KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

11 cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm và công việc hiệu quả

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Ra mắt chương trình FAST100 hỗ trợ gói phần mềm trị giá hơn 40 triệu dành cho 100 doanh nghiệp đăng ký đầu tiên. Chỉ diễn ra trong tháng 8. Click vào ảnh để đăng ký tham gia chương trình này.

Bạn đang tìm cách giải quyết mâu thuẫn trong một tổ chức. Khi làm việc nhóm, các xung đột thường xuyên diễn ra. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của các thành viên và hiệu quả công việc chung. Do đó, bạn cần phải tìm cách hạn chế tối đa những tranh chấp. Bài viết dưới đây, FASTDO sẽ chia sẻ 11 cách giải quyết xung đột hiệu quả nhất!

>>>> THAM KHẢO THÊM:

1. Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan

Một trong các phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong công việc đơn giản nhất chính là nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Bạn cần cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Tốt hơn hết, bạn không nên áp đặt suy nghĩ tiêu cực của bản thân lên vấn đề đang diễn ra.

cách giải quyết mâu thuẫn
Nhìn nhận vấn về một cách khách quan để giải quyết mâu thuẫn

>>> ĐỌC THÊM: Tư duy chiến lược và 8 kỹ thuật rèn luyện hiệu quả

2. Sẵn sàng nói lời xin lỗi

Trên thực tế, chúng ta thường khó để nói lời xin lỗi. Mỗi người đều không có ý định nhường nhịn đối phương. Do đó, nói lời xin lỗi sẽ trở thành điều khó thực hiện. Dù vậy, bạn nên học cách thừa nhận sai lầm của mình. Đây là một trong các cách giải quyết xung đột hiệu quả.

cach-giai-quyet-mau-thuan
Nói lời xin lỗi để giải quyết mâu thuẫn

>>>> ĐỌC NGAY: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Lợi ích và phương pháp triển khai

3. Lắng nghe người khác nói đến cùng

    NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ

    Họ và tên *

    Email *

    Số điện thoại(Zalo) *

    Công ty *

    Quy mô *

    Chức vụ *

    Lắng nghe được đánh giá là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng. Bạn cần lắng nghe trọn vẹn điều người khác muốn nói. Ngay cả khi bạn đã hiểu quan điểm của đối phương, bạn vẫn nên chú ý lắng nghe tới cùng. Kỹ năng này còn giúp bạn thấu hiểu và đồng cảm với mọi người xung quanh.

    cách giải quyết mâu thuẫn
    Lắng nghe được đánh giá là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng

    >>>> THAM KHẢO NGAY: 10 Cách quản lý nhân viên hiệu quả nhà quản lý cần biết

    4. Xác định rõ mối quan tâm chung

    Khi nói chuyện, mâu thuẫn rất dễ nảy sinh do bất đồng quan điểm. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, bạn và đối phương cần xác định rõ mối quan tâm chung. Điều này giúp bạn tìm ra nguồn gốc phát sinh tranh cãi. Từ đó, bạn sẽ tìm cách giải quyết mâu thuẫn hợp lý.

    làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn
    Bạn nên xác định rõ mối quan tâm chung để giải quyết xung đột

    >>> ĐỌC THÊM: Cách xác định bạn hướng nội và hướng ngoại cực đơn giản

    5. Trình bày rõ suy nghĩ, quan điểm cá nhân

    Cùng với việc lắng nghe và đồng cảm với người khác, bạn cũng nên bày tỏ suy nghĩ của mình. Điều quan trọng là bạn phải trình bày quan điểm cá nhân rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc của bản thân và giúp những người khác nắm bắt ý kiến của bạn.

    cách giải quyết mâu thuẫn
    Cùng với việc lắng nghe và đồng cảm với người khác, bạn cũng nên bày tỏ suy nghĩ của mình

    Bên cạnh đó, nếu bạn mắc sai lầm thì bạn nên nhận lỗi ngay từ đầu. Đây là cách giải quyết mâu thuẫn trong công ty hiệu quả. Bạn nên trình bày lý do và giải thích rõ về những thiếu sót của bạn. Điều này còn giúp mọi người dễ dàng nắm bắt được những gì bạn muốn đề cập.

    >>> ĐỌC NGAY: Phương pháp xây dựng quy trình làm việc cho Doanh nghiệp cực hiệu quả

    6. Giữ tâm thế bình tĩnh

    file quản lý công việc
    Tải miễn phí file quản lý công việc ngày, tuần, tháng từ Fastdo

    Một trong các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là giữ bình tĩnh. Vì lý do, sự tức giận sẽ làm vấn đề trở nên nghiêm trọng. Khi giận dữ, chúng ta sẽ không kiểm soát được lời nói, hành động của mình và làm vấn đề rắc rối hơn. Do đó, tốt hơn hết, bạn nên kiềm chế cảm xúc của bản thân để có thể giải quyết xung đột dễ dàng.

    cach-giai-quyet-mau-thuan
    Giữ tâm thế bình tĩnh

    >>>> THAM KHẢO THÊM: Cách phân công công việc trong nhóm hiệu quả [kèm biểu mẫu]

    7. Đặt câu hỏi thiết thực, phù hợp

    Cách giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống là đặt câu hỏi để có thêm thông tin. Những câu hỏi mở với giọng điệu tự tin, vừa rắn vừa mềm sẽ là cách giải quyết mâu thuẫn thông minh. Ví dụ bạn có thể bình tĩnh hỏi đối phương: “Bạn có thể cho tôi biết vấn đề xảy ra từ khi nào được không”.

    cách giải quyết mâu thuẫn
    Cách giải quyết mâu thuẫn trong công việc là đặt câu hỏi để có thêm thông tin

    Những câu hỏi mở sẽ khiến đồng nghiệp thoải mái và cởi mở chia sẻ những khó khăn với bạn. Chúng ta tuyệt đối không nên hỏi những câu hỏi đóng, mang tính chất áp đặt và tra khảo. Ví dụ như: “Vấn đề này do bạn gây ra đúng không? Điều này sẽ khiến cho đối phương khó chịu và giận dữ.

    >>> XEM THÊM: Bộ trắc nghiệm xác định chỉ số EQ trung bình chính xác năm 2022

    8. Cùng nhau đề ra giải pháp giải quyết xung đột

    Cùng nhau đề ra giải pháp là phương án giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Bạn nên tích cực trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi cho đối phương. Những thông tin này sẽ là cơ sở để đánh giá và giải quyết vấn đề tốt. Tuy nhiên, nếu như đồng nghiệp không đồng ý với hướng giải quyết của bạn thì hãy lắng nghe quan điểm của đối phương và đưa ra lựa chọn hợp lý.

    cach-giai-quyet-mau-thuan
    Cùng nhau đề ra giải pháp là phương án giải quyết mâu thuẫn nội bộ.

    >>> LƯU LẠI NGAY: 11 cách quản lý công việc hiệu quả nhất mà bạn cần ghi nhớ

    9. Tránh những câu nói tiêu cực, mang tính tấn công

    Một trong những cách giải quyết mâu thuẫn là hạn chế những lời nói tiêu cực. Bạn không nên đưa ra những đánh giá mang tính tấn công, áp đặt cho đối phương. Thay vào đó, chúng ta có thể nhẹ nhàng chia sẻ cảm nhận của mình về vấn đề đang xảy ra. Việc này sẽ giúp đồng nghiệp cảm thấy được tôn trọng. và khiến cho các rắc rối từng bước được giải quyết.

    cách giải quyết mâu thuẫn
    Một trong các phương pháp giải quyết xung đột là hạn chế những lời nói tiêu cực

    >>> XEM THÊM: Chi phí quản lý dự án là gì? 5 cách tiết kiệm chi phí

    10. Tiếp nhận sự hòa giải từ bên trung gian

    Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.

    Nhận Biểu Mẫu OKRs

    Một vài rắc rối sẽ không thể được giải quyết từ những người trong cuộc. Khi đó, những người có liên quan nên cố gắng hòa giải giúp họ. Các bên trung gian tham gia vào giải quyết xung đột nên là người có uy tín và năng lực chuyên môn. Một người hòa giải tốt sẽ giúp vấn đề được giải quyết nhanh chóng.

    cách giải quyết mâu thuẫn công việc
    Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả là tìm người hòa giải

    >>> TÌM HIỂU NGAY: Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao

    11. Quan tâm đến hiện tại, tương lai hơn là quá khứ

    Nếu mâu thuẫn đã xảy ra, bạn nên tập trung vào vấn đề ở hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương án giải quyết phù hợp. Chúng ta đừng nên quá quan tâm vào sai lầm trong quá khứ. Vì lý do, trong một tổ chức, giữ mối quan hệ dài hạn của các thành viên mới là điều quan trọng hơn hết.

    cách giải quyết mâu thuẫn
    Quan tâm đến tương lai là cách xử lý rắc rối

    >>> ĐỌC NGAY: Tất tần tật những điều cần biết về nhóm tính cách ESFP

    12. Các bước giải quyết mâu thuẫn nội bộ khéo léo cho nhà quản lý

    Nhiều nhà quản trị có xu hướng giải quyết mâu thuẫn ngay khi nó xuất hiện. Tuy nhiên, điều này có thể khiến nhà lãnh đạo nhìn nhận vấn đề sai lệch. Nhưng nếu bạn đánh giá mâu thuẫn quá lâu thì nhân viên sẽ cho rằng nhà quản lý không đủ năng lực giải quyết vấn đề. Vậy đâu là thời điểm giải quyết mâu thuẫn tốt nhất?

    cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ
    Nhà quản lý nên biết cách xử lý rắc rối

    Bạn nên giải quyết xung đột khi tìm ra bằng chứng cho thấy nhân viên có liên quan đến rắc rối và gây ảnh hưởng đến tổ chức. Dựa vào bằng chứng, bạn có thể thu thập thông tin và nguyên nhân gây ra xung đột. Sau đó, bạn nên dựa vào quy trình dưới đây để giải quyết mâu thuẫn nội bộ một cách khéo léo.

    >>> XEM NGAY: Cách tính lương Gross từ lương Net, Net từ Gross cực chuẩn

    12.1 Xác định vấn đề từ phía có mâu thuẫn

    Bạn cần lắng nghe ý kiến và cảm nhận của các thành viên. Phương pháp này sẽ giúp bạn nhận ra mấu chốt của vấn đề và đưa ra đánh giá khách quan. Lắng nghe là hành động giúp cho đối phương cảm thấy được tôn trọng và được thấu hiểu. Khi đó, đồng nghiệp sẽ chia sẻ về vấn đề một cách cởi mở và nhiệt tình hơn.

    cach-giai-quyet-mau-thuan
    Xác định vấn đề mâu thuẫn

    >>> ĐỌC NGAY: Chiến lược đại dương xanh và 6 nguyên tắc quan trọng

    12.2 Xác định vấn đề từ các phía khác

    Xác định vấn đề từ nhiều phía sẽ giúp bạn đưa ra đánh giá khách quan. Người hòa giải nên biết nguyên nhân của rắc rối xuất phát từ 1 hoặc là cả 2 bên. Bạn nên động viên các thành viên đưa ra ý kiến và giải pháp. Hãy xác định với họ tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ trong tổ chức. Việc tranh cãi thắng thua chỉ khiến cho tình cảm của đồng nghiệp ngày càng giảm xuống.

    cách giải quyết mâu thuẫn của nhân viên
    Xác định vấn đề từ các phía khác

    >>> XEM THÊM: Những công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức

    12.3 Đặt ra các giải pháp khác nhau

    Cách giải quyết xung đột trong nhóm là đưa ra các giải pháp khác nhau. Bạn nên lấy ý kiến từ các thành viên khác và cùng nhau phân tích vấn đề. Thay vì tranh luận và đổ lỗi cho nhau, chúng ta nên cố gắng đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề có đáng để mọi người tốn thời gian và năng lượng để giải quyết.

    cach-giai-quyet-mau-thuan
    Đặt ra các giải pháp khác nhau

    >>> ĐỌC NGAY: Update ngay các chỉ số KPI trong marketing cực kỳ quan trọng

    12.4 Chọn giải pháp tốt nhất

    Việc lựa chọn phương án khả thi nhất sẽ giúp cho mâu thuẫn được hóa giải. Nếu người trong cuộc không thể đưa ra phương án hợp lý thì các thành viên trong nhóm nên cùng hỗ trợ. Mâu thuẫn nội bộ nếu không được xử lý thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất công việc chung của nhóm và mối quan hệ trong tương lai của các thành viên.

    cách giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp
    Chọn giải pháp tốt nhất

    >>> ĐỌC NGAY: 5 nguyên tắc cần lưu ý khi lên ý tưởng tổ chức Year End Party

    12.5 Thực hiện giải pháp

    Sau khi các thành viên đã thống nhất về phương án sẽ thực hiện thì nên triển khai để giải quyết. Người hòa giải cần tích cực và cố gắng phân tích vấn đề để động viên các thành viên giữ tinh thần trung lập. Mâu thuẫn không đáng có nên được xử lý nhanh chóng để hoạt động của nhóm hiệu quả hơn.

    cach-giai-quyet-mau-thuan
    Thực hiện giải pháp để giải quyết mâu thuẫn

    >>> ĐỌC THÊM: Cách vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty như thế nào? Tổng hợp mẫu sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đơn giản

    12.6 Quan sát hành vi, thái độ của các bên sau xung đột

    Khi xảy ra mâu thuẫn, bạn nên quan sát hành vi của đối phương. Điều này có thể giúp bạn nhìn nhận được vấn đề hiện tại. Ngoài ra, thái độ của đồng nghiệp còn phản ánh thiện chí của họ có muốn thỏa hiệp hay không. Đặc biệt, người hòa giải cần có kỹ năng này để cân bằng các mối quan hệ và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

    cách giải quyết mâu thuẫn
    Khi xảy ra mâu thuẫn, bạn nên quan sát hành vi của đối phương

    Trên đây là bài viết chia sẻ về cách giải quyết mâu thuẫn. Trên thực tế, xung đột trong tổ chức thường xuyên xảy ra. Do đó, bạn cần trang bị kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Fastdo hy vọng những phương pháp nêu trên sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và cách giải quyết hợp lý. Cảm ơn bạn đã xem bài!

     

     Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan trong giải quyết mẫu thuẫn?

    Phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong công việc đơn giản nhất chính là nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Bạn cần cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Tốt hơn hết, bạn không nên áp đặt suy nghĩ tiêu cực của bản thân lên vấn đề đang diễn ra.

    Tại sao nên sẵn sàng nói lời xin lỗi trong khi mẫu thuẫn?

    Trên thực tế, chúng ta thường khó để nói lời xin lỗi. Mỗi người đều không có ý định nhường nhịn đối phương. Do đó, nói lời xin lỗi sẽ trở thành điều khó thực hiện. Dù vậy, bạn nên học cách thừa nhận sai lầm của mình. Đây là một trong các cách giải quyết xung đột hiệu quả.

    Các bước giải quyết mâu thuẫn nội bộ khéo léo cho nhà quản lý?

    Thứ nhất, xác định vấn đề từ phía có mâu thuẫn. Thứ hai, xác định vấn đề từ các phía khác. Thứ ba, đặt ra các giải pháp khác nhau. Thứ tư chọn giải pháp tốt nhất. Thứ năm thực hiện giải pháp. Thứ sáu quan sát hành vi, thái độ của các bên sau xung đột.

    4.9/5 - (111 bình chọn)

    One thought on “11 cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm và công việc hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *