KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

5 Cách tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp hiệu quả nhất

Facebook
Twitter
LinkedIn

Biết cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu được thời gian chốt sale với khách hàng. Đồng thời, đây cũng cách thức hiệu quả nhất giúp bạn có những mối quan hệ tốt cho công việc. Cùng FASTDO tìm hiểu 5 cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp hiệu quả nhất từ chia sẻ của các chuyên gia sale. 

>>> XEM THÊM:

1. Chiến lược tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp

Để tiếp cận được khách hàng doanh nghiệp, bạn phải hoạch định chiến lược tiếp cận rõ ràng:

1.1 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Tìm kiếm khách hàng mục tiêu – khó hay dễ?

Tìm kiếm được các đối tượng khách hàng trong thời đại bùng nổ công nghệ 4.0 là điều vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, để sàng lọc, tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu trong số đó lại là một bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch chi tiết để có lời giải cho vấn đề này. Trong đó, nghiên cứu khách hàng mục tiêu là bước không thể thiếu.

Bạn cần phân tích để tiếp nhận được các dữ liệu liên quan đến khách hàng mục tiêu. Để từ các thông tin này, bạn mới thực hiện được các bước tiếp theo để tiếp cận đối tượng này. 

>>> XEM NGAY: Chiến lược đại dương xanh và 6 nguyên tắc quan trọng

1.2 Nắm vững kiến thức sản phẩm 

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Thường xuyên trau dồi các kiến thức về sản phẩm để thành công

Là một người bán nhưng không nắm được các kiến thức về sản phẩm thì cũng giống như việc bạn đi đốn cây mà quên mang rìu vậy. Khi thiếu các kiến thức, bạn không thể nào cho khách hàng thấy được giá trị của sản phẩm. Và đương nhiên, sẽ chẳng có khách hàng nào dám bỏ tiền của mình ra để mua một sản phẩm mà họ không biết nó mang lại lợi ích gì. 

Vì thế, việc trau dồi các kiến thức về sản phẩm, dịch vụ là cực kỳ quan trọng, kể cả khi tiếp cận khách hàng thông thường. Ngoài ra, khi nắm vững được các kiến thức về sản phẩm và các chính sách bán hàng có liên quan thì bạn mới thật sự tự tin, linh động khiến khách hàng chốt sale. 

>>>> ĐỌC NGAY: 7 Cách tiếp cận khách hàng online đơn giản trong thời đại 4.0

1.3 Tiếp cận khách hàng

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Làm thế nào để tiếp cận, thu hút khách hàng?

Sau khi đã xác định được khách hàng tiềm năng, chuẩn bị các kiến thức cần thiết thì vấn đề tiếp theo doanh nghiệp cần giải quyết là Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng? 

Để làm được điều này, bạn hãy lần lượt thực hiện các nguyên tắc sau: 

  • Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
  • Đặt mình vào vị trí của một người tư vấn chứ không phải người bán hàng. Đặc biệt, bạn không tìm cách bán hàng ngay lập tức nhé.
  • Cho khách hàng nhìn thấy được các giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. Bước này, bạn có thể định hướng khách hàng chọn được giải pháp tốt nhất. 
  • Cuối cùng, đưa ra lời đề nghị dựa trên giá trị về lợi ích lâu dài.

>>> ĐỌC NGAY: 13 thủ thuật FOMO Marketing giúp nâng cao hiệu quả bán hàng

1.4 Giải đáp thắc mắc, bán hàng và ký kết hợp đồng

Thông thường, khách hàng sẽ đưa ra các thắc mắc có liên quan đến sản phẩm và chính sách bán hàng nhằm xác định deal bạn đưa ra có phù hợp với họ hay không. Giải đáp các thắc mắc này đồng nghĩa với việc khẳng định sản phẩm, dịch vụ của bạn là điều khách đang tìm kiếm. Đồng thời, nó cũng giúp củng cố niềm tin của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Điều này thúc đẩy bạn tiến gần hơn đến việc giao kết hợp đồng và bán hàng. 

>>> THAM KHẢO NGAY: Update ngay các chỉ số KPI trong marketing cực kỳ quan trọng

2. 5 Cách tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp

Giải pháp phần mềm quản trị MỤC TIÊU OKRs TỐT NHẤT VIỆT NAM – Được thiết kế dựa trên nguyên lý của cha đẻ OKRs – Andy Grove. Thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp 200%/năm cùng với Fastdo tại đây

Trải nghiệm miễn phí 10 ngày

Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện - fOKRs
Bộ giải pháp quản trị OKRs toàn diện – fOKRs

Nhận Biểu Mẫu OKRs

5 cách tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn rút ngắn hơn khoảng cách với đối tượng khách hàng này:

2.1 Tận dụng những mối quan hệ bản thân

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Quan hệ bản thân là “vũ khí” tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhất

“Nhất quan hệ – Nhì tiền tệ” nên việc sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận được khách hàng là cách thức đầu tiên bạn nên áp dụng. Đó có thể là mối quan hệ trực tiếp của bạn hoặc thông quan bạn bè, người thân. Một mối quan hệ gần gũi, thân thiết sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian để tiếp cận và tạo lập niềm tin nơi khách hàng.

Tùy thuộc vào mức độ thân thiết của các mối quan hệ, bạn sẽ có cách thức tiếp cận riêng; kết quả nhận được cũng sẽ có sự khác nhau đáng kể đấy. 

Chẳng hạn: khách hàng tiềm năng là bạn bè hoặc người thân của mình thì việc tiếp cận đã quá dễ dàng. Nhưng nếu khách hàng tiềm năng là bạn của bạn bè, thì buộc bạn phải thông qua người bạn đó rồi mới từ từ tạo dựng mối quan hệ. Sau khi có mối quan hệ quen biết, bạn lại phải tiếp tục xây dựng niềm tin rồi mới thực hiện các bước bán hàng tiếp theo.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Doanh số và doanh thu là gì? Bí quyết thúc đẩy doanh số

2.2 Liên kết thông qua khách hàng cũ

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng cũ là kênh kết nối để bạn tiếp cận khách hàng mới

Nếu biết cách khai thác thì khách hàng cũ chính là một kênh truyền thông hiệu quả đấy. Được khách hàng cũ giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thì bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để tạo sự tin cậy với khách hàng mới. Bởi sẽ chẳng có lý do gì thuyết phục hơn việc sử dụng chính các trải nghiệm của mình để giới thiệu cho người khác. Vì thế, đừng bỏ quên việc duy trì mối quan hệ gắn bó, thân thiết với những người đã từng là đối tác của mình.

>>> ĐỌC NGAY: Xây dựng kịch bản bán hàng hiệu quả với 7 bước đơn giản

2.3 Hình thức marketing mang lại hiệu quả cao

Sử dụng các hình thức marketing là cách thức tiếp cận khách hàng mà mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng. Marketing đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhờ các hình thức marketing, doanh nghiệp nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Và việc đáp ứng được các mong muốn nhu cầu của khách sẽ rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Những hình thức marketing mang lại hiệu quả cao hiện nay có thể kể ra như: blog, sách điện tử, hội thảo, mạng xã hội, …

>>> XEM NGAY: Tư duy thiết kế là gì? Bước đột phá tạo ra những giá trị mới

2.4 Sử dụng các hình thức PR

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Áp dụng các hình thức PR đa dạng

Làm thế nào để khách hàng biết đến thương hiệu của bạn trong muôn vàn đối thủ? Câu trả lời sẽ được thể hiện trong cách thức PR (Public Relation) thương hiệu của doanh nghiệp. Bạn cần biết rằng, thương hiệu của bạn không phải là sự lựa chọn duy nhất của khách hàng. Vì thế, ngay từ giai đoạn đầu, bạn phải chú trọng đầu tư PR sao cho thông tin tự tìm đến được với khách; tức tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Khi thông tin xuất hiện với tần suất dày đặc ở mọi nơi sẽ kích thích khách hàng tò mò, tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

>>>> BỎ TÚI NGAY: Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Trình Bán Hàng B2B Từ A-Z

2.5 Chủ động tham gia các sự kiện offline

Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin khiến các kênh online trở nên phổ biến nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua tiềm năng tiếp cận khách hàng tại các sự kiện offline. Tại các buổi hội thảo, triển lãm ra mắt sản phẩm hay đến các chương trình phát quà dùng thử đều là những nơi bạn có thể gặp mặt, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng. Việc gặp mặt trực tiếp này có thể giúp bạn đưa ra những đánh giá về thái độ của khách hàng đối với doanh nghiệp hay sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có sự điều chỉnh phù hợp, tiệm cận hơn với mong muốn của khách hàng.

Tuy nhiên, sử dụng cách tiếp cận này khiến doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lớn, thời gian chuẩn bị công phu. Bởi chất lượng của sự kiện cũng là một trong những yếu tố khách hàng dùng để đánh giá tính chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Bức tranh tương lai của quy trình chăm sóc khách hàng

3. Những điều cần lưu ý khi tiếp cận khách hàng doanh nghiệp

Khi tiếp cận khách hàng doanh nghiệp, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

3.1 Chu đáo và nhiệt tình với khách hàng

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7

Thái độ phục vụ là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh doanh về lâu dài. Hiện nay, yếu tố chất lượng sản phẩm đều được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu nên nếu muốn tạo ra sự cạnh tranh, ưu thế hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề chăm sóc khách hàng. 

>>> THAM KHẢO NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 Mẫu chính sách hoa hồng cho nhân viên kinh doanh

3.2 Ưu tiên nghe hơn nói

Việc chỉ luyên thuyên nói về thương hiệu, về sản phẩm mà quên mất khách hàng là sai lầm thường thấy của nhiều seller. Bạn nên nhớ rằng, điều khách hàng cần là việc doanh nghiệp của bạn có đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của mình không. Và nếu bạn chỉ nói mà không lắng nghe thì bạn chẳng thể nào xác định được điều khách cần. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu của khách là điều rất khó thỏa mãn. 

Vậy nên, khi trao đổi với khách, bạn chỉ nên nói tham gia 30% cuộc nói chuyện và phần còn lại hãy lắng nghe nhiều hơn.

>>> ĐỌC THÊM: USP là gì? 2 Gợi ý giúp Doanh nghiệp phát triển USP hiệu quả

3.3 Sử dụng phương pháp tư vấn phù hợp

Cùng một nội dung tư vấn nhưng sử dụng các phương pháp riêng sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau. Vì thế, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng là ai, cách thức làm việc, tính cách, ngữ cảnh, … để linh hoạt trong phương pháp tư vấn. Đồng thời hãy cho khách hàng nhận thấy được sự hữu ích từ các nội dung mà bạn tư vấn. 

>>> NGHIÊN CỨU NGAY: Agile là gì? Nguyên lý và đặc trưng của phương pháp

4. Làm sao để quản lý khách hàng lớn

Đây là câu hỏi được đặt ra dành cho các doanh nghiệp. Dưới đây là câu trả lời bạn có thể tham khảo:

4.1 Dành nguồn lực cho mối quan hệ

Khách hàng lớn mang đến cho bạn nhiều sự thành công. Song song với đó, yêu cầu của họ với đối tác cũng cao hơn rất nhiều. Vì thế, bạn cần dùng mọi nguồn lực để đảm bảo cho mối quan hệ này. Hãy có mặt ngay khi khách hàng cần và nhanh chóng khắc phục, đáp ứng các yêu cầu của khách một cách nhanh nhất có thể.

>>> ĐỌC THÊM: Cách thuyết phục khách hàng theo từng nhóm đối tượng cho dân sale

4.2 Điều chỉnh quy trình của bạn

Các công ty lớn thường có quy trình làm việc riêng tuân theo nguyên tắc nhất định. Và hiển nhiên họ sẽ không thay đổi quy trình làm việc của mình chỉ vì ích lợi của một nhà cung cấp nho. Vậy nên, việc điều chỉnh quy trình làm việc của bạn để đạt được các lợi ích lớn hơn là sự lựa chọn cần thiết.

Một số thay đổi bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp thường về quy trình sản xuất, phương thức giao hàng, quy trình thanh toán, … 

>>> XEM NGAY: BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả

4.3 Giữ cân đối

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Cân bằng nguồn lực cho mọi khách hàng

Cuối cùng, giữ được sự cân đối trong cung cách làm việc giữa khách hàng mới và khách hàng cũ, giữa khách hàng lớn và khách hàng nhỏ cũng là điều bạn phải làm tốt. Việc tập trung quá nhiều cho khách hàng mới có thể khiến bạn mất khách hàng cũ, khách hàng nhỏ hơn. Nó đồng nghĩa với mức độ phụ thuộc của bạn vào khách hàng lớn mới cũng tăng lên. Điều này thật sự nguy hiểm trong kinh doanh vì khi họ ngừng hợp tác, bạn sẽ không có sự lựa chọn nào nữa.

Vậy nên, phân bổ nguồn lực hợp lý cho mọi khách hàng, phải chắc chắn rằng việc dành nguồn lực cho khách hàng mới không lấy đi quá nhiều từ các khách hàng đã có. Đồng thời, phát triển các sản phẩm không chỉ nhắm đến riêng khách hàng lớn nào, mà còn phải hướng đến những khách hàng nhỏ lẻ.

>>> ĐỌC NGAY: Cross Selling và 8 Gợi ý giúp thực hiện hiệu quả

5. Thiết lập mục tiêu tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp hiệu quả hơn với sự hỗ trợ từ giải pháp công nghệ

Việc tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là khách hàng Doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng đối với nhân viên sales. Do đó, nhân viên kinh doanh nên thiết lập cho bản thân các mục tiêu về việc tiếp cận khách hàng, từ đó định hướng cho bạn từng bước có thể hoàn thiện được quy trình và tăng tỷ lệ thành công trong việc tiếp cận khách.

Là một nhân viên sales, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKRs để thiết lập và quản trị các mục tiêu của mình trong việc tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp. Thông qua khung quản trị mục tiêu OKRs, bạn có thể xây dựng các mục tiêu truyền động lực, đầy tham vọng và quản trị chúng thông qua những Kết quả then chốt đáp ứng tiêu chuẩn SMART. Với OKRs, chỉ cần bạn có mục tiêu, phương pháp sẽ định hướng cho bạn một lộ trình để từng bước hiện thực hóa được mục tiêu mà mình đề ra.

cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp
Thiết lập mục tiêu tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp với phương pháp OKRs

Bộ quản trị OKRs fOKRs của Fastdo là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thiết lập và theo dõi các kết quả then chốt thông qua những dữ liệu trực quan được cập nhật hàng ngày; đồng thời kết nối nhà quản lý và nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

fokrs
Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo

Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo cho phép người dùng thực hiện tất cả chức năng liên quan đến OKRs trên cùng một không gian TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC. Bám sát hoàn toàn lý thuyết OKRs chuẩn quốc tế, Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo sẽ giúp bạn khai thác 200% giá trị mà OKRs mang lại.

Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp giúp bạn có cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh của mình. 5 cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp hiệu quả nhất mà FASTDO chia sẻ trên đây chắc chắn là những bài học kinh nghiệm giúp bạn thành công hơn trong công việc sale. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> ĐỌC THÊM:

Làm thế nào để hoạch định chiến lược tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp?

Để tiếp cận được khách hàng doanh nghiệp, bạn phải hoạch định chiến lược tiếp cận rõ ràng: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu; Nắm vững kiến thức sản phẩm ; Tiếp cận khách hàng; Giải đáp thắc mắc, bán hàng và ký kết hợp đồng.

Các cách tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp là gì?

5 cách tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn rút ngắn hơn khoảng cách với đối tượng khách hàng này: Tận dụng những mối quan hệ bản thân; Liên kết thông qua khách hàng cũ; Hình thức marketing mang lại hiệu quả cao; Sử dụng các hình thức PR; Chủ động tham gia các sự kiện offline.

Những điều cần lưu ý khi tiếp cận khách hàng doanh nghiệp là gì?

Khi tiếp cận khách hàng doanh nghiệp, bạn cần lưu ý các vấn đề sau: Chu đáo và nhiệt tình với khách hàng; Ưu tiên nghe hơn nói; Sử dụng phương pháp tư vấn phù hợp.

5/5 - (23 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat