[TẢI MIỄN PHÍ] – Các lưu ý và cách xây dựng 5 mẫu nhật ký thi công chuẩn

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (7 bình chọn)
Mẫu nhật ký thi công chuẩn

Việc xây dựng mẫu nhật ký thi công chi tiết, cụ thể sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc quản lý công trình thi công. Vậy nguyên tắc khi lập mẫu nhật ký thi công là gì? Nội dung cơ bản của mẫu nhật ký thi công như thế nào? Ở bài viết dưới đây, FASTDO sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này!

1. Những nguyên tắc khi lập mẫu nhật ký thi công

Mẫu nhật ký thi công là văn bản do nhà thầu thi công xây dựng lập cho từng gói thầu hoặc toàn bộ công trình thi công. Hình thức và nội dung của nhật ký thi công sẽ được chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu trước khi tiến hành thi công dự án. Việc lập nhật ký thi công giúp nhà thầu ghi chép toàn bộ các nội dung và quá trình thi công theo quy định.

Ngoài ra, đối với trường hợp dự án thi công có sự tham gia của các nhà thầu phụ, tổng thầu sẽ thỏa thuận với thầu phụ về trách nhiệm lập nhật ký thi công từng phần phù hợp với công việc thực hiện của các bên.

mẫu nhật ký thi công
Nguyên tắc khi lập mẫu nhật ký thi công

Mẫu nhật ký thi công có thể được lập theo nhiều hình thức khác nhau, như sổ tay viết tay, file Excel, phần mềm quản lý dự án,… Tuy nhiên, dù sử dụng hình thức nào, mẫu nhật ký thi công cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung và hình thức, đặc biệt là Nghị định 06/2021/NĐ-CP và Thông tư 11/2021/TT-BXD.

1. Nghị định 06/2021/NĐ-CP:

Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Trong đó, có các quy định cụ thể về nội dung mẫu nhật ký thi công như sau:

  • Phụ lục IIA: Quy định về nội dung bắt buộc của nhật ký thi công, bao gồm:
    • Tên công trình, địa điểm, số hợp đồng, các bên tham gia.
    • Thời tiết hàng ngày.
    • Mô tả chi tiết công việc thi công hàng ngày, vật tư sử dụng, nhân lực, thiết bị, các thử nghiệm, kiểm tra, đo đạc.
    • Các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh và biện pháp xử lý.
    • Các kiến nghị của các bên liên quan.
  • Điều 38: Yêu cầu nhà thầu thi công lập nhật ký thi công cho từng gói thầu hoặc toàn bộ công trình.
  • Điều 51: Quy định về việc nghiệm thu, hoàn thành hồ sơ chất lượng công trình, trong đó có yêu cầu về việc lập và nộp nhật ký thi công.
  • Nhật ký thi công phải được đóng thành tập, các trang nội dung phải được đánh số trang và đóng dấu giáp lai từng trang trước khi ghi chép nội dung.

2. Thông tư 11/2021/TT-BXD:

Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Thông tư này bổ sung chi tiết cho Nghị định 06/2021/NĐ-CP về nhật ký thi công, bao gồm:

  • Mẫu nhật ký thi công: Cung cấp mẫu nhật ký thi công để các bên tham gia có thể tham khảo và áp dụng.
  • Quy trình lập nhật ký thi công: Hướng dẫn cụ thể về các bước lập nhật ký thi công, từ khâu chuẩn bị đến khâu lưu trữ và bảo quản.
  • Trách nhiệm của các bên liên quan: Làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công trong việc lập, kiểm tra, ký xác nhận và lưu trữ nhật ký thi công.
>>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu file excel theo dõi nghỉ phép chi tiết nhất

2. Những nội dung cơ bản của mẫu nhật ký thi công

Để cập nhập chính xác nội dung của mẫu nhật ký thi công mới nhất thay thế cho mẫu nhật ký thi công theo nghị định 46 và mẫu nhật ký thi công theo thông tư 11. Chúng tôi sẽ tổng hợp giúp bạn một vài nội dung cơ bản khi lập nhật ký thi công:

mẫu nhật ký thi công
Nội dung cơ bản của mẫu nhật ký thi công

2.1 Phần bìa nhật ký

Phấn bìa của mẫu nhật ký thi công gồm các nội dung:

  • Tên nhà thầu hoặc nhà thầu chính chịu trách nhiệm chung cho việc thi công công trình;
  • Tên sổ “NHẬT KÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH”;
  • Quyển số: …/tổng số quyển nhật ký thi công do nhà thầu lập.
  • Tên công trình xây dựng;
  • Địa điểm thi công dự án;
  • Tên công ty là chủ đầu tư;
  • Đơn vị thi công dự án;
  • Năm ghi nhật ký thi công
  • Có đóng dấu giáp lai của đơn vị mở sổ
>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] – 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chuẩn, chi tiết A – Z

2.2 Thông tin tổng quan của dự án

  • Tên công trình thi công;
  • Địa điểm xây dựng của công trình;
  • Chủ đầu tư dự án, địa chỉ, số điện thoại;
  • Thông tin đơn vị thầu tư vấn, giám sát xây dựng công trình: Họ và tên cán bộ giám sát, số điện thoại;
  • Thông tin đơn vị nhà thầu thi công xây dựng công trình: Tên đơn vị thi công, tên người quản lý tại công trình;
  • Thông tin nhà thầu thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công: Họ tên kiến trúc sư;
  • Thông tin liên quan đến gói thầu thi công như ngày khởi công theo hợp đồng, ngày khởi công thực tế; thời điểm bàn giao theo hợp đồng, thời điểm bàn giao thực tế. 
  • Số trang trong nhật ký: Từ trang….. đến trang…..;
  • Đóng dấu giáp lai và chữ ký của các bên nhà thầu, chủ đầu tư.
mẫu nhật ký thi công
Thông tin tổng quan của dự án.
>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 5 mẫu báo cáo doanh thu bằng Excel chi tiết

2.3 Thông tin chi tiết của dự án

Tùy thuộc vào mẫu nhật ký thi công, thỏa thuận của các bên trước khi lập mẫu nhật ký thi công, các thông tin tin tiết của dự án có thể bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm;
  • Thời tiết;
  • Chi phí dự toán;
  • Công việc do các nhà thầu thực hiện (Thiết bị, nhân công);
  • Nhật xét đánh giá của chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công;
  • Ý kiến tiếp thu của nhà thầu.
>> ĐỌC THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 5 Biên bản bàn giao tài sản chi tiết 2024

2.4 Hướng dẫn ghi chép

Mẫu nhật ký thi công ghi chép toàn bộ nội dung tiến hành thi công công trình. Vì thế, khi ghi chép, đơn vị thầu cần thể hiện các nội dung sau:

  • Diễn biến quá trình thi công gồm ảnh hưởng thời tiết, nhiệt độ,…;
  • Tình hình thi công công trình;
  • Mô tả toàn bộ các sự cố phát sinh trong quá trình thi công theo ngày cụ thể;
  • Các chỉ đạo, hướng xử lý, giải quyết phù hợp;
  • Mẫu nhật ký thi công sẽ được lập theo từng công trình, hạng mục cụ thể; mối trang sẽ được đánh số trang, đóng dấu giáp lai cụ thể.
  • Các nhà thầu phụ khi lập mẫu nhật ký thi công cho từng hạng mục phụ trách phải chuyển giao cho tổng thầu chính khi dự án hoàn thành;
  • Ghi đầy đủ họ tên, danh sách những người tham gia vào việc thi công;
  • Việc ghi chép diễn biến, tình hình của quá trình thi công cần được ghi cụ thể, tỉ mỉ thời gian bắt đầu, quá trình thực hiện cụ thể của công việc.
mẫu nhật ký thi công
Hướng dẫn ghi chép mẫu nhật ký thi công

2.5 Nội dung ghi chép chi tiết

  • Diễn biến điều kiện thi công, số lượng trang thiết bị và nguồn nhân lực được sử dụng cho việc thi công công trình mỗi ngày. Ngoài ra, cần thể hiện chi tiết kết quả nghiệm thu hàng ngày của công trình;
  • Thông tin về các nội dung như sự cố, tai nạn và hướng khắc phục của nhà thầu;
  • Kiến nghị của các nhà thầu tham gia vào tổng thể dự án;
  • Ý kiến, hướng xử lý của các bên liên quan.

3. Lưu ý khi lập mẫu nhật ký thi công

mẫu nhật ký thi công
Một số lưu ý khi lập nhật ký thi công

Khi lập mẫu nhật ký thi công, chủ thầu cần chú ý một số nội dung sau:

  • Tính chính xác và trung thực: Nhật ký thi công phải phản ánh chính xác và trung thực tình hình thực tế tại công trường, bao gồm cả tiến độ, chất lượng, an toàn, và các vấn đề phát sinh. Không được che giấu, sửa chữa hay làm sai lệch thông tin. Đồng thời, nó phải được ký xác nhận hàng ngày bởi đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công.
  • Tính đầy đủ và chi tiết: Nội dung mẫu nhật ký thi công phải ghi chép đầy đủ và chi tiết các hoạt động thi công hàng ngày, bao gồm các công việc đã thực hiện, vật tư sử dụng, nhân lực tham gia, thiết bị huy động, các sự cố xảy ra, và các biện pháp xử lý.
  • Tính kịp thời: Nhật ký thi công phải được ghi chép kịp thời, ngay sau khi các hoạt động thi công diễn ra. Tránh tình trạng ghi chép dồn lại hoặc ghi chép sau một thời gian dài, dẫn đến sai sót hoặc thiếu thông tin.
  • Tính rõ ràng và dễ hiểu: Nhật ký thi công phải được ghi chép rõ ràng, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành chính xác, tránh các từ ngữ mơ hồ, khó hiểu.
  • Tính liên tục và nhất quán: Nhật ký thi công phải được ghi chép liên tục trong suốt quá trình thi công, không được bỏ sót ngày nào. Đồng thời, phải đảm bảo tính nhất quán về nội dung, hình thức và cách trình bày.

4. 5 Mẫu nhật ký thi công chi tiết và hợp pháp

>>> TẢI MIỄN PHÍ: 5 MẪU NHẬT KÝ THI CÔNG CHI TIẾT

Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu nhật ký giám sát thi công có thể tham khảo biểu mẫu nhật ký thi công ngay tại đây:

4.1. Mẫu cập nhật chi tiết khối lượng vật tư trên Excel

Mẫu cập nhật chi tiết khối lượng vật tư trên Excel
Mẫu cập nhật chi tiết khối lượng vật tư trên Excel

4.2. Bảng tổng hợp khối lượng vật tư trên Excel

Bảng tổng hợp khối lượng vật tư trên Excel
Bảng tổng hợp khối lượng vật tư trên Excel

4.3. Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 1

Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 1
Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 1

4.4. Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 2

Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 2
Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 2

4.5. Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 3

Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 3
Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình số 3

5. Bộ phần mềm quản lý dự án thi công xây dựng FastdoWork

Để nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công, nhiều doanh nghiệp xây dựng hiện nay đã ứng dụng các giải pháp phần mềm vào quy trình quản lý dự án, bao gồm cả việc lập và theo dõi nhật ký thi công. Một trong những giải pháp nổi bật là Bộ phần mềm FastdoWork của Fastdo, cung cấp các công cụ toàn diện hỗ trợ quản lý tiến độ, quy trình, kế hoạch và công việc.

FastdoWork bao gồm 4 công cụ chính:

  • fTodolist: Giúp tạo và phân chia danh sách công việc chi tiết, giao việc và theo dõi tiến độ thực hiện từng đầu việc, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng hạn.
  • fPlan: Hỗ trợ lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực cho dự án, xây dựng biểu đồ Gantt, phân tích đường găng, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác.
  • fWorkflow: Cho phép xây dựng và tự động hóa quy trình làm việc, giảm thiểu sai sót, tăng tính minh bạch và kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công.
  • fMeeting: Hỗ trợ tổ chức và quản lý các cuộc họp dự án hiệu quả, giúp các thành viên trong nhóm luôn kết nối và cập nhật thông tin.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Tính năng nổi bật của bộ phần mềm quản lý công việc dành cho SMEs Fastdo Work
Tính năng nổi bật của bộ phần mềm quản lý công việc dành cho SMEs Fastdo Work

Mức giá sử dụng phần mềm:

  • Quy mô >200 users: 25.000 VNĐ/user/tháng
  • Quy mô 101 – 200 users: 30.000 VNĐ/user/tháng
  • Quy mô 61 – 100 users: 35.000 VNĐ/user/tháng
  • Quy mô 31 – 60: 40.000 VNĐ/user/tháng
  • Quy mô 15 – 30: 45.000 VNĐ/user/tháng
  • Quy mô 5 – 14: 50.000 VNĐ/user/tháng
Bảng giá Bộ phần mềm quản lý dự án FastdoWork (Updated)
Bảng giá Bộ phần mềm quản lý dự án FastdoWork (Updated)

Việc ghi chép, lưu trữ mẫu nhật ký thi công là yếu tố bắt buộc mà các nhà thầu cần thực hiện trong suốt quá trình triển khai dự án. FASTDO hy vọng những nội dung cơ bản khi viết mẫu nhật ký thi công mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây đã cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị!

>>> XEM THÊM:

5/5 - (7 bình chọn)
Tác giả Như Quân
Trưởng phòng Marketing

Như Quân

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Như Quân , trưởng phòng Marketing GenZ tại Fastdo, là người trẻ năng động tại Fastdo - nơi cung cấp phần mềm quản lý công việc #1 Việt Nam. Chứng minh được năng lực với 3 năm kinh nghiệm và nhiều dự án marketing cả nội bộ và bên ngoài, bây giờ là lúc Như Quân chia sẻ về kiến thức marketing - bán hàng. Đây là những kiến thức chắt lọc, hứa hẹn giúp các quản lý x3 tốc độ làm việc để tập trung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn".

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo