Mẫu quyết định tăng lương là một trong những biểu mẫu không thể thiếu trong doanh nghiệp. Quyết định tăng lương là cách thể hiện sự ghi nhân của công ty đối với các đóng góp của nhân viên trong khoảng thời gian cống hiến, mang đến kết quả xuất sắc cho doanh nghiệp. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu về cách thực hiện quyết định tăng lương cho nhân viên và 6+ mẫu quyết định nâng lương được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên là gì?
Mẫu quyết định tăng lương là loại biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước khi có quyết định tăng lương, nâng lương cho nhân viên hiện đang làm việc trong tổ chức.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, cơ quan nhà nước chưa có quy định cụ thể nào về loại biểu mẫu này và quy trình thực hiện tăng lương cho nhân viên. Vì vậy, tùy vào loại hình doanh nghiệp và tính chất đặc trưng của ngành, công ty có thể tự soạn thảo và điều chỉnh thành mẫu tăng lương phù hợp.
2. 6 biểu mẫu quyết định tăng lương mới nhất và đầy đủ 2024
Mẫu quyết định tăng lương thông thường sẽ được áp dụng định kỳ với mục đích ghi nhận thành tích đóng góp của nhân viên cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Quyết định nâng lương có thể áp dụng đối với cá nhân hoặc một nhóm, phòng ban. Hãy cùng Fastdo tham khảo 6 mẫu quyết định tăng lương năm 2024 mới nhất sau đây.
2.1 Mẫu quyết định nâng lương cho nhân viên đầu năm hoặc cuối năm
Đầu năm và cuối năm là hai thời điểm tăng lương phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là vừa là mốc thời gian tổng kết tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một năm, vừa là cơ hội để xem xét và ghi nhận đánh giá của người lao động đã có những đóng góp tích cực, thúc đẩy tinh thần làm việc và gia tăng hiệu suất làm việc chung trong toàn tổ chức.
2.2 Mẫu quyết định tăng lương cho cán bộ công chức, giáo viên kèm phụ cấp
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, quyết định tăng lương là quy trình cơ bản được thực hiện hằng năm. Người lao động được xét nâng bậc lương đúng theo quy định nếu không có vi phạm kỷ luật và hoàn thành tốt công việc được giao. Dưới đây là biểu mẫu quyết định tăng lương cho cán bộ công chức, giáo viên kèm phụ cấp thường được sử dụng tại các cơ quan nhà nước.
2.3 Mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc
Quyết định tăng lương dành cho giám đốc được thực hiện theo quy trình phức tạp hơn so với quyết định nâng lương của nhân viên. Thường được ban hành bởi Hội đồng quản trị xem xét và đánh giá sự cống hiến và đóng góp của Giám đốc trong quá trình điều hành và phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là một ví dụ về mẫu quyết định tăng lương cho giám đốc:
2.4 Mẫu quyết định tăng lương đóng bhxh
Khác với mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên thông thường, mẫu quyết định tăng lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm các quy định chi tiết về mức đóng bhxh cho nhân viên, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi của người lao động khi tham gia bhxh. Đặc biệt, một số doanh nghiệp khi quyết định nâng lương đóng BHXH cần có sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước khi ban hành.
2.5 Mẫu quyết định tăng lương 2024 cho công ty cổ phần
Mẫu quyết định tăng lương tại công ty cổ phần là văn bản được sử dụng để thông báo chính thức về việc điều chỉnh mức lương hiện hành dành cho người lao động. Quyết định này thể hiện được sự ghi nhận của tổ chức đối với những đóng góp của nhân viên trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.
2.6 Mẫu quyết định tăng lương tập thể có danh sách kèm theo
Đối với một số doanh nghiệp có mô hình hoạt động đặc thù theo đội nhóm, quyết định tăng lương có thể được áp dụng cho một nhóm làm việc hoặc một phòng ban. Trong biểu mẫu này cần xác định thông tin chi tiết cá nhân nào được hưởng quyết định tăng lương với các mức tăng cụ thể. Dưới đây là ví dụ về mẫu quyết định tăng lương tập thể có danh sách kèm theo:
3. Hướng dẫn thực thi quyết định tăng lương cho nhân viên
Tùy vào loại hình doanh nghiệp, biểu mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên sẽ có một số điểm khác biệt, tuy nhiên về cơ bản cần đảm bảo các nội dung sau:
- Tên công ty và tổ chức ra quyết định: được trình này in hoa, kiểu chữ đứng và in đậm.
- Căn cứ quyết định tăng lương: Bao gồm các điều lệ, nội quy của công ty, quyết định do nhà nước ban hành, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả đạt được…
- Tên loại quyết định tăng lương: Xác định rõ loại quyết định tăng lương, nâng lương hoặc điều chỉnh lương là gì (lưu ý viết in hoa, in đậm)
- Thông tin người lao động được nhận quyết định tăng lương: Nêu chi tiết họ tên người lao động, ngày sinh, giới tính, chức vụ… Nếu là quyết định tăng lương đối với tập thể cần đính kèm bảng thông tin đầy đủ của tất cả thành viên được hưởng quyết định tăng lương. Lưu ý trong văn bản cần sử dụng văn mẫu “các nhân viên có tên trong danh sách kèm theo có trách nhiệm thi hành quyết định này”.
- Nội dung tăng lương: Các thông tin tăng lương chi tiết từ mức bao nhiêu lên mức bao nhiêu cần được thể hiện bằng số và bằng chữ. Đối với các cơ quan nhà nước, ghi rõ thông tin về bậc lương hiện tại, bậc lương sau tăng.
- Thời gian thực thi quyết định nâng lương: Chi tiết về thời gian mức lương sau tăng được áp dụng.
- Bộ phận thi hành: Tùy thuộc vào cơ cấu và mô hình hoạt động của doanh nghiệp, các bộ phận tăng lương có thể khác nhau. Thông thường bộ phận thi hành quyết định tăng lương trong nhà nước là Phòng Hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Văn thư,…
- Chữ ký, đóng dấu: Được đặt ở góc phải cuối cùng của văn bản, in hoa và in đậm. Được thực hiện bởi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc lãnh đạo cùng các cơ quan có thẩm quyền.
Trong quy trình đánh giá nhân sự, thái độ làm việc như chuyên cần đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tăng lương. Vậy, làm thế nào để các nhà quản lý có thể “bắt mạch” thái độ làm việc một cách chi tiết, công bằng và trực quan? Phần mềm chấm công 3 trong 1 fCheckin là chìa khóa giúp bạn chinh phục mọi thách thức quản lý nhân viên.
Với 3 tính năng quan trọng: Chấm công, Đơn từ, Báo cáo được tích hợp trên cùng một nền tảng, các nhà quản lý dễ dàng theo dõi và giám sát thời gian làm việc của nhân viên. fCheckin giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa làm việc kỷ luật mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức kiểm soát. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên thông qua chuyên cần và quyết định tăng lương công bằng và minh bạch nhất.
ĐĂNG KÝ NGAY để nhận tư vấn 1-1 cùng chuyên gia phần mềm hỗ trợ quản lý nhân viên dành riêng cho doanh nghiệp bạn.
4. Ý nghĩa của việc tăng lương, nâng lương
4.1. Đối với doanh nghiệp
- Giữ chân nhân tài: Việc tăng lương giúp doanh nghiệp giữ chân những nhân viên tài năng, có chuyên môn cao, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Thu hút nhân tài mới: Việc tăng lương giúp doanh nghiệp thu hút được những nhân tài mới, có năng lực và phẩm chất tốt, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tăng năng suất lao động: Khi được tăng lương, người lao động có thêm động lực để làm việc hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp.
- Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp: Việc tăng lương cho nhân viên thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động, từ đó nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.
4.2. Đối với người lao động
- Cải thiện đời sống: Việc tăng lương giúp người lao động có thêm thu nhập để cải thiện đời sống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và gia đình tốt hơn.
- Tăng động lực làm việc: Khi được tăng lương, người lao động cảm thấy được ghi nhận và đánh giá cao, từ đó có thêm động lực để làm việc hiệu quả hơn.
- Nâng cao tinh thần làm việc: Việc tăng lương giúp người lao động cảm thấy gắn bó hơn với doanh nghiệp, từ đó nâng cao tinh thần làm việc và cống hiến cho công ty.
- Giảm thiểu sự chênh lệch thu nhập: Việc tăng lương giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các nhóm lao động, tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong doanh nghiệp.
5. Những câu hỏi thường gặp (FAQs)
5.1 Khi nào doanh nghiệp nên tăng lương cho nhân viên?
- Tăng lương định kỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động
- Khi doanh nghiệp có lợi nhuận và khả năng tài chính cho phép.
- Khi hiệu quả công việc của nhân viên tăng cao.
- Khi mức lương của nhân viên thấp hơn mức lương chung của thị trường cho cùng vị trí công việc.
- Khi doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên tài năng.
5.2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức tăng lương của nhân viên?
- Hiệu quả công việc của nhân viên.
- Mức lương chung của thị trường cho cùng vị trí công việc.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Chính sách tăng lương của doanh nghiệp.
- Vị trí công việc của nhân viên.
- Thâm niên công tác của nhân viên.
5.3 Làm thế nào để doanh nghiệp xác định mức tăng lương hợp lý cho nhân viên?
- Tham khảo mức lương chung của thị trường cho cùng vị trí công việc.
- Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
- Xác định khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Áp dụng các tiêu chí đánh giá khách quan để xác định mức tăng lương cho từng nhân viên.
5.4 Việc tăng lương có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp?
- Tích cực:
- Tăng động lực làm việc của nhân viên.
- Nâng cao hiệu quả công việc.
- Giữ chân nhân viên tài năng.
- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.
- Tiêu cực:
-
- Tăng chi phí cho doanh nghiệp.
- Có thể dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các nhân viên.
5.5 Một số lưu ý quan trọng khi doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên
- Cần có chính sách tăng lương rõ ràng và minh bạch.
- Cần công khai chính sách tăng lương cho tất cả nhân viên.
- Cần đảm bảo mức tăng lương phù hợp với hiệu quả công việc và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Cần tăng lương một cách công bằng và bình đẳng cho tất cả nhân viên.
Trên đây là 6 mẫu quyết định tăng lương mà Fastdo đã tổng hợp được. Hi vọng những mẫu này sẽ giúp nhà quản lý trong việc ghi nhận, khen thưởng cho cá nhân xứng đáng.
>>> Tham khảo thêm:
- [TẢI MIỄN PHÍ] Mẫu đề xuất nhân sự cho Doanh nghiệp
- [TẢI MIỄN PHÍ] 2 Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty chuẩn cho nhân viên