KIẾN THỨC QUẢN TRỊ

12 nghệ thuật sa thải nhân viên hiệu quả mà quản lý cần biết

Facebook
Twitter
LinkedIn

Nghệ thuật sa thải nhân viên được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất cứ một nhà quản lý nào làm trong các công ty Doanh nghiệp cũng cần phải có. Nó đòi hỏi các nhà quản lý phải xử lý thật khôn khéo để khi nói lời tạm biệt với nhân viên đó vẫn khiến cho họ để lại được những ấn tượng tốt về công ty. Vậy thì hãy để cho FASTDO chỉ cho bạn những tuyệt chiêu nghệ thuật sa thải nhân viên hiệu quả nhất nhé.

fPlan – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Bộ Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Kế Hoạch fPlan
Bộ Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Kế Hoạch fPlan

>>>> BỎ TÚI NGAY:

1. Những điều cần xem xét trước khi đưa ra quyết định sa thải nhân viên

nghe-thuat-sa-thai-nhan-vien
Nghệ thuật sa thải nhân viên

Trước khi đưa ra quyết định sa thải một nhân viên nào đó thì ở vị trí là một nhà quản lý bạn không nên vội vàng đưa ra quyết định liền ngay lập tức mà sa thải nhân viên khi thấy họ mắc lỗi, nếu làm như thế mọi người trong công ty sẽ cho là bạn là một người không có cái nhìn sâu rộng bởi vì ai đi làm cũng sẽ mắc không ít những sai sót.

Cho nên, khi sa thải một nhân viên nào đó bạn hãy nên xem xét qua những điều sau đây:

nghe-thuat-sa-thai-nhan-vien
Xem xét các vấn đề trước khi quyết định thôi việc

1.1 Hãy suy nghĩ đánh giá toàn diện về nhân viên đó một lần nữa

Trước khi đưa ra quyết định sa thải bạn nên đánh giá toàn diện nhân viên đó thêm một lần nữa theo hướng khách quan nhất không nên chỉ đánh giá theo quan điểm của riêng bạn mà hãy nên tổng hợp những ý kiến của các nhân viên khác trong các phòng ban đã từng làm việc chung với nhân viên đó để xem người đó có thái độ, năng suất làm việc có tốt không.

Tổng hợp thêm dữ liệu về những thành quả mà họ đã làm được và chưa làm được cho công ty để xem liệu rằng họ có còn thích hợp để tiếp tục đồng hành cùng với công ty hay không.

>>> THAM KHẢO NGAY: 4 nghệ thuật quản lý nhân sự tài tình trong doanh nghiệp

1.2 Tìm hiểu về vấn đề nhân viên đang gặp phải

Bước tiếp theo, bạn nên tìm hiểu những vấn đề mà nhân viên đang mắc phải có liên quan đến năng lực bản thân hay bị tác động bởi những lý do khác hay không. Từ đó bạn có thể trao đổi trực tiếp với họ về những vấn đề này và đưa ra những lời khuyên hợp lý để họ sửa chữa lỗi sai cũng như truyền tải thêm động lực.

Bạn đừng nên chỉ thấy lỗi sai của họ ngay trước mắt mà đã vội vàng trách mắng và sa thải họ ngay tức khắc vì biết đâu trong một số trường hợp nguyên nhân sai sót của họ chỉ là bất đắc dĩ mà thôi.

>>> ĐỌC THÊM: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng: 5 lưu ý để xây dựng hiệu quả

1.3 Xem xét mức độ phù hợp giữa năng lực của người nhân viên với vị trí họ đang đảm nhận

Nếu trong trường hợp nhân viên của bạn là một người có năng lực tài giỏi nhưng hiệu suất làm việc bị giảm đi đáng kể thì bạn cần nên xem xét lại xem liệu rằng vị trí đó có thích hợp với họ hay không và có thể điều hướng nhân viên đó sang vị trí mới để phát huy năng lực chuyên môn.

Hoặc cũng có thể nhân viên đó đã được làm việc đúng với chuyên môn nhưng vẫn còn là tấm chiếu mới chưa có dày dặn kinh nghiệm làm việc thì bạn có thể tiến hành mở thêm một số buổi đào tạo thêm giúp họ nâng cao các kỹ năng.

Đây là bước quan trọng trước khi đưa ra quyết định sa thải mà bạn cần phải nắm chắc nhằm hạn chế Doanh nghiệp bị thiếu nhân lực và bỏ lỡ mất những nhân viên tài năng.

>>> XEM THÊM: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? 5 Bí quyết nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ

1.4 Tìm hiểu về những thay đổi tiêu cực gần đây của nhân viên

    NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ

    Họ và tên *

    Địa chỉ Email *

    Số điện thoại(Zalo) *

    Công ty *

    Quy mô *

    Chức vụ *

    Không phải bất cứ ai trong quá trình làm việc cũng sẽ giữ được phong độ tốt nhất mà đôi khi hiệu suất làm việc của họ sẽ bị “lệch khỏi đường ray” khiến cho kết quả công việc không được tốt.

    Những lúc bắt gặp tình huống như thế này bạn cần nên xem xét và tìm hiểu tính chất công việc của họ có gây ra những áp lực cho họ hay không hoặc có khó khăn nào mà họ đang gặp phải khiến họ có những thay đổi tiêu cực trong công việc không.

    Từ đó, hãy giúp đỡ và điều chỉnh lại để họ có thể loại bỏ được những tiêu cực và lấy lại được năng suất vốn có để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đây cũng là bước không thể thiếu để xem xét xem liệu rằng quyết định sa thải có phải điều cần thiết hay không.

    >>>> XEM NGAY: Khung năng lực là gì? Cách xây dựng và triển khai hiệu quả

    2. 12 nghệ thuật sa thải nhân viên hiệu quả

    Ai đi làm rồi sẽ biết được rằng tìm kiếm được một công việc ổn định không phải là chuyện dễ dàng gì. Việc sa thải nhân viên là điều không thể tránh khỏi khi đi làm trong các doanh nghiệp hiện nay, đôi khi nhân viên mắc những sai lầm nghiêm trọng buộc các nhà quản lý phải đưa ra những quyết định sa thải họ dù bản thân họ cũng không muốn.

    nghe-thuat-sa-thai-nhan-vien
    Nghệ thuật sa thải nhân viên một cách hiệu quả

    Vậy bạn sẽ xử lý như thế nào khi sa thải nhân viên của mình mà vẫn để cho cả hai bên đều không cảm thấy áy náy hay bực bội mà vẫn dành cho nhau những ấn tượng tốt đẹp ?

    Vì thế, FASTDO sẽ cung cấp cho bạn 12 chiêu thức nghệ thuật sa thải nhân viên giúp bạn có thể xử lý mọi trường hợp một cách khéo léo hết mức có thể nhé.

    2.1 Đừng đưa ra quyết định một cách đường đột

    Bạn biết rồi đấy về mặt tinh thần, con người khá mong manh và dễ tan vỡ khi gặp bất cứ những vấn đề gây ảnh hưởng đến họ và việc bị sa thải cũng sẽ gây ra cú shock không hề nhẹ.

    Thay vì bạn đưa ra những quyết định quá đột ngột sao bạn không thử gia hạn thêm thời gian cho họ để họ cải thiện năng suất làm việc. Từ đó để họ tự nhận ra nếu bản thân cứ tiếp tục với thái độ hay năng suất làm việc như thế thì ăn chắc là bị cho thôi việc.

    Khi đó tâm trạng của họ cũng không cảm thấy quá sốc, buồn bã, hay tức giận và mọi thứ khi đó kết thúc sẽ nhẹ nhàng, thoải mái hơn cho cả đôi bên.

    >>> ĐỌC THÊM: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC

    2.2 Lựa chọn không gian riêng tư để thông báo

    Khi bạn tiến hành thông báo cho nhân viên nào đó phải bị thôi việc thì hãy chú trọng đến địa điểm mà bạn và nhân viên đó gặp mặt trò chuyện về những vấn đề hết sức tế nhị này.

    Điều này không chỉ giúp cho nhân viên đó giữ được thể diện tránh để họ cảm thấy tự ti, mặc cảm trước các đồng nghiệp khác mà còn giúp cho người đối diện thấy được bạn là một nhà quản lý “có tâm” biết suy nghĩ cho tâm trạng của người khác.

    >>> XEM THÊM: Coaching là gì? Những điều cần biết về nghề coaching trong Doanh nghiệp

    2.3 Hãy bao gồm nhân chứng trong cuộc họp

    Khi tiến hành cuộc họp để đưa quyết định sa thải ai thì bạn cần nên mời thêm một người nhân chứng có liên quan trực tiếp hoặc là người phụ trách quản lý nhân viên đó giúp bạn xác thực những gì mà bạn quyết định sa thải họ là đúng đắn.

    Khi có người thứ ba làm nhân chứng trong việc này, sẽ khiến nhân viên đó thấy được rằng quyết định sa thải của cấp trên không phải là quyết định xuất phát từ quan điểm hay cảm xúc cá nhân. Từ đó họ không cảm thấy quá tức giận, buồn bã hoặc có thể sẽ nhận được những lời an ủi hay lời khuyên từ người thứ ba.

    >>>> ĐỌC NGAY: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại

    2.4 Hãy gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhân viên

    Những vấn đề hết sức nhạy cảm như: quyết định sa thải nhân viên thì bạn cần nên gặp mặt và trực tiếp trao đổi với họ chứ đừng nên nói quyết định sa thải họ chỉ bằng qua một cuộc gọi điện hay nhắn tin, như thế sẽ không lịch sự đối với nhân viên của bạn.

    Vấn đề sa thải không giống như những việc bình thường khác trong công việc như: quyết định ký hợp đồng hay gọi điện sắp xếp buổi hẹn khách hàng quan trọng,… mà đây là vấn đề quyết định đến chén cơm của người khác.

    Việc nhận quyết định sa thải đối với nhân viên qua hình thức nói chuyện trực tiếp hay gọi điện, nhắn tin cũng sẽ cho ra những phản ứng khác nhau. Cho nên là một nhà quản lý bạn nên thận trọng trong cách thức thông báo để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn cũng như sự tôn trọng của bạn dành cho họ.

    >>> ĐỌC THÊM: 3 xu hướng xây dựng chính sách phúc lợi trong bối cảnh đại dịch

    2.5 Đừng quên kèm theo các bằng chứng

    Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

    Phần mềm chấm công
    Phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo

    Bất cứ nhân viên nào khi nghe tin mình bị thôi việc sẽ điều hỏi rằng “Lý do tại sao tôi lại bị sa thải thế?”. Lúc đấy bạn cần phải chuẩn bị một số những bằng chứng thuyết phục như: những ý kiến từ đồng nghiệp từ các phòng ban đã làm việc chung với họ, bảng số liệu về kết quả làm việc của nhân viên đó để cho họ thấy rằng quyết định của bạn đưa ra đúng.

    Bạn thử nghĩ xem nếu không kèm theo những bằng chứng thì cuộc tranh cãi sẽ dẫn đến căng thẳng làm cho cả đôi bên chỉ thêm mệt mỏi, kéo dài làm lãng phí thời gian của nhau.

    >>> NGHIÊN CỨU NGAY: Servant leadership là gì? Lãnh đạo phục vụ đem lại lợi ích gì?

    2.6 Tránh việc nói quá nhanh khi sa thải nhân viên

    Khi gặp mặt và thông báo sa thải nhân viên của bạn thì bạn không nên nói quá nhanh khiến cho cuộc nói chuyện rơi vào tình trạng bối rối, căng thẳng. Bạn nên thông báo với họ một cách bình thường và nhẹ nhàng nhất để bầu không khí trở nên thoải mái hơn cho cả hai bên.

    Phản ứng của nhân viên khi nghe bị thôi việc cũng sẽ không quá đường đột, và rối bời.

    >>> THAM KHẢO NGAY: 4 gợi ý lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhỏ

    2.7 Sẵn sàng tâm lý đón nhận những cảm xúc tiêu cực từ nhân viên

    Khi thông báo tin sa thải cho nhân viên nào đó bạn cần phải sẵn sàng với tâm lý chấp nhận những cảm xúc tiêu cực nhất của họ có thể là buồn bã, bực bội, quát tháo cho đến bối rối và shock.

    Những lúc như thế bạn hãy nên hiểu cho cảm xúc của họ và đưa ra những lời cảm thông, an ủi đến họ để tâm trạng họ tốt hơn.

    >>> XEM THÊM: Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả

    2.8 Đề xuất cho nhân viên những cơ hội mới

    Khi rơi vào nhiều trường hợp buộc phải sa thải nhân viên do không phù hợp với năng lực của họ thì bạn có thể giới thiệu thêm những thông tin công việc khác để họ có thể tìm kiếm cho mình công việc khác tốt hơn.

    Điều này bạn sẽ để lại được ấn tượng tốt trong mắt mọi người rằng bạn là một nhà quản lý tốt, tài giỏi.

    >>> KHÁM PHÁ NGAY: Nhóm tính cách ESFP là gì? Tổng quan về ESFP

    2.9 Không nên để nhân viên chần chừ

    Khi đã chắc chắn đưa ra quyết định sa thải nhân viên thì bạn không nên để nhân viên đó chần chừ ở lại công ty quá lâu nếu không việc này sẽ gây ra nhiều thứ không tốt cho công ty.

    Lỡ như nhân viên đó đã gây ra những thiệt hại cho công ty như: tiết lộ những thông tin mật, ăn cắp giấy tờ quan trọng,… thì bạn tuyệt đối nên sa thải họ đi càng sớm càng tốt để không gây tiếng xấu cho Doanh nghiệp.

    >>> ĐỌC NGAY: Vai trò quan trọng của nhân tướng học trong quản trị nhân sự

    2.10 Hãy chú ý đến những vấn đề liên quan đến pháp luật

    Là một nhà quản lý nhân sự, về lý thì bạn có thể sa thải nhân viên bất cứ lúc nào nhưng quyền sa thải không thể sử dụng một cách vô tội vạ được. Bạn cần phải tuân thủ theo pháp luật quy định cũng như chỉ được sa thải nhân viên khi có lý do hoàn toàn chính đáng.

    Nếu bạn lạm dụng quyền thì bạn sẽ gặp phải những rắc rối rất nghiêm trọng thậm chí là gây ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.

    >>> TÌM HIỂU NGAY: 18 cách công nhận ý tưởng đóng góp cho công ty của nhân viên

    2.11 Cân nhắc kỹ càng khi quyết định sa thải một số lượng lớn nhân sự

    Khi sa thải nhân viên với số lượng nhân sự lớn bạn nên suy nghĩ một cách thận trọng thậm chí bạn nên bàn họp kỹ lưỡng với những nhân viên cấp cao để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

    Với số lượng lớn nhân sự sẽ bị thôi việc bạn không nên cứ kéo dài từng đợt mà hãy tiến hành thông báo cùng một lúc, như vậy sẽ không tốn thời gian cho cả đôi bên và đồng thời những nhân viên ở lại cũng sẽ không bàn tán những tin đồn không hay về công ty làm ảnh hưởng đến công việc.

    >>> XEM THÊM: Những công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức

    2.12 Hãy tôn trọng nhân viên

    Nếu trong quá trình làm việc nhân viên đó đã gây ra những sai sót lớn hay năng suất làm việc giảm đi nhiều thì việc quyết định cho thôi việc là điều không thể tránh khỏi.

    Khi thông báo cho họ biết tin mình bị sa thải hãy thể hiện sự tôn trọng đến họ nhé. Vì dù sao trước đó nhân viên đó cũng đã bỏ ra rất nhiều công sức mang lại những đóng góp to lớn cho công ty.

    Bạn có thể nêu ra những nỗ lực và công sức của họ, cho họ những lời khuyên đúng đắn để khi ra đi họ cũng sẽ cảm thấy không quá buồn bã, bực tức.

    >>> XEM NGAY: Đào tạo nội bộ là gì? 7 khó khăn phổ biến trong đào tạo nội bộ

    3. Hậu quả của việc sa thải nhân viên

    nghe-thuat-sa-thai-nhan-vien
    Những hậu quả khó lường khi sa thải nhân viên

    Quyết định sa thải nhân viên không phải lúc nào cũng diễn ra một cách êm đẹp được đôi khi nó còn có thể gây ra những hậu quả không nhỏ ảnh hưởng đến công ty như :

    3.1 Tâm lý của các nhân viên khác trong công ty

    Vấn đề sa thải luôn là điều rất nhạy cảm đối với bất cứ nhân viên nào làm việc trong các Doanh nghiệp. Nếu việc sa thải không được minh bạch rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn với tâm lý của những nhân viên làm việc khác gây giảm đi hiệu suất làm việc.

    >>> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn xây dựng biện pháp giữ chân nhân viên giỏi từ A – Z

    3.2 Danh tiếng của công ty

    Nếu các công ty Doanh nghiệp khi sa thải nhân viên mà không đưa ra những phương pháp xử lý khéo léo sẽ khiến cho họ cảm thấy bất công thì khi đó họ sẽ nói những lời không hay gây ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.

    Tệ hơn có thể họ sẽ kết bè phái với các công ty đối thủ cạnh tranh gây tổn hại nghiêm trọng đến việc làm ăn của công ty.

    >>> ĐỌC NGAY: Các phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhà tuyển dụng cần biết

    3.3 Pháp luật

    Rất nhiều tình huống nhân viên bị sa thải đã trình đơn tố cáo các Doanh nghiệp khi sa thải họ mà không xử lý thỏa đáng khiến cho cả đôi bên bị thiệt hại không ít.

    Các vấn đề khi công ty bị kiện tụng thường liên quan đến những phúc lợi của người lao động do công ty xử lý không minh bạch.

    FASTDO hy vọng thông qua bài viết 12 nghệ thuật sa thải nhân viên này sẽ đem lại những kiến thức bổ ích giúp cho những người đang và sẽ trở thành những nhà quản lý tài giỏi trong nay mai.

    >>> ĐỌC THÊM:

    5/5 - (25 bình chọn)
    Picture of Nguyễn Như Quân
    Nguyễn Như Quân
    Xin chào! Tôi là Như Quân - Trưởng phòng Marketing của Fastdo. Chỉ có tại Blog của Fastdo.vn, mọi bài viết đều được hệ thống hoá bởi những thông tin mà Quân đã dành thời gian & nỗ lực hết mình để chắt lọc từ những nguồn đã kiểm chứng để mạng lại giá trị tối đa cho các độc giả. Hãy follow Fastdo, tôi đảm bảo bạn sẽ không còn bị bội thực thông tin trong thế giới rộng lớn này.
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận

    NHẬN TIN BÀI VIẾT

    CHUYÊN MỤC

    Bài viết có liên quan

    Chủ đề được quan tâm

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    Zalo phone messager
    Liên hệ qua số điện thoại

    Gọi ngay

    Liên hệ qua messager

    Facebook Chat

    Liên hệ qua zalo

    Zalo Chat