KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

Portfolio là gì? 10 Gợi ý giúp Portfolio của bạn trở nên nổi bật

Facebook
Twitter
LinkedIn

Khi đi xin việc, một Portfolio nổi bật sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là với một số nhóm ngành liên quan đến nghệ thuật và sáng tạo. Vậy, bạn đã biết làm thế nào để hồ sơ năng lực đủ ấn tượng chưa? Hãy cùng Fastdo khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé!

1. Portfolio là gì?

Portfolio (Hồ sơ năng lực cá nhân/ công ty) là một tập hồ sơ gồm hình ảnh, mô hình, thông tin về những thành tích, dự án, công trình hay những kinh nghiệm nghề nghiệp mà cá nhân/ công ty đã thực hiện và đạt được. Portfolio là minh chứng cụ thể giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Mục đích chính của Portfolio là phô bày năng lực để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với vị trí công việc đó. Tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc mà bạn nên lựa chọn những kinh nghiệm và thành tích phù hợp, sau đó sắp xếp chúng theo một bố cục hợp lý, lôi cuốn nhất.

Portfolio được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thiết kế, truyền thông, quảng cáo hay các hoạt động liên quan tới nhận diện, xây dựng thương hiệu cho cá nhân/công ty. Đây đều là những ngành nghề làm việc theo dự án và đòi hỏi sự sáng tạo cao nên dễ dàng thể hiện đầy đủ, chi tiết qua Portfolio. 

portfolio
Portfolio là gì?

>>> ĐỌC THÊM: Top 11 những kỹ năng cần có khi đi làm và cách để rèn luyện

2. Những nội dung cần có trong Portfolio

Hồ sơ năng lực bao gồm những thông tin gì? Câu trả lời là hoàn toàn không có bất kỳ một quy chuẩn chung nào khi xây dựng một bản Portfolio. Bạn có thể thoải mái sáng tạo để tạo ra một hồ sơ ấn tượng và phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn có một số thành phần quan trọng cần có để tạo ra một bán hồ sơ năng lực hoàn chỉnh. Bao gồm:

  • Thông tin cơ bản của ứng viên: Họ, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, tiểu sử và các thông tin liên hệ khác như gmail, facebook, linkedin,…
  • Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp: Những mong muốn nghề nghiệp mà ứng viên muốn đạt được trong tương lai. Lưu ý cần hạn chế trình bày lan man, tập trung vào các vấn đề liên quan đến vị trí và công việc mà ứng viên đang nhắm đến.
  • Thành tựu đạt được: Các chứng chỉ, kết quả cụ thể đã đạt được trong quá khứ. Bạn nên tránh dài dòng, khoe khoang thành tích quá đà, tập trung vào các thành tích liên quan đến công việc đang nhắm đến. Có thể đi kèm với các hình chụp, số liệu cụ thể để tăng tính thuyết phục. 
  • Sản phẩm từng thực hiện tiêu biểu: Những sản phẩm thực tế, file tài liệu mà bạn đã thực hiện. Bạn cần chọn lọc những sản phẩm tiêu biểu, thành công và do mình tự sáng tạo ra.
  • Triết lý làm việc: Suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân cũng như là các nguyên tắc trong công việc. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được phong cách làm việc của bạn.
  • Nhận xét, phản hồi từ những khách hàng, công ty, đối tác,… bạn đã từng hợp tác về bạn hay các sản phẩm bạn tạo ra. Điều này sẽ giúp tăng giá trị của bản hồ sơ năng lực.
  • Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Khẳng định những nội dung trong Portfolio là của mình, không sao chép và cũng không cho ai sao chép lại. Đây được xem như lời tuyên ngôn về quyền sở hữu những tác phẩm, thành tựu trong hồ sơ năng lực. 
portfolio
Những nội dung cần có trong Portfolio

3. Các loại Portfolio phổ biến 

Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách để phân loại hồ sơ năng lực: Dựa theo nhu cầu và dựa theo hình thức.

3.1 Dựa theo nhu cầu

Theo nhu cầu, có 2 loại Portfolio chính:

  • Hồ sơ năng lực cá nhân (Personal portfolio): Portfolio được dùng cho cá nhân khi đi xin việc, xin học bổng. Nội dung của hồ sơ thể hiện những sản phẩm, thành tích, kết quả đạt được của cá nhân nhằm tăng tính thuyết phục và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 
  • Hồ sơ năng lực cho doanh nghiệp (Business portfolio): Thể hiện các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, dự án, hợp đồng hay thành quả mà đơn vị gặt hái được trong thời gian qua đến đối tác, khách hàng. 
portfolio
Portfolio cá nhân

>>> ĐỌC THÊM: Người tham chiếu là gì? Lưu ý khi lựa chọn người tham chiếu.

3.2 Dựa theo hình thức 

Theo hình thức, có 4 loại hồ sơ năng lực:

  • Hồ sơ năng lực bản giấy: Đây là hình thức phổ biến nhất của Portfolio. Theo đó, các thông tin có thể được in thành sách dưới dạng quyển khổ A3, A4, A5, catalog. Bạn cần chú ý chỉn chu, in rõ nét và tránh tham quá nhiều chữ trên một trang giấy. 
  • Hồ sơ năng lực dạng PDF: Thông thường, trước khi phỏng vấn thì ứng viên sẽ phải gửi bản portfolio qua email trước, và định dạng phổ biến được gửi là PDF. Với hình thức này, chất lượng hình ảnh, nội dung được đảm bảo chất lượng hơn so với khi in ra. 
  • Hồ sơ năng lực dạng website: Portfolio dạng website thích hợp cho những người làm trong ngành đồ hoạ, đặc biệt là freelance. Một trang web riêng, thể hiện được kiến thức, kinh nghiệm cũng như những thánh tích của bản thân sẽ cho phép cá nhân, khách hàng hay đối tác tiếp cận và theo dõi dễ dàng.
  • Hồ sơ năng lực dạng video: Portfolio dạng video sẽ phù hợp khi ứng tuyển vào các vị trí liên quan tới nghệ thuật, biểu diễn, thiết kế, edit. Nội dung có thể gồm những đoạn video, thành quả đã thực hiện, được sắp xếp theo một trình tự logic. 
portfolio là gì
Hồ sơ năng lực bản giấy

4. Vai trò quan trọng của Portfolio 

Tuỳ thuộc vào loại hình hồ sơ năng lực mà sẽ có vai trò quan trọng khác nhau:

4.1 Portfolio sử dụng cho cá nhân

Portfolio được xem như bằng chứng xác thực cho những thông tin đã được nêu ra ở CV hay Resume. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn chân thực, chính xác hơn về những dự án, thành tích hay các kinh nghiệp của bạn. 

Một bản Portfolio ấn tượng sẽ giúp bạn nổi bật hơn giữa hàng nghìn ứng viên khi đi xin việc hay xin học bổng. Đặc biệt là trong các ngành nghề liên quan tới sáng tạo như thiết kế, nghệ thuật, media,…

4.2 Portfolio sử dụng cho doanh nghiệp

Portfolio được xem là công cụ hữu ích giúp xây dựng, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đưa ra những bằng chứng chân thật và chính xác để dẫn chứng cho các thông tin trong Portfolio. Qua đó, khách hàng/đối tác sẽ hiểu hơn và có những đánh giá phù hợp. 

Portfolio của doanh nghiệp thường được gửi để các khách hàng, đối tác để thuyết phục họ mua, trải nghiệm, đầu tư hay ghi nhớ thương hiệu. Một bản Portfolio tốt có thể giúp doanh nghiệp trở thành “Top of mind” của khách hàng/đối tác. 

portfolio
Vai trò của Portfolio

>>> XEM TIẾP: Tư duy thiết kế là gì? Bước đột phá tạo ra những giá trị mới

5. Phân biệt Portfolio với CV 

CV hay Portfolio là hồ sơ cung cấp các thông tin hỗ trợ quá trình xin việc nhưng lại có bản chất hoàn toàn khác biệt. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng mà bạn sẽ cần cung cấp CV hay Portfolio. Do đó, để có thể chuẩn bị tốt nhất khi ứng tuyển, bạn cần hiểu rõ bản chất và phân biệt được hai loại hồ sơ này. 

Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản của CV và Portfolio

Tiêu chí CV Portfolio
Nội dung chính Chủ yếu tập trung vào các thông tin: thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng cơ bản, chứng chỉ đạt được, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khoá, sở thích, thái độ và tính cách,… 

Các nội dung này đều được trình bày ngắn gọn, cô đọng và thường theo trình tự thời gian.

Tập trung nổi bật lên những kinh nghiệm, sản phẩm, công trình, thành tích mà bản thân thực hiện hay đạt được. 

Các nội dung này được dẫn chứng cụ thể thông qua dạng hình ảnh, mô hình, tranh ảnh, bản thảo, video,…

Độ dài Thường trong vòng 1 trang hoặc 2 trang giấy A4. CV thường được gửi kèm với cover letter.  Thường là 1 tập hồ sơ dày do cần sự phong phú, chi tiết về các sản phẩm, công trình
Tình huống sử dụng  Được sử dụng phố biến, rộng rãi ở hầu hết lĩnh vực. Trong các lĩnh vực như tài chính, hành chính nhân sự, kinh doanh thì CV được sử dụng phổ biến hơn so với Portfolio Được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề cần sáng tạo, truyền thông, design, thiết kế, quảng cáo, nhiếp ảnh,…

6. 10 gợi ý giúp Portfolio của bạn trở nên nổi bật 

Để tạo một bản Portfolio ấn tượng thì bạn phải đầu tư rất nhiều công sức, chất xám vào đó. Vậy, làm thế nào để tối ưu thời gian mà lại có được một hồ sơ hoàn hảo? Dưới đây là 10 gợi ý cực kỳ hữu ích sẽ giúp cho Portfolio của bạn trở nên thật chuyên nghiệp và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng/ nhà đầu tư. 

portfolio
Gợi ý giúp Portfolio của bạn trở nên nổi bật

6.1 Chọn lọc các thông tin cần thiết để trình bày trên Portfolio

Rất nhiều người khi làm Portfolio gặp phải tình trạng quá tham thông tin khiến nhà tuyển dụng mất nhiều thời gian để đọc. Mặc dù có thể có nhiều thành tích nhưng bạn cũng không nên đưa hết vào, thay vào đó nên đọc thật kỹ yêu cầu, mô tả công việc từ nhà tuyển dụng để chọn lọc những thông tin cần thiết, đúng trọng tâm nhất. 

Đưa hết các thông tin có thể vào Portfolio là không cần thiết, một bộ hồ sơ hoàn hảo là khi nó đủ chứa đựng những thông tin phù hợp, những thông tin mà bạn cảm thấy tự hào. 

6.2 Thêm vào Portfolio các hình ảnh minh họa phù hợp

Hình ảnh được xem như là phương tiện giúp Portfolio trở nên nổi bật và ấn tượng. Đây chính là dẫn chứng cụ thể giúp nhà tuyển dụng/ nhà đầu tư dễ dàng hình dung được những ưu điểm, kinh nghiệm hay những thành tích của cá nhân/ công ty đã được mô tả trong Portfolio. 

Bạn cần chọn lọc và lựa chọn hình ảnh kỹ càng, thể hiện đúng trọng tâm nội dung mô tả, tránh thừa thãi, sáo rỗng. Đồng thời, những hình ảnh được thêm vào cũng cần phù hợp, nổi bật để bạn có thể chứng minh được năng lực của bản thân.

6.3 Lựa chọn các keyword cho Portfolio

Nên đưa vào Portfolio những từ khoá về chính bản thân mình. Từ đó, khơi gợi sự hứng thú, tò mò cho nhà tuyển dụng để họ tìm hiểu sâu hơn về kiến thức, thành quả mà bạn đã đạt được. Thông tin, hình ảnh được thể hiện qua từ khoá, số liệu sẽ thu hút sự chú ý và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. 

6.4 Đa dạng phong cách trình bày trong Portfolio

Với đặc thù của Portfolio, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những hồ sơ có sự đa dạng và sáng tạo. Mỗi trang bạn có thể sáng tạo phong cách mở mẻ để thu hút nhà tuyển dụng, tránh nhàm chán. Đó có thể là đa dạng về màu sắc, bố cục trình bày, màu sắc chữ, kiểu thiết kế,… Tuy nhiên cần lưu ý chọn concept đồng nhất để không gây rối mắt, lạc quẻ. 

6.5 Cân nhắc về số trang của Portfolio

Không giống như CV, Portfolio không có yêu cầu về số trang tối đa được trình bày. Tuy nhiên, không nên tạo một hồ sơ với quá nhiều thông tin dài lê thê vì rất dễ khiến cho nhà tuyển dụng chán và không nắm bắt được hết nội dung.

Tập trung trình bày các nội dung thông tin phù hợp, tối ưu nhất là trình bày trong khoảng từ 10-20 trang. Tập trung nội dung vào mục kinh nghiệm và những thách tích đạt được. 

6.6 Cập nhật xu hướng mới

Nội dung trong Portfolio của bạn cần phải được cập nhật thường xuyên. Ngoại trừ những dự án thực sự nổi bật và quan trọng với bạn thì bạn chỉ nên đưa vào những tác phẩm, dự án trong khoảng thời gian gần nhất. 

Kỹ thuật và công nghệ thay đổi liên tục, nếu không chịu cập nhật và học hỏi xu hướng mới, bạn có thể trở nên lạc hậu. Đặc biệt, với những ngành đặc thù liên quan đến sáng tạo, những dự án cũ có thể trở nên lỗi thời rất nhanh chóng. Do đó, bạn nên chọn lọc kỹ để đưa vào Portfolio các dự án, công trình mới, bắt kịp xu hướng và thời đại. 

6.7 Nên chuẩn bị thêm Portfolio bản cứng khi phỏng vấn trực tiếp

Trong thời đại mạng xã hội và Internet phát triển mạnh mẽ, ứng viên và nhà tuyển dụng dễ dàng trao đổi kết nối. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bản gửi Portfolio online trước khi tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, khi phải tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp, bạn nên chuẩn bị thêm một bản Portfolio bản cứng.

6.8 Sử dụng thêm hiệu ứng trên Portfolio online

Các hiệu ứng trên Portfolio online có thể giúp hồ sơ của bạn sinh động, cuốn hút hơn nhưng đồng thời cũng có thể tăng dung lượng file, khiến hồ sơ load chậm và ảnh hưởng tới trải nghiệm của người xem. 

Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng hiệu ứng trên Portfolio online của mình. Sử dụng những hiệu ứng đơn giản, đúng chỗ để người xem không bị phân tâm hay khó chịu khi trải nghiệm. Đôi lúc chính sự gọn gàng, đơn giản lại chính là mấu chốt thu hút người xem. 

6.9 Sơ lược về thông tin của từng dự án trong Portfolio

Khi đưa những dự án đã thực hiện vào Portfolio, bạn nên chú ý chọn lọc thông tin để đưa vào những thông tin cần thiết nhất. Cụ thể là tổng quan cơ bản về dự án, phần việc, nhiệm vụ khi tham gia, hình ảnh, số liệu, kết quả dẫn chứng cụ thể,… 

6.10 Xin ý kiến của mọi người về Portfolio của bạn

Tham khảo ý kiến của mọi người, đặc biệt là những tiền bối, những người đã có kinh nghiệm về Portfolio của bạn. Ý kiến từ họ có thể giúp bạn tìm ra điểm yếu trong hồ sơ của mình.

Tuy nhiên, bạn không nên xin ý kiến quá nhiều người mà chỉ nên lựa chọn một vài người bạn thật sự cảm thấy tin tưởng về trình độ. Đồng thời, nên lắng nghe để tiếp thu ý kiến một cách hợp lý nhất, giữ cho Portfolio mang dấu ấn cá nhân, tránh mất chất. 

7. Tham khảo 10+ mẫu Portfolio ấn tượng

Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng độc đáo cho bộ hồ sơ của mình, hãy tham khảo ngay 10+ mẫu Portfolio cực kỳ ấn tượng dưới đây nhé. Đây đều là những thiết kế thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế, độc đáo và được rất nhiều người ưa chuộng. Tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng và ngành nghề thì sẽ có những thiết kế đặc trưng riêng. 

7.1  Mẫu Portfolio dành cho cá nhân

Trước tiên, hãy cùng điểm qua những mẫu Portfolio cá nhân đẹp và chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo để dùng đi xin việc nhé!

  • Mẫu Portfolio chung
portfolio là gì
Mẫu Portfolio chung
  • Mẫu Portfolio dành cho UX/UI Designer
portfolio
Mẫu Portfolio dành cho UX/UI Designer
  • Mẫu Portfolio dành cho Thiết kế đồ hoạ 
portfolio
Mẫu Portfolio dành cho ngành Thiết kế đồ hoạ
  • Mẫu Portfolio dành cho Web Developer:
portfolio là gì
Mẫu Portfolio dành cho Web Developer
  • Mẫu Portfolio dành cho Nhiếp ảnh gia:
portfolio
Mẫu Portfolio dành cho Nhiếp ảnh gia
  • Mẫu Portfolio dành cho Stylist:
portfolio
Mẫu Portfolio dành cho Stylist
  • Mẫu portfolio dành cho Digital Marketing
portfolio
Mẫu Portfolio dành cho Digital Marketing

7.2 9 Mẫu Portfolio dành cho Doanh nghiệp

Với Portfolio cho doanh nghiệp thường khá đồng bộ và thể hiện được các thông tin sản phẩm, dự án, thành tích,… để khách hàng và đối tác tham khảo. Dưới đây là một số mẫu Portfolio cho từng ngành nghề mà công ty bạn có thể tham khảo. 

  • Mẫu Portfolio cho Tổ chức giáo dục:
portfolio là gì
Mẫu Portfolio cho Tổ chức giáo dục
  • Mẫu Portfolio cho Công ty du lịch:
portfolio
Mẫu Portfolio cho Công ty du lịch
  • Mẫu Portfolio cho Công ty xây dựng:
portfolio
Mẫu Portfolio cho Công ty xây dựng
  • Mẫu Portfolio cho Doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất:
portfolio
Mẫu Portfolio cho Doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất
  • Mẫu Portfolio cho Công ty tư vấn kiến trúc:
portfolio
Mẫu Portfolio cho Công ty tư vấn kiến trúc
  • Mẫu Portfolio cho Creative Agency:
portfolio là gì
Mẫu Portfolio cho Creative Agency

Trên đây là những thông tin về Portfolio và những tips để tạo ra một bản Portfolio nổi bật. Hy vọng với những chia sẻ của Fastdo hôm nay thì bạn đã có thêm kiến thức cũng như tự tạo được cho mình một bộ hồ sơ ấn tượng. Đừng quên theo dõi Fastdo để cập nhật những thông tin mới nhất nhé! 

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (2 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat