Đối với doanh nghiệp thì lương tháng 13 là một trong những chính sách có thể thu hút người lao động. Đối với nhiều người lao động thì nhận được lương tháng 13 tức là họ có thêm một khoản để đảm bảo cho 1 cái Tết sung túc hơn.
Vậy nên, cứ về cuối năm là các cuộc thảo luận về lương tháng 13 của các doanh nghiệp lại rầm rộ trên các diễn đàn mạng và trong các cuộc “trà dư tửu hậu” của người dân. Vậy thì thực chất lương tháng 13 là gì?
Hãy xem bài viết của FASTDO dưới đây để tìm hiểu bản chất thật sự của khoản lương tháng 13 đang gây nhiều tranh cãi này.
1. Lương tháng 13 có bắt buộc không?
Cụm từ “lương tháng 13” là cách gọi khác mà mọi người hay dùng để nói về khoản tiền thưởng mà người lao động được nhận vào cuối năm. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề lương tháng 13 có bắt buộc không? Thực chất thì khái niệm lương tháng 13 không được đề cập cụ thể trong bất cứ quy định nào trong các điều khoản của Bộ luật lao động.
Vậy thì để tìm hiểu bản chất thật sự của lương tháng 13 chúng ta có thể dựa trên các quy định liên quan về tiền thưởng đã đề cập trong Bộ luật lao động để làm căn cứ đánh giá.
- Thứ nhất, theo như Điều 103 của Bộ luật lao động thì tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm và đánh giá kết quả hoàn thành công việc của người lao động để thưởng cho họ. Và dĩ nhiên các quy chế về tiền thưởng thì hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định sau khi đã có sự tham khảo với công đoàn lao động tại cơ sở.
- Thứ hai, thời gian trao khoản tiền này thường là vào dịp cuối năm sau khi người lao động đã nhận được tiền lương tháng 12 và chuẩn bị có một kỳ nghỉ tết dài ngày. Hơn nữa khoản tiền này cũng ở mức khá cao. Chính vì vậy nó được xem như là một khoản thu nhập của một tháng làm việc.
Như vậy, qua nội dung được đề cập trên thì có thể đánh giá chính xác rằng lương tháng 13 chính là khoản thưởng vào dịp cuối năm cho người lao động. Vậy thì lương tháng 13 có bắt buộc không? Tất nhiên lương tháng 13 không phải là một khoản tiền mà doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả cho người lao động.
Khoản thưởng này như là một thành ý của doanh nghiệp và mang ý nghĩa động viên khuyến khích người lao động vì một năm làm việc chăm chỉ, hoàn thành tốt các công việc được giao. Đồng thời cũng thể hiện một năm kinh doanh, sản xuất thành công của doanh nghiệp.
>>> ĐỌC THÊM: Lương tháng 13 nhận khi nào? Điều người lao động cần nắm
2. Những điều cần nắm về lương tháng 13 là gì?
Chính vì không có bất cứ quy định về lương tháng 13 về mặt pháp lý nên sẽ gây ra một vài hiểu nhầm trong thực tế thực hiện. Vậy nên doanh nghiệp và người lao động nên tìm hiểu và nắm rõ một số vấn đề liên quan đến lương tháng 13 dưới đây:
2.1. Người sử dụng lao động không bắt buộc chi trả lương tháng 13.
Không có bất kỳ quy định nào bắt buộc về việc chi trả khoản lương thưởng này cho người lao động. Việc thực hiện chi trả tháng lương thứ 13 dựa trên tình hình kinh doanh, sản xuất và doanh thu cuối năm của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, các quy chế về khoản này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ trương của từng doanh nghiệp và pháp luật không thể can thiệp. Trừ trường hợp tháng lương thứ 13 được đề cập cụ thể trong hợp đồng lao động thì người lao động có quyền đòi hỏi người sử dụng lao động phải hoàn thành đúng theo thỏa thuận đã được ký kết.
>>> XEM NGAY: Lương tháng 13 và thưởng tết giống hay khác nhau? Điều người lao động cần nắm
2.2. Lương tháng 13 vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Theo căn cứ đưa ra ở trên, tháng lương thứ 13 là một khoản tiền thưởng mà người lao động được nhận từ doanh nghiệp. Vậy nên dựa vào Luật thuế thu nhập cá nhân tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 thì lương tháng 13 vẫn được coi là một khoản thu nhập được tính dựa trên tiền công, tiền lương. Chính vì vậy người lao động sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lương tháng 13.
>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức
2.3. Không tính đóng BHXH đối với lương tháng 13.
Theo nội dung được trích từ quy định ở Điều 30, Khoản 3 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng được quy định tại điều 103 của Bộ luật lao động.
Chính vì vậy, theo như căn cứ tìm hiểu quy định về lương tháng 13 đã được đề cập ở trên, thì tháng lương thứ 13 13 không nằm trong quy định đóng BHXH bắt buộc. Vậy nên không cần phải trích lương tháng 13 để đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
>>> ĐỌC NGAY: Kế toán trưởng: Vị trí quan trọng và những yêu cầu nghiêm ngặt
3. Mức lương tháng 13 được tính như thế nào?
Hãy trải nghiệm cách fCheckin giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng việc chấm công dễ dàng và tạo báo cáo Excel tự động. Dữ liệu chấm công sẽ được tự động tổng hợp và xuất file Excel, giúp bạn nắm bắt thông tin quan trọng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Hầu hết các doanh nghiệp chỉ áp dụng tính lương tháng 13 cho đối tượng lao động đảm bảo được những yếu tố mà doanh nghiệp đề ra như sau:
- Người lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn xác định và làm việc tại đơn vị ở vị trí chính thức từ 1 tháng trở lên.
- Người lao động vẫn đang làm việc tại doanh nghiệp tính đến thời đểm trả lương tháng 13.
Chính vì không có văn bản luật nào đưa ra quy định về cách tính mức lương tháng 13 nên mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính toán lương tháng 13 khác nhau.
Tuy nhiên có một vài cách tính lương tháng 13 khá phổ biến mà các doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay.
3.1. Tính Lương tháng 13 dựa trên tiền lương trung bình.
- Đối với lao động làm đủ 12 tháng không có sự thay đổi về mức lương:
Lương tháng 13 sẽ là mức tiền lương trung bình của 12 tháng. Lương tháng 13 = 1 tháng lương
- Đối với lao động làm đủ 12 tháng nhưng có sự thay đổi mức lương thì được tính như sau:
Lương tháng 13 =[( Mức lương chưa thay đổi * Số tháng làm việc tương ứng)+ ( Mức lương thay đổi * Số tháng làm việc tương ứng)]/12
Số tháng làm việc ở đây là số tháng người lao động được nhận theo mỗi mức lương.
Ví dụ: Lương của anh B từ tháng 1 đến tháng 9 là 5 triệu, từ tháng 10 đến tháng 12 là 7 triệu. Vậy theo công thức tính trên, anh B sẽ nhận lương tháng 13 là 5,5 triệu.
- Đối với lao động chưa làm đủ 12 tháng: Công thức sẽ được tính theo như sau:
Lương tháng 13= (Số tháng làm việc/12) * Tiền lương trung bình các tháng.
Ví dụ: Chị Nhàn trở thành nhân viên chính thức tính đến tháng 12 là 4 tháng với mức lương 6 triệu 1 tháng. Vậy áp dụng công thức trên, chị Nhàn có mức lương tháng 13 là 2 triệu.
>>> ĐỌC THÊM: Kế toán nội bộ và những công việc quan trọng tổ chức
3.2. Lương tháng 13 tính bằng mức lương tháng 12.
Một số doanh nghiệp chọn mức lương tháng 13 bằng với mức lương tháng 12 mà người lao động nhận được. Chứ không cần tính toán kỹ lưỡng theo các công thức được đề cập. Sử dụng cách tính này sẽ hỗ trợ lợi ích tối đa cho người lao động.
>>> XEM NGAY: Kế toán bán hàng và 7 nghiệp vụ cơ bản cần biết
4. Những lưu ý khi tính lương tháng 13 là gì?
Tháng lương thứ 13 là một khoản thù lao đặc thù không được quy định rõ ràng tuy nhiên vẫn phải căn cứ theo một vài nội dung tương ứng liên quan nằm trong quy định của bộ luật lao động.
Vậy nên khi lập bảng tính lương tháng 13 cho người lao động, doanh nghiệp cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Như đã đề cập ở trên, lương tháng 13 là 1 khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân nên kế toán doanh nghiệp cần phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người được hưởng lương tháng 13.
- Doanh nghiệp chi trả lương tháng 13 vào tháng nào thì sẽ phải tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động được hưởng vào tháng đó.
- Thuế thu nhập cá nhân của lương tháng 13 được tính toán như sau:
- Lương tháng 13 được phát vào tháng nào thì cộng với lương của tháng đó để tính thuế. Các khoản được giảm trừ và thu nhập miễn thuế chỉ được tính một lần bình thường giống như các tháng khác. Rồi sau đó tính theo phương pháp lũy tiến từng phần như đã quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Thời điểm kê khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân lương tháng 13 là tháng hoặc quý mà người lao động thực nhận chi trả.
- Lương tháng 13 không đóng BHXH bắt buộc theo như văn bản được đề cập ở trên, nên kế toán doanh nghiệp không trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối người lao động khi chi trả lương tháng 13.
Như vậy, qua bài viết trên người đọc đã có thông tin chi tiết về lương tháng 13. Hi vọng cả doanh nghiệp và người lao động điều nhìn nhận rõ và có đánh giá chính xác về khoản thu nhập này. Bởi vì một khi thực hiện tốt thì cả 2 bên điều nhận được những lợi ích không nhỏ.
>>>> XEM THÊM BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
- Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao
- Khái niệm hàng tồn kho và nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn
- 18 cách công nhận ý tưởng đóng góp cho công ty của nhân viên
- 9 lợi ích của làm việc nhóm đối với cá nhân và doanh nghiệp