KIẾN THỨC OKRs

Hướng dẫn viết OKRs: 10 ví dụ OKRs cho nhóm ngành công nghệ thông tin (IT)

Facebook
Twitter
LinkedIn
5/5 - (1 bình chọn)

Phương pháp OKRs đã chứng minh hiệu quả của mình đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin từ những năm 1990, qua sự ứng dụng đầy thành công của hai “gã khổng lồ công nghệ” như Google, Intel. Triển khai OKRs cho nhóm ngành Công nghệ thông tin có thể đem lại những hiệu quả đột phá cho các Doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ này. Hãy cùng FASTDO điểm qua ngay 10 ví dụ OKRs cho lĩnh vực IT thông qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. Ý nghĩa của việc áp dụng OKRs cho nhóm ngành công nghệ thông tin

okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Ý nghĩa áp dụng OKRs cho nhóm ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là ngành công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh chóng và luôn luôn đổi mới. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong việc phát hiện ra các xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ; đồng thời, đây cũng là ngành đóng góp một phần lớn vào giá trị GDP của đất nước này.

Công nghệ thông tin cung cấp rất nhiều dịch vụ để hỗ trợ cho các Doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Không những vậy, ngành công nghiệp này còn tự duy trì những bước đột phá riêng mình về công nghệ như bảo mật dữ liệu, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ end-users, phân tích và xử lý dữ liệu, trực quan hoá dữ liệu, quản lý tri thức, dịch vụ API, các dịch vụ về thiết bị phần cứng và phần mềm khác.

Trong khi ngành công nghiệp IT đã bước vào thời kỳ nở rộ và bứt phát trong vài thập kỷ vừa qua, phương pháp OKRs đã được ứng dụng vào lĩnh vực này ngay từ những năm 1990 bởi các “ông lớn” như Google và Intel. Công nghệ liên tục được phát triển và nâng cấp, đem lại vô vàn các thách thức hiện đại cho IT như vấn đề an ninh mạng, điện toán đám mây,… Khi OKRs gắn liền với mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào, nó sẽ đưa ra một bức tranh cụ thể, hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc điều chỉnh, cải thiện tầm nhìn của mình.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn viết OKRs cho bộ phận Sales

2. Những mục tiêu phổ biến trong OKRs cho ngành Công nghệ thông tin

okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Mục tiêu phổ biến trong OKRs cho ngành Công nghệ thông tin

Bạn có thể tham khảo những mục tiêu sau đây để xây dựng OKRs cho Doanh nghiệp của mình:

Mục tiêu liên quan đến quy trình khôi phục thảm họa dữ liệu.

  • Bạn có thể tăng cường việc xử lý dữ liệu bằng cách gia tăng số lượng trung tâm dữ liệu và các địa điểm khôi phục sau thảm họa. Thông qua việc sao lưu dữ liệu khách hàng thường xuyên, Doanh nghiệp sẽ hạn chế các mất mát khác có thể xảy ra và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Mục tiêu liên quan đến quy trình kiểm soát và quản lý hệ thống ứng phó sự cố an ninh.

  • Ngay cả khi đã thực hiện các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ, tổ chức của bạn vẫn cần trang bị hệ thống phản ứng phù hợp để xử lý các vi phạm bảo mật. Những vi phạm này có thể đến từ các cuộc tấn công lừa đảo, DDoS và các cuộc tấn công phần mềm độc hại có chủ đích khác. Những công ty lớn như Twitter và Facebook cũng đã từng phải ngừng hoạt động máy chủ trong vài giờ do các cuộc tấn công như vậy do thiếu trang bị hệ thống phản hồi tốt.

Mục tiêu liên quan đến năng lực thiết yếu và nhận thức về an ninh mạng.

  • Đôi khi, các mối đe dọa đối với an toàn thông tin cũng đến từ việc thực hiện các bản vá bảo mật không đầy đủ và thiếu tài nguyên. Mục tiêu này tập trung vào việc loại bỏ những hạn chế đó, từ đó nâng cao hiệu quả của an ninh mạng.

Mục tiêu liên quan đến công tác cài đặt và quản trị phần cứng.

  • Quản lý cơ sở hạ tầng phần cứng là một công việc thiết yếu để xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt. Mục tiêu này sẽ tập trung vào cách quản lý hệ thống cáp, bộ định tuyến , hệ thống điện và các thiết bị liên quan khác một cách hợp lý.

Mục tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng mạng.

  • Một trong những khía cạnh quan trọng của CNTT chính là cơ sở hạ tầng mạng. Nó đề cập đến việc các thiết bị được kết nối với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy của các dịch vụ.

Mục tiêu liên quan đến chất lượng của cơ sở hạ tầng phần mềm.

  • OKRs hoàn toàn có thể giúp bạn trong việc cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng phần mềm.

Mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của cơ sở hạ tầng hiện có.

  • Mục tiêu này tập trung vào việc giám sát các KPI quan trọng, đo lường độ tin cậy của cơ sở hạ tầng CNTT ở công ty.

Mục tiêu liên quan đến các thách thức trong quá trình phân phối ứng dụng và các khiếm khuyết sau triển khai.

  • Mặc dù có nhiều khó khăn trong việc phát triển ứng dụng, tuy nhiên thách thức lớn nhất nằm ở việc quản lý các ứng dụng đó. Mục tiêu này tập trung vào việc liên tục cải tiến ứng dụng sau khi phát triển.
  • Rất nhiều công ty CNTT thường xuyên phải đối với với những thách thức liên quan đến việc phát triển ứng dịch, khả năng mở rộng, thời gian giao hàng và tăng phạm vi kiểm tra đơn vị. Mục tiêu này tập trung vào việc giải quyết thử thách đó cùng với sự hỗ trợ của OKRs.

Mục tiêu liên quan đến quản lý ứng dụng.

  • Việc cải thiện hiệu quả quản lý ứng dụng đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho các Doanh nghiệp CNTT.

Mục tiêu liên quan đến tiết kiệm chi phí.

  • Các chỉ số tài chính đo lường tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách được phân bổ một cách chính xác và giúp phân tích các phương pháp giảm chi.

>>> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn viết OKRs cho bộ phận Marketing

3. 10 ví dụ về OKRs cho nhóm Công nghệ thông tin

Sau đây là 10 ví dụ OKRs cho nhóm Công nghệ thông tin hiệu quả nhất, có thể giúp tổ chức của bạn quản lý các thách thức và thích ứng với những phát triển kỹ thuật số một cách tốt nhất:

3.1 Tăng cường quy trình khôi phục thảm họa dữ liệu

Mục tiêu tăng cường quy trình khôi phục thảm hoạ dữ liệu sẽ có thể đạt được dễ dàng hơn thông qua việc tăng số lượng các trung tâm dữ liệu, giảm thời gian sao lưu dữ liệu và gia tăng số lượng địa điểm khôi phục sau thảm hoạ.

Mục tiêu: Tăng cường quy trình khôi phục thảm họa dữ liệu.

Kết quả chính:

  • Xây dựng được 3 trung tâm dữ liệu ở khu vực miền Bắc.
  • Giảm thời gian sao lưu dữ liệu từ 90 phút xuống còn 30 phút.
  • Tăng số lượng địa điểm khôi phục sau thảm hoạ từ 2 lên 6.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Tăng cường quy trình khôi phục thảm họa dữ liệu

>>> THAM KHẢO NGAY: Hướng dẫn viết OKRs cho bộ phận tài chính

3.2 Tối ưu hóa quy trình kiểm soát và quản lý hệ thống ứng phó sự cố an ninh

Mẫu OKRs sau đây sẽ cung cấp cho bạn hướng đi rõ ràng trong việc thực hiện mục tiêu tối ưu hoá quy trình kiểm soát và quản lý hệ thống ứng phó sự cố an ninh:

Mục tiêu: Tối ưu hóa quy trình kiểm soát và quản lý hệ thống ứng phó sự cố an ninh.

Kết quả chính:

  • Tăng tần suất báo cáo của trung tâm ứng phó sự cố quan trọng (CIRC) từ 4 lên 8 trong một quý.
  • Tăng số lượng các phiên đào tạo cho người dùng cuối về các hành động phản hồi vi phạm bảo mật từ 0 lên 2 trong một quý.
  • Giảm số lượng thời gian ngừng hoạt động của dịch vụ liên quan đến bảo mật từ 5 giờ xuống còn 2 giờ.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Tối ưu hóa quy trình kiểm soát và quản lý hệ thống ứng phó sự cố an ninh

3.3 Phát triển năng lực thiết yếu và nâng cao nhận thức về an ninh mạng

Để có thể phát triển năng lực thiết yếu và nâng cao nhận thức về an ninh mạng, các Doanh nghiệp nên tăng cường đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho toàn bộ nhân sự, hạn chế số lần truy cập các trang web trái phép và giảm thiểu tỷ lệ phần trăm email lừa đảo.

Mục tiêu: Phát triển năng lực thiết yếu và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.

Kết quả chính:

  • Tăng số lượng các buổi đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh mạng từ 1 lên 3 buổi mỗi quý.
  • Giảm số lần truy cập các trang web trái phép từ 20 xuống còn 15 cho mỗi nhân viên.
  • Giảm tỷ lệ phần trăm email lừa đảo do người dùng cuối mở từ 5% xuống 1%.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Phát triển năng lực thiết yếu và nâng cao nhận thức về an ninh mạng

3.4 Cải thiện công tác cài đặt và quản trị phần cứng

Để cải thiện được công tác cài đặt và quản trị phần cứng, Doanh nghiệp CNTT có thể áp dụng mẫu OKRs sau đây:

Mục tiêu: Cải thiện công tác cài đặt và quản trị phần cứng.

Kết quả chính:

  • Có được 5 chuyên gia về cài đặt và bảo trị phần cứng trong nhóm vào Quý 2.
  • Loại bỏ 100% phần cứng không sử dụng, thừa và lỗi thời vào cuối quý.
  • Tăng số lượng người dùng được xác thực để truy cập từ 1 lên 2 để sử dụng các phòng máy chủ.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Cải thiện công tác cài đặt và quản trị phần cứng

3.5 Quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng

Mẫu OKRs tham khảo sau đây sẽ giúp các công ty CNTT có thể quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng của mình:

Mục tiêu: Quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng.

Kết quả chính:

  • Cải thiện quản lý hiệu suất WAN Links bằng cách giảm số lần tắc nghẽn mạng WAN từ 12 xuống 6 mỗi quý.
  • Giảm thời gian xử lý trung bình của một phiếu dịch vụ cơ sở hạ tầng cho mỗi người dùng từ 24 giờ xuống 12 giờ trong quý này.
  • Giảm thời gian trung bình để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng mạng từ 48 giờ xuống 12 giờ.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Quản lý hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng

3.6 Cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng phần mềm

Để cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng phần mềm, các công ty CNTT nên gia tăng số lượng dịch vụ bảo trì cho hệ điều hành máy chủ. Đồng thời, việc tăng tần suất sao lưu đám mây mỗi tuần cũng rất quan trọng. Ngoài ra, các Doanh nghiệp có thể lên kế hoạch để cải thiện phạm vi tự động hoá của hệ thống quản lý hypervisor.

Mục tiêu: Cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng phần mềm.

Kết quả chính:

  • Tăng từ 2 lên 4 dịch vụ bảo trì cho hệ điều hành máy chủ mỗi quý.
  • Tăng tần suất sao lưu đám mây từ 1 lên 2 lần mỗi tuần.
  • Cải thiện từ 50% lên 70% phạm vi tự động hoá của hệ thống quản lý hypervisor.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Cải thiện chất lượng của cơ sở hạ tầng phần mềm

3.7 Cải thiện độ tin cậy của cơ sở hạ tầng hiện có

Để đạt được mục tiêu cải thiện độ tin cậy của cơ sở hạ tầng hiện có, các Doanh nghiệp CNTT có thể tham khảo ngay mẫu OKRs sau đây:

Mục tiêu: Cải thiện độ tin cậy của cơ sở hạ tầng hiện có.

Kết quả chính:

  • Giảm thời gian ngừng hoạt động trung bình liên quan đến các vấn đề cơ sở hạ tầng từ 18 giờ xuống 10 giờ trong quý hiện tại.
  • Giảm MTTR trung bình (Mean time to repair – Thời gian trung bình để sửa chữa) để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng từ 3 giờ xuống 1 giờ.
  • Tăng MTBF (Mean time between failures – Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc) giữa các nội dung hạ tầng từ 280 ngày lên 365 ngày.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Cải thiện độ tin cậy của cơ sở hạ tầng hiện có

3.8 Loại bỏ các thách thức trong quá trình phân phối ứng dụng và các khiếm khuyết sau triển khai

Việc loại bỏ các thách thức trong quá trình phân phối ứng dụng và các khiếm khuyết sau triển khai có thể được thực hiện thông qua việc hạn chế tối đa các lỗi phát hành trong quá trình sản xuất; rút ngắn thời gian từ lúc xây dựng ý tưởng đến khi giao sản phẩm và tăng cường phạm vi kiểm tra đơn vị.

Mục tiêu: Loại bỏ các thách thức trong quá trình phân phối ứng dụng cũng như những khiếm khuyết sau triển khai.

Kết quả chính:

  • Giảm các lỗi phát hành trong quá trình sản xuất từ 2 xuống 0 lỗi.
  • Rút ngắn thời gian từ lúc xây dựng ý tưởng đến khi giao sản phẩm từ 3 tuần xuống 2 tuần.
  • Tăng phạm vi kiểm tra đơn vị từ 80% lên 90%.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Loại bỏ các thách thức trong quá trình phân phối ứng dụng cũng như những khiếm khuyết sau triển khai

3.9 Nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng

Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng có thể đạt được dễ dàng hơn thông qua mẫu OKRs tham khảo dưới đây:

Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng.

Kết quả chính:          

  • Tăng số lượng bản phát hành tính năng mới từ 2 lên 4 bản mỗi tháng.
  • Thực hiện đánh giá thường xuyên để hợp lý hoá ứng dụng 1 lần/ năm.
  • Tăng tối ưu hoá mã để cải thiện chất lượng mã từ 1-3 lần/ năm.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng

3.10 Giảm chi phí tài chính cho tài sản và các chi phí khác trong bộ phận Quản trị Công nghệ thông tin

Sau đây là mẫu OKRs tham khảo cho mục tiêu giảm chi phí tài chính cho tài sản và các chi phí khác trong bộ phận Quản trị Công nghệ thông tin của Doanh nghiệp:

Mục tiêu: Giảm chi phí tài chính cho tài sản và các chi phí khác trong bộ phận Quản trị Công nghệ thông tin.

Kết quả chính:

  • Giảm chi phí bảo trì tài sản mỗi quý từ 7.000.000 VNĐ  xuống còn 5.800.000 VNĐ.
  • Giảm chi phí cơ sở hạ tầng cho mỗi nhân viên từ 9.148.000 VNĐ xuống còn 8.004.500 VNĐ trong quý hiện tại.
okrs-cho-nhom-nganh-cong-nghe-thong-tin
Giảm chi phí tài chính cho tài sản và các chi phí khác trong bộ phận Quản trị Công nghệ thông tin

Việc áp dụng OKRs cho nhóm ngành Công nghệ thông tin có thể đem lại rất nhiều giá trị hữu ích, cải thiện hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực này trở nên hiệu quả hơn. Hy vọng những ví dụ mà FASTDO vừa cung cấp sẽ giúp các Doanh nghiệp IT có thể xây dựng được những OKRs tốt và thành công nhất!

>>> XEM THÊM CÁC MẪU OKRs KHÁC:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *