KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

So sánh 2 phương pháp trong quá trình phân tích rủi ro dự án

Facebook
Twitter
LinkedIn

Phân tích rủi ro dự án là một trong các giai đoạn của quá trình quản lý rủi ro dự án. Vậy các phương pháp trong quản lý rủi ro dự án là gì? Làm thế nào để phân biệt các phương pháp này với nhau? Cùng FASTDO nghiên cứu các nội dung này ở bài viết ngay sau đây.

>>> XEM THÊM:

1. Phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định tính

Phương pháp phân tích rủi ro dự án định chính là việc đánh giá khả năng và ảnh hưởng của những rủi ro để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng và tính quan trọng của rủi ro. Đây cũng là phương pháp quan trọng để nhóm thành viên quyết định có tiến hành phân tích chuyên sâu hơn về các rủi ro dự án bằng các phương pháp khác.  

phân tích rủi ro dự án
Phương tích rủi ro dự án định tính

Cách thức thực hiện của phương pháp này là tập trung vào đánh giá xác suất xuất hiện và tác động của rủi ro đến dự án. Nhờ đó, sẽ đưa ra được bảng thứ tự ưu tiên của các rủi ro và nhà quản lý sẽ căn cứ để tập trung vào giải quyết những rủi ro có thứ tự ưu tiên cao hơn. 

Để phân tích được rủi ro định tính của dự án bằng phương pháp định tính, bạn cần đảm bảo các yếu tố đầu vào để nắm bắt thông tin là: Kế hoạch quản lý rủi ro dự án, các yếu tố về môi trường doanh nghiệp, quy trình tổ chức của dự án, phạm vị dự án và các đăng ký rủi ro. 

Kế hoạch phân tích, quản lý rủi ro dự án cần được thực hiện sớm để dự lường trước khi tiến hành dự án. Kết quả của việc phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định tính là đưa những rủi ro này vào tài liệu của dự án.

fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Đăng ký nhận Bản Demo phần mềm fWork

>>> ĐỌC NGAY: Công cụ dụng cụ và hạch toán phân bổ chi tiết trong tổ chức

2. Phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định lượng

Phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định lượng là việc xác định số lượng các rủi ro có thể xảy đến ảnh hưởng đến toàn bộ mục tiêu chung của dự án. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ xác định dự án có thật sự khả thi và có thể thực hiện trên thực tế hay không.

phân tích rủi ro dự án
Phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định lượng

Thông thường, phân tích rủi ro định lượng sẽ đi theo phương pháp định tính hoặc đi riêng rẻ tùy thuộc vào hoạt động quản trị rủi ro trong dự án của doanh nghiệp. Đối với các dự án có giá trị lớn, doanh nghiệp sẽ tập trung chính vào việc phân tích rủi ro của dự án theo phương pháp định lượng để đưa ra quyết định về tính khả thi của dự án.

Để phân tích rủi ro bằng phương pháp này, doanh nghiệp cần tiến hành đảm bảo nghiên cứu từ các yếu tố như: kế hoạch quản lý rủi ro, quản lý chi phí, lập kế hoạch quản lý, quy trình tổ chức dự án, yếu tố môi trường, đăng ký rủi ro. 

Nhờ nguồn dữ liệu đầu vào đa dạng, quá trình nghiên cứu phân tích rủi ro dự án được đánh giá rủi ro dự án chính xác, khách quan. Tuy nhiên, phương pháp này khá khó tiếp cận, tốn thời gian và chi phí vì đòi hỏi phần mềm chuyên dụng và chuyên môn trong việc xây dựng và phân tích các mô hình rủi ro.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Kế hoạch truyền thông nội bộ và những lợi ích quan trọng

3. So sánh giữa 2 phương pháp phân tích rủi ro dự án

 Để nhìn nhận cụ thể hơn về 2 phương pháp phân tích rủi ro dự án, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí so sánh sau đây:

phân tích rủi ro dự án
So sánh 2 phương pháp phân tích rủi ro dự án
Đặc điểm Phương pháp định tính Phương pháp định lượng
Khái niệm Là quy trình đánh giá mức độ ưu tiên, thứ tự cho những rủi ro riêng lẻ. Nhờ đó, phục vụ cho hoạt động đánh giá rủi ro chuyên sâu hơn trong quy trình quản lý rủi ro dự án Là việc phân tích các tác động chung của tổng thể rủi ro đến với kết quả thực hiện của dự án thông qua các con số cụ thể.
Tính bắt buộc Được thực hiện từ trước khi diễn ra dự án và xuyên suốt quá trình thực hiện Đây là phương pháp không bắt buộc trong phân tích rủi ro dự án đầu tư. Chúng thường được sử dụng cho các dự án có giá trị lớn. Tuy nhiên, nếu được áp dụng sẽ sử dụng xuyên suốt phương pháp này để phân tích rủi ro.
Yêu cầu khi sử dụng Người tham gia đánh giá, phân tích rủi ro dự án cần có thái độ chuyên nghiệp. Thông thường, việc đánh giá định tính sẽ rơi vào sai lầm vì đánh giá thiên vị đối với rủi ro. Khi đó mới xác định được mức độ ưu tiên và phân tích đánh giá của từng rủi ro riêng lẻ. Việc phân tích rủi ro theo phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều tiền bạc, thời gian và công sức. Cần sử dụng phần mềm thông dụng và sử dụng người có trình độ chuyên môn để phân tích, đánh giá các thông tin để xác định rủi ro dự án. 
Ý nghĩa Thiết lập mức độ ưu tiên cho các rủi ro riêng lẻ và làm căn cứ xây dựng kế hoạch ứng phó rủi ro. Ngoài ra, ý nghĩa của phương pháp này giúp lựa chọn và xác định đối tượng chịu trách nhiệm trong việc giải quyết rủi ro. Được đánh giá là phương pháp duy nhất để đánh giá tổng thể các rủi ro và tính khả thi của dự án khi chịu tác động của các rủi ro có thể xảy đến.  Với kết quả của việc nghiên cứu, phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định lượng sẽ làm nền tảng cho việc lập kế hoạch ứng phó rủi ro và các phương án khắc phục hiệu quả để giảm thiểu rủi ro tổng thể.
Mối quan hệ giữa hai phương pháp Là nền tảng cho các dự án sử dụng phương pháp phân tích rủi ro định lượng Thường được thực hiện sau phương pháp phân tích rủi ro định tính. Trong một vài trường hợp, chúng có thể thực hiện sau khi có kế hoạch ứng phó rủi ro. 
Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng cho phương pháp này
  • Đánh giá chất lượng dữ liệu rủi ro:  Dữ liệu có ý nghĩa quan trọng để phân tích rủi ro định tính. Nếu dữ liệu đầu vào không đảm bảo có thể mang đến kết quả phân tích rủi ro sai lệch.
  • Đánh giá khả năng và tác động của rủi ro: Xem xét các rủi ro riêng lẻ ảnh hưởng như thế nào đến chi phí, chất lượng, hiệu quả tổng thể dự án. Từ đó đưa chúng vào risk register, hoặc watchlist để theo.
  • Phân loại rủi ro: Phân loại các rủi ro theo nguồn rủi ro, khu vực ảnh hưởng, nguyên nhân rủi ro để xác định nhóm rủi ro nào tác động lớn nhất đến dự án.
  • Ma trận khả năng và tác động: Để chia rủi ro vào các nhóm ưu tiên, nhóm dự án sẽ lập ma trận với sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và tác động để dự án. 
  • Bubble chart: Biểu đồ bong bóng sẽ diễn tả mối quan hệ giữa các thông số của rủi ro.
  • Risk workshop: Cuộc họp để thảo luận về các rủi ro riêng lẻ dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ thực hiện dự án.
  • Simulation: Mô phỏng toàn bộ các tác động chung của rủi ro riêng lẻ đến mục tiêu tổng thể của dự án. 
  • Phân tích độ nhạy: Phân tích các nguồn rủi ro nào có tác động mạnh mẽ nhất đến tổng thể dự án. 
  • Sơ đồ lốc xoáy: Với các hệ số tương quan được tính toán cụ thể sẽ xác định mức độ ảnh hưởng đến dự án.
  • Phân tích cây quyết định: Sử dụng để lựa chọn phương án hữu ích nhất để giải quyết rủi ro thông qua các nhánh ở cây quyết định.
Risk register và Risk report được cập nhật  Risk register:  Đánh giá khả năng xảy ra và tác động, mức độ ưu tiên cho từng rủi ro, Risk owner, phân loại rủi ro thành các danh mục, danh sách Watchlist  Risk report: So sánh rủi ro của dự án với các dự án khác, quyết định nên tiếp tục thực hiện dự án không, có nên tiếp tục phương pháp phân tích rủi ro định lượng không? Hình thành Risk register với kết quả: 
  • Đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của dự án và cơ hội thành công của dự án.
  • Phân tích xác suất chi tiết của rủi ro dự án.
  • Danh sách ưu tiên của các nguồn rủi ro riêng lẻ
  • Đề xuất các phương án ứng phó rủi ro phù hợp.

Trên đây là tổng thể các phương pháp được sử dụng để phân tích rủi ro dự án. FASTDO hy vọng đã giúp bạn tích hợp được những kinh nghiệm quý báu để xác định, đánh giá, phân tích rủi ro dự án và tạo nền tảng cho sự thành công của dự án trong tương lai.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0905 852 933
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Có mấy phương pháp phân tích rủi ro?

Có 2 phương phpas phân tích rủi ro: Phương pháp định tính và phưng pháp định lượng.

Phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định tính là gì?

Phương pháp phân tích rủi ro dự án định chính là việc đánh giá khả năng và ảnh hưởng của những rủi ro để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng và tính quan trọng của rủi ro. Đây cũng là phương pháp quan trọng để nhóm thành viên quyết định có tiến hành phân tích chuyên sâu hơn về các rủi ro dự án bằng các phương pháp khác.  

Phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định lượng là gì?

Phân tích rủi ro dự án bằng phương pháp định lượng là việc xác định số lượng các rủi ro có thể xảy đến ảnh hưởng đến toàn bộ mục tiêu chung của dự án. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ xác định dự án có thật sự khả thi và có thể thực hiện trên thực tế hay không.

4.9/5 - (51 bình chọn)
Picture of Nguyễn Như Quân
Nguyễn Như Quân
Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

NHẬN TIN BÀI VIẾT

CHUYÊN MỤC

Bài viết có liên quan

Chủ đề được quan tâm

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Zalo phone messager
Liên hệ qua số điện thoại

Gọi ngay

Liên hệ qua messager

Facebook Chat

Liên hệ qua zalo

Zalo Chat