào tạo trực tuyến.
  • Năng lực sử dụng các công cụ hỗ trợ và các phương pháp dạy và học trong môi trường số.
  • Năng lực lập rõ kế hoạch và kiểm soát tiến độ của bản thân trong học tập.
  • Năng lực đánh giá quá trình học tập bản thân trong môi trường số.

3.7 Nhóm số 7: Vận dụng năng lực số cho nghề nghiệp

Nhóm năng lực số 7 đề cập đến khả năng vận hành các công nghệ số đối với từng nghề nghiệp cụ thể. Mọi người sẽ có thể hiểu, phân tích và đánh giá được dữ liệu, thông tin trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, với nhóm năng lực này, bạn cũng có thể thực hiện các đổi mới và khởi nghiệp trong môi trường số.

Những năng lực nhỏ nằm trong nhóm năng lực số 7, gồm:

  • Năng lực xác định được các công cụ và công nghệ hỗ trợ đặc biệt riêng dành cho công việc.
  • Năng lực tìm kiếm, đánh giá cũng như lựa chọn và sử dụng nội dung cũng như dữ liệu đặc biệt dành riêng cho công việc của bản thân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về năng  lực số bao gồm những năng lực gì. Hy vọng những chia sẻ của Fastdo sẽ hữu ích đối với bạn đọc!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (4 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat