KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

TOP 10 các chiến lược định giá sản phẩm trong Marketing hiệu quả

Facebook
Twitter
LinkedIn

Các chiến lược định giá không chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng của mình. Mỗi một chiếc lược sẽ mang đến một vai trò và cách thức thực hiện khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các chiến lược này, bạn hãy theo dõi các thông tin mà FASTDO chia sẻ dưới đây.

>>> XEM THÊM:

1. Chiến lược định giá là gì?

Là một cách để các doanh nghiệp, công ty và đơn vị cá nhân tìm ra mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhất trên thị trường. Muốn tối đa lợi nhuận và níu giữ chân khách hàng của mình lâu hơn, bạn phải chọn một hoặc nhiều chiến lược định giá phù hợp. 

Đặc biệt là trong Marketing quốc tế, chiến lược định giá là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó những doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều quốc gia khác nhau cũng cần sử dụng chiến lược định giá.

các chiến lược định giá sản phẩm
Các chiến lược định giá rất quan trọng với doanh nghiệp.

>>>> XEM NGAY: Bản đồ thấu cảm là gì? Cách tạo và sử dụng bản đồ hiệu quả

2. 4C trong định giá sản phẩm

Chiến lược định giá hoạt động hiệu quả nhất khi doanh nghiệp xem xét đến 4C là: Customers, Current Positioning, Competitors và Costs. Trong đó:

2.1. Customers – Khách hàng

Bạn phải trả lời và cân nhắc kỹ gói các câu hỏi sau để xác định đúng định giá.

  • Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, công ty hoặc của bạn là gì?
  • Phạm vi thu nhập khả dụng của khách hàng lý tưởng bạn nhắm đến là bao nhiêu?
  • Khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Các chiến lược định giá có ảnh hưởng đến hành vi mua hoặc thái độ của khách không?
  • Loại chiến lược định giá nào là tốt nhất với khách hàng mục tiêu của bạn?
Các chiến lược định giá
Để định giá cần phải xác định đối tượng khách hàng.

>>> ĐỌC THÊM: Phễu Marketing: 3 tranh cãi phổ biến về phễu Marketing

2.2. Current Positioning – Vị trí hiện tại

Tương tự phần khách hàng, để xác định các chiến lược định giá bạn hãy trả lời các câu hỏi:

  • Bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp, công ty và cá nhân là gì?
  • Bạn đang phục vụ những khu vực nào trên thị trường sau khi nỗ lực tiếp thị?
  • Bạn được khách hàng biết đến là một sự thay thế ngân sách hoặc giá thấp hay bạn là một thương hiệu sang trọng với những khách hàng cao cấp?
  • Bạn là công ty khởi nghiệp tên tuổi ít nổi trên thị trường hay đã có vị thế vững chắc?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cần được định giá phù hợp với khách hàng.
Các chiến lược định giá
Vị trí hiện tại là điều quan trọng trong các chiến lược định giá.

>>> ĐỌC NGAY: Cách thuyết phục khách hàng theo từng nhóm đối tượng cho dân sale

2.3. Competitors – Đối thủ cạnh tranh

Để xác định đúng chữ C thứ 3 bạn hãy trả lời những vấn đề được gợi ý sau đây:

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn hiện đang tính phí bao nhiêu trên thị trường?
  • Nếu đối thủ tăng hoặc giảm giá sản phẩm/ dịch vụ của họ thì sẽ ảnh hưởng đến doanh số của bạn như thế nào?
  • Bạn có cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào đó đặc biệt có cùng mức phí với đối thủ?

Bạn có thể sử dụng giá của đối thủ cạnh tranh làm điểm chuẩn cho mình. Nhưng bạn hãy lưu ý đến những sự khác biệt về chất lượng, vị trí, đối tượng,… để linh hoạt hơn về các chiến lược định giá của mình.

Các chiến lược định giá
Định giá cũng cần dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh.

>>> THAM KHẢO NGAY: Update ngay các chỉ số KPI trong marketing cực kỳ quan trọng

2.4. Costs  – Chi phí

Chữ C cuối cùng, để các chiến lược định giá được xác định thành công, bạn hãy cân nhắc cả chi phí sản xuất và chi phí cố định. Cụ thể là những gì mà bạn phải chi trả như: phí tiếp thị, thuê nhân viên, nhập liệu, duy trì hoạt động,…

Các chiến lược định giá
Định giá luôn phải dựa vào các loại chi phí.

>>> ĐỌC NGAY: Bức tranh tương lai của sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng

3. Các chiến lược định giá sản phẩm

Các doanh nghiệp và công ty thường dựa trên những chiến lược định giá như sau:

3.1. Chiến lược giá hớt váng sữa (Price Skimming)

Là chiến lược mà tại thời điểm sản phẩm hoặc dịch vụ mới tung ra thị trường bạn hãy đưa ra một mức giá cao nhất có thể. Đây là cách để doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận một cách tối đa từ phân khúc khách hàng thích hợp.

Tuy chiến lược này hướng đến một đối tượng khách hàng nhỏ và số lượng bán ra ít, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp thu về là vô cùng lớn trong mỗi đợt thực hiện chiến dịch. 

So với các phương pháp khác, hớt váng sữa hay được áp dụng với những sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ hoặc có chu kỳ sống ngắn. Bởi doanh nghiệp sản xuất là những nhà phát triển, nhà nghiên cứu hoặc những người chuyên đưa các công nghệ mới ứng dụng vào cuộc sống.

Chiến lược định giá
Hớt váng sữa là một trong các chiến lược định giá.

>>> XEM NGAY: Chiến lược đại dương xanh và 6 nguyên tắc quan trọng

3.2. Chiến lược giá thâm nhập thị trường (Pricing for Market Penetration)

Doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ mới thấp nhất có thể. Lúc ấy mục tiêu của bạn là chiếm được thị phần trên thị trường càng nhiều càng tốt.

Thời gian đầu doanh nghiệp có thể sẽ chịu lỗ để đạt được mục tiêu thị phần của mình. Nhưng sau đó bạn dần đưa giá về mức được tính toán có thể thu về lợi nhuận cho mình.

Trong các chiến lược định giá, chiến lược này thích hợp nhất cho những sản phẩm thuộc nhóm tiêu dùng phổ thông. Ví dụ như thực phẩm, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, bột giặt,… Vì chúng có nhu cầu thị trường liên tục và hầu như không bao giờ bị gián đoạn.

các chiến lược định giá phổ biến
Chiến lược giá thâm nhập thị trường là một trong các chiến lược định giá.

>>> XEM THÊM: Pain point là gì? 4 cách xác định pain point của khách hàng

3.3. Chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product line Pricing)

Nhằm giúp khách hàng có thêm nhiều sản phẩm để lựa chọn, các doanh nghiệp đã biến một sản phẩm hoặc dịch vụ ban đầu thành nhiều dòng khác nhau. Thông thường chúng sẽ được xếp từ dòng sản phẩm có giá trị thấp nhất đến dòng sản phẩm có giá trị cao nhất. Dựa trên giá trị tăng dần của từng sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra mức giá tăng lên tương ứng.

>>> ĐỌC THÊM: Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty

3.4. Chiến lược định giá bán kèm (Captive Pricing)

Với các chiến lược định giá bán kèm sẽ có 2 tùy chọn: Bán sản phẩm phụ không bắt buộc và bán sản phẩm phụ có bắt buộc. 

  • Bán sản phẩm phụ không bắt buộc: Giúp tăng cạnh tranh sản phẩm chính và đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho (sản phẩm phụ).
  • Bán sản phẩm phụ bắt buộc: Giúp sản phẩm chính phát huy công dụng lên mức tối đa.
các chiến lược định giá
Tính toán định giá bán kèm sản phẩm chính.

>>> ĐỌC THÊM: USP là gì? 2 Gợi ý giúp Doanh nghiệp phát triển USP hiệu quả

3.5. Định giá sản phẩm vì thương hiệu

Trong các chiến lược định giá, doanh nghiệp đôi khi áp mức giá cao vì thương hiệu của mình. Vì nếu áp mức giá sản phẩm quá thấp thì hình ảnh và nhận thức về thương hiệu từ công chúng có thể bị tổn hại. Thậm chí một bộ phận khách hàng có thể ngưng sử dụng sản phẩm vì điều này.

Ví dụ như: Thương hiệu thời trang xa xỉ Gucci luôn đưa ra sản phẩm với mức giá từ vài triệu đồng trở lên.

>>> ĐỌC NGAY: Xây dựng kịch bản bán hàng hiệu quả với 7 bước đơn giản

3.6. Định giá sản phẩm theo vị trí thị trường

Mỗi khu vực đại lý các doanh nghiệp sẽ định một mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Điều này sẽ phù hợp với thu nhập và mức chi tiêu của khách hàng ở từng nơi đó. Ngoài ra, nguyên nhân khác là việc chi trả các khoản phí của mỗi khu vực sẽ khác nhau.

các chiến lược định giá
Tính giá sản phẩm theo vị trí thị trường.

>>> XEM THÊM: Up Selling và Cross Selling: Sự khác nhau và bí quyết áp dụng

3.7. Chiến thuật giá tâm lý (Psychology Pricing)

Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp lựa chọn chiến thuật giá tâm lý trong các chiến lược định giá. Nhưng chủ chốt nhất vẫn là vì đánh vào tâm lý thích mua hàng mắc tiền của khách hàng. Bởi một số đối tượng sẽ căn cứ vào giá thành mà định nghĩa giá trị của sản phẩm chứ không phải chất lượng.

Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm một đơn vị làm tóc giữa mức giá 200.000 đ và 400.000 đ cho cùng một mẫu tóc thì hầu như khách hàng đều ưu tiên chọn mức giá 400.000 đ vì suy nghĩ dịch vụ sẽ tốt hơn.

>>> XEM NGAY: Cost Per Click là gì? 4 phương pháp giúp tối ưu CPC

3.8. Chiến lược giá phân khúc (Segmented pricing)

Tuy cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng các doanh nghiệp lại đưa ra nhiều mức giá khác nhau. Ví dụ giá của học sinh và sinh viên trong một số dịch vụ hoặc sản phẩm sẽ rẻ hơn.

Ví dụ: Các bạn học sinh – sinh viên có rất nhiều ưu đãi về giá trong các ngành du lịch và dịch vụ, hầu như sẽ được giảm từ 10-15% hoặc đôi khi giá chỉ còn 50%.

Các chiến lược định giá
Định giá sản phẩm hoặc dịch vụ theo phân khúc thị trường.

>>> ĐỌC NGAY: Phân khúc thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả

3.9. Chiến thuật giá khuyến mãi (Promotional pricing)

Khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến thuật giá khuyến mãi trong các chiến lược định giá. Họ thường giảm giá mạnh một số mặt hàng trong một thời gian nhất định để đẩy mạnh doanh số. Chiến thuật này bạn có thể thấy thường tổ chức nhất vào những dịp lễ, tết, black friday,…

Ví dụ: Vào các dịp lễ hoặc tết các shop thời trang thường Sale quần áo để thanh lý bớt đồ đông và có vốn nhập đồ hè.

>>> XEM NGAY: 9 bước lên kế hoạch kinh doanh chuẩn, chi tiết A – Z

3.10. Chiến lược giá trả sau (Credit-term pricing)

Xu hướng trả sau, trả góp là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Chiến lược định giá này thường được áp dụng với những mặt hàng có giá trị lớn. Ví dụ như: xe máy, ô tô, điện thoại, nhà ở,…

Các chiến lược định giá
Các chiến lược thông dụng định giá sản phẩm hoặc dịch vụ.

>>> ĐỌC NGAY: 13 thủ thuật FOMO Marketing giúp nâng cao hiệu quả bán hàng

4. Làm cách nào để chọn các chiến lược định giá phù hợp?

Có thể thấy là có đến 10 chiến lược định giá khác nhau. Thế nhưng bạn hãy nhớ là không có chiến lược nào đủ hoàn hảo và có thể phù hợp với mọi doanh nghiệp, mọi sản phẩm, mọi dịch vụ. Do đó bạn cần kết hợp một số chiến lược định giá với nhau để tính giá tốt nhất. Đồng thời bạn cũng nên tùy vào từng thời điểm để linh hoạt áp dụng các chiến lược thích hợp.

Chiến lược định giá cạnh tranh
Quy trình chiến lược định giá tiêu chuẩn.

>>> ĐỌC NGAY: Cross Selling và 8 Gợi ý giúp thực hiện hiệu quả

5. Lập mục tiêu xây dựng chiến lược định giá với phương pháp OKRs

Xây dựng chiến lược định giá phù hợp không phải là điều dễ dàng đối với các Doanh nghiệp. Quá trình xây dựng được chiến lược định giá phải trải qua rất nhiều công đoạn. Nếu như không có một mục tiêu để định hướng, rất có thể bạn sẽ bị lạc lối và không biết nên bắt đầu từ đâu.

Để giải quyết được vấn đề này, bạn có thể sử dụng khung quản trị mục tiêu OKRs để thiết lập mục tiêu về xây dựng chiến lược định giá trong Doanh nghiệp. Thông qua OKRs, bạn có thể xây dựng các mục tiêu đầy tham vọng, truyền cảm hứng và quản trị chúng bằng cách Kết quả then chốt (KR) đáp ứng các tiêu chí SMART. Với OKRs, chỉ cần bạn có mục tiêu, phương pháp sẽ định hướng cho bạn một lộ trình cụ thể, đưa bạn tiếp cận gần hơn với mục tiêu đó.

phần mềm okr
Khái niệm phần mềm OKR – TOP 8 hệ thống quản lý OKRs hiệu quả

Bộ quản trị OKRs fOKRs của Fastdo là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thiết lập và theo dõi các kết quả then chốt thông qua những dữ liệu trực quan được cập nhật hàng ngày; đồng thời kết nối nhà quản lý và nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

giao-diện-fOKRs-của-Fastdo
Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo

Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo cho phép người dùng thực hiện tất cả chức năng liên quan đến OKRs trên cùng một không gian TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC. Bám sát hoàn toàn lý thuyết OKRs chuẩn quốc tế, Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo sẽ giúp bạn khai thác 200% giá trị mà OKRs mang lại.

Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo. Đăng ký ngay để trải nghiệm 7 ngày miễn phí bản demo với các tính năng riêng biệt từ phần mềm fOKRs.

Nhận ngay bản Demo phần mềm fOKRs

Sau khi tìm hiểu về các chiến lược định giá sản phẩm hoặc dịch vụ, chúng ta có thể thấy việc áp dụng chúng còn tùy thuộc vào thực tế. Đặc biệt bạn phải biết là tất cả phương pháp này đều có nguy cơ gây thiệt hại nếu thực hiện sai cách. Vì vậy bạn nên phân tích và chuẩn bị cũng như thực hiện thật cẩn thận. Chỉ khi đó các định giá của bạn mới thành công và giúp gia tăng lợi nhuận thu về.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> ĐỌC THÊM KIẾN THỨC DOANH NGHIỆP:

4C trong định giá sản phẩm là gì?

Chiến lược định giá hoạt động hiệu quả nhất khi doanh nghiệp xem xét đến 4C là: Customers, Current Positioning, Competitors và Costs

Các chiến lược định giá sản phẩm phổ biến là gì?

Các doanh nghiệp và công ty thường dựa trên những chiến lược định giá như sau: Chiến lược giá hớt váng sữa; Chiến lược giá thâm nhập thị trường; Chiến lược giá theo dòng sản phẩm; Chiến lược định giá bán kèm; Định giá sản phẩm vì thương hiệu; Định giá sản phẩm theo vị trí thị trường; Chiến thuật giá tâm lý; Chiến lược giá phân khúc; Chiến thuật giá khuyến mãi; Chiến lược giá trả sau.

Làm cách nào để chọn các chiến lược định giá phù hợp?

Có thể thấy là có đến 10 chiến lược định giá khác nhau. Thế nhưng bạn hãy nhớ là không có chiến lược nào đủ hoàn hảo và có thể phù hợp với mọi doanh nghiệp, mọi sản phẩm, mọi dịch vụ. Do đó bạn cần kết hợp một số chiến lược định giá với nhau để tính giá tốt nhất. Đồng thời bạn cũng nên tùy vào từng thời điểm để linh hoạt áp dụng các chiến lược thích hợp.

4.8/5 - (34 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat