[TẢI MIỄN PHÍ] 6 biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng chuẩn

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
4.7/5 - (31 bình chọn)
6 biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng miễn phí

Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng là công cụ vô cùng quan trọng trong các Doanh nghiệp. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu cách xây dựng và những lưu ý trong form đánh giá nhân viên thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Top 6 biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng theo từng vị trí chuyên môn (kèm file)

Mỗi ngành nghề đều có những hệ thống tiêu chí đánh giá nhân sự khác nhau về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Sau đây, Fastdo xin giới thiệu đến bạn 6 biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng một cách cụ thể nhất:

>>>TẢI NGAY: 6 BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HÀNG THÁNG

1.1. Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho vị trí nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng là vị trí trực tiếp mang lại doanh thu cho tổ chức. Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho nhân viên bán hàng được xây dựng dựa trên những yêu cầu về kiến thức, thái độ, kỹ năng cần có của vị trí này. Dưới đây là 1 mẫu biểu mẫu minh hoạ cụ thể bạn có thể tham khảo.

 
Biểu mẫu đánh giá nhân viên
Bảng đánh giá, xếp loại nhân viên bán hàng

1.2. Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho nhân viên kế toán

Nhân viên kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức, là vị trí chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của Doanh nghiệp. Chính vì điều đó, biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho kế toán viên đòi hỏi phải bao gồm những yêu cầu quan trọng đối với vị trị trí này.

Form đánh giá nhân viên kế toán
Form đánh giá nhân viên kế toán

1.3. Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho vị trí nhân viên kinh doanh

Tương tự nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh cũng là vị trí mang lại doanh thu trực tiếp cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, những yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh lại khác hẳn so với vị trí bán hàng bởi những đặc điểm cố hữu mà nó yêu cầu. Vì vậy, biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho nhân viên kinh doanh sẽ mang những đặc điểm riêng biệt so với nhân viên bán hàng.

Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho vị trí kinh doanh
Biểu mẫu đánh giá nhân viên kinh doanh hàng tháng

1.4. Form đánh giá nhân viên Marketing

Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho vị trí Marketing bao gồm những yêu cầu quan trọng như: khả năng phân tích thị trường, sản phẩm và doanh nghiệp, khả năng hệ thống hoá kiến thức liên quan đến Marketing, ngành hàng, các kênh truyền thông,…

Form đánh giá nhân viên Marketing
Form đánh giá nhân viên Marketing

1.5. Bảng đánh giá hàng tháng dành cho nhân viên nhân sự

Vị trí nhân viên nhân sự là vị trí làm việc trực tiếp với con người, cụ thể là toàn bộ thành viên trong tổ chức. Chính vì điều đó, biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho vị trí này cũng bao gồm những năng lực tương tự. Hãy tham khảo biểu mẫu đánh giá nhân viên sau:

bảng đánh giá nhân viên hàng tháng
Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng

1.6. Form đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho nhân viên thử việc

Form đánh giá nhân viên hàng tháng dành cho nhân viên thử việc thường bao gồm các tiêu chí nhằm đo lường hiệu suất làm việc, thái độ, cũng như khả năng hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp trong thời gian thử việc. Bạn có thể tham khảo biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc sau:

Biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc
Biểu mẫu đánh giá nhân viên thử việc
>>> XEM THÊM: Phần mềm OKRs là gì? 8 phần mềm OKRs hàng đầu cho doanh nghiệp

2. Các thông tin trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

Biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng không có quy định chung về cách xây dựng. Tùy vào mỗi tổ chức, đặc điểm ngành nghề, vị trí mà nhà quản trị có thể linh động để xây dựng form đánh giá nhân viên phù hợp. Dẫu vậy, nhà quản lý vẫn cần đảm bảo những nội dung căn bản sau đây trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng của mình:

  • Họ và tên nhân sự.
  • Chức vụ, vị trí công việc.
  • Mã nhân viên.
  • Họ và tên người đánh giá.
  • Chức vụ, vị trí, phòng ban của người đánh giá.
  • Hệ thống các tiêu chí đánh giá.
  • Trường trống để nhân viên nêu lên ý kiến.
  • Trường trống để người đánh giá đưa ra nhận xét cụ thể.

Trên đây chỉ là những nội dung căn bản cần có trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng. Tùy thuộc vào đặc điểm của mình, mỗi tổ chức có thể tự do thêm hoặc bớt các nội dung khác trong biểu mẫu.

thông tin trong biểu mẫu đánh giá nhân viên
Nội dung thường có trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

Bên cạnh đó, nhà quản trị cần phải đảm bảo một vài yêu cầu sau khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên của mình:

  • Nêu rõ thời gian thực hiện việc đánh giá: Trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng, nhà quản trị cần phải nêu rõ thời gian xem xét và ngày tổ chức đánh giá nhân sự. Điều này có ý nghĩa trong việc làm căn cứ để xác định sự cải thiện của nhân viên kể từ lần đánh giá gần nhất.
  • Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng và dễ hiểu: Các bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc được đưa ra để đánh giá nhân viên cần phải được trình bày rõ ràng và dễ hiểu. Điều này giúp nhân viên cũng như người đánh giá dễ dàng trong việc đọc hiểu và soi chiếu. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống tiêu chí dễ hiểu, đơn giản cũng giúp nhân viên hiểu được tại sao họ nhận được số điểm tương ứng ở từng hạng mục.
  • Không quên những ô thông tin để nhân viên được nêu lên ý kiến của mình: Một cuộc đánh giá hiệu quả phải được thực hiện hai chiều. Đôi khi những nhận xét của quản lý chỉ mang tính chủ quan hoặc họ không thể kiểm soát được tất cả những gì nhân viên thật sự đã làm. Vì thế, hãy để nhân viên tự nhìn nhận lại bản thân. Điều này giúp cung cấp cho người quản lý thêm dữ liệu cho việc đánh giá, vừa giúp nhân viên đối diện lại chính mình.
  • Luôn luôn có chữ ký xác nhận: Chữ ký xác nhận giúp đảm bảo cả hai bên đều thực sự hiểu rõ được quy trình và nội dung của biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng. Bên cạnh đó, chữ ký cũng thể hiện sự đồng thuận về kết quả của việc đánh giá giữa quản lý và nhân viên.
>>> XEM THÊM: Khám phá 6+ mẫu bảng kế hoạch công việc định kỳ bằng Excel

3. Cách lập biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng hiệu quả nhất

Để thực hiện việc xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng một cách hiệu quả nhất, nhà quản trị có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Hãy thu thập đầy đủ những dữ liệu về nhân viên để phục vụ cho việc đánh giá (đánh giá của khách hàng, đánh giá về hiệu suất làm việc,…).
  • Liệt kê cụ thể các trách nhiệm của nhân viên.
  • Hãy sử dụng các từ ngữ mang tính khách quan. Nhà quản lý có thể sử dụng các tính từ “nhanh”, “chậm” thay vì những từ thiên về cảm nhận chủ quan như “thú vị”, “đặc sắc”.
  • Hãy bắt đầu các tiêu chí đánh giá bằng những động từ như “Hỗ trợ đồng nghiệp…”, “Hoàn thành công việc…”.
  • Đánh giá hoạt động của nhân viên xuyên suốt từ quá khứ đến thời điểm hiện tại.
  • Sử dụng những câu hỏi mở để kích thích nhân viên thể hiện quan điểm.
  • Đừng nên tập trung quá nhiều yếu tố vào một biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng. Trên thực tế, các Doanh nghiệp xây dựng rất nhiều biểu mẫu để đánh giá nhân viên (biểu mẫu dành cho quản lý, biểu mẫu tự đánh giá,…)
  • Hiệu chỉnh biểu mẫu sao cho phù hợp với từng vị trí công việc: Nhà quản lý có thể dựa vào bản mô tả công việc và liệt kê các năng lực cốt lỗi tương ứng với từng vị trí vào form đánh giá nhân viên của mình.
Cách lập biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng
Cách lập biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

4. Các tiêu chí cần có trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

Để đánh giá chính xác về sự thể hiện của nhân viên trong một tháng vừa qua, nhà quản lý chắc hẳn sẽ phải dựa vào rất nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, có hai nội dung chính mà nhà quản trị cần phải xem xét khi thực hiện đánh giá nhân sự đó là: thái độ và năng lực làm việc. Từ hai tiêu chí lớn này, nhà quản lý sẽ triển khai ra những tiêu chuẩn chi tiết hơn để thực hiện đánh giá, cụ thể như sau:

4.1. Về thái độ làm việc

Về thái độ làm việc của nhân sự, nhà quản lý có thể chia nhỏ ra thành các tiêu chí như:

  • Sự nhiệt tình của nhân viên: Sự nhiệt huyết trong công việc là một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng. Thông qua tiêu chuẩn này, nhà quản lý sẽ đánh giá được mức độ khẩn trương và chuyên nghiệp của nhân viên trong quá trình làm việc. Hơn thế nữa, những nhân viên nhiệt tình sẽ phục vụ khách hàng chu đáo, từ đó sẽ được khách hàng quý mến hơn.
  • Khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc: Yếu tố chấp hành giờ giấc và khả năng tổ chức công việc là những yêu cầu quan trọng đối với một nhân viên. Các Doanh nghiệp không bắt buộc nhân viên phải làm quá nhiều. Điều quan trọng mà các nhà quản lý cần là việc sử dụng thời gian hiệu quả và chất lượng công việc của nhân viên mình.
  • Tinh thần cầu tiến: Một nhân viên không có ý chí cầu tiến trong công việc sẽ không bao giờ giúp tổ chức phát triển được.
  • Thái độ lạc quan trong công việc: Những nhân viên có tinh thần lạc quan là những người luôn tin tưởng vào công việc, lãnh đạo, tổ chức của mình. Đó là những người biết cách tạo niềm vui trong công việc để vượt qua những khó khăn, rào cản, thậm chí là những lúc thất bại. Những nhân viên lạc quan có xu hướng gắn bó lâu dài với công ty hơn.
  • Tính cẩn trọng khi làm việc: Sự cẩn thận, chăm chút khi thực hiện nhiệm vụ là yếu tố đem lại chất lượng công việc tốt. Bên cạnh đó, một nhân viên cẩn trọng sẽ được đồng nghiệp và cấp trên của mình tin tưởng.
Đánh giá thái độ trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng
Đánh giá thái độ làm việc trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

4.2. Về năng lực chuyên môn

Bên cạnh thái độ làm việc, năng lực chuyên môn cũng là một tiêu chí quan trọng cần xét đến khi thực hiện biểu mẫu đánh giá hàng tháng. Những tiêu chuẩn chi tiết mà nhà quản lý cần quan tâm, đó là:

  • Mức độ thực hiện công việc: Tiêu chí này được đánh giá dựa trên việc thực hiện công việc và thời gian mà người nhân viên ấy dành cho công việc. Khi đánh giá về mức độ thực hiện công việc, người quản lý sẽ xem xét về tính hiệu quả trong công việc của nhân viên. Căn cứ để xác định có thể là các chỉ tiêu, KPI đặt ra ứng với từng vị trí, chức danh công việc.
  • Sự phát triển của nhân viên trong công việc: Một nhân viên có sự phát triển tốt sẽ đặt góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ Doanh nghiệp. Một tổ chức phát triển là khi ban quản trị đào tạo được nhiều nhân viên có chuyên môn cao, phục vụ cho mục tiêu chung của toàn bộ Doanh nghiệp.
  • Mức độ hoàn thành công việc được giao: Dựa vào tiêu chí này, nhà quản lý sẽ xây dựng được những kế hoạch, lộ trình đào tạo phù hơn để nâng cao năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới.
bieu-mau-danh-gia-nhan-vien-hang-thang
Tiêu chí năng lực chuyên môn trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

Để nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên, nhà quản lý cần đề xuất các khóa học và đào tạo giúp nhân viên có thể phát triển tay nghề của mình. Trong thực tế, có rất nhiều hình thức để Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo cho nhân sự. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này.

Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.

Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:

  • Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
  • Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
  • Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
  • Quản lý thông tin học viên.
  • Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ FTRAIN

Phần mềm quản lý đào tạo nội bộ ftrain
Phần mềm quản lý đào tạo nội bộ ftrain

5. 3 lưu ý khi xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

Sau đây là 3 lưu ý giúp Doanh nghiệp xây dựng hiệu quả biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng thành công:

  • Hiệu chỉnh biểu mẫu đánh giá phù hợp với từng vị trí, phòng ban, bộ phận, đặc điểm tổ chức: Như đã trình bày, sẽ không có công thức chung khi xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng. Dựa vào những biểu mẫu tham khảo ở trên, các nhà quản lý có thể tiến hành hiệu chỉnh sao cho phù hợp nhất với đặc điểm của Doanh nghiệp mình.
  • Đảm bảo tính định lượng, cụ thể khi xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá: Quá trình đánh giá chỉ thực sự chính xác khi các tiêu chí đánh giá được trình bày cụ thể, rõ ràng và có tính định lượng. Nếu hệ thống tiêu chuẩn được xây dựng theo hướng định tính, nhà quản lý sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá năng lực nhân viên của mình khi chỉ dựa trên những yếu tố hoàn toàn cảm tính như vậy.
  • Đảm bảo tính thực tế: Nhiều nhà quản lý thường có xu hướng đặt mục tiêu và kỳ vọng quá xa vời và không thực tế, khiến nhân viên cảm thấy “chới với” khi đạt được những gì mà quản lý đề ra. Hệ thống mục tiêu, kỳ vọng có thể truyền động lực cho nhân viên khi làm việc. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến nhân viên cảm thấy nản chí, bỏ cuộc nếu quá xa rời thực tế.
lưu ý khi xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng
Lưu ý khi xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng

Việc xây dựng biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng hiệu quả mang lại nhiều giá trị quan trọng cho Doanh nghiệp. Hy vọng, những thông tin mà FASTDO đã cung cấp thông qua bài viết, sẽ giúp ích cho các nhà quản lý trong việc xây dựng bảng đánh giá nhân viên phù hợp với tổ chức của mình!

>>> Có thể bạn quan tâm:

Các thông tin trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng là gì?

Nhà quản lý vẫn cần đảm bảo những nội dung căn bản sau đây trong biểu mẫu đánh giá nhân viên hàng tháng của mình: Họ và tên nhân sự; Chức vụ, vị trí công việc; Mã nhân viên; Họ và tên người đánh giá; Chức vụ, vị trí, phòng ban của người đánh giá; Hệ thống các tiêu chí đánh giá; Trường trống để nhân viên nêu lên ý kiến; Trường trống để người đánh giá đưa ra nhận xét cụ thể.

Những yêu cầu khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên hàng tháng là gì?

Nhà quản trị cần phải đảm bảo một vài yêu cầu sau khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên của mình: Nêu rõ thời gian thực hiện việc đánh giá; Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng và dễ hiểu; Không quên những ô thông tin để nhân viên được nêu lên ý kiến của mình; Luôn luôn có chữ ký xác nhận.

Tiêu chí về thái độ trong bảng đánh giá nhân viên hàng tháng là gì?

Về thái độ làm việc của nhân sự, nhà quản lý có thể chia nhỏ ra thành các tiêu chí như: Sự nhiệt tình của nhân viên; Khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc; Tinh thần cầu tiến; Thái độ lạc quan trong công việc; Tính cẩn trọng khi làm việc.

4.7/5 - (31 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo