KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

7 phương pháp quản lý dự án phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Facebook
Twitter
LinkedIn

Việc áp dụng một phương pháp quản lý dự án hiệu quả và phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các công việc trong dự án. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 7 phương pháp hỗ trợ quản lý dự án phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu ngay nhé!

>>> KHÁM PHÁ NGAY: 

1. Phương pháp quản lý dự án Agile

Agile hiện đang là phương pháp quản lý dự án phổ biến nhất. Agile là phương pháp quản lý theo nguyên tắc phân đoạn vòng lặp và tăng trưởng. Vì phương pháp khá này linh hoạt nên hiện được ứng dụng rất nhiều trong các quy trình phát triển phần mềm.

1.1 Ưu điểm

Phương pháp quản lý dự án Agile có các ưu điểm sau:

  • Dễ thay đổi: Dự án được chia thành các phần nhỏ và không phụ thuộc lẫn nhau nên bạn sẽ có thể dễ dàng thay đổi ở các giai đoạn bất kỳ.
  • Không cần nắm rõ mọi thông tin ngay từ đầu: Với những dự án chưa xác định được mục tiêu cuối cùng cụ thể thì Agile là một phương pháp khá phù hợp để áp dụng vào mô hình quản lý.
  • Bàn giao nhanh hơn: Nhà quản lý phải tiến hành kiểm tra theo từng phần nhỏ, xác định và khắc phục các vấn đề nhanh chóng nên việc bàn giao công việc sẽ diễn ra nhanh hơn.
  • Tập trung vào phản hồi của khách hàng và người sử dụng: Khách hàng và người dùng có thể đóng góp ý kiến, phản hồi cho sản phẩm và tạo ảnh hưởng tích cực đến kết quả cuối cùng.
  • Cải tiến liên tục: Agile rất quan tâm đến phản hồi của nhân viên và khách hàng. Các sản phẩm được phản hồi sẽ được tiến hành kiểm tra và cải thiện tốt hơn.
phương pháp quản lý dự án
Ưu điểm của phương pháp quản lý dự án Agile

>>> KHÁM PHÁ NGAY: Tất tần tật về lưu đồ quy trình mua hàng của doanh nghiệp

1.2 Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm đã nêu trên, Agile cũng có các nhược điểm:

  • Khó lên kế hoạch: Dự án được chia nhỏ và mỗi phần có thời gian thực hiện khác nhau nên sẽ rất khó để xác định rõ thời gian bàn giao sản phẩm cuối cùng là khi nào. 
  • Bắt buộc phải được hướng dẫn và đào tạo chi tiết: Agile khá phức tạp nên bạn cần phải được đào tạo và hướng dẫn chi tiết trước khi áp dụng phương pháp.
  • Ít tài liệu hướng dẫn: Agile thường xuyên thay đổi nên các tài liệu hướng dẫn về phương pháp này hầu như không có.
  • Bắt buộc phải có sự hợp tác: Người sử dụng Agile phải tích cực tham gia thì phương pháp này mới có thể hoạt động được. 
  • Chi phí cao: Chi phí thực hiện theo phương pháp Agile khá cao.
phương pháp quản lý dự án agile
Nhược điểm của phương pháp Agile

>>> ĐỌC NGAY: Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả

1.3 Agile phù hợp với dự án nào?

Agile đã đóng góp rất nhiều vào sự thay đổi trong cách thức làm việc, quản lý, sản xuất ở nhiều ngành công nghiệp hoặc kinh doanh khác nhau và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, Agile chỉ phù hợp với các dự án cần sự linh hoạt cao hoặc không chắc chắn về mục tiêu cuối cùng. Để áp dụng phương pháp quản lý dự án này thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau: 

  • Các thành viên trong tổ chức phải phối hợp và giao tiếp với nhau thật tốt. Việc giao tiếp tốt sẽ giúp nhóm có thể thấu hiểu khách hàng, hợp tác tốt, đảm bảo tốc độ làm việc nhanh chóng. 
  • Tính tự chủ phải được đảm bảo để các nhóm dự án có thể tự vận hành một cách suôn sẻ. 
  • Các hoạt động được module hóa thông qua các nhóm liên chức năng. Các nhóm này sẽ lấy khách hàng là trung tâm, làm việc với tốc độ nhanh và chất lượng cao.
phuong-phap-quan-ly-du-an
Mô hình quản lý Agile

fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Đăng ký nhận Bản Demo phần mềm fWork

>>>> XEM CHI TIẾT TẠI: Agile là gì? Nguyên lý và đặc trưng của phương pháp?

2. Phương pháp quản lý bằng mô hình Waterfall

Waterfall là một phương pháp quản lý dự án dựa trên quy trình làm việc lần lượt và nối tiếp nhau. Sau khi mục tiêu dự án được xác định, các nhóm sẽ được phân công công việc cụ thể. Mỗi nhóm sẽ đảm nhiệm một bộ phận của dự án. Các bộ phận này được vận hành theo quy trình tuần tự và liên tiếp nhau.

2.1 Ưu điểm

Về ưu điểm, phương pháp quản lý dự án bằng mô hình Waterfall có các ưu điểm như sau:

  • Nếu bạn có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu thì Waterfall là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho việc quản lý dự án. 
  • Đây là phương pháp dễ hiểu và dễ sử dụng.
  • Phương pháp này có quy trình làm việc được triển khai rõ ràng, dễ dàng phân phối dự án và phân bổ chi phí.
  • Mô hình này phù hợp với các dự án nhỏ và không phát sinh nhiều vấn đề khác trong quá trình triển khai thực hiện.
  • Phương pháp Waterfall giúp bạn quản lý và theo dõi tiến độ dự án hiệu quả thông qua việc các mục tiêu và kế hoạch đã được xác định cụ thể.
phương pháp quản lý dự án
Ưu điểm của phương pháp Waterfall

>>> Bí quyết quản lý dự án hiệu quả: Review phần mềm fWork | 7 Ưu điểm giúp bạn quản trị kế hoạch hiệu quả

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, mô hình Waterfall cũng tồn tại các nhược điểm như:

  • Độ thích ứng thấp: Waterfall chỉ cho phép bạn làm việc theo các kế hoạch đã đặt ra từ trước. Đây là một vấn đề khá nan giải cho các nhà quản lý khi phải đối mặt với những vấn đề bất ngờ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
  • Bỏ qua phản hồi người dùng ở các bước sau: Waterfall hoạt động theo trình tự nên bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các nhu cầu khách hàng phát sinh khi dự án đã đến các giai đoạn khác. Điều này sẽ rất tốn kém thời gian và chi phí của hai bên.
  • Thử nghiệm sau khi kết thúc quá trình thực hiện: Với Waterfall, việc thử nghiệm sẽ được thực hiện cuối cùng. Nếu dự án được đánh giá là không hiệu quả, bạn sẽ phải làm lại mọi thứ từ đầu.
các phương pháp quản lý dự án
Nhược điểm của phương pháp Waterfall

>>> BỎ TÚI NGAY: Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững

2.3 Waterfall phù hợp với dự án nào?

Phương pháp Waterfall phù hợp để ứng dụng trong các dự án lớn có thời gian thực hiện chặt chẽ hoặc các dự án đã được thực hiện nhiều lần và ít có vấn đề phát sinh khi thực hiện. Không những thế, phương pháp này đặc biệt phù hợp trong việc quản lý sản xuất và tạo ra các sản phẩm tuân theo các đơn đặt hàng chính xác. Việc áp dụng phương pháp Waterfall được khuyến khích khi:

  • Nhóm phụ trách dự án đã có kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cao. 
  • Waterfall phù hợp với những dự án mà khách hàng có yêu cầu cụ thể ngay từ đầu và ít thay đổi.
  • Mô hình này phù hợp với những khách hàng có phong cách làm việc theo mô hình truyền thống hoặc e ngại sự thay đổi khi thực hiện dự án.
  • Doanh nghiệp đã nắm vững về sự phát triển của công nghệ.
phương pháp quản lý dự án
Phương pháp Waterfall phù hợp với các dự án đã được thực hiện nhiều lần và ít có vấn đề phát sinh khi thực hiện

>>> ĐỌC NGAY: Top 11 Lợi ích của Chuyển đổi số mang lại cho Doanh nghiệp

3. Phương pháp dự án tinh gọn LEAN

LEAN là một mô hình quản lý được doanh nghiệp áp dụng để tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng và loại bỏ những lãng phí trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ. Phương pháp quản lý dự án tinh gọn LEAN còn giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian và tăng khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có thông qua quá trình cải tiến liên tục.

3.1 Ưu điểm

Phương pháp quản lý dự án LEAN có các ưu điểm dưới đây:

  • Giảm chi phí tồn kho: Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được chi phí thuê nhà kho và nhân công quản lý. 
  • Tăng năng suất và sự linh hoạt: Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian sản xuất, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
  • Loại bỏ sự lãng phí: LEAN sẽ giúp bạn loại bỏ thời gian thừa, sản phẩm lỗi, hàng tồn kho… trong quá trình sản xuất.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm: LEAN sẽ vận hành quy trình sản xuất theo mô hình work cell. Dây chuyền sẽ di chuyển đến từng bộ phận để công nhân có thể xác định những phần bị lỗi trước khi sản xuất sản phẩm với số lượng lớn. 
  • Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên: Nhân viên sẽ được tham gia đóng góp vào cải tiến chất lượng sản phẩm. 
  • Cải thiện sự tương tác với khách hàng: Bạn phải giao tiếp với khách hàng thường xuyên và quan tâm đến trải nghiệm của họ đối với sản phẩm.
phuong-phap-quan-ly-du-an
Ưu điểm của phương pháp LEAN

>>> KHÁM PHÁ NGAY: Nhóm tính cách ESFP là gì? Tổng quan về ESFP

3.2 Nhược điểm

Ngoài các ưu điểm, phương pháp quản lý dự án LEAN cũng có các nhược điểm phải kể đến như:

  • Gặp vấn đề về cung ứng: Vì số lượng hàng tồn kho ít nên LEAN sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng. Nếu các nhà cung ứng gặp vấn đề thì dây chuyền sản xuất sẽ phải ngưng lại, gây ảnh hương rất lớn đến quá trình sản xuất.
  • Chi phí vận hành doanh nghiệp cao: Khi bạn ứng dụng LEAN vào doanh nghiệp, các hệ thống máy móc cũ trước đó sẽ bị tháo gỡ toàn bộ. Do đó, bạn sẽ phải thiết lập lại mọi thứ, tốn kém rất nhiều chi phí vận hành doanh nghiệp.
  • Thiếu sự đồng lòng của nhân viên: Nhiều nhân viên sẽ không thích phương pháp này và gây cản trở những người khác làm việc. 
  • Khách hàng không hài lòng: Mọi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng đều sẽ ảnh hưởng đến khách hàng, đặc biệt là vấn đề giao hàng.
phương pháp quản lý dự án
Nhược điểm của phương pháp LEAN

>>> XEM NGAY: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC

3.3 LEAN phù hợp với dự án nào?

Vì có bản chất là loại trừ những lãng phí và tập trung nỗ lực để tạo thêm giá trị cho khách hàng nên LEAN thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống, các ngành cung cấp dịch vụ, các tổ chức phi lợi nhuận… Doanh nghiệp sẽ cần đến phương pháp quản lý dự án LEAN trong các trường hợp sau:

  • Hàng tồn kho được tích lũy trong dự trữ bình ổn.
  • Sản phẩm đang sản xuất và bị tồn kho.
  • Chất lượng và dòng chảy thông tin kém.
  • Các mục tiêu sản xuất hiếm khi có thể đạt được.
  • Có nhiều chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt.
  • Dự đoán doanh thu chênh lệch nhiều.
  • Hồ sơ hàng tồn kho, thông số kỹ thuật sản phẩm, tài liệu có nhiều sai sót.
  • Chất lượng sản phẩm của nhà cung ứng kém hoặc thanh toán chậm.
  • Tồn kho dư thừa nhiều nhưng lại thiếu những nguyên liệu khác.
  • Chu kỳ sản xuất dài.
  • Các thủ tục hành chính phức tạp.
  • Có nhiều khâu không cần thiết trong quy trình sản xuất.
  • Chưa giao được hàng đến nhiều khách hàng.
  • Di chuyển sản phẩm không cần thiết.
  • Sử dụng các khu vực khác làm nơi chứa hàng tồn kho.
  • Sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng.
  • Nhân viên làm việc nhưng không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
phương pháp quản lý chi phí dự án
LEAN thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống, các ngành cung cấp dịch vụ, các tổ chức phi lợi nhuận…

>>> TÌM HIỂU NGAY: 10 phương pháp đánh giá nhân viên chính xác, hiệu quả nhất

4. Phương pháp quản lý dự án Kanban

Phương pháp quản lý dự án Kanban thường được trình bày dưới dạng bảng nhằm giúp bạn có thể xem được từng nhiệm vụ cụ thể trong quy trình công việc rõ ràng hơn. Bảng Kanban sẽ được chia thành nhiều cột để đại diện cho từng giai đoạn của dự án. Bạn có thể tùy chỉnh các cột này theo ý muốn hoặc đặc trưng của dự án đang được thực hiện.

4.1 Ưu điểm

Phương pháp Kanban có các ưu điểm cụ thể như sau:

  • Công bằng đối với mọi người: Nhiệm vụ của tất cả mọi người đều được trình bày trên bảng, thể hiện tính minh bạch trong công việc. 
  • Giảm thiểu chi phí và sự lãng phí: Kanban quản lý hàng tồn kho bằng các hệ thống có sẵn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí thuê ngoài.
  • Giải quyết những vướng mắc trong quy trình làm việc: Trong quá trình bạn xây dựng một bảng kế hoạch cho dự án, bạn sẽ thấy một số cột có quá nhiều nhiệm vụ. Kaban sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này đúng cách.
  • Hệ thống dễ hiểu, dễ sử dụng: Kanban có thể được sử dụng ở bất kỳ ngành nghề hay đội nhóm nào. 
  • Hệ thống phản ứng nhanh: Kanban giúp bạn đáp ứng các yêu cầu thay đổi liên tục của khách hàng. Phương pháp quản lý này cho phép bạn thay đổi các công việc ưu tiên, tổ chức lại hoặc chuyển nhiệm vụ trọng tâm một cách nhanh chóng.
  • Tập trung vào các nhiệm vụ hiện tại: Các nhóm sẽ chuyên môn hóa nhiệm vụ và hợp tác với nhau giúp loại bỏ cách làm việc đa nhiệm.
phương pháp quản lý dự án
Ưu điểm của phương pháp Kanban

>>> ĐỌC NGAY: 5 lưu ý để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả

4.2 Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, phương pháp quản lý dự án Kanban cũng có không ít nhược điểm như:

  • Kanban có thể hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ nhưng mục tiêu cuối cùng thì chưa chắc chắn sẽ được hoàn thành.
  • Bảng Kanban chỉ cập nhật trạng thái công việc nên không thể biết được thời gian cụ thể công việc được thực hiện. 
  • Bảng phải được cập nhật liên tục để nhân viên có thể tiếp nhận thông tin chính xác.
  • Kanban sẽ rất khó áp dụng nếu có quá nhiều nhiệm vụ liên quan với nhau trong cùng một hệ thống. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc theo dõi các nhiệm vụ.
  • Nếu công việc được thực hiện không hiệu quả, việc làm lại sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực hơn để hoàn thành.
phương pháp quản lý dự án
Nhược điểm của phương pháp Kanban

>>> XEM NGAY: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công

4.3 Kanban phù hợp với dự án nào?

Phương pháp Kanban hiện đang được áp dụng phổ biến trong rất nhiều ngành nghề vì sở hữu mô hình đơn giản giúp cải tiến liên tục. Bên cạnh đó, Kanban rất phù hợp để áp dụng vào các dự án có mức độ ưu tiên cao. Một số dấu hiệu chứng tỏ dự án của bạn phù hợp để áp dụng Kanban vào quy trình quản lý là:

  • Dự án cần một hệ thống linh hoạt để chỉnh sửa các hạng mục trong quá trình thực hiện.
  • Quy trình làm việc liên tục được nhấn mạnh trong dự án.
  • Dự án không bị áp lực về thời gian.
  • Quy trình làm việc cần được cải tiến liên tục.
  • Nhóm của bạn có thể báo cáo kết quả vào bất kỳ thời gian nào.
  • Nhóm của bạn thích cải thiện các quy trình có sẵn hơn.
  • Hệ thống dễ áp dụng Kanban.
  • Dự án lấy việc đáp ứng nhu cầu khách hànglà ưu tiên hàng đầu.
  • Công việc của doanh nghiệp đang bị đình trệ, cần có phương pháp hoạt động hiệu quả hơn
các phương pháp quản lý rủi ro trong dự án
Kanban rất phù hợp để áp dụng vào các dự án có mức độ ưu tiên cao

>>>> TÌM HIỂU THÊM TẠI: Kanban là gì? Phương pháp Kanban trong quản lý dự án

5. Phương pháp quản lý dự án nước rút SCRUM

Phương pháp quản lý dự án SCRUM là khung làm việc có vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp chia nhỏ nhiệm vụ, dễ dàng theo dõi và đánh giá công việc hơn. Các công việc sẽ được thực hiện bởi một nhóm liên chức năng trong khung thời gian cố định. 

5.1 Ưu điểm

Phương pháp SCRUM được đánh giá là sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Giúp các thành viên trong nhóm biết rõ công việc của mình.
  • Các dự án lớn được chia thành các phần nhỏ để dễ giám sát hơn.
  • SCRUM giúp bạn sử dụng thời gian, ngân sách và quản lý dự án tốt hơn.
  • SCRUM đảm bảo tính minh bạch của các giai đoạn trong dự án.
  • Giảm thiểu các sai sót trong quá trình thực hiện. 
  • SCRUM sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong trường hợp khách hàng muốn thay đổi hoặc mở rộng sản phẩm.
  • Các cuộc họp hàng ngày giúp khắc phục các vấn đề kịp thời và giải quyết nhanh gọn các vấn đề này.
  • SCRUM có thể kiểm soát các chi phí thường xuyên.
phương pháp quản lý dự án
Ưu điểm của phương pháp quản lý dự án SCRUM

>>> ĐỌC NGAY: Chuyển đổi số Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 3 lời khuyên hiệu quả

5.2 Nhược điểm

Tuy nhiên, phương pháp SCRUM vẫn tồn tại khá nhiều nhược điểm:

  • SCRUM yêu cầu nhân viên phải có năng lực, tận tâm và chủ động. 
  • SCRUM Master giữ vai trò quyết định đến tiến độ của toàn dự án.
  • SCRUM chỉ phù hợp với các nhóm nhỏ, còn với các nhóm lớn sẽ khó quản lý.
  • Các thành viên trong nhóm thường không thích việc phải hợp hàng ngày.
  • Thành viên rút khỏi nhóm có thể gây tổn hại đến tiến độ của dự án.
  • SCRUM không áp dụng giới hạn thời gian.
ưu và nhược điểm của phương pháp quản lý dự án
Nhược điểm của phương pháp SCRUM

5.3 SCRUM phù hợp với dự án nào?

Phương pháp quản lý dự án SCRUM được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà quản lý hoặc trưởng nhóm có vai trò như một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo sẽ thực hiện vai trò của mình một cách tích cực nhất và góp phần vào việc tạo động lực cho nhân viên. 

Bên cạnh đó, SCRUM cũng thường được sử dụng trong quá trình phát triển sản phẩm mà doanh nghiệp vẫn chưa xác định được mục tiêu cuối cùng. Mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành áp dụng Scrum với những phương cách thức khác nhau.

phương pháp quản lý dự án
SCRUM phù hợp với dự án nào?

6. Phương pháp quản lý chất lượng dự án Six Sigma

Six Sigma là một phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng sản phẩm. Hệ phương pháp này sẽ tập trung cải thiện quy trình làm việc để ngăn lỗi xảy ra, tạo sự ổn định trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp quản lý dự án này còn đem đến một tư duy mới trong quá trình khắc phục các lỗi phát sinh.

6.1 Ưu điểm

Six Sigma có khá nhiều ưu điểm như:

  • Giảm thiểu và loại bỏ lãng phí: Các lãng phí sẽ được nhận diện và loại bỏ, mang lại các giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu lỗi và chi phí sửa hàng: Việc áp dụng Six Sigma sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí bằng cách cải tiến quy trình và chất lượng sản phẩm của dự án. 
  • Xây dựng hệ thống quản lý ổn định: Để giảm thiểu các lỗi trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý hoàn thiện và ổn định hơn. 
  • Giảm thiểu lỗi và sự phụ thuộc vào con người: Six Sigma giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí nhân công và giảm thiểu hoặc loại bỏ sự phụ thuộc của dự án vào các nhân viên có trình độ tay nghề cao.
  • Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có kiến thức tốt là cơ sở để doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu hơn trong tương lai.
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng: Sản phẩm cuối cùng đều có chất lượng cao giúp tăng sự hài lòng của khách hàng. Nhờ đó, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường sẽ tăng lên một cách đáng kể.
các phương pháp quản lý dự án
Ưu điểm của phương pháp Six Sigma

>>> ĐỌC NGAY: Six Sigma Là Gì? Những Định Nghĩa Chi Tiết Mà Doanh Nghiệp Cần Nắm

6.2 Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm trên, phương pháp quản lý dự án Six Sigma vẫn còn có các nhược điểm chưa thể khắc phục như:

  • Six Sigma chỉ tập trung cải tiến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư thêm vào máy móc thiết bị để cải thiện sản phẩm tốt nhất. Việc đầu tư này có thể sẽ tốn rất nhiều chi phí của doanh nghiệp.
  • Phương pháp này không phù hợp với các lĩnh vực ít lợi nhuận vì Six Sigma cần rất nhiều thời gian và chi phí để triển khai.
  • Nguyên tắc của Six Sigma là hoạt động theo quy trình nên phương pháp này sẽ hạn chế tối thiểu sự đổi mới và sáng tạo trong quá trình làm việc.
  • Six Sigma đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tay nghề cao.
  • Việc áp dụng các lý thuyết vào thực tiễn của Six Sigma gặp rất nhiều rào cản về thời gian.
phương pháp quản lý dự án
Nhược điểm của phương pháp quản lý Six Sigma

6.3 Six Sigma phù hợp với dự án nào?

Hiện nay, phương pháp Six Sigma trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp cần giải pháp kết hợp giữa cải tiến chất lượng và quy trình quản lý hợp lý. Đặc điểm để chứng tỏ dự án của bạn phù hợp với phương pháp quản lý dự án Six Sigma là:

  • Dự án cơ bản và thống nhất, không có nhiều sự thay đổi trong quy trình làm việc.
  • Dự án chú trọng vào quy trình.
  • Dự án đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh do chi phí đầu vào cao, đang cần tái cấu trúc hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Dự án sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc để sửa chữa các sai sót trong quy trình, đầu tư máy móc, trang thiết bị, đảm bảo cho dự án hoạt động lâu dài.
  • Nguồn nhân lực của dự án có chuyên môn cao.
phương pháp quản lý dự án
Six Sigma phù hợp với dự án nào?

>>>> ĐỌC NGAY: 13 kỹ năng quản lý dự án giúp bạn thành công trong công việc

7. Phương pháp quản lý rủi ro (Risk management)

Phương pháp quản lý rủi ro được các doanh nghiệp sử dụng nhằm ngăn ngừa các rủi ro có tể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp quản lý rủi ro sẽ bao gồm các quy trình là nhận diện, đo lường rủi ro và các biện pháp để giải quyết.

7.1 Ưu điểm

Risk management là phương pháp được sử dụng khá phổ biến vì sở hữu các ưu điểm như:

  • Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra đối với dự án.
  • Các nhà quản lý được cung cấp đầy đủ thông tin về rủi ro cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.
phuong-phap-quan-ly-du-an
Ưu điểm của phương pháp quản lý rủi ro

>>> ĐỌC THÊM: Phát triển nguồn nhân lực hiệu quả với 3+ lưu ý quan trọng

7.2 Nhược điểm

Tuy nhiên, các phương pháp quản lý rủi ro trong dự án này vẫn tồn tại các nhược điểm như:

  • Doanh nghiệp vẫn không thể lường trước được tất cả các rủi ro.
  • Các tổn thất do rủi ro gây ra không thể hạn chế tuyệt đối.
phương pháp quản lý dự án
Nhược điểm của phương pháp quản lý rủi ro

>>> THAM KHẢO NGAY: 13+ trang web đăng tin tuyển dụng miễn phí cho Doanh nghiệp

7.3 Risk management phù hợp với dự án nào?

Phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với các dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và hầu hết các lĩnh vực khác. Dự án nào cũng phải áp dụng phương pháp này bởi việc quản lý rủi ro giữ vai trò quyết định đến kết quả cuối cùng. Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp các dự án diễn ra suôn sẻ hơn và đạt kết quả tốt nhất.

phương pháp quản lý chi phí dự án
Phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với các dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và hầu hết các lĩnh vực khác

>>>> ĐỌC NGAY: 4 hình thức quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay

8. So sánh phương pháp quản lý dự án nào tốt hơn?

Bạn có thể dựa trên ưu và nhược điểm của phương pháp quản lý dự án để so sánh lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất. Theo Fastdo, quản lý rủi ro là phương pháp quản lý tốt nhất vì có thể áp dụng trong hầu hết các dự án. Tuy nhiên, bạn nên đánh giá lại tình hình ngân sách và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp mình để lựa chọn một phương pháp quản lý dự án phù hợp nhất.

phương pháp quản lý dự án
So sánh phương pháp quản lý dự án nào tốt hơn?

9. Cách chọn phương pháp quản trị dự án thích hợp

Để chọn được phương pháp quản lý dự án phù hợp với doanh nghiệp, bạn hãy thực hiện theo 5 bước sau:

  • Bước 1 – Xem xét mức độ phức tạp của các yếu tố: Bạn cần liệt kê và đánh dấu các yếu tối dự án, khách hàng, nguồn lực, thời gian, công cụ sử dụng và con người theo mức độ đơn giản hoặc phức tạp.
  • Bước 2 – Xem xét độ linh hoạt của môi trường làm việc: Agile sẽ phù hợp nếu doanh nghiệp có một môi trường làm việc năng động. Còn nếu bạn thường làm việc với các kế hoạch, thời gian… cố định thì Waterfall sẽ phù hợp hơn.
  • Bước 3 – Xác định yếu tố mang lại nhiều giá trị nhất: Khảo sát nhu cầu của khách hàng và chọn cách làm việc phù hợp nhất để đáp ứng tốt các nhu cầu của họ.
  • Bước 4 – Xác định mục tiêu: Phương pháp quản lý là công cụ hỗ trợ bạn hoàn thành các mục tiêu của dự án. Phương pháp quản lý tốt sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp. 
  • Bước 5 – Xác định giá trị của doanh nghiệp: Phương pháp khi triển khai sẽ do các nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện. Bạn hãy tận dụng nguồn lực có sẵn của mình để lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất.
phương pháp quản lý dự án
Cách chọn phương pháp quản trị dự án thích hợp

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

Trên đây là các thông tin về 7 phương pháp quản lý dự án phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Fastdo hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp cho dự án của mình. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/
 
5/5 - (5 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat