Lắng nghe tích cực | 12 Mẹo cải thiện & phát huy sức mạnh

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (3 bình chọn)
Lắng nghe tích cực | 12 Mẹo cải thiện

Trong một thế giới đầy rẫy sự phân tâm và tiếng ồn, việc tập trung nghe ai đó nói là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, lắng nghe tốt là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất giúp chúng ta có thể cải thiện các mối quan hệ, phát triển thế giới quan và thậm chí có thể thay đổi quan điểm của người khác trong cuộc sống và công việc. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Fastdo khám phá tất tần tật về lắng nghe tích cực (hay còn gọi là lắng nghe chủ động) để nâng cao hiệu quả giao tiếp cho chính bạn nhé!

1. Lắng nghe tích cực là gì?

Lắng nghe tích cực là một khái niệm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được phát triển bởi Carl Rogers, một nhân vật nổi bật trong tâm lý học nhân văn. Nói đơn giản, đây là cách mà chúng ta lắng nghe chủ động để thấu hiểu những cảm xúc và ý định của người nói, từ đó phản hồi theo cách thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm.

Rogers nhấn mạnh nền tảng cho việc lắng nghe hiệu quả và giao tiếp ý nghĩa chính là sự kết hợp của 3 yếu tố: sự đồng cảm, không can thiệp để thể hiện sự tôn trọng vô điều kiện và tính trung thực. Diễn giải chi tiết của 3 thành phần này như sau:

  • Đồng cảm: Lắng nghe mà không phán xét, thể hiện sự quan tâm chân thành đến cảm xúc của người nói.
  • Không can thiệp: Tập trung vào thông điệp của người nói thay vì chuẩn bị câu trả lời, ngắt lời hoặc đưa ra quan điểm cá nhân khi họ còn đang nói​
  • Hiểu toàn diện: Chú ý cả nội dung lời nói và các tín hiệu phi ngôn ngữ (giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, sự ngập ngừng) để hiểu trọn vẹn thông điệp​

Công trình của Carl Rogers đặc biệt quan trọng trong bối cảnh trị liệu, nơi người lắng nghe không cần giải quyết vấn đề mà chỉ cần tạo ra một môi trường nơi người nói cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Tuy nhiên, các nguyên tắc của ông đã được áp dụng trong bối cảnh quản lý và lãnh đạo. Trong lãnh đạo theo hướng cá nhân hóa, lắng nghe chủ động được sử dụng để tạo ra môi trường làm việc hỗ trợ hơn, thúc đẩy giao tiếp cởi mở và nâng cao sự hài lòng của nhân viên.

lắng nghe tích cực
Định nghĩa về kỹ năng lắng nghe tích cực
>>> ĐỌC THÊM: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Lợi ích và phương pháp triển khai

2. Lợi ích của việc lắng nghe tích cực

Jennifer Brandel – một doanh nhân và nhà cải tiến hướng đến giải quyết tập hợp vấn đề liên quan đến làm thế nào để thiết kế các hệ thống lắng nghe, phản hồi hiệu quả đã từng nói: “The power of deeply listening to another person, with full attention, and without judgment or an agenda, is one of the most profoundly healing acts a person can give to another.” Câu nói này phản ánh các lợi ích của lắng nghe tích cực. Trên thực tế, kỹ năng này mang lại rất nhiều lợi ích trong cả các mối quan hệ cá nhân, môi trường làm việc và trong các tình huống xã hội, cụ thể như sau:

Trong các mối quan hệ cá nhân, như giữa bạn bè, gia đình hay đối tác tình cảm, lắng nghe tích cực giúp tạo dựng và duy trì sự kết nối sâu sắc. Khi bạn lắng nghe một cách chân thành và không phán xét, người đối diện cảm thấy được tôn trọng và coi trọng. Khi cảm thấy mình được lắng nghe trong sự an toàn (không có chỉ trích hay đánh giá), họ sẽ có xu hướng mở lòng để chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình nhiều hơn.

Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng đồng cảm với các quan điểm, nhu cầu và mong muốn của đối phương, từ đó phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với họ. Lắng nghe tích cực còn đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn, bởi lẽ, việc hiểu rõ những cảm xúc và suy nghĩ chưa được bày tỏ giúp bạn dễ dàng tháo gỡ các khúc mắc trong mối quan hệ, từ đó tạo dựng lòng tin mạnh mẽ.

kỹ năng lắng nghe
Các lợi ích của việc lắng nghe tích cực

Tại nơi làm việc, lắng nghe một cách chú tâm thể hiện sự tôn trọng và thúc đẩy hiệu quả giao tiếp. Nhờ lắng nghe tích cực, các thông tin quan trọng không bị bỏ sót và bạn có thể nắm bắt được những vấn đề tiềm ẩn hoặc mối quan tâm của đồng nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong các cuộc họp, nơi việc hiểu rõ vấn đề là nền tảng cho việc đưa ra quyết định đúng đắn và cải thiện hiệu suất làm việc chung của nhóm.

Đối với các nhà quản lý, việc lắng nghe tích cực giúp xây dựng lòng tin với nhân viên, giảm thiểu tình trạng kiệt sức (burnout) và nâng cao sự hài lòng trong công việc. Ngoài ra, việc lắng nghe còn giúp tăng cường khả năng lãnh đạo, khi người quản lý thể hiện sự quan tâm chân thành đến ý kiến và cảm xúc của nhân viên, từ đó tạo ra môi trường làm việc tích cực và sáng tạo hơn.

Trong các tình huống xã hội, chẳng hạn như hội thảo, buổi thảo luận hoặc đàm phán về chính trị, xã hội, lắng nghe tích cực tạo ra sự tương tác hiệu quả và giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Kỹ năng lắng nghe giúp bạn bạn nắm bắt những thông tin quan trọng, thấu hiểu quan điểm và ý kiến của đối phương, tránh việc hiểu lầm và tăng cường sự hợp tác.

Nó tạo ra không gian thảo luận cởi mở, nơi mọi ý kiến đều được tôn trọng và tiếp thu, từ đó dễ dàng đạt được những thỏa thuận hoặc giải pháp hiệu quả. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực coaching, quản lý, hoặc kinh doanh, vì nó giúp bạn xây dựng những mối quan hệ mới và duy trì sự tin tưởng trong các mối quan hệ cũ.

>>> XEM THÊM: Cải thiện kỹ năng nói trước đám đông chỉ với 8 mẹo đơn giản

Một giải pháp giúp bạn cải thiện khả năng lắng nghe, tăng khả năng tập trung và thúc đẩy hiệu quả giao tiếp tại nơi làm việc là fMeeting, phần mềm họp trực tuyến của Fastdo. fMeeting được thiết kế để tối ưu hóa quy trình trước, trong và sau họp, nâng cao khả năng tập trung, lắng nghe tích cực và hợp tác với các tính năng cụ thể như sau:

  • Lên lịch họp, chọn địa điểm họp, xác định tình trạng phòng họp, tự động hóa toàn bộ quá trình đăng ký phòng họp cho nhân viên và bộ phận liên quan
  • Tự động thông báo về cuộc họp cho tất cả thành viên tham gia, đảm bảo tất cả mọi người đều biết agenda và mục đích của cuộc họp để chuẩn bị gì trước và sẵn sàng đóng góp ý kiến
  • Cho phép thiết lập nhiều loại phiên họp như thông báo, giải quyết vấn đề,… và giới hạn thời gian giữa các phiên để mọi người tập trung vào các điểm chính cần thảo luận. Đặc biệt, trong các cuộc họp brainstorm, cấu trúc mở của fMeeting cho phép các thành viên thoải mái chia sẻ ý tưởng mà không bị gián đoạn hay áp đặt, thúc đẩy văn hóa lắng nghe tích cực
  • Ghi chú trong cuộc họp theo thời gian thực, đảm bảo mọi thảo luận được ghi lại rõ ràng, hỗ trợ ra quyết định chuẩn xác trong tương lai
  • Lưu lại bản tóm tắt cuộc họp để mọi người có thể xem lại những điểm chính và biết rõ trách nhiệm của mình sau cuộc họp
  • Phân công và theo dõi tiến độ các công việc được thống nhất sẽ làm sau khi họp vào kế hoạch chi tiết và quy trình công việc hằng nhờ tích hợp mạnh mẽ với fPlanfTodolist
  • Cho phép thu thập phản hồi, đánh giá sau họp và kiểm soát chất lượng cuộc họp
Phần mềm quản lý họp trực tuyến fMeeting
Phần mềm quản lý họp trực tuyến fMeeting

Không còn họp hành lan man, không có mục tiêu, lịch trình cụ thể. fMeeting đảm bảo họp phải ra việc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa công cụ lập kế hoạch, theo dõi và phân bổ nhiệm vụ của fMeeting giúp tăng cường sự tương tác của đội nhóm và củng cố văn hóa lắng nghe tích cực, nơi ý tưởng được ghi nhận, cân nhắc và thực thi hiệu quả.

Chỉ với 25.000 đồng/user/tháng, thử ngay fMeeting để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn. Với gói 6 tháng, bạn được tặng thêm 3 tháng và 20GB dung lượng dùng chung, miễn phí cài đặt và 2 buổi tư vấn chuyên sâu. Gói 12 tháng mang đến 3 tháng miễn phí, 30GB dung lượng và 4 buổi tư vấn. Nếu chọn gói 24 tháng, bạn sẽ nhận thêm 12 tháng sử dụng, 50GB dung lượng và 5 buổi tư vấn. Đây là cơ hội tuyệt vời để xây dựng văn hoá lắng nghe tích cực, tối ưu các cuộc họp và nâng cao hiệu quả công việc.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Bảng giá phần mềm quản lý cuộc họp fMeeting
Bảng giá phần mềm quản lý cuộc họp fMeeting

3. 12+ Mẹo cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực

Lắng nghe chủ động là một kỹ năng mềm cần có thời gian để rèn luyện và phát triển. Cùng Fastdo tìm hiểu ngay 12+ mẹo sẽ giúp bạn có thể thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực được hiệu quả hơn nhé!

3.1. Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm, đặc biệt là điện thoại

Trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy loại bỏ mọi yếu tố gây phân tâm như điện thoại, máy tính hay TV. Sự hiện diện của những thiết bị này có thể làm giảm sự tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp. Khi bạn loại bỏ hoàn toàn sự phân tâm, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tập trung vào người nói, giúp họ cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe.

3.2. Không ngắt lời đối phương

Đôi khi, bạn muốn tham gia, nói lên ý kiến của riêng mình hoặc trình bày sâu hơn về câu chuyện của người khác đang chia sẻ. Sau kiểu gián đoạn này, có thể cuộc trò chuyện vẫn diễn ra bình thường nhưng nó không phải là điều bạn nên làm khi bạn đang tích cực lắng nghe để hiểu. Bởi lẽ, nó sẽ làm gián đoạn suy nghĩ của người nói và mất đi mạch trò chuyện.

Để luyện tập cách lắng nghe tích cực, bạn cần học cách kiềm chế mong muốn ngắt lời để dành tất cả sự chú ý và tập trung vào những gì người kia đang nói. Sẽ không tránh khỏi việc bạn đột nhiên có suy nghĩ, nhận xét hoặc phản hồi về điều mà đối phương đang nói đến. Hãy cố gắng tạm gác những suy nghĩ đó sang một bên cho đến khi đối phương nói xong! Điều này cho phép người nói cảm thấy được thấu hiểu và giảm bớt căng thẳng trong giao tiếp.

không nên ngắt lời đối phương khi lắng nghe tích cực
Bạn không nên ngắt lời đối phương
>>> ĐỌC THÊM: 10 Cách để có giọng nói hay thuyết phục người nghe

3.3 Lắng nghe không phán xét

Lắng nghe đã là một kỹ năng khó. Tuy nhiên, lắng nghe không phán xét, tôn trọng quan điểm và cảm xúc của người nói mà không đưa ra kết luận hay chỉ trích ngay lập tức còn khó hơn gấp một vạn lần. Không phán xét ở đây có nghĩa là không đề cập đến việc suy đoán tích cực hay tiêu cực trong quá trình giao tiếp. Đúng hơn, nó đề cập đến việc bạn đang độc thoại nội tâm.

Trong cuộc trò chuyện, nếu bạn luôn trong tâm thế nhằm phản ứng lại với những gì đối phương đang nói, khi đó bạn chỉ đang thật sự tập trung để phán xét đối phương thay vì lắng nghe những gì họ đang chia sẻ.

Bởi vì mỗi người sẽ có một góc nhìn, một quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó. Do đó, bạn nên tập trung vào những gì đối phương đang nói để có thể hiểu thêm về người kia nếu bạn thật sự muốn thấu hiểu họ. Khi bạn duy trì được một tâm trí cởi mở và không áp đặt các suy nghĩ tiêu cực, người nói sẽ cảm thấy an toàn khi chia sẻ, từ đó thúc đẩy cuộc hội thoại trở nên chân thành và hiệu quả hơn.

lắng nghe tích cực
Bạn cần phải lắng nghe một cách nghiêm túc những gì người khác đang nói
>>> ĐỌC THÊM: TOP 12 Xu hướng chuyển đổi số tiềm năng

3.4 Thuật lại nội dung bằng lời của bạn

Sau khi người kia nói xong, bạn nên diễn đạt lại những thông tin đã nghe được bằng lời của mình. Việc diễn giải này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng thông tin bạn nghe được là đúng hoặc chưa đầy đủ để người kia có thể hỗ trợ làm rõ. Sau đó, bạn có thể đặt các câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về cuộc trò chuyện.

Bằng cách này bạn cũng có thể chứng minh rằng bạn đang tập trung vào câu chuyện. Trong khi thuật lại, bạn cần tránh thêm bất kỳ nhận xét hoặc ý kiến nào của riêng bạn. Bởi lẽ, mục đích của kỹ năng lắng nghe hiệu quả là tập trung vào người khác và giữ lại đánh giá của riêng bạn.

lắng nghe chủ động
Bạn nên thuật lại nội dung câu chuyện bằng lời nói của bạn

3.5 Sử dụng các hành vi, cử chỉ phù hợp

Để thực hiện kỹ năng lắng nghe chủ động, bạn sẽ phải rất tiết chế lời nói của mình. Để giúp đối phương biết rằng bạn đang tập trung, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ là giải pháp hoàn hảo nhất. Hơn nữa, giao tiếp phi ngôn ngữ còn giúp quá trình giao tiếp trở nên dễ dàng và tránh những hiểu nhầm không đáng có.

Dưới đây là một số hành vi, cử chỉ phù hợp khi bạn biết cách lắng nghe tích cực:

  • Gật đầu: Khi người nói tiếp nhận được một vài cái gật đầu đơn giản cho thấy bạn hiểu họ đang nói gì. Cái gật đầu là một tín hiệu hữu ích, mang tính hỗ trợ. Nó không có nghĩa là bạn đang đồng ý với những họ đang nói, chỉ là bạn có thể xử lý nội dung họ đang truyền tải.
  • Mỉm cười: Một nụ cười nhỏ có thể khích lệ người nói tiếp tục câu chuyện. Khác với cử chỉ gật đầu, nụ cười cho thấy bạn đang đồng ý với thông điệp của đối phương. Hơn nữa, nụ cười có thể thay thế cho một lời khẳng định ngắn gọn trong việc giúp xoa dịu mọi căng thẳng và đảm bảo người nói cảm thấy thoải mái.
  • Tránh những hành vi phân tâm: Để làm được điều này, bạn cần cố gắng tránh các chuyển động như liếc nhìn đồng hồ hoặc điện thoại, thở dài, vẽ nguệch ngoạc hoặc gõ vào bút. Bạn cũng nên tránh trao đổi thông tin hoặc tương tác với người khác khi đối phương đang nói. Điều này có thể khiến người trình bày cảm thấy bực bội và khó chịu.
  • Duy trì việc giao tiếp bằng mắt: Bạn chỉ cần đảm bảo giữ ánh nhìn tự nhiên, gật đầu và mỉm cười để đảm bảo rằng bạn đang khuyến khích họ thay vì khiến người nói cảm thấy sợ hãi hoặc khó chịu.

3.6 Đặt câu hỏi mở

Sau khi người nói dừng lại, bạn có thể chứng minh sự tập trung của mình bằng cách đặt ra những câu hỏi cụ thể và có kết thúc mở. Hãy khuyến khích người nói tiếp tục chia sẻ để hiểu sâu hơn về vấn đề họ đang đề cập và khám phá thêm thông tin và cảm xúc từ họ.

Bạn cần lưu ý phải tránh những câu hỏi mang tính phán xét, phán đoán của bản thân. Ví dụ bạn có thể hỏi như: “Nói cho tôi biết thêm về điều đó”, “Bạn cảm thấy thế nào?”, “Điều gì đã khiến bạn theo đuổi lựa chọn đó?” hoặc “Tôi có thể làm gì để giúp đỡ?”. Điều này thể hiện rằng bạn đang chú ý và quan tâm đến câu chuyện.

lắng nghe tích cực
Bạn cần biết đặt câu hỏi mở để người nói biết bạn đang lắng nghe họ

3.7. Tập trung vào hiện tại, hỏi lại nếu bỏ lỡ chi tiết

Lắng nghe tích cực yêu cầu bạn phải hoàn toàn hiện diện trong cuộc trò chuyện. Nếu bạn mất tập trung và bỏ lỡ một chi tiết nào đó, hãy lịch sự yêu cầu người nói nhắc lại. Điều này cho thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu chuyện và muốn đảm bảo rằng mình hiểu đúng nội dung. Nó cũng giúp ngăn ngừa những hiểu lầm trong quá trình giao tiếp.

3.8. Đừng sợ khoảng lặng

Khoảng lặng trong cuộc trò chuyện là cơ hội để cả hai bên suy nghĩ kỹ càng hơn về những gì vừa được chia sẻ. Thay vì cố gắng lấp đầy khoảng trống, hãy để khoảng lặng diễn ra tự nhiên. Điều này giúp cuộc trò chuyện trở nên thấu đáo hơn và cho phép cả hai bên đánh giá lại suy nghĩ của mình trước khi tiếp tục.

3.9. Bắt chước ngôn ngữ của người nói

Khi thực hành kỹ năng lắng nghe, bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người nói một cách tự nhiên có thể giúp bạn tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn. Thủ thuật này rất hữu ích khi người kia đang nói về một sự cố tình cảm.

Khi bạn lặp lại những cử chỉ hay thái độ của người nói, họ sẽ cảm thấy rằng bạn thực sự hiểu và đồng cảm với họ. Tuy nhiên, cần chú ý làm điều này một cách tinh tế và chân thành để không tạo cảm giác giả tạo.

3.10. Tích cực đưa ra các ý kiến cá nhân để phản hồi đối phương

Lắng nghe tích cực không có nghĩa là bạn chỉ im lặng. Sau khi người nói hoàn thành phần của họ, hãy đưa ra những phản hồi phù hợp hoặc chia sẻ ý kiến cá nhân một cách chân thành. Việc đưa ra ý kiến phản hồi giúp duy trì mạch cuộc trò chuyện và tạo cảm giác rằng bạn đang chú tâm và tham gia vào cuộc đối thoại.

3.11. Sử dụng các câu khẳng định ngắn gọn

Trong quá trình lắng nghe, việc sử dụng các câu khẳng định ngắn gọn như “Tôi hiểu”, “Đúng vậy”, hoặc “Tôi đồng ý” giúp người nói cảm thấy rằng bạn đang chú ý và hiểu họ. Điều này không chỉ giữ cho cuộc hội thoại liên tục mà còn giúp người nói tự tin tiếp tục chia sẻ thêm những thông tin quan trọng.

3.12. Đưa ra lời khuyên

Đôi khi, người nói sẽ tìm kiếm lời khuyên từ bạn. Khi đó, hãy đưa ra lời khuyên một cách tế nhị và tích cực, giúp người nói tìm ra giải pháp thay vì áp đặt ý kiến cá nhân. Lời khuyên nên mang tính xây dựng và tập trung vào việc khuyến khích người nói tự suy nghĩ để tìm ra con đường phù hợp nhất cho họ.

4. Lời khuyên để lắng nghe tích cực hiệu quả đối với các cấp bậc

Lắng nghe tích cực là một phương pháp rất tốt để cải thiện khả năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Đối thoại với người quản lý, báo cáo trực tiếp và nói chuyện với đồng nghiệp của bạn là những điều rất quan trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống nhất định, việc trở thành một người biết lắng nghe cũng có thể giúp cải thiện các mối quan hệ của bạn.

4.1 Ở cấp quản lý

Nếu bạn là một người quản lý một nhóm, lắng nghe chủ động là một công cụ tối ưu để trao quyền cho các nhân viên. Bằng cách chăm chú lắng nghe và lặp lại những gì bạn đang nghe, bạn có thể đảm bảo họ cảm thấy được hỗ trợ. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để:

  • Giải quyết xung đột: Để giải quyết xung đột một cách hiệu quả, bạn không nên tập trung vào suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình về một chủ đề. Thay vào đó, bạn phải tập trung hoàn toàn vào những gì thành viên trong nhóm của bạn nói để hỗ trợ họ một cách hiệu quả.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp: Bằng cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe tốt, bạn có thể nắm bắt được mọi thông tin trong cuộc họp, động não. Sau đó, bạn sẽ trình bày lại và diễn giải chúng cho các thành viên. Bằng cách đó, bạn có thể đảm bảo tất cả mọi người đang cùng chung chí hướng và giúp họ phát triển thêm ý tườn của chính mình.
  • Giải quyết vấn đề: Các câu hỏi mở và cách lắng nghe hiệu quả sẽ giúp nhân viên của bạn nhận ra vấn đề và tìm được giải pháp cho điều đó.
kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Lời khuyên để lắng nghe tích cực hiệu quả đối với cấp quản lý

4.2 Ở cấp nhân viên

Quản lý không phải là những người duy nhất được hưởng lợi từ việc lắng nghe tích cực tại nơi làm việc. Ngay cả khi bạn không quản lý một nhóm, kỹ năng này sẽ giúp bạn tương tác với đồng nghiệp và xây dựng một môi trường nhóm hiệu quả hơn. Các cá nhân có thể sử dụng kỹ năng lắng nghe này khi:

  • Giải quyết xung đột: Nếu đồng nghiệp đến gặp bạn do xung đột tại nơi làm việc, bạn nên sử dụng phương pháp này để hiểu rõ quan điểm của họ. Lắng nghe chủ động giúp bạn tiếp cận tình huống với tinh thần cởi mở và tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
  • Sự hợp tác: Khi các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến ​​hoặc quan điểm, bạn nên sử dụng kỹ thuật này để nắm rõ nội dung câu chuyện một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn nên loại bỏ sự phán xét sang một bên để gia tăng khả năng cộng tác cho đôi bên.
Lời khuyên để lắng nghe tích cực hiệu quả đối với cấp nhân viên
Lời khuyên để lắng nghe tích cực hiệu quả đối với cấp nhân viên

5. Giải pháp đào tạo kỹ năng lắng nghe tích cực trong tổ chức

Kỹ năng lắng nghe tích cực là một kỹ năng mềm rất quan trọng đối với việc giao tiếp trong công việc. Do đó, Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc xây dựng các chương trình đào tạo nội bộ cho nhân sự để phát huy kỹ năng này. Vì là kỹ năng mềm, Doanh nghiệp có thể thiết kế chương trình huấn luyện bằng theo nhiều hình thức khác nhau, nhằm đảm bảo cho nhân sự có thể nắm bắt tốt nhất.

Lắng nghe tích cực ở nơi làm việc
Lời khuyên để lắng nghe tích cực hiệu quả đối với cấp nhân viên

Theo đó, Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi học thực tế, giúp nhân sự có thể vừa nắm được kiến thức lý thuyết cũng như thực hành được kỹ năng này. Bên cạnh đó, công ty có thể cân nhắc đến việc thuê chuyên gia hoặc đăng ký các khóa học bên ngoài để nhân sự có thể tham gia.

Để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo nội bộ, Doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này. Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.

Phần mềm quản lý đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:

  • Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
  • Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
  • Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
  • Quản lý thông tin học viên.
  • Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Phần mềm quản lý đào tạo nội bộ ftrain
Phần mềm quản lý đào tạo nội bộ ftrain

Kỹ năng lắng nghe tích cực là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong quá trình giao tiếp. Việc tập trung lắng nghe khi người khác đang nói thể hiện được sự tôn trọng của bạn đối với họ. Hơn nữa, kỹ năng này còn có thể hỗ trợ bạn trau dồi và cải thiện tính cách cộng tác khi làm việc. Hy vọng những thông tin mà Fastdo vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thể nâng cao kỹ năng lắng nghe của mình hiệu quả nhất!

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT HỮU ÍCH KHÁC:

Lắng nghe tích cực là gì và tại sao nó quan trọng?

Lắng nghe tích cực là cách lắng nghe có chủ ý, tập trung vào việc thấu hiểu cảm xúc và ý định của người nói, thay vì chỉ nghe để phản hồi. Nó giúp cải thiện mối quan hệ, tăng cường sự kết nối và là nền tảng để giao tiếp hiệu quả hơn trong cả công việc lẫn cuộc sống.

Những lợi ích của việc lắng nghe tích cực trong công việc là gì?

Lắng nghe tích cực tại nơi làm việc giúp tăng hiệu quả giao tiếp, nắm bắt thông tin chính xác, đồng thời xây dựng lòng tin và sự đồng cảm giữa đồng nghiệp. Đặc biệt, nó giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn và cải thiện sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

Làm sao để cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực?

Một số mẹo để cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực bao gồm: loại bỏ các yếu tố gây phân tâm như điện thoại, không ngắt lời người nói, tập trung vào cuộc trò chuyện hiện tại, và sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười để thể hiện sự chú ý.

fMeeting và fTrain có vai trò gì trong việc cải thiện kỹ năng lắng nghe tích cực?

Phần mềm fMeeting giúp tối ưu hóa các cuộc họp với các tính năng như thiết lập nhiều loại phiên họp, ghi chú thời gian thực, phân công và theo dõi công việc, giúp mọi người dễ dàng theo dõi thông tin và lắng nghe tích cực. fTrain cung cấp giải pháp đào tạo kỹ năng này cho nhân sự, với tính năng lưu trữ bài học và đánh giá năng lực cá nhân.

Làm thế nào để không bị phân tâm khi lắng nghe?

Để tránh bị phân tâm khi lắng nghe, hãy loại bỏ các yếu tố gây xao lãng như điện thoại, máy tính, hoặc TV. Việc tạo một môi trường yên tĩnh sẽ giúp bạn tập trung hơn vào cuộc trò chuyện, đảm bảo bạn có thể tiếp thu thông tin đầy đủ và chính xác.

5/5 - (3 bình chọn)
Tác giả CEO Xuân Tấn
Giám đốc điều hành

CEO Xuân Tấn

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Trần Xuân Tấn , lãnh đạo thuộc nhóm Gen Z, dẫn dắt Fastdo - nền tảng phần mềm quản lý công việc hàng đầu cho SMEs Việt Nam. Triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn" của anh đã giúp tăng 20% tốc độ hoàn thành công việc, đóng góp 80% doanh thu. Dưới sự lãnh đạo của anh, Fastdo đã cải tiến sản phẩm hơn 48 lần, định vị công nghệ "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo