Bật mí 8 mẹo tăng cường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (3 bình chọn)
8 mẹo tăng cường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức là bí quyết giúp doanh nghiệp vững vàng vượt qua sóng gió trên thương trường và phát triển thịnh vượng. Vậy gắn kết nhân viên là gì? Làm thế nào để doanh nghiệp tạo nên sự gắn kết chặt chẽ đối với nhân viên? Bài viết dưới đây của FASTDO sẽ cung cấp các biện pháp giúp gia tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

1. Ý nghĩa quan trọng đến từ sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

Hiểu một cách đơn giản, sự gắn kết của nhân viên với tổ chức chỉ ra sự kết nối và gắn bó giữa nhân viên với công ty và giữa các nhân viên với nhau, từ đó mỗi thành viên làm việc trách nhiệm, đóng góp và cống hiến giúp tổ chức đạt được mục tiêu và giá trị đề ra.

su-gan-ket-cua-nhan-vien-doi-voi-to-chuc
Sự gắn kết tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp

1.1. Làm thế nào để nhà quản trị nhận thức được sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức?

Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức thể hiện qua việc nhân viên cảm thấy vui tươi, hào hứng và tận tâm trong công việc. Dù phải đối mặt với khó khăn họ vẫn sẽ cố gắng để hoàn thành tốt và cống hiến cho công ty. Nhà quản trị có thể nhận biết điều này thông qua thái độ và hành động của họ. Những nhân viên gắn kết sẽ làm việc trách nhiệm, chủ động và hiệu suất. Họ sẽ không hay phàn nàn, ca cẩm về công việc.

>>> ĐỌC THÊM: 6 Nguyên nhân lý giải vì sao gen Z nhảy việc và giải pháp hạn chế

1.2. Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức đem lại những lợi ích gì?

  • Đóng góp vào sự gia tăng lợi nhuận cho tổ chức: Một nhân viên gắn kết sẽ làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn, góp phần tạo nên doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu chứng minh doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn khi thành công xây dựng mối gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. Theo báo cáo của công ty Aon Hewitt (Mỹ), doanh thu doanh nghiệp tăng lên 0,6% khi sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tăng 1%.
  • Nâng cao hiệu suất làm việc: Khi nhân viên gắn kết với tổ chức, họ làm việc tập trung, trách nhiệm và sáng tạo, giúp hiệu suất công việc được nâng cao. Theo khảo sát của Gallup, năng suất công việc của các công ty có mức độ gắn kết các có thể đạt đến hơn 22% so với các doanh nghiệp không đạt được sự gắn kết.
  • Làm giảm các rủi ro trong công việc: Khi cảm nhận được sự gắn kết, nhân viên nhận thấy vai trò, giá trị của bản thân với tổ chức và tiến hành công việc cẩn thận và tận tâm, nhờ đó rủi ro giảm xuống và chất lượng công việc tăng lên. Gallup đã nghiên cứu trên nhiều doanh nghiệp và cho biết vấn đề về chất lượng sản phẩm giảm 41% và sự cố trong hoạt động của tổ chức cũng giảm 48% ở các doanh nghiệp đạt được mức gắn kết cao.
Lợi ích của sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
Lợi ích của sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức

2. Làm sao để tăng sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức?

2.1. Giúp nhân viên nhận ra mục đích của mình

Doanh nghiệp cần giáo dục để nhân viên hiểu ra sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp và mục đích công việc của họ. Cần thường xuyên trò chuyện, trao đổi để nắm bắt tinh thần và tổ chức các chương trình định hướng mục tiêu cho nhân viên trong tổ chức.

2.2. Đầu tư vào việc thiết kế không gian làm việc

Sự thật là trung bình một ngày nhân viên full time dành 8-10 tiếng làm việc tại công ty, nhiều hơn so với thời gian họ dành ra ở nhà nếu không tính thời gian ngủ, Cho nên, việc đầu tư cho không gian làm việc thoải mái, tiện nghi hết sức quan trọng, giúp nhân viên đạt kết quả công việc cao nhất.

Khi thiết kế không gian làm việc, doanh nghiệp cần chú ý đến tính chất công việc và kết quả doanh nghiệp muốn hướng tới. Hiện nay ở Việt Nam, đa số các văn phòng đang thiết kế theo kiểu truyền thống (văn phòng đóng). Văn phòng thiết kế cho mỗi nhân viên có một không gian riêng, ngăn cách bằng kính hoặc vách ngăn, khu vực làm việc nhóm được thiết kế tách biệt, giúp nhân viên làm việc yên tĩnh, tự do, tuy nhiên không kích thích sự sáng tạo và kết nối.

Các văn phòng hiện đại được thiết kế chủ yếu theo các xu hướng sau:

  • Văn phòng mở: văn phòng được thiết kế theo không gian mở, giản lược các bức tường, vách ngăn, tạo không gian làm việc không giới hạn, khuyến khích nhân viên trao đổi, hòa nhập cùng nhau, nâng cao kết quả công việc đồng thời giảm thiểu tình trạng làm việc riêng của nhân viên. Kiểu thiết kế văn phòng này phù hợp với các doanh nghiệp năng động, công việc đòi hỏi nhiều hoạt động đội nhóm, tập thể.
  • Văn phòng sáng tạo: văn phòng được thiết kế tối ưu về ánh sáng, màu sắc, tạo ra các phòng riêng thiên về âm nhạc hay hội họa để nuôi dưỡng và kích thích cảm hứng và sự sáng tạo cho nhân viên. Văn phòng sáng tạo thường được các công ty trong lĩnh vực thiết kế, IT, media,… ưa chuộng, điển hình như ông lớn Facebook, Google bởi không gian làm việc kiểu này sẽ giúp tăng khoảng 20% năng suất công việc, giúp nhân viên có nhiều ý tưởng độc đáo.
Nâng cấp không gian làm việc thúc đẩy gắn kết nhân viên
Nâng cấp không gian làm việc là cách thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao

2.3. Quan tâm đến vấn đề sức khỏe của nhân viên

Chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, đặc biệt trong tình huống biến động như hiện tại đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân tài và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sự không chắc chắn về sức khỏe thường gây cảm giác căng thẳng cao độ cho người lao động.

Khi được doanh nghiệp quan tâm về sức khỏe thông qua các phúc lợi y tế như bảo hiểm, thăm khám định kỳ, ngày nghỉ lễ, trà bánh miễn phí,…, nhân viên sẽ cảm nhận được sự quan tâm và mong muốn được gắn kết cùng tổ chức.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm đến cả sức khỏe tinh thần của nhân viên. Các nhà lãnh đạo cần tạo ra nền văn hóa cởi mở, khuyến khích mọi người chia sẻ khi cần. Việc nhân viên có thể chia sẻ cùng lãnh đạo, đồng nghiệp hay được hỗ trợ các khóa tập gym, bơi lội, thực hành thiền định,… sẽ giúp nhân viên đạt được sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Quan tâm đến sức khoẻ cũng gắn kết nhân viên tốt hơn
Quan tâm đến sức khoẻ cũng gắn kết nhân viên tốt hơn
>>> XEM THÊM: 8+ Giải pháp giúp cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên

2.4. Khiến nhân viên nhận thức được trách nhiệm đối với tổ chức

Doanh nghiệp hãy làm rõ sứ mệnh và mục tiêu của công ty, giúp nhân viên hiểu được trách nhiệm công việc của họ với thành công của tổ chức. Mỗi một người sinh ra đều có điểm mạnh và kỹ năng chuyên môn riêng để đóng góp cho thành công của tổ chức. Tuy nhiên, khi giải thích cho nhân viên hiểu, nhà quản lý không nên quan trọng hóa khiến nhân viên hoảng sợ. Làm rõ cho họ biết mục tiêu công việc hướng đến và kết quả họ cần đạt được.

Tiếp theo, nhà quản lý cần theo dõi tiến độ thực thi công việc của nhân viên. Hãy sắp xếp một chút thời gian trò chuyện, lắng nghe và định hướng, động viên giúp nhân viên hoàn thành công việc.

Tăng cường trách nhiệm với tổ chức làm tăng sự gắn kết
Tăng cường trách nhiệm với tổ chức làm tăng sự gắn kết
>>> ĐỌC NGAY: 15 cách tạo động lực cho nhân viên và bài học rút ra từ đại dịch COVID-19

2.5. Đừng ngần ngại công nhận nếu nhân viên hoàn thành công việc tốt

Khen thưởng là một cách hiệu quả làm tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Tuyên dương trong các buổi họp, tổ chức các chương trình vinh danh hoặc tặng quà cảm ơn khi nhân viên hoàn thành tốt sẽ giúp nhân viên đó tự hào và mong muốn cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.

Hiện nay, tận dụng kênh truyền thông của công ty để công nhận về hành trình nỗ lực và thành tích nhân viên đạt được là một cách hiệu quả khiến nhân viên cảm nhận được sự trân trọng từ công ty. Phương pháp này đồng thời cùng làm gia tăng giá trị hình ảnh của doanh nghiệp với bạn hàng và đối tác cũng như thư hút được nhân tài mới. Khi nhìn vào việc công nhận thành tích của các nhân viên của doanh nghiệp, các nhân viên khác cũng sẽ có động lực cố gắng để nhận được sự ghi nhận từ tổ chức.

gắn kết nhân viên
Hãy công nhận nếu nhân viên hoàn thành công việc tốt
>>> ĐỌC THÊM: Tư duy thiết kế là gì? Bước đột phá tạo ra những giá trị mới

Như vậy, sự ghi nhận kịp thời và phù hợp là nhân tố thúc đẩy đáng kể sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. fRecognize của Fastdo mang đến giải pháp ghi nhận và khen thưởng hiện đại giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng văn hóa ghi nhận tích cực. Với fRecognize, nhà quản lý có thể nhanh chóng gửi lời khen và phần thưởng cho nhân viên, khuyến khích họ đạt được những thành tích cá nhân cao hơn.

Tăng động lực làm việc cho nhân viên với fRecognize
Tăng động lực làm việc cho nhân viên với fRecognize

Hơn nữa, phần mềm còn giúp theo dõi tiến độ và đánh giá sự tiến bộ của từng nhân viên, đảm bảo rằng mọi đóng góp của họ đều được ghi nhận và khen thưởng đúng lúc. fRecognize không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần làm việc mà còn tạo ra một môi trường tích cực và gắn kết, nơi mà sự ghi nhận trở thành động lực để nhân viên cống hiến nhiều hơn. Đây chính là bí quyết để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Liên hệ để nhận ngay 7 ngày dùng thử mọi tính năng của fRecognize miễn phí.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Bảng giá phần mềm ghi nhận fRecogize
Bảng giá phần mềm ghi nhận fRecogize

2.6. Tạo điều kiện để nhân viên phát triển bản thân

Việc phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo ra kết quả công việc tốt hơn, đồng thời tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cũng giảm xuống. Doanh nghiệp cần tích cực lắng nghe để thấu hiểu định hướng phát triển của nhân viên, từ đó lên kế hoạch tự tổ chức hoặc thuê ngoài các khóa học nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ công việc cho nhân viên.

Doanh nghiệp có thể tổ chức các khóa đào tạo giúp nhân viên phát triển bản thân thông qua các phần mềm đào tạo. Một phần mềm đào tạo tốt có thể giúp tối giản hóa các quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phức tạp ở cả quản lý và nhân sự khi phải tổ chức các khóa học.

Thông qua giải pháp phần mềm hỗ trợ đào tạo, Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được cả chi phí và thời gian trong việc tổ chức các khóa học trực tiếp. Không những thế, những khóa học sẽ được lưu trữ trong không gian của phần mềm sẽ tạo điều kiện cho nhân sự chủ động trong việc sắp xếp thời gian và lộ trình học tập hợp lý.

Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:

  • Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
  • Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
  • Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
  • Quản lý thông tin học viên.
  • Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Phần mềm quản lý đào tạo nội bộ ftrain
Phần mềm quản lý đào tạo nội bộ ftrain
>>> XEM NGAY: Làm việc tại công ty gia đình và 5 bí quyết giúp bạn “sống sót”

2.7. Tạo một môi trường làm việc thân thiện, kết nối nhân viên với nhau

Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức được quyết định một phần lớn ở môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng. Nhà quản lý, lãnh đạo cần tạo dựng được niềm tin, dành thời gian thích hợp để giao tiếp với nhân viên và khích lệ động viên cấp dưới của mình. Doanh nghiệp có thể khuyến khích tình bạn và sự đoàn kết giữa các nhân viên bằng việc tổ chức các hoạt động tập thể như đi du lịch, picnic, teambuilding, các sự kiện,…

Môi trường làm việc tích cực tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên
Môi trường làm việc tích cực tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên

2.8. Trở thành một người quản lý tốt

Theo nghiên cứu về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức của Gallup, trong tương tác các đội nhóm, người quản lý tạo nên 70% sự khác biệt.

Người quản lý là tấm gương, ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách làm việc và hiệu suất của đội nhóm. Chính vì vậy người quản lý cần hoàn thành tốt trách nhiệm, tuân thủ quy định của công ty, tôn trọng và nỗ lực hỗ trợ các thành viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển.

Khi người quản lý đặt niềm tin đúng đắn và giao việc phù hợp cho từng đối tượng, sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Nguyên tắc Pareto (quy tắc 80/20) là gì? Cách áp dụng hiệu quả

3. Cách đo lường sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức

Đo lường chính xác sự gắn kết của nhân viên với tổ chức là một bài toán không dễ đối với mọi tổ chức. Phương pháp chủ yếu được sử dụng hiện nay là tiến hành các cuộc khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá của nhân viên. Tiếp theo, doanh nghiệp tiến hành phân tích kết quả và đề ra các biện pháp để cải thiện, nâng cao sự gắn kết của nhân viên.

Các bộ câu hỏi cần được doanh nghiệp đầu tư thời gian để hoàn thiện. Nên bao gồm từ 50-80 câu về mọi lĩnh vực liên quan đến sự gắn kết trong doanh nghiệp như các hoạt động cá nhân thường ngày, hoạt động teamwork, các chuyến đi chơi chúng như picnic, du lịch, các chế độ phúc lợi sức khỏe, văn phòng làm việc,…

Ngoài ra, hiện nay doanh nghiệp có thể đầu tư phần mềm KPI để đánh giá thường xuyên và hiệu quả hơn về kết quả làm việc của nhân viên. Các phần mềm hiện nay sẽ xây dựng hệ thống đánh giá cho từng cấp bậc, vị trí. Nhờ đánh giá liên tục từng ngày, công ty đạt được sự minh bạch trong việc tuyên dương, khen thưởng nhân viên tốt, dễ dàng phản hồi cho nhân viên giúp họ đạt hiệu quả cao hơn và thăng tiến nhanh chóng.

su-gan-ket-cua-nhan-vien-doi-voi-to-chuc
Đo lường sự gắn kết trong tổ chức
>>> ĐỌC NGAY: Six Sigma Là Gì? Những Định Nghĩa Chi Tiết Mà Doanh Nghiệp Cần Nắm

4. Phân biệt giữa sự gắn kết và sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức

Sự hài lòng không phản ánh chính xác hoàn toàn sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Hiện nay nhiều nhà quản lý còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Sự hài lòng của nhân viên được hiểu đơn giản là mức độ hạnh phúc trong công việc của họ.

Douglas Mc Gregor đã dành cả đời để nghiên cứu hành vi của các thành viên trong một tổ chức và đưa ra thuyết X và thuyết Y giúp quản lý con người tốt hơn. Trong doanh nghiệp sẽ tồn tại hai xu hướng nhân viên:

Nhân viên theo xu hướng thuyết X: Họ có xu hướng trốn tránh công việc và thường đạt, kết quả làm việc thấp. Người quản lý cần dành nhiều thời gian để giám sát kiểm tra và phải áp dụng phương pháp cây gậy và củ cà rốt. Có thể thấy, sự hài lòng của nhóm nhân viên này thường ngược lại hoàn toàn với đích đến gắn kết của tổ chức.

Nhân viên theo xu hướng thuyết Y: Họ thường yêu thích và đảm nhận trách nhiệm. Họ không muốn bị chỉ huy hay kiểm soát quá mức, và họ thường đạt kết quả tốt trong công việc. Đối với nhóm nhân viên này, sự hài lòng của họ và sự gắn kết mang ý nghĩa giống nhau. Khi họ càng hài lòng với công việc sẽ càng nỗ lực và gắn kết với tổ chức.

Phân biệt sự hài lòng và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
Phân biệt sự hài lòng và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
>>> ĐỌC NGAY: Đọc vị 4 nhóm tính cách trong biểu đồ DISC

Cải thiện sự gắn kết của nhân viên với tổ chức cần thời gian, công sức và nỗ lực của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Khi làm tốt điều này, FASTDO tin rằng doanh nghiệp của bạn sẽ sở hữu vũ khí cạnh tranh vượt trội so với đối thủ và đạt nhiều thành công trên thương trường.

>>> TÌM HIỂU THÊM CÁC KIẾN THỨC VỀ DOANH NGHIỆP:

Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Sự gắn kết của nhân viên giúp tăng hiệu suất làm việc, giảm rủi ro trong công việc, và đóng góp vào việc tăng doanh thu của tổ chức. Theo khảo sát của Gallup, năng suất làm việc có thể tăng hơn 22%, và chất lượng sản phẩm tăng lên khi nhân viên có sự gắn kết với doanh nghiệp.

Làm sao để đo lường mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức?

Doanh nghiệp có thể đo lường sự gắn kết của nhân viên qua khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá và sử dụng phần mềm KPI để theo dõi kết quả làm việc liên tục. Phương pháp này giúp doanh nghiệp đưa ra biện pháp cải thiện kịp thời và hiệu quả.

fRecognize của Fastdo giúp gì trong việc thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên?

fRecognize cung cấp một giải pháp ghi nhận và khen thưởng hiện đại, cho phép nhà quản lý gửi lời khen và phần thưởng kịp thời cho nhân viên. Điều này không chỉ giúp nâng cao tinh thần làm việc mà còn tạo ra một môi trường tích cực và gắn kết hơn.

Làm sao để doanh nghiệp hỗ trợ phát triển cá nhân cho nhân viên?

Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các khóa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua phần mềm như fTrain. Phần mềm này giúp tổ chức và lưu trữ các khóa học, giám sát quá trình đào tạo và đánh giá năng lực nhân viên, từ đó tạo ra lộ trình học tập phù hợp cho từng cá nhân.

Tại sao không gian làm việc quan trọng đối với sự gắn kết của nhân viên?

Không gian làm việc thoải mái và sáng tạo có thể giúp tăng hiệu suất và tinh thần làm việc của nhân viên. Văn phòng mở hoặc không gian sáng tạo là một xu hướng hiện đại giúp thúc đẩy sự kết nối và sáng tạo giữa các nhân viên, qua đó tăng cường sự gắn kết với tổ chức.

5/5 - (3 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo