KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

13 thủ thuật FOMO Marketing giúp nâng cao hiệu quả bán hàng

Facebook
Twitter
LinkedIn

FOMO Marketing là gì? Sự bùng nổ và ngày càng phát triển của mạng xã hội đã khiến Fomo Marketing trở thành một trong các trào lưu phổ biến đối với trong chiến lược Marketing. Vậy những Marketer ứng dụng tâm lý này như thế nào để áp dụng vào hành vi mua sắm của người tiêu dùng? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về FOMO Marketing

Hiện nay nhiều Marketer sử dụng hiện tượng FOMO để thu hút người theo dõi sản phẩm và khuyến khích mua hàng, thúc đẩy tăng doanh số bán hàng. Sau đây hãy cùng Fastdo tìm hiểu đôi nét về hoạt động FOMO Marketing.

1.1 Hiệu ứng FOMO là gì?

FOMO – Fear of missing out hay còn được biết đến là hội chứng sợ bỏ lỡ và đánh mất cơ hội. Thuật ngữ FOMO được ra đời vào năm 1996 bởi chuyên gia hành vi người tiêu dùng Dan Herman, trước khi các phương tiện truyền thông đại chúng chiếm lĩnh cuộc sống chúng ta.

Hiệu ứng FOMO là biểu hiện của tâm lý căng thẳng mà mọi người thường gặp phải khi họ nghĩ mình đã bỏ lỡ một số trải nghiệm thú vị người khác đang có. Người rơi phải hội chứng này thường đưa ra các quyết định nhanh chóng và thiếu lý trí.

fomo marketing
FOMO là hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ và đánh mất cơ hội

Hiện nay với sự phát triển của các thiết bị điện tử và mạng xã hội, nhiều Doanh nghiệp đã nắm bắt và tận dụng cơ hội để phát triển và ứng dụng hiệu ứng FOMO trong kinh doanh. Đây là cách dựa vào tâm lý khách hàng, tạo sự khan hiếm và độc quyền cho sản phẩm nhằm thu hút và lôi kéo các khách hàng đi đến quyết định mua hàng. 

>>> XEM THÊM: Bản đồ thấu cảm là gì? Cách tạo và sử dụng bản đồ hiệu quả

1.2 FOMO Marketing là gì?

FOMO Marketing là cách áp dụng các đặc điểm của hội chứng sợ bị bỏ lỡ trong việc thiết kế. Vì vậy mà nhiều người làm Marketing thường xây dựng các thông điệp và chương trình truyền thông với mục đích tạo sự khan hiếm, cấp bách hay độc quyền cho sản phẩm nhằm thúc đẩy hành động của khách hàng hơn.

Tâm lý ở đằng sau các hoạt động FOMO Marketing là nỗi e sợ rủi ro của con người. Nhiều người thường từ bỏ mua hàng vì lo sợ giá trị của sản phẩm không tương xứng với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, việc tránh rủi ro cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn những khả năng hay cảm giác tiếc nuối một cơ hội trải nghiệm nào đó. 

fomo marketing
FOMO Marketing nhằm thúc đẩy khách hàng mua hàng nhiều hơn

Ví dụ: Bạn đang muốn mua điện thoại mới nhưng nó có mức giá khiến bạn phải đắn đo để quyết định. Bạn đang lướt Facebook và bắt gặp quảng cáo về ưu đãi của sản phẩm đó trong một thời gian cụ thể. Hiện tại bạn vẫn đang cân nhắc chính quảng cáo đó khiến bạn quyết định nhanh hơn vì sợ bỏ lỡ một “món hời”. Đấy chính là FOMO Marketing.

Mỗi chiến dịch quảng cáo thành công phổ biến đều giúp kích hoạt hiệu ứng FOMO ở người mua hàng. Điều này được thể hiện rõ ở những người xung quanh, khi thấy bạn bè hay những người khác mua một sản phẩm đang “Hot”, họ cũng muốn thực hiện những hành động mua các sản phẩm đó.

>>> ĐỌC THÊM: Up Selling và 3 nguyên tắc giúp bạn áp dụng thành công

2. Ý nghĩa của việc áp dụng FOMO Marketing

Sự bùng nổ của Social Media đã làm gia tăng mức độ phổ biến của hội chứng FOMO. Một số thương hiệu có thể thu thập một lượng lớn thông tin từ danh sách những người đã mua trước. Hình ảnh về trạng thái cũng như các sản phẩm mà người tiêu dùng vừa mua đều được chia sẻ trên trang cá nhân hàng loạt.

Đối với các Marketer, hội chứng tâm lý này chứa đựng các cơ hội rất lớn không nên bỏ qua. Hơn một nửa lượng người dùng mạng xã hội luôn cảm thấy lo lắng về việc sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Do đó FOMO Marketing là phương pháp mạnh mẽ để một số thương hiệu và nhà bán lẻ có thể tăng doanh số bán hàng.

fomo marketing
Áp dụng FOMO nhằm khuyến khích mua hàng và tăng doanh thu

Bên cạnh mạng xã hội, FOMO có mối liên hệ chặt chẽ với social proof (Hiện tượng tâm lý khi con người bắt chước người khác nhằm mô phỏng và học tập lại). Do vậy, chúng ta thường có xu hướng tìm hiểu và mua những sản phẩm đang được bán chạy và nhận được nhiều lượt đánh giá.

>>> XEM NGAY: Phễu Marketing: 3 tranh cãi phổ biến về phễu Marketing

3. 13 cách áp dụng FOMO Marketing nâng cao hiệu quả bán hàng

Dưới đây là 13 cách tận dụng FOMO Marketing nhằm giúp nâng cao hiệu quả bán hàng và tăng doanh thu mà các Marketer có thể tham khảo.

3.1 Thiết lập giới hạn thời gian rõ ràng

Trong chiến dịch FOMO marketing, người bán hàng nên thiết lập ra một khung thời gian mua hàng hợp lý. Khi thiết lập thời gian, khách hàng sẽ bị thôi thúc phải mua hàng của bạn trong thời hạn cho phép bạn đã đặt ra. Nhờ chiến dịch này mà nhiều người bán được một số lượng đơn hàng lớn trong thời gian nhất định.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần phải tuân thủ thời gian đã được giới hạn. Nếu bạn gia hạn thêm, khách hàng sẽ nghĩ rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn vẫn luôn có sẵn sau khi hết thời gian gia hạn. Chính vì vậy, quyết định mua hàng của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Amazon đã từng sử dụng chiến dịch này rất tốt. Họ gia hạn thời gian ưu đãi khi mua hàng trong 24 giờ. Để có thể mua được món hàng ưu đãi tốt, khách hàng nhất định phải mua trong thời gian gia hạn đấy. Sau 24 giờ, giá trị các món hàng trở về giá trị ban đầu. 

fomo marketing là gì
Thiết lập thời gian rõ ràng tạo ra hiệu ứng FOMO trong khách hàng

3.2 Chia sẻ những feedback từ các khách hàng trước

Những Feedback từ các khách hàng trước có thể được sử dụng để kích hoạt FOMO. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ thời điểm sử dụng phù hợp để có tác động tốt nhất. Những Feedback nên được đặt ở cuối phiếu mua hàng, lúc người mua hàng chuẩn bị ra quyết định mua hàng. Đây là những bằng chứng mà để tin tưởng sản phẩm và dịch vụ hơn.

Một cách tốt nhất có thể sử dụng đó chính là đăng và chia sẻ những nhận xét chứng thực từ những khách hàng của bạn trên các trang mạng xã hội. Khi khách hàng đọc những trải nghiệm tích cực đó thì họ sẽ có khả năng lựa chọn mua hàng của bạn cao hơn. 

fomo marketing
Chia sẻ Feedback giúp tăng độ tin cậy cho người có ý định mua hàng

>>> ĐỌC NGAY: Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty

3.3 Sử dụng KOL, KOC, Influencer để nói về sản phẩm của bạn

Sử dụng những KOL, KOC hay Influencer có thể là một cách tuyệt vời để giúp quảng bá thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Khi nói về sản phẩm hay các dịch vụ, bạn có thể trích dẫn chúng trên trang Web và thúc đẩy chiến dịch tiếp thị FOMO. 

Những người sức ảnh hưởng sẽ giúp tăng độ tin cậy cho thương hiệu, giúp trang Web của bạn có thêm lưu lượng truy cập và các khách hàng tiềm năng. Đồng thời bạn cũng có thể sử dụng những thông điệp của họ để thu nhiều doanh thu hơn nữa. 

Ngoài ra, người bán hàng nên lưu ý đặt câu trích dẫn của KOL, KOC tại những vị trí mà khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. Đối với website, bạn có thể đặt thông điệp của người nổi tiếng ở trang sản phẩm hoặc landing page.

fomo marketing
Sử dụng ảnh hưởng người nổi tiếng để tăng độ uy tín cho sản phẩm

Coolmate đã thuê Jvevermind unbox sản phẩm với mức chi phí là 100 triệu đồng. Trong vài ngày doanh số bán của cửa hàng đã bù đủ cho chi phí thuê KOL. Sau 1 tháng doanh thu Coolmate mang về tăng gấp vài lần. Bài học rút ra là phải lựa chọn đúng KOL để quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, KOL còn có thể đem lại sức bật mạnh mẽ về thương hiệu 

3.4 Đóng gói sản phẩm theo combo

Doanh nghiệp có thể gia tăng hành vi mua của khách hàng bằng xây dựng các combo sản phẩm với mức giá ưu đãi. Khi mua dưới dạng combo, khách hàng sẽ được giảm giá cho gói sản phẩm đó. Lúc này, bạn có thể kết hợp thêm chiến lược thiết lập thời hạn cụ thể để thúc đẩy khách hàng chốt đơn nhanh hơn.

fomo marketing
Đóng gói sản phẩm theo Combo để tiết kiệm chi phí

Phúc Long đã đưa ra những chương trình giảm giá lớn cho gói dịch vụ, sản phẩm của mình. Tuy nhiên tất cả các gói ưu đãi đều diễn ra trong thời gian quy định. Nếu mua sản phẩm trong khoảng thời gian đó thì khách hàng sẽ đủ điều kiện giảm giá. Nếu không bạn vẫn sẽ phải trả giá gốc cho những sản phẩm.

3.5 Áp dụng FOMO Marketing đa kênh

Rất nhiều thương hiệu áp dụng FOMO Marketing đa kênh để có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Khách hàng thích sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tìm hiểu thương hiệu của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, tận dụng được tối đa đặc điểm này sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Doanh nghiệp

Bạn có thể cho khách hàng biết rằng thương hiệu đang phát hành các thông tin quan trọng trên một số kênh nhất định. Điều này sẽ tạo nên hiệu ứng FOMO và thúc đẩy người dùng theo dõi hoặc đăng ký các kênh đó. Thông qua cách này, Doanh nghiệp có thể giúp tăng lượng người theo dõi cũng như đăng ký cho mình. 

áp dụng fomo marketing
Áp dụng FOMO Marketing đa kênh để tiếp cận đến nhiều khách hàng

>>> ĐỌC THÊM: Marketing Automation là gì? Hướng dẫn đơn giản về M.A từ A-Z

Bách hóa xanh đã áp dụng giảm 10% cho đơn hàng đầu tiên khi thanh toán qua ứng dụng. Chương trình đang diễn ra và có thời hạn kết thúc. Điều này khiến khách hàng tải xuống ứng dụng và thực hiện thanh toán ngay tại app để nhận ưu đãi với tối đa là 100.000 đồng .

3.6 Tạo khác biệt trong thông điệp đến khách hàng

Doanh nghiệp cần biết cách tạo ra những thông điệp sao cho ấn tượng, độc đáo nhằm thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu. Lời nói phải tạo nên cảm giác cấp bách và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm. Vì vậy, hãy soạn thảo những thông điệp khiến người mua hàng cảm thấy họ có thể sẽ bị mất cơ hội mua hàng khi thời gian không còn nhiều.

Một số cụm từ bạn có thể dùng để thu hút sự chú ý của khách hàng như:

  • Bạn đừng nên bỏ lỡ ưu đãi này…
  • Cơ hội cuối cùng để sở hữu….
  • Sắp hết thời gian….
  • Chỉ còn …  vị trí cuối cùng cho …

Thông điệp của bạn chính là điều thúc đẩy khách hàng hành động nhanh chóng và ngay lập tức. Họ sẽ rơi vào trạng thái cảm thấy nếu không hành động thì sẽ hối hận vì quyết định đó của bản thân. 

fomo marketing
Traveloka sử dụng thông điệp nổi bật để thu hút sự chú ý khách hàng

Traveloka đã rất thông minh khi nhấn mạnh thông điệp đến khách hàng với số lượng phòng còn lại ngay trên website của chính họ với mức giá cực kỳ ưu đãi. Điều này thúc đẩy khách hàng nhanh chóng hành động nếu không muốn bị lỡ mất cơ hội tốt.

3.7 Kích hoạt sự cạnh tranh trong lòng khách hàng

Sử dụng tinh thần cạnh tranh trong lòng khách hàng là phương pháp để tạo nên hiệu ứng FOMO mạnh mẽ hơn. Theo đó, Doanh nghiệp sẽ áp dụng FOMO marketing thông qua việc thể hiện rằng có rất nhiều người khác cũng đang tiếp cận với sản phẩm mà khách hàng đang quan tâm.

Một mặt, điều này giúp chứng minh được đó là một sản phẩm tốt. Mặt khác, khách hàng sẽ cảm thấy bạn đang cạnh tranh với rất nhiều người để sở hữu được sản phẩm. Cảm giác như thế sẽ có thể khiến khách hàng mua hàng một cách nhanh chóng mà không xem xét, suy nghĩ.

fomo marketing
Booking kích hoạt sự cạnh tranh trong lòng khách hàng

Ví dụ như Booking.com đã kích thích sự cạnh tranh trong lòng khách hàng trong việc quảng bá combo vé máy bay và khách sạn. Họ đề cập đến những gói combo đang phổ biến và được nhiều du khách lựa chọn. Điều này giúp kích thích sự cạnh tranh của những khách hàng khác cũng mong muốn được trải nghiệm như vậy.

3.8 “Highlight” các cơ hội họ đã bỏ lỡ

Để có thể tạo được kích thích lớn hơn cho các hoạt động tiếp thị FOMO, Doanh nghiệp có thể cân nhắc giới thiệu đến khách hàng những cơ hội mà họ đã bỏ lỡ. Khi khách hàng thấy họ đã mất đi một cơ hội nào đó, họ sẽ bắt đầu trở nên lo lắng hơn.

Ví dụ như Agoda cũng sử dụng những cụm từ như “Bạn vừa bỏ lỡ mất rồi”  để thu hút sự chú ý của mọi người.

fomo marketing
Nhấn mạnh lại cơ hội khách hàng đã bỏ lỡ

3.9 Sử dụng Pop-up “đang mua”

Một trong những cách về áp dụng FOMO để tạo nên cảm giác muốn mua cho khách hàng mà không cần phải sử dụng những khẩu hiệu mời chào đó chính là tạo ra các Pop-up đang mua trên Website. Nội dung những Pop-up này thường cho thấy hàng hóa được bỏ vào giỏ hàng thanh toán online nhanh chóng như thế nào. 

Tại các Pop-up cho biết tên người mua và địa chỉ nhận hàng, giúp tạo niềm tin mạnh mẽ về một người mua cụ thể đã đặt hàng thành công. Những người ghé thăm Website sẽ bị kích thích khi họ thấy được nhiều sản phẩm đã được bán và muốn sở hữu ngay lập tức.

fomo marketing là gì
Sử dụng các Pop – up để khuyến khích khách hàng mua nhanh hơn

3.10 Tạo độ khan hiếm cho sản phẩm

Sự khan hiếm là một yếu tố rất quan trọng trong FOMO Marketing. Nếu như một sản phẩm hay dịch vụ sắp hết thì đó sẽ là động lực để thúc đẩy mong muốn khách hàng có được sản phẩm. Vì thế, nhiều thương hiệu thường tìm các thức nhấn mạnh về sự khan hiếm để thúc đẩy nhanh chóng tốc độ mua hàng của khách hàng.

Ví dụ: Bạn đang chủ sở hữu một cửa hàng online, bạn nên sử dụng chiến thuật hiện số lượng hàng còn trên kệ hoặc trong kho như Amazon đã làm dưới đây:

fomo marketing
Tạo sự khan hiếm cho sản phẩm khi thông báo số lượng hàng còn lại là rất ít

3.11 Kích thích người dùng bằng chính sách Free Shipping

Rất nhiều người mua hàng luôn quan tâm đến chính sách Free Shipping – Miễn phí vận chuyển khi mua hàng.Một số ưu đãi vận chuyển khi đơn hàng đạt đến giá trị tối thiểu nào đó là dựa trên bản chất hiệu ứng FOMO. Những chương trình miễn phí vận chuyển đều luôn được nhiều khách hàng quan tâm và mua hàng.

Nếu khách hàng bỏ lỡ phí vận chuyển vì chưa đạt đến giá trị tối thiểu, họ sẽ bổ sung chi phí để không phải bỏ lỡ cơ hội đó. Hãy cho người mua hàng biết rằng phải chi tiêu thêm bao nhiêu để được miễn phí giao hàng. 

fomo marketing
Chính sách Free Shipping luôn nhận được sự ưu tiên hàng đầu của khách hàng

Một trong những chiến dịch mà mang lại lợi nhuận siêu lời cho Lazado đó là chiến dịch freeship 0 đồng. Điều này thôi thúc người dùng phải nhanh tay lấy mã freeship để mua bất cứ sản phẩm nào đạt mức giá tối thiểu để được miễn phí vận chuyển. Thủ thuật này đã trở thành một trong những chiến thuật Marketing tạo nên thương hiệu của Lazada.

3.12 Kích hoạt FOMO với hình ảnh nổi bật

Con người chúng ta thường phản ứng nhanh với hình ảnh hơn so với chữ viết. Do vậy khi tạo những chiến dịch FOMO Marketing, bạn cần phải xây dựng một hình ảnh thật thu hút và bắt mắt. Những hình ảnh được sử dụng thường có diện tích lớn, đẹp mắt và nổi bật, gây được ấn tượng, kết hợp cùng thông điệp “Đừng bỏ lỡ” sẽ níu chân được khách hàng.

fomo marketing
Sử dụng những hình ảnh nổi bật để thu hút sự chú ý từ khách hàng

Thế giới di động đã rất thành công trong chiến dịch Fomo marketing bằng cách sử dụng hình ảnh nổi bật cùng chiến dịch giảm giá. Điều này đã khiến nhiều khách hàng đứng ngồi không yên và buộc họ nhanh tay hành động nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.

3.13 Tặng ưu đãi đặc biệt cho các Early Bird

Một trong những chiến lược áp dụng hiệu ứng Fomo hiệu quả là tặng ưu đãi cho Early Bird (người đăng kí sớm). Điều này gây hiệu ứng cực kì mạnh kích thích đến “nỗi sợ” của khách hàng. Để phát huy hiệu quả hơn, Doanh nghiệp nên giới hạn về số lượng người được nhận. Càng nhiều rào cản sẽ càng khiến khách hàng quyết định nhanh hơn.

fomo marketing là gì
Giới hạn ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng

Booking sử dụng chiến lược Early bird cho những khách hàng đầu tiên đặt phòng trên app. Nếu bạn là một trong những người đầu tiên đặt phòng bạn sẽ được giảm lên đến 12% giá trị phòng. Chiến dịch này đã thu hút được đông đảo nhiều người đặt phòng và mang lại doanh thu lớn cho Booking. 

Bài viết trên đây Fastdo đã cùng các bạn tìm hiểu về FOMO Marketing là gì cũng như ý nghĩa và cách áp dụng hiệu quả nhằm thu hút được lượng lớn người mua hàng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều các gợi ý để sử dụng vào việc kinh doanh của mình và giúp tăng doanh thu. 

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (7 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat