KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên chi tiết

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc là cách đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mà các nhà quản trị thường hay sử dụng. Tùy ngành nghề, vị trí làm việc mà nội dung của bảng đánh giá công việc của nhân viên sẽ gồm những tiêu chí đánh giá khác nhau. Để áp dụng bảng tiêu chí đánh giá này một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số mẫu và các lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chí trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. 9 tiêu chí thường có trong bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc của nhân viên

Bảng đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên là một cách để quản lý đó lường hiệu suất làm việc của nhân sự. Bảng đánh giá công việc này cũng giúp nhân viên nhận rạ điểm mạnh và điểm cần cải thiện để hoàn thành công việc tốt hơn.

Tùy mỗi ngành nghề, công việc cụ thể và văn hóa doanh nghiệp mà bảng tiêu chí đánh giá sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, 9 tiêu chí phổ biến sau đây là các yếu tố mà bạn nên sử dụng trong bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc cho nhân viên của mình:

  • Chất lượng công việc: Đây là tiêu chí quan trong hàng đầu để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu và yêu cầu công việc của nhân viên. Bạn có thể xem xét các khía cạnh như khả năng thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác, hiệu quả và chú ý đến chi tiết và đảm bảo chất lượng đầu ra của nhân viên. Hãy nhìn tổng thể bức tranh bên cạnh cân nhắc các chi tiết nhỏ để đánh giá chuẩn sát hiệu suất công việc của nhân viên.
  • Chỉ số KPIs: Sử dụng các chỉ số định lượng cụ thể trong bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc để theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng. Đừng quên so sánh hiệu suất với các tiêu chuẩn và mức trung bình trong ngành để đánh giá khách quan hơn.
  • Năng suất làm việc: Tiêu chí này vô cùng quan trọng vì nó cho thấy khả năng nhân viên hoàn thành công việc trong thời gian quy định. Nó sẽ giúp bạn đánh giá được liệu nhân sự của mình có đang sử dụng hiệu quả thời gian và nguồn lực không. Tuy nhiên, đừng quên là chất lượng nên là ưu tiên hàng đầu. Hãy đảm bảo nhân viên của bạn làm việc hiệu quả chứ không phải là nhanh mà không mang lại giá trị.
  • Sự sáng tạo, động lực phát triển: Yếu tố này thể hiện khả năng đưa ra ý tưởng mới, sáng tạo và sự chủ động tìm kiếm cơ hội để cải thiện công việc của nhân viên. Một cá nhân ham học hỏi và phát triển năng lực nghề nghiệp sẽ giúp bạn giảm thiểu tiền bạc cũng thời gian cho quản lý vi mô. 
  • Kỹ năng teamwork và lãnh đạo: Tiêu chí này gồm khả năng hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp, tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm, kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng cho người khác. Đây là một thành tố không thể trong bảng đánh giá hiệu quả công việc. 
  • Khả năng giải quyết vấn đề: Đây cũng là một tiêu chí cần thiết trong bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc. Nó cho thấy khả năng nhân viên xác định và phân tích vấn đề một cách hiệu quả, đưa ra giải pháp sáng tạo và khả thi và khả năng thích nghi và linh hoạt trong các tình huống khó khăn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Tiêu chí này thể hiện qua việc nhân viên có thể giao tiếp rõ ràng, súc tích và dễ hiểu, lắng nghe và thấu hiểu người khác hiệu quả trong các tình huống khác nhau.
  • Phản hồi từ đồng nghiệp và khách hàng: Làm chủ doanh nghiệp, bạn đã bao giờ bỏ lỡ “bức tranh toàn cảnh” về hiệu suất nhân viên? Đừng để góc nhìn hạn chế che mờ tiềm năng của họ! Lắng nghe đánh giá từ đồng nghiệp, khách hàng để có cái nhìn khách quan, toàn diện.
  • Tự đánh giá hiệu suất: Cuối cùng, hãy cho phép nhân viên tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và hiệu quả công việc của bản thân. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự tự nhận thức và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.

Lưu ý: Bạn cần sử dụng bảng đánh giá công việc một cách linh hoạt và phù hợp với từng nhân viên. Ngoài ra, việc đánh giá nên được thực hiện thường xuyên và khách quan để đảm bảo tính hiệu quả.

2. Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc của nhân viên mới nhất

Tùy vào từng ngành nghề cũng như vị trí làm việc, phòng ban của mỗi công ty mà nội dung bảng đánh giá nhân viên sẽ có các tiêu chí khác nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu bảng tiêu chí dưới đây và chỉnh sửa nội dung cũng như chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc
Mẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên tham khảo

>> THAM KHẢO NGAY: [Tải miễn phí] Các mẫu biên bản hiện trạng chi tiết nhất 2024

2. Thời điểm nên đánh giá công việc của nhân viên

Tùy vào mục đích của ban quản lý công ty mà bảng đánh giá thực hiện công việc sẽ được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau. Những thời điểm chung mà doanh nghiệp thường đánh giá nhân viên là:

  • Kết thúc thử việc.
  • Đánh giá để xét ký hợp đồng chính thức.
  • Kỳ hạn xem xét tăng lương.
  • Chuẩn bị hết hợp đồng làm việc.
  • Đánh giá để xem xét tái ký hợp đồng làm việc mới.
  • Đánh giá định kỳ của công ty như hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
  • Làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật…
bảng đánh giá công việc
Thời điểm nên đánh giá công việc của nhân viên

>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 8 mẫu bảng lương nhân viên chi tiết nhất

fPlan – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Bộ Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Kế Hoạch fPlan
Bộ Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Kế Hoạch fPlan

3. Quy trình đánh giá kết quả công việc

Tùy vào cách vận hành riêng của từng công ty mà quy trình đánh giá công việc sẽ được tiến hành theo các bước khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình đánh giá cơ bản sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Tạo ra tiêu chuẩn đánh giá công việc chung của công ty.
  • Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với doanh nghiệp.
  • Chọn lựa các kỹ năng cần thiết để đánh giá nhân viên.
  • Tùy vào các kỹ năng cũng như tiêu chuẩn đánh giá chung mà chọn ra các tiêu chí, nội dung đánh giá riêng của từng mục.
  • Đánh giá và thảo luận công khai trong ban quản lý công ty.
  • Dựa vào kết quả và tỷ lệ đánh giá, người quản lý nhân sự và người quản trị sẽ đưa ra kế hoạch, phương pháp điều chỉnh phù hợp đối với từng nhân viên, phòng ban.
  • Dựa vào kết quả đánh giá trước đó để tạo ra tiêu chuẩn cho các lần đánh giá sau này.
bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc
Quy trình đánh giá kết quả công việc

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: [TẢI MIỄN PHÍ] Mẫu đề xuất nhân sự cho Doanh nghiệp

4. Các phương pháp đánh giá bảng tiêu chuẩn công việc

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, Fastdo sẽ giới thiệu 3 phương pháp đánh giá tốt và nhất đang sử dụng phổ biến hiện nay thông qua nội dung sau đây.

4.1 Sử dụng thang điểm

Với phương pháp này, người đánh giá sẽ dựa trên ý kiến chủ quan để cho điểm ở từng tiêu chí. Hầu hết các bảng đánh giá đều có thang điểm tối đa là 10 điểm. Để có thể sử dụng phương pháp này hiệu quả, bạn nên có một bảng kế hoạch công việc chi tiết và tính toán thời gian hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên để so sánh và cho điểm.

bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc
Sử dụng thang điểm

>>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân hiệu quả và chi tiết nhất

4.2 So sánh cặp

Đây là phương pháp mà nhà quản lý phải lựa chọn ra hai nhân viên để tiến hành đánh giá. Qua việc đánh giá ưu, nhược điểm của từng người mà nhà quản lý sẽ thấy được điểm mạnh của cả hai. Từ đó, nhà quản lý sẽ cân nhắc để đánh giá nhân viên nào là người hoàn thành công việc tốt hơn.

bảng tiêu chuẩn công việc
So sánh cặp

>>> TÌM HIỂU NGAY: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình và bí quyết triển khai hiệu quả

4.3 Quản lý mục tiêu

Với phương pháp mày, người quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau thiết lập các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong công việc tương lai. Sau đó, ban lãnh đạo sẽ đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên kết quả công việc mà nhân viên mang lại.

bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc
Quản lý mục tiêu

>>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty chuẩn cho nhân viên

5. Những lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc

Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

Phần mềm chấm công fCheckin
Phần mềm chấm công fCheckin

Ban lãnh đạo sẽ lập ra những lưu ý riêng cho từng vị trí, từng phòng ban và công việc cụ thể cần đánh giá để phù hợp và mang lại kết quả chính xác hơn.

5.1 Tùy biến theo cấp bậc, phòng ban

Tùy vào mỗi vị trí làm việc khác nhau mà lưu ý khi lập bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc cũng khác nhau.

  • Trưởng phòng, trưởng nhóm sẽ có mục tiêu đánh giá khác với nhân viên cấp dưới.
  • Nhân sự cấp cao cũng có các chỉ tiêu đánh giá công việc khác với các nhân viên và nhân sự cơ bản.
  • Định hướng phát triển và mục tiêu công việc của từng phòng ban lĩnh vực cũng khác nhau.
  • Bộ phận kinh doanh sẽ nhìn vào số lượng sản phẩm và hợp đồng ký kết để đánh giá.
  • Bộ phận tuyên truyền, quảng cáo thì sẽ nhìn vào sản phẩm truyền thông và tỷ lệ đón nhận của khách hàng để đánh giá.

>>> BỎ TÚI NGAY: 10 lí do xin nghỉ việc thuyết phục và hiệu quả nhất khiến công ty phải đồng ý ngay

5.2 Đánh giá phù hợp mục tiêu chung của doanh nghiệp

Mục tiêu hướng đến trong tương lai gần và xa mà công ty muốn đạt được cũng là tiêu chí được đem ra để đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Dựa vào mục tiêu chung mà công ty hướng đến, người quản lý sẽ đánh giá nhân viên chính xác năng lực của từng nhân viên.

>>>> THAM KHẢO THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 Mẫu đơn xin nghỉ không lương dùng trong doanh nghiệp

5.3 Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thận

Ban lãnh đạo nên truyền thông, công khai rõ ràng cho nhân viên các mục tiêu công ty hướng đến. Từ đó, nhân viên sẽ thấy rõ được hướng phát triển của bản thân và tự nhìn nhận mình đã làm việc tốt hay chưa. Điều này giúp bỏ đi yếu tố chủ quan khi nhân viên tự đánh giá mình quá cao.

  • Người quản lý nên thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến về công việc của nhân viên và nhân viên cũng vậy. Điều này giúp hai bên hiểu rõ mong muốn của nhau và đưa ra các quyết định phù hợp giúp tăng hiệu suất làm việc.
  • Nhà quản lý nên động viên, khen thưởng hoặc đưa ra các hình thức kỷ luật, cảnh cáo đối với hiệu suất làm việc của từng nhân viên.
  • Từ việc đánh giá và lắng nghe ý kiến, ban quản trị có thể đưa ra các quyết sách, giải pháp khắc phục các lỗ hổng trong công việc để cải thiện năng suất.

>>> ĐỌC NGAY: 3 xu hướng xây dựng chính sách phúc lợi trong bối cảnh đại dịch

5.4 Đánh giá cần có tiêu chuẩn rõ ràng

Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc sẽ cho ra kết quả cụ thể, chính xác nếu ngày từ đầu ban quản lý đã đặt ra các tiêu chí rõ ràng mà nhân viên cần đạt được. Việc này giúp bạn hạn chế các lỗ hổng trong việc đánh giá và rà soát đúng năng lực của từng người. Dưới đây là ví dụ về mục tiêu hiệu suất làm việc và tiêu chuẩn cần đạt được của một số vị trí công việc.

  • Nhân viên kinh doanh 1 tháng ký được 5 hợp đồng.
  • Nhân viên content 1 ngày phải viết được 5 bài chuẩn SEO.
  • Bộ phận quảng cáo có các chính sách phù hợp giúp kết nối được 50 khách hàng tiềm năng.

>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] Hợp đồng nguyên tắc là gì? 3 Mẫu hợp đồng nguyên tắc chi tiết

5.5 Kết quả đánh giá cần gợi mở được giải pháp cải thiện hiệu quả công việc

Kết quả của bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên sẽ giúp người quản trị tìm ra các giải pháp, phương hướng phát triển của công ty. Đồng thời, nhà quản trị cũng sẽ đưa ra các đề xuất thay đổi trọng vận hành kinh doanh để hạn chế các sai sót và tiêu cực thông qua kết quả đánh giá nhân viên. Vì vậy, sau khi đánh giá thì bạn nên:

  • Trao đổi, nói chuyện, lắng nghe và tìm ra hướng cải thiện công việc cho nhân viên được đánh giá
  • Đưa ra các gợi ý, phương pháp giúp nhân viên nhìn nhận được ưu và nhược điểm trong công việc của bản thân.

Trên đây là các tiêu chí và mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, bài viết còn giúp bạn biết được các thời điểm nên tiến hành đánh giá công việc của nhân viên. Nếu bạn đang cần một phần mềm quản trị nhân sự có hỗ trợ tính năng đánh giá thì hãy liên hệ cho Fastdo để được nhân viên tư vấn về F-HRM nhé!

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:

Thời điểm nào nên đánh giá công việc của nhân viên?

Những thời điểm chung mà doanh nghiệp thường đánh giá nhân viên là: Kết thúc thử việc; Đánh giá để xét ký hợp đồng chính thức; Kỳ hạn xem xét tăng lương; Chuẩn bị hết hợp đồng làm việc; Đánh giá để xem xét tái ký hợp đồng làm việc mới; Đánh giá định kỳ của công ty như hàng tháng, hàng quý, hàng năm; Làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật…

Các phương pháp đánh giá bảng tiêu chuẩn công việc là gì?

3 phương pháp đánh giá tốt và nhất đang sử dụng phổ biến hiện nay thông qua nội dung sau đây: Sử dụng thang điểm; So sánh cặp; Quản lý mục tiêu.

Những lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc là gì?

Ban lãnh đạo sẽ lập ra những lưu ý riêng cho từng vị trí, từng phòng ban và công việc cụ thể cần đánh giá để phù hợp và mang lại kết quả chính xác hơn: Tùy biến theo cấp bậc, phòng ban; Đánh giá phù hợp mục tiêu chung của doanh nghiệp; Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thận; Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thận; Kết quả đánh giá cần gợi mở được giải pháp cải thiện hiệu quả công việc.
4.8/5 - (6 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat