Lương cơ bản và cách tính lương cơ bản theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp đang là thắc mắc của rất nhiều người. Lương cơ bản là mức lương cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng cho người lao động. Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ cung cấp đến bạn các công thức tính lương cơ bản chính xác nhất.
1. Cách tính lương cơ bản theo thời gian
Công thức tính lương cơ bản theo thời gian là cách tính lương phổ biến nhất hiện nay. Để tính lương theo cách này, bạn cần phải nắm được các yếu tố như lương cơ bản, phụ cấp, ngày công thực tế. Dựa vào các yếu tố này, bạn sẽ có thể tính lương theo hai cách như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp không quy định ngày công chuẩn: Lương = Mức lương cơ bản + phụ cấp (nếu có)/ngày công chuẩn theo tháng x ngày công thực tế.
- Trường hợp doanh nghiệp quy định ngày công chuẩn: Lương = Mức lương cơ bản + phụ cấp (nếu có)/26 x ngày công thực tế.
2. Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm
Công thức tính lương cơ bản theo sản phẩm được tính toán dựa trên chất lượng, số lượng sản phẩm hoặc phần trăm hoàn thành công việc. Do đó, cách tính lương cơ bản này đã gắn vào chặt năng suất lao động và mức thù lao được hưởng. Tính lương cơ bản theo sản phẩm sẽ có công thức như sau: Lương cơ bản theo sản phẩm = Đơn giá x Số lượng sản phẩm.
3. Cách tính lương cơ bản theo doanh thu
Công thức tính lương cơ bản theo doanh thu là cách tính dựa trên doanh số mà nhóm hoặc cá nhân đạt được trong quá trình làm việc. Cách tính lương cơ bản này được sử dụng phổ biến trong các công ty kinh doanh sản phẩm hay cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng.
4. Công thức tính lương cơ bản theo hình thức lương khoán
Cách tính lương cơ bản theo hình thức lương khoán là hình thức tính lương theo đúng khối lượng công việc mà người lao động đã hoàn thành dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Chính vì tính chất trên, hình thức tính lương cơ bản này thường được áp dụng cho công việc mang tính thời vụ.
Cách tính lương cơ bản theo hình thức này sẽ có công thức như sau: Lương = Lương khoán x Tỷ lệ phần trăm hoàn thành công việc.
5. Cách tính lương cơ bản cho nhân viên làm thêm giờ
Lương làm theo giờ là mức lương được trả khi người lao động thực hiện công việc ngoài giờ làm như làm vào ban đêm, làm vào các ngày nghỉ, cuối tuần… Trong trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng mức tiền làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2012.
Hãy trải nghiệm cách fCheckin giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng việc chấm công dễ dàng và tạo báo cáo Excel tự động. Dữ liệu chấm công sẽ được tự động tổng hợp và xuất file Excel, giúp bạn nắm bắt thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
6. Mức tính lương cơ bản theo quy định mới nhất 2024
Hiện nay, pháp luật đã cập nhập cách tính lương cơ bản và mức lương cơ bản mới. Mức tính lương cơ bản theo quy định mới nhất sẽ được quy định như sau:
6.1 Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tư nhân
Mức lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội hiện nay đã bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Ngoài ra, mức lương cơ bản ở doanh nghiệp tư nhân được tính dựa theo mức lương tối thiểu theo vùng mà Chính phủ quy định hàng năm. Mức lương cơ bản của người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân theo các vùng là:
- Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
- Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
- Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
6.2 Đối với người lao động làm việc ở cơ quan Nhà nước
Mức lương làm việc ở cơ quan Nhà nước được tính dựa trên hệ số lương x lương cơ sở. Tuy nhiên, tùy vào các cấp bậc tốt nghiệp, trình độ, chức vụ và nghề nghiệp mà hệ số lương sẽ được tính khác nhau. Mức tính lương cơ bản tại các cơ quan Nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- 01/01/2020 – 30/6/2020: 1.490.000 đồng/tháng (Nghị định 38/2019/NĐ – CP).
- 01/7/2020 – 31/12/2020: 1.600.000 đồng/tháng (Nghị quyết 86/2019/QH14).
7. Một số khái niệm cần nắm trong nguyên tắc tính lương
Tùy thuộc vào từng cơ quan, tổ chức, lĩnh vực mà cách tính lương cơ bản nhân viên sẽ được áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện tính lượng, bạn phải nắm được một số khái niệm dưới đây:
- Tiền lương cấp bậc: Được áp dụng dựa trên số lượng và chất lượng công việc của người lao động.
- Hệ số lương cấp bậc: Là căn cứ để doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo chất lượng và điều kiện lao động sau khi hoàn thành công việc.
- Mức lương: Là lượng tiền được trả cho người lao động phù hợp với cấp bậc trong thang lương.
- Thang lương: Là quan hệ giữa các vị trí công việc theo trình tự và cấp bậc về tiền lương. Mỗi bậc thang lương sẽ có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương khác nhau.
8. Công cụ tự động hóa quy trình tính lương, chấm công fHRM
fHRM là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản trị nhân sự và chấm công, tính lương. Công cụ fHRM được trang bị công cụ tự động tính toán và hệ thống dữ liệu chấm công nhằm giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình tính lương, chấm công. Sử dụng fHRM sẽ giúp doanh nghiệp quản lý bảng lương của nhân viên một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó,fHRM còn hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong công việc chấm công, tính lương bằng các tính năng nổi bật như:
- Hỗ trợ doanh nghiệp tính công lương cho nhân viên theo thời gian thực.
- Hỗ trợ quản lý khung năng lực để doanh nghiệp đánh giá nhân viên dễ dàng.
- Toàn bộ thông tin đều được lưu trữ và đồng bộ hóa trên một nền tảng.
- Cấu trúc tổ chức được tổ chức theo mô hình nhóm, phòng ban giúp quản lý tra cứu thông tin dễ dàng.
Trên đây là tất cả những thông tin về cách tính lương cơ bản theo quy định mới nhất cũng như công cụ tính lương hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm F-HRs thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể nhé!
>>> TÌM HIỂU THÊM CÁC KIẾN THỨC KHÁC:
- Review chi tiết 20+ phần mềm quản lý công việc miễn phí, hiệu quả
- Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty
- Niềm tin giới hạn và 5 cách khắc phục chúng
- Phần mềm OKRs là gì? 8 phần mềm OKRs hàng đầu cho doanh nghiệp
- Phong cách lãnh đạo của Bill Gates và 14 đặc điểm tạo nên thành công