2 Mẫu hợp đồng thử việc & 4 Quy định pháp lý quan trọng

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
3/5 - (2 bình chọn)
Mẫu hợp đồng thử việc

Mẫu hợp đồng thử việc là văn bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi tìm kiếm nhân sự mới. Đối với doanh nghiệp, hợp đồng thử việc không chỉ là cơ sở pháp lý để thiết lập mối quan hệ lao động mà còn là công cụ để đánh giá năng lực và sự phù hợp của nhân viên với công việc. 

Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo mẫu hợp đồng thử việc, doanh nghiệp cần chú ý tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Hãy cùng Fastdo khám phá ngay 2 mẫu hợp đồng thử việc và các quy định chi tiết theo Bộ Luật lao động 2019!

1. Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc là văn bản pháp lý thể hiện thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong một thời gian thử việc cụ thể bao gồm thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của 2 bên, mức lương, đãi ngộ,… Thực tế hiện nay tại các doanh nghiệp, mẫu hợp đồng thử việc không bắt buộc thể hiện dưới giấy tờ vật lý mà có thể thỏa thuận bằng nhiều cách khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của hai bên.

mẫu hợp đồng thử việc
Mẫu hợp đồng thử việc được quy định trong Bộ Luật Lao động

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng thử việc

Theo quy định trong Khoản 2, Điều 24, Bộ Luật Lao động năm 2019, hợp đồng thử việc có thể được xác lập thành điều khoản riêng trong hợp đồng chính thức hoặc được lập thành một văn bản riêng biệt. Một số nội dung chính được thể hiện trong mẫu hợp đồng thử việc bao gồm:

  1. Tên, chức vụ và địa chỉ của người sử dụng lao động, chịu trách nhiệm thực hiện giao kết đối với người lao động (Bên A).
  2. Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, giới tính, số CMND của người lao động (Bên B).
  3. Thông tin chi tiết về công việc: Chức vụ, Thời gian, Địa điểm.
  4. Mức lương theo % được nhận so với lương chính thức, thời gian chi trả, hình thức trả lương.
  5. Các khoản phụ cấp bổ sung trong thời gian thử việc.
  6. Các thiết bị, trang bị cho người lao động trong thời gian làm việc.
  7. Thời gian thử việc.
Nội dung cơ bản của hợp đồng thử việc
Nội dung cơ bản của hợp đồng thử việc – Mẫu hợp đồng thử việc

>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty chuẩn cho nhân viên

3. Quy định pháp lý trong hợp đồng thử việc là gì?

Khi lập mẫu hợp đồng thử việc bạn cần đảm bảo đáp ứng các nội dung bắt buộc tại Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 đã được đề cập ở trên. Ngoài ra, hợp đồng thử việc cần đáp ứng một số quy định sau:

3.1 Mức lương thử việc tối thiểu

Theo quy định của Điều 26 Bộ Luật lao động 2019, tiền lương thử việc được thỏa thuận giữa hai bên phải ít nhất bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó. Tùy vào năng lực nhân sự và khả năng chi trả của doanh nghiệp, 2 bên có thể thỏa thuận về mức lương thử việc đảm bảo không dưới 85% so với mức lương chính thức.

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý 85% lương thử việc được tính dựa trên lương chính thức hiện hành của công việc đó, không phải dựa trên mức lương cơ sở (1.800.000 đồng) được quy định của nhà nước theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Ví dụ nếu mức lương chính thức của bạn là 10.000.000 đồng, lương thử việc là 8.000.000 đồng, không phải 85% của 1.800.000 đồng.

3.2 Thời gian thử việc tối đa

Tùy vào tính chất công việc và quy định tại doanh nghiệp, thời gian thử việc có thể dao động khác nhau từ 6 – 180 ngày. Tuy nhiên theo Luật lao động, thời gian thử việc tối đa được quy định cụ thể như sau:

  • Thử việc tối đa đa 180 ngày đối với các chức vụ ở cấp quản lý theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  • Thử việc tối đa 60 ngày đối với các công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
  • Thử việc tối đa 30 ngày đối với các công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ trung cấp, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật.
  • Thử việc tối đa 6 ngày đối với các công việc khác.
Quy định pháp lý trong mẫu hợp đồng thử việc là gì? - Thời gian thử việc tối đa
Quy định pháp lý trong mẫu hợp đồng thử việc là gì? – Thời gian thử việc tối đa

3.3 Các chế độ BHXH cho người lao động trong thời gian thử việc

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, yếu tố đầu tiên để người lao động được tham gia BHXH là có sự giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy trong thời gian thử việc, nếu không ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng không quy định về BHXH thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trừ một số trường hợp, người lao động ký hợp đồng thử việc và hợp đồng đó thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động phải đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động ngay trong thời gian thử việc.

3.4 Quy định về điều kiện chấm dứt hợp đồng thử việc 

Theo khoản 2 Điều 27, Bộ Luật lao động 2019 quy định về điều kiện kết thúc thử việc như sau:

  • Khi kết thúc thời gian được quy định trong hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
    • Nếu thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động như đã giao kết hoặc ký kết hợp động mới (nếu chỉ mới giao kết hợp đồng thử việc).
    • Nếu thử không đạt yêu cầu thì cả 2 bên cần chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng thử việc.
  • Trong thời gian thử việc, cả 2 bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần thông báo trước và không cần bồi thưởng.

Khi triển khai các mẫu hợp đồng thử việc, việc quản lý và đánh giá nhân viên là yếu tố then chốt để đảm bảo sự hiệu quả và minh bạch. Đó là lý do tại sao bộ phần mềm quản lý công việc toàn diện Fastdo Work trở thành giải pháp tối ưu cho các tổ chức trong quá trình quản lý nhân sự. Với Fastdo Work, các nhà quản lý dễ dàng thực thi tiến trình quản lý nhân sự chuyên nghiệp và toàn diện ngay từ bước đầu tiên.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ KHÁM PHÁ CÁCH PHẦN MỀM QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC TOÀN DIỆN FASTDO WORK GIÚP BẠN QUẢN LÝ NHÂN SỰ!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ

Phần mềm quản lý tiến độ dự án Fastdo Work
Phần mềm quản lý tiến độ dự án Fastdo Work

4. 2 Mẫu hợp đồng thử việc áp dụng cho mọi vị trí, ngành nghề

Trong thực tế, mỗi ngành nghề, công việc sẽ có tính chất, mức độ khác nhau. Vì thế, khi lập mẫu hợp đồng thử việc, bạn cần xem xét trong từng trường hợp cụ thể để soạn thảo phù hợp. Tham khảo 2 mẫu hợp đồng thử việc trong từng trường hợp ngay sau đây.

4.1 Mẫu hợp đồng thử việc áp dụng cho mọi vị trí

Hợp đồng thử việc chung chứa các nội dung cơ bản của một văn bản hành chính pháp luật. Đây là loại hợp đồng thử việc cơ bản được sử dụng chung cho tất cả các ngành nghề và các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam. Bộ phận nhân sự có thể sử dụng mẫu hợp đồng thử việc dưới đây cho mọi vị trí, cấp bậc, phòng ban và tùy chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.

Mẫu hợp đồng thử việc áp dụng cho mọi vị trí

Mẫu hợp đồng thử việc áp dụng cho mọi vị trí
Mẫu hợp đồng thử việc áp dụng cho mọi vị trí
Đọc thêm bài viết: Top 4 gợi ý làm quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

4.2 Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ

Mẫu hợp đồng này có một sự khác biệt so với loại hợp đồng trên là được bổ sung thêm Tiếng Anh làm song ngữ. Mẫu hợp đồng này phù hợp với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ

Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ
Mẫu hợp đồng thử việc song ngữ

5. Những lưu ý khi sử dụng mẫu hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc là văn bản pháp lý quan trọng nên khi tham khảo các mẫu hợp đồng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Hiện nay, xuất hiện rất nhiều mẫu hợp đồng thử việc tràn lan trên mạng với những điều khoản chung chung, không rõ ràng, không thể hiện được các nội dung mang tính chất ràng buộc giữa các bên khi thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, mẫu hợp đồng thử việc còn không tư vấn các điều khoản về rủi ro, phạt vi phạm… Vì thế, bên cạnh các điều khoản cơ bản bắt buộc theo quy định, các công ty nên nghiên cứu các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp, phạt vi phạm để dự lường toàn bộ các trường hợp có thể phát sinh khi giao kết hợp đồng.
  • Mẫu hợp đồng thử việc cần phù hợp với đặc thù ngành nghề của công ty/doanh nghiệp, vị trí công việc mà người lao động sẽ đảm nhận.
mẫu hợp đồng thử việc
Lưu ý khi sử dụng mẫu hợp đồng thử việc

6. Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng thử việc

Để hiểu chi tiết về các quy định đảm bảo tính pháp lý trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động cần thiết lập mẫu hợp đồng thử việc và giao kết dựa trên các điều khoản trong Bộ Luật lao động 2019. Dưới đây là một số câu hỏi người lao động thường thắc mắc trong quá trình ký kết hợp đồng thử việc:

6.1 Người lao động có phải bắt buộc ký hợp đồng thử việc không?

Hiện tại, pháp luật không có định nghĩa cụ thể và chính thức về hợp đồng thử việc, tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 điều 24 Bộ luật lao động 2019: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thực hiện giao kết trên hợp đồng thử việc.”

Thêm vào đó, từ 1/1/2021, pháp luật quy định người lao động và người sử dụng lao động không bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc. Như vậy, không có bất kỳ quy định pháp nào về việc ký hợp đồng thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động, 2 bên có thể thỏa thuận miệng hoặc nhiều hình thức khác thay thế hợp đồng thử việc vật lý.

6.2 Sự khác nhau của hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động?

Người lao động cần phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc:

  • Hợp đồng lao động là văn bản pháp lý bắt buộc và phải lập thành văn, cần đảm bảo các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Bộ Luật lao động giữa người lao động và người sử dụng sử dụng lao động. Quy định kết thúc hợp đồng lao động cần tuân theo các quy định đã được thỏa thuận từ 2 bên và đảm bảo các quy định pháp lý liên quan.
  • Hợp đồng thử việc có thời hạn ngắn hơn, mức lương được thỏa thuận theo quy định của doanh nghiệp nhưng cần dao động từ 85% – 100% dựa theo mức lương chính thức. Đại diện 2 bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước hoặc bồi thường.

6.3 Có thể gộp giao kết hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động không?

Có thể. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Bộ Luật lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động riêng biệt.

6.4 Công ty có quyền giữ bằng gốc của người lao động trong thời gian thử việc không?

Không. Theo quy định 17 Bộ Luật lao động 2019, người lao động không được làm những điều sau khi giao kết hợp đồng lao động:

  • Giữ bản gốc của giấy tờ tùy thân, chứng chỉ và văn bằng gốc của người lao động.
  • Không được yêu cầu người lao động phải đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khi giao kết hợp đồng lao động.
  • Bắt buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động với mục đích trả nợ cho người lao động.

Mẫu hợp đồng thử việc là văn bản có tính pháp lý giúp đảm bảo lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động khi xác lập mối quan hệ. Với các nội dung về mẫu hợp đồng thử việc cho các trường hợp cụ thể, Fastdo hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và thú vị. 

>>> THAM KHẢO NGAY:

3/5 - (2 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo