KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Chiến lược 4P trong marketing và hướng dẫn thực tế

Facebook
Twitter
LinkedIn

Chiến lược 4p là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực Marketing. Đây là chiến lược kinh điển chưa bao giờ lỗi thời, được các nhà đầu tư thế giới tin tưởng áp dụng. Để có thể hình dung một cách tổng quan về chiến lược 4p cũng như các chiến lược 4P trong marketing quan trọng, đừng bỏ qua bài viết này của FASTDO nhé!

Bộ Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Kế Hoạch fPlan
Bộ Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Kế Hoạch fPlan

fPlan – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

1. Marketing mix là gì?

Chiến lược 4p
Marketing mix – Marketing 4Ps

Marketing mix (hay marketing hỗn hợp, Marketing 4Ps) là tập hợp các công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Mọi tổ chức, bất kể có quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, đều cần hoểu rõ chiến lược marketing mix 4p là gì để có những chiến lược tiếp cận khách hàng đúng đắn và gia tăng đáng kể khả năng cạnh tranh trước các đối thủ cạnh tranh.

Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P gồm có 4 công cụ: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá) được dùng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Qua thời gian, mô hình chiến lược 4p này được phát triển thành marketing 7Ps theo sự cải tiến của marketing hiện hành.

>> THAM KHẢO NGAY: Update ngay các chỉ số KPI trong marketing cực kỳ quan trọng

2. Chiến lược 4p trong marketing

Dù hiện nay các chữ P trong Marketing đã được nâng cấp lên thành 6P, 7P,… nhưng chiến lược 4p luôn là những chữ cái đầu tiên để phát triển chiến lược kinh doanh cốt lõi. Sau đây là đặc điểm cụ thể của các chữ P trong phối thức marketing mix này.

Chiến lược 4p
4p trong chiến dịch marketing

2.1 Product (Sản phẩm)

chiến lược 4p
Product – Chữ P đầu trong Marketing mix

Sản phẩm được nhắc đến ở chiến lược 4p trong marketing đầu tiên là vật phẩm hữu hình hay dịch vụ của doanh nghiệp bán ra thị trường.

Khi thiết lập chiến lược cho sản phẩm, bạn cần đưa ra các quyết định liên quan đến các vấn đề sau:

2.1.1 Chiến lược về nhãn hiệu

Tên gọi hay cách gọi cho từng sản phẩm nằm trong “bộ sưu tập sản phẩm” của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới cảm nhận, mức độ ghi nhớ và tạo động lực mua của khách hàng.

Chiến lược 4p
Đặt tên sản phẩm – Chiến lược về nhãn hiệu
  • Tên riêng biệt cho từng sản phẩm: Mỗi sản phẩm, dịch vụ đều có tên gọi khác nhau.

Ví dụ: Công ty công nghiệp Yamaha đã đặt tên riêng biệt cho các dòng xe máy như: Xe máy Exciter, xe Janus, xe Grande, xe Latte, xe Sirius,..

Chiến lược 4p
Đặt tên riêng cho sản phẩm – Xe máy Janus của Yamaha
  • Đặt chung tên cho tất cả sản phẩm. Ưu điểm là tiết kiệm chi phí để quảng bá sản phẩm. Sản phẩm trước được người tiêu dùng yêu thích, tin tưởng sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm sau dễ dàng được khách hàng tiếp nhận. Tuy nhiên, đặt tên chung cho tất cả sản phẩm cũng mang đến rủi ro. Nếu một sản phẩm đánh mất uy tín sẽ dễ dẫn đến toàn bộ những sản phẩm còn lại bị “tẩy chay” theo.

Ví dụ: LG (Máy giặt, tủ lạnh, tivi, máy chiếu, máy sấy, điều hòa,..)

Chiến lược 4p
Điện thoại LG
  • Đặt tên theo từng dòng sản phẩm. Cách đặt tên này giúp khách hàng dễ ghi nhớ nguyên combo sản phẩm cùng nhóm, tạo điều kiện thuận lợi khi quảng bá cho sản phẩm cùng dòng. Phương án này còn có ưu điểm khi gặp sự cố thì các sản phẩm trong dòng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng nhưng các dòng sản phẩm khác của doanh nghiệp rất ít khi bị ảnh hưởng theo.

Ví dụ: Dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng P/S (Nước súc miệng, bàn chải, kem đánh răng), dòng sản phẩm chăm sóc da – tóc Dove (Dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da, lăn khử mùi,..).

Chiến lược 4p
Dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng PS của Unilever
Chiến lược 4p
Các dòng sản phẩm của tập đoàn Unilever
  • Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm là phương án cuối của chiến lược về nhãn hiệu trong chiến lược 4p. Phương án đặt tên sản phẩm này vừa tận dụng được uy tín từ thương hiệu, vừa tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm. Đồng thời, khi một thương hiệu của sản phẩm gặp sự cố sẽ không gây nhiều ảnh hưởng tới thương hiệu của sản phẩm khác.

Ví dụ: Oppo Find X, Oppo F11, Oppo Reno,..

Chiến lược 4p
Kết hợp thương hiệu doanh nghiệp đặt tên cho sản phẩm – Oppo A92

Xây dựng chiến lược cho sản phẩm được triển khai dựa trên 3 cấp độ: Tập hợp sản phẩm, dòng sản phẩm, sản phẩm.

>>> ĐỌC THÊM: Chiến lược đại dương xanh và 6 nguyên tắc quan trọng

2.1.2 Chiến lược tập hợp sản phẩm (Product Mix)

Để xây dựng chiến lược hiệu quả và quản lý tất cả những sản phẩm hiện có bạn cần nắm rõ bảng kích thước tập hợp sản phẩm.

Bảng kích thước tập hợp sản phẩm trong chiến lược 4p thể hiện:

  • Chiều rộng bảng: Thể hiện các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Chuỗi sản phẩm trong một dòng sản phẩm có liên quan với nhau về một hay một vài tiêu chí: Chức năng, cấu trúc/đặc điểm, nhóm khách hàng mục tiêu. 

Ví dụ: Một công ty mỹ phẩm có thể chia sản phẩm thành: Dòng sản phẩm dưỡng da cho da nhạy cảm, dòng dưỡng trắng da cho da khô, dòng dưỡng trắng da cho da dầu,…

  • Chiều sâu bảng: Thể hiện tổng số mẫu biến thể của từng sản phẩm trong cùng một dòng (Thay đổi một hay một vài yếu tố cấu thành nên sản phẩm như mùi vị, màu sắc, thể tích, kiểu dáng,..).

Ví dụ: Dòng nước suối tinh khiết Aquafina có các biển thể về thể tích: 355ml, 500ml, 1.5l, 5l,..

Chiến lược 4p
Dung tích khác nhau của nước suối Aquafina
  • Chiều dài: Thể hiện tổng số sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: Thể hiện mức độ liên quan giữa các sản phẩm về mặt hệ thống phân phối, lĩnh vực kinh doanh, công nghệ sản xuất,..

Khi đưa ra quyết định về tập hợp sản phẩm, bạn nên xem xét đến các chiến lược sau:

  • Mở rộng tập hợp sản phẩm: Phát triển thêm các dòng mới để đáp ứng thêm nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
  • Kéo dài các dòng sản phẩm: Tăng thêm số sản phẩm cho mỗi dòng (Không phải mẫu biến thể sản phẩm) để giúp các dòng sản phẩm hoàn chỉnh hơn.
  • Tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Tăng mẫu biến thể sản phẩm.

Ví dụ: Bổ sung nước suối tinh khiết Aquafina 10l.

  • Tăng hoặc giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: Tùy thuộc vào độ uy tín, nguồn tài chính và năng lực của doanh nghiệp.

Ví dụ: Kinh doanh thêm lĩnh vực bất động sản (Mảng kinh doanh khác so với lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng).

>> TÌM HIỂU NGAY:Phân khúc thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả

2.1.3 Chiến lược về dòng sản phẩm (Product line)

chiến lược 4p
Chiến lược dòng sản phẩm
  • Tăng thêm mặt hàng trong dòng sản phẩm

Kéo dòng sản phẩm: Dãn xuống, dãn lên, dãn cả hai phía.

Ví dụ dãn xuống: Honda cho ra đời xe SH i nhắm tới dòng xe cao cấp (giá khoảng 110 – 270 triệu), sau đó Honda tiếp tục ra mắt xe SH mode nhắm tới phân khúc cận cao cấp (Giá khoảng 60 triệu).

chiến lược 4p
Xe SH 125i/115i – Phân khúc khách hàng cao cấp
chiến lược 4p
Xe SH Mode – Phân khúc khách hàng cận cao cấp

Bổ sung dòng sản phẩm: Bổ sung thêm mặt hàng mới cho dòng sản phẩm hiện có để tăng thêm sự lựa chọn khách hàng, tăng lợi nhuận và cản trở sự phát triển của đối thủ cạnh tranh.

  • Loại bỏ mặt hàng trong dòng sản phẩm (Hạn chế dòng sản phẩm)

Các sản phẩm hay dòng sản phẩm không đủ sức để cạnh tranh trên thị trường thì loại bỏ. Bởi doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực đầu tư cho sản phẩm, dòng sản phẩm hiệu quả hơn.

Ví dụ: Xe Edsel của Ford không cạnh tranh nổi với các dòng sản phẩm hiện có trên thị trường dù công ty đã nỗ lực cứu vãn. Sau đó không lâu, Ford đã ngừng sản xuất sản phẩm này.

chiến lược 4p
Xe Edsel của Ford bị ngừng sản xuất
  • Thay đổi trên mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm
  • Cải biến dòng sản phẩm
  • Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Biến đổi sản phẩm – Thường là thay đổi công nghệ sản xuất.

Ví dụ biến đổi sản phẩm: Tivi trắng – đen thành tivi màu, sau đó sản xuất tivi thông minh có kết nối web, ứng dụng,…

chiến lược 4p
Tivi trắng đen
chiến lược 4p
Tivi thông minh có kết nối internet

>>> XEM NGAY: Cost Per Click là gì? 4 phương pháp giúp tối ưu CPC

2.1.4 Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item)

Chiến lược 4p
3 cấp độ cơ bản của sản phẩm

Người lập kế hoạch cần nghĩ ít nhất 3 cấp độ sau khi triển khai sản phẩm:

  • Phần cốt lõi: Bao gồm lợi ích cốt lõi để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và mang lại giá trị khác biệt cho sản phẩm.
  • Phần cụ thể: Bao gồm các yếu tố hữu hình hóa sản phẩm giúp khách hàng chạm bào, cảm nhận và phân biệt điểm khác nhau giữa các thương hiệu.
  • Phần gia tăng: Bao gồm các dịch vụ và lợi ích cộng thêm để tạo được sự hoàn chỉnh cho sản phẩm. Phần gia tăng sẽ là vũ khí cạnh tranh giữa các thương hiệu. 

Có thể xây dựng chiến lược 4p trong marketing sản phẩm theo những hướng sau:

  • Đổi mới sản phẩm
  • Bắt chước sản phẩm
  • Thích ứng sản phẩm
  • Tái định vị sản phẩm

>>> ĐỌC THÊM: 13 thủ thuật FOMO Marketing giúp nâng cao hiệu quả bán hàng

2.2 Price (Giá)

chiến lược 4p
Price – Chiến lược 4p trong marketing

Dựa theo chi phí, mức độ cung – cầu, lợi nhuận mục tiêu mà bạn có thể xây dựng chiến lược 4p – chiến lược giá theo gợi ý sau:

2.2.1 Nhóm chiến lược định giá cho sản phẩm

  • Chiến lược định giá cao

Doanh nghiệp nên đầu tư một sản phẩm chất lượng cao hoặc độc nhất trên thị trường. Sau đó định giá cao hơn hẳn mức giá phổ thông hoặc dẫn đầu giá toàn ngành, phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đầu tư vào marketing để thể hiện được yếu tố cao cấp như trưng bày, truyền thông, vị trí cửa hàng,..

  • Chiến lược định giá thấp

Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa năng lực sản xuất, cắt giảm chi phí sản xuất, marketing để định giá sản phẩm thấp hơn mức trung bình của ngành hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh có cùng khách hàng mục tiêu.

  • Chiến lược giá hớt váng

Được áp dụng cho dòng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm độc đáo, sử dụng công nghệ cao, có chu kỳ sống ngắn. Doanh nghiệp thường định giá rất cao khi vừa tung sản phẩm để thu lợi nhuận cao, tập hợp những người sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới sớm nhất. Giá bán sẽ được hạ dần khi lượng tiêu thụ giảm xuống, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm cạnh tranh với tính năng tương đương hay xuất hiện của công nghệ mới hơn,..

Ví dụ: Chiến lược giá hớt váng thường có ở các sản phẩm công nghệ cao như laptop, smartphone, tivi màn hình phẳng,…

Chiến lược 4p
Điện thoại Samsung A32 giảm khoảng 3 triệu so với giá vừa tung ra thị trường
  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường

Áp dụng cho sản phẩm mới tung ra thị trường có mức độ nhạy cảm cao về giá. Doanh nghiệp định giá sản phẩm rẻ hơn, thậm chí chấp nhận lỗ vốn trong thời gian đầu để đạt được thị phần, tăng nhanh mức độ nhận biết thương hiệu, tạo áp lực giá cản trở các đối thủ cạnh tranh. Sau thời gian dài thì doanh nghiệp nâng dần giá lên để tăng vị thế và thu lời.

>>> ĐỌC THÊM: USP là gì? 2 Gợi ý giúp Doanh nghiệp phát triển USP hiệu quả

2.2.2 Nhóm chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm

  • Chiến lược giá cho dòng sản phẩm
  • Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn
  • Chiến lược giá sản phẩm chính – bổ trợ

>>> ĐỌC THÊM: Sale Operation và những điều cần biết về vị trí này trong Doanh nghiệp

2.2.3 Nhóm chiến lược/chiến thuật điều chỉnh giá

  • Định giá 2 phần: Giá được chia làm 2 phần, giá khi sử dụng trong mức cơ bản và giá khi sử dụng vượt mức.
  • Định giá phân biệt: Doanh nghiệp bán sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm, phân khúc khách hàng.
  • Định giá theo gói.
  • Chiết khấu.
  • Chiến thuật giá tâm lý.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Bức tranh tương lai của quy trình chăm sóc khách hàng

2.3 Place (Địa điểm)

Phân phối là khâu vô cùng quan trọng trong chiến lược 4p. Kênh phân phối giúp mang lại sự lưu chuyển để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Hàng hóa muốn được tiêu thụ phải có các thành phần tham gia vào việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp như: Nhà sản xuất, trung gian phân phối, khách hàng hay người tiêu dùng.

Chiến lược 4p
Place trong marketing mix

Cấu trúc kênh phân phối sẽ biểu thị: 

  • Chiều dài kênh: Số cấp trung gian.
  • Chiều rộng kênh: Số lượng trung gian trong mỗi cấp.

2.3.1 Chiến lược về chiều dài kênh phân phối

  • Kênh phân phối trực tiếp: Giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ quá trình phân phối các sản phẩm ra thị trường, thời gian lưu chuyển nhanh.
  • Kênh phân phối gián tiếp: Kênh 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp biểu thị cho số cấp trung gian của một kênh. Kênh phân phối từ 2 cấp trở lên thường phù hợp cho sản có có giá thấp, số lượng lớn, người tiêu dùng mua thường xuyên tại các điểm bán linh động, nhỏ lẻ.

Ví dụ về kênh phân phối 1 cấp: Nhà sản xuất rau sạch ký hợp đồng với siêu thị Aeon (Nhà bán lẻ) để cung cấp rau ra thị trường.

Chiến lược 4p
Kênh phân phối cấp 1 – Nhà sản xuất rau sạch
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng cả 2 kênh phân phối để tăng tiếp xúc với người tiêu dùng.

Ví dụ: Ngoài cửa hàng TH true Mart, công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm TH còn phân phối qua các trung gian như cửa hàng tạp hóa, siêu thị, đại lý sữa,…

>>> ĐỌC THÊM: Phễu Marketing: 3 tranh cãi phổ biến về phễu Marketing

Nội dung của note block

2.3.2 Chiến lược về chiều rộng kênh phân phối

  • Phân phối đại trà
  • Phân phối độc quyền
  • Phân phối chọn lọc

Ví dụ về phân phối độc quyền: Sản phẩm đồng hồ Seiko cao cấp sử dụng chiến lược 4p trong marketing phân phối độc quyền. Hệ thống trưng bày phải được sắp xếp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

>>> ĐỌC NGAY: Mô hình PEST – Phân tích môi trường kinh doanh

2.4 Promotion (Quảng bá)

Promotion có tên gọi Tiếng Việt là quảng bá, chiêu thị, xúc tiến thương mại, truyền thông Marketing. Đây cũng là chữ P cuối cùng trong 4P Marketing mix. 

Promotion có chức năng thúc đẩy hoạt động mua – bán diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Từ đó góp phần xây dựng, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

chiến lược 4p
Promotion trong marketing mix

2.4.1 Phân phối chiêu thị (Promotion Mix)

5 công cụ chiêu thị cần nắm:

  • Quảng cáo: Mục đích kêu gọi trực tiếp thực hiện một hành vi nào đó như: Mua, đăng ký,..
  • Khuyến mãi: Nhằm kích thích mua sản phẩm và gắn bó với nhãn hiệu của khách hàng.
  • PR: Xây dựng hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu qua những câu chuyện thực tế, tài trợ chương trình vì cộng đồng,…nhằm tạo sự tin tưởng thương hiệu. Quảng cáo thường tác động đến hành vi mua, đăng ký,..trong khi PR lại hướng vào mục đích xây dựng thương hiệu.
  • Marketing trực tiếp.
  • Sự tương hỗ giữa Marketing trực tiếp với bán hàng cá nhân.

Khi thiết lập phối thức chiêu thị hay Promotion Mix trong chiến lược 4p, bạn cần tính Mix giữa các công cụ để tạo sự cộng hưởng về mặt hiệu quả.

Ví dụ: Nhằm kích cầu người tiêu dùng trong dịp lễ tết, bạn phải lên một chương trình khuyến mãi giảm 30% cho tất cả sản phẩm thời trang. Bạn dựng các Standee quảng cáo về chương trình khuyến mãi trước của hàng. Đồng thời gửi thông tin qua email khách hàng mà bạn có, truyền thông trên website, fanpage,.. Như vậy, để đạt mục tiêu đẩy mạnh doanh thu dịp lễ tết, bạn đã phối hợp các công cụ chiêu thị: Khuyến mãi, quảng cáo, direct marketing.

chiến lược 4p
Chương trình giảm giá dịp tết

Để 5 công cụ trên chạm vào khách hàng mục tiêu, bạn cần các phương tiện truyền thông như: Truyền hình, báo chí, mạng internet, catalogue..

>>> ĐỌC THÊM: Phòng truyền thông và vai trò quan trọng trong Doanh nghiệp

2.4.2 Các chiến lược chiêu thị

Tùy vào đặc điểm kênh phân phối, lĩnh vực ngành, nguồn tài chính,..các doanh nghiệp sẽ tập trung vào chiến lược đẩy hay chiến lược kéo hoặc phối hợp cả chiến lược đẩy và kéo.

chiến lược 4p
Chiến lược đẩy và kéo trong marketing mix

Chiến lược kéo: Lôi kéo sự chú ý, kích thích khách hàng mua sản phẩm bằng cách dùng công cụ chiêu thị tác động đến khách hàng. Chiến lược kéo trong chiến lược 4p chỉ áp dụng cho trung gian phân phối. Chiến lược kéo thông thường là: Quảng cáo trên tivi, xe buýt, các sự kiện nhân văn, PR trên báo chí,..

Chiến lược đẩy: Tập trung vào việc đẩy sản phẩm từ nhà sản xuất đến các cấp trung gian phân phối. Sản phẩm sẽ liên tục được đẩy đến khi được khách hàng tiêu thụ. Chiến lược đẩy thường được sử dụng nhiều: Nhà sản xuất xây dựng chính sách chiết khấu hấp dẫn cho trung gian phân phối. Cùng với đó là tổ chức đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hay khuyến mãi cho trung gian,..

Phối hợp chiến lược kéo – đẩy: Phối hợp đồng thời giữa đẩy mạnh sản phẩm đi qua trung gian và kích cầu người tiêu dùng.

Ví dụ: CocaCola sử dụng phương tiện truyền thông để người tiêu dùng biết đến và lôi kéo mua sản phẩm. Đồng thời, hãng sử dụng lực lượng bán hàng lớn và các chương trình cổ động bán hàng để đẩy hàng đi qua trung gian.

chiến lược 4p
Chiến lược tiếp thị nội dung của CocaCola
chiến lược 4p
CocaCola mời người nổi tiếng để quảng cáo

>>> ĐỌC THÊM : Hàng tồn kho là gì? Nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn nhất

3. 4P cái nào quan trọng nhất?

file quản lý công việc
Tải miễn phí file quản lý công việc ngày, tuần, tháng từ Fastdo

Bản chất của mô hình chiến lược 4p trong marketing được cấu tạo từ 4 yếu tố: Product (sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Vậy trong 4P cái nào quan trọng nhất?

chiến lược 4p
P nào quan trọng nhất trong mô hình marketing mix?

Giá và khuyến mãi khá quan trọng và có sức ảnh hưởng đến quyết định mua của khách đối với sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, chúng chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. 

Yếu tố quyết định sự thành công trong các chiến dịch Marketing và quan trọng nhất trong 4P chính là sản phẩm. Sản phẩm sẽ là nền tảng, là yếu tố khởi đầu để phát triển 3 yếu tố còn lại. 

Vì vậy, doanh nghiệp nên tập trung vào phát triển sản phẩm, sản phẩm có đạt được nhu cầu trên thị trường hay không? Mẫu mã, chất lượng như thế nào? Sản phẩm có điểm gì nổi bật?

>>> ĐỌC NGAY: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách vận dụng trong quản trị

4. Ưu và nhược điểm của mô hình 4P marketing

chiến lược 4p
Ưu và nhược điểm của mô hình 4p là gì?

4P được cho là mô hình căn bản nhất trong các chiến lược Marketing. Vậy ưu và nhược điểm của mô hình chiến lược marketing mix là gì?

4.1 Ưu điểm

  • Tương tác dễ dàng với khách hàng

Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận biết được công chúng đang nghĩ gì về chiến lược marketing hay về thương hiệu qua các trang mạng xã hội.

Nếu các bài đăng về thương hiệu được chia sẻ rộng rãi, tích cực thì chiến lược của bạn đang đi đúng hướng và có sự tiếp cận tốt đối với người tiêu dùng.

  • Dễ dàng đo lường các thông số

Thông số liệu được thể hiện rõ ràng, chi tiết qua các kênh truyền thông đại chúng. Điều này giúp doanh nghiệp biết được kết quả tiếp cận khách hàng của các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Qua đó tạo động lực cho các chiến lược kế tiếp.

  • Dễ dàng tiếp cận được công chúng mục tiêu thông minh

Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn thông qua các công cụ được dùng trong marketing hiện đại. 

>>> XEM NGAY: Hướng dẫn sử dụng luật hấp dẫn thu hút khách hàng chi tiết

4.2 Nhược điểm

chiến lược 4p
Mô hình 4p – nhược điểm
  • Dễ tạo cảm giác phiền 

Những gì tìm kiếm trên Internet đều bị theo dõi, gợi ý dẫn đến sự khó chịu cho khách hàng.

  • Dễ bị bỏ qua

Hình thức Marketing hiện đại giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng rất dễ bị bỏ qua. 

  • Cạnh tranh khốc liệt

Doanh nghiệp cần sáng tạo không ngừng những nội dung, thay đổi liên tục để không bị tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, chiến lược vững vàng, tiềm lực tài chính tốt rất quan trọng trong cuộc chiến Marketing hiện đại.

Nắm được ưu điểm và nhược điểm của chiến lược marketing 4p là gì để vận dụng linh hoạt cho các chiến dịch của doanh nghiệp.

>> THAM KHẢO NGAY: 11 cách quản lý gmail hiệu quả hơn mà ai cũng nên biết

5. Tăng cường sức mạnh tiếp thị bằng 7P so với 4P

Hiện nay, mô hình tiếp thị 7P được đưa vào sử dụng khá rãi. Đây là chiến lược tiếp thị thêm nhiều P khác: People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Bằng chứng vật lý),… Nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. 

chiến lược 4p
Mô hình chiến lược marketing 7p

Tuy nhiên, Marketing mix 7ps chỉ mang lại thành công khi doanh nghiệp hoạch định, triển khai dưới góc nhìn khách quan từ người tiêu dùng. Chiến lược 7ps không mang tính chủ quan của doanh nghiệp như chiến lược 4p.

>>> XEM THÊM: Pain point là gì? 4 cách xác định pain point của khách hàng

6. Kế hoạch marketing mạnh mẽ khi phối hợp 4P và 4C

chiến lược 4p
Mô hình kết hợp 4p và 4c

Sử dụng góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường các sản phẩm đúng như mong đợi. Chẳng hạn: Bán sản phẩm với mức giá khách hàng chấp nhận được, phân phối nơi thuận tiện, công tác truyền thông theo sở thích khách hàng,..

Do đó, khái niệm 4C được đưa ra để gắn các chữ C với P theo từng cặp để nhắc nhở người làm marketing khi hoạch định các chiến lược tiếp thị là luôn xem khách hàng là trọng tâm. 

  • Chữ C đầu trong Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng) gắn với chữ P – Product (Sản phẩm): Nghĩa là mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải là một giải pháp cho khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng.
  • Chữ C thứ hai là Customer Cost (Chi phí của khách hàng) gắn với P-Price (Giá): Thể hiện giá sản phẩm cần được nhìn nhận từ chi phí mà người mua phải bỏ ra. Chi phí phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại.
  • Chữ C thứ ba là Convenience (Thuận tiện) gắn với chữ P-Place (Phân phối): Cách thức phân phối sản phẩm phải tại sự thuận tiện cho khách hàng.
  • Chữ C cuối là Communication (Giao tiếp) gắn với chữ P- Promotion (Khuyến mãi, truyền thông): Công tác truyền thông phải tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Mỗi chữ P phải gắn liền với một chữ C (Customer) cho dù là chiến lược 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing mix để thể hiện quan niệm xuyên suốt là “hướng về khách hàng). 

Do đó, người làm marketing phải hiểu rõ các chữ P trong chiến lược marketing mix là gì để kết hợp với 4C cho phù hợp.

Chiến lược 4p luôn là chiến lược căn bản và cốt lõi để xây dựng chiến lược Marketing mix phù hợp, hiệu quả. Do đó, người làm marketing cần nắm được tổng quan về 4P và các chiến lược 4p trong marketing để có thể vận dụng hiệu quả vào các chiến dịch tiếp thị sắp tới cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu cần một giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, bạn có thể tham khảo bộ sản phẩm phần mềm quản trị của Fastdo nhé!

>>> ĐỌC THÊM KIẾN THỨC DOANH NGHIỆP:

5/5 - (4 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat