Bạn đang thắc mắc Mentoring là gì? Các loại mô hình Mentoring hiện nay? Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và cung cấp thêm thông tin về sự khác biệt giữa Mentoring và Coaching. Bạn hãy xem đọc bài viết để tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Mentoring là gì?
Cố vấn – Mentoring là quá trình truyền tải thông tin liên quan đến công việc hay cơ hội phát triển nghề nghiệp dựa trên mối quan hệ hợp tác. Mentoring thường xảy ra giữa người quản lý (mentor) và nhân viên cấp dưới (mentee) nhằm phát triển cá nhân và sự nghiệp của người được cố vấn. Điểm quan trọng trong Mentoring là người cố vấn phải có những kinh nghiệm mà những người khác có thể học hỏi. Xa hơn, một số người được cố vấn có thể xem mentor là hình mẫu lý tưởng không chỉ về chuyên môn nhất định mà còn là về lối sống, phong cách hay triết lý nào đó.
Trong quá trình mentoring, hai bên sẽ có những mục tiêu nhất định về lĩnh vực người được cố vấn muốn phát triển. Từ đó, cố vấn sẽ có nhiều hình thức hỗ trợ học tập hoặc mở ra nhiều cơ hội cho người được cố vấn.
2. Mentoring program là gì?
Mentoring program là các chương trình, kế hoạch được thiết lập bởi sự kết hợp của Mentor và Mentee. Đây là chương trình đem lại cơ hội để tạo nên các kế hoạch phù hợp, rõ ràng và chi tiết cho quá trình làm việc của Mentee. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp Mentee nâng cao hiệu quả trong công việc bởi vì sự thành công luôn đến từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trong một quá trình mentoring program, công việc của mentor và mentee bao gồm những công việc sau:
Mentor
|
Mentee
|
|
Công việc
|
Hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm: Mentor đóng vai trò như một người thầy, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những bài học quý báu trong công việc và cuộc sống cho mentee. Đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch: Tìm hiểu nguyện vọng của Mentee, đánh giá mục tiêu đó và xác định thêm mục tiêu phát triển. Xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Cung cấp sự hỗ trợ và động viên: Tạo một môi trường an toàn và hỗ trợ để Mentee chia sẻ, tự tin khám phá và vượt qua khó khăn. Đánh giá và phản hồi: Đánh giá tiến độ của Mentee và cung cấp những phản hồi xây dựng để Mentee cải thiện bản thân. Làm gương: Trở thành một tấm gương sáng để Mentee học hỏi và noi theo. |
Đặt câu hỏi và tìm kiếm lời khuyên: Chủ động đặt câu hỏi, chia sẻ những thách thức, băn khoăn và tìm kiếm lời khuyên từ Mentor. Lắng nghe và học hỏi: Chú ý lắng nghe những chia sẻ của Mentor và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch: Cùng Mentor xác định mục tiêu phát triển theo khung năng lực và xây dựng kế hoạch hành động. Cam kết thực hiện: Cam kết thực hiện các kế hoạch đã đặt ra và báo cáo tiến độ cho Mentor. Đánh giá chương trình: Đánh giá hiệu quả của chương trình và cung cấp phản hồi để cải thiện chương trình. |
- Gặp mặt theo dõi tiến độ định kỳ: Mentor và Mentee gặp nhau định kỳ để trao đổi về tiến độ, thảo luận về các vấn đề, những khó khăn gặp phải và xây dựng kế hoạch tiếp theo.
- Tham gia các sự kiện, hoạt động chung: Cùng nhau tham gia các sự kiện, hội thảo hoặc khóa học để mở rộng mạng lưới và học hỏi thêm. Mentor thường có mối quan hệ tốt nên có cơ hội tham gia nhiều sự kiện hữu ích đây là cơ hội để mentee mở rộng mối quan hệ cá nhân.
- Chia sẻ tài liệu: Mentor chia sẻ các tài liệu, bài viết hoặc các nguồn tài nguyên hữu ích cho Mentee.
- Cung cấp cơ hội thực hành: Mentor tạo điều kiện cho Mentee thực hành những kiến thức đã học thông qua các dự án hoặc nhiệm vụ thực tế. Nhiều cơ hội việc làm có thể được mentor giới thiệu cho các mentee tham khảo.
3. Phân loại mô hình Mentoring
Mô hình Mentoring được chia làm năm loại và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt.
- Mô hình 1:1: Đây là khái niệm khái quát về các hình thức Mentoring chỉ gồm Mentor và Mentee. Mentor là người có kinh nghiệm được mentee tin tưởng học theo để tích lũy kinh nghiệm.
- Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực: Đây là hình thức Mentoring mà một cố vấn thực sự không tồn tại. Các đồng nghiệp sẽ Mentor lẫn nhau, cùng nhau phát triển năng lực bằng cách chia sẻ và phản hồi.
- Mô hình Mentoring theo nhóm: Đây là hình thức mà một Mentor sẽ cố vấn cho nhiều Mentee cùng lúc.
- Mô hình Mentoring cho cấp quản lý/điều hành: Đây là hình thức Mentoring dài hạn, như một quản lý cấp cao cố vấn cho nhân viên cấp dưới đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp sau vài năm.
3.1 Mô hình 1:1
Mô hình 1:1 là loại hình Mentoring phổ biến nhất hiện nay. Trong mô hình này, một Mentor sẽ được ghép cặp và thực hành trực tiếp với một Mentee. Đây là loại hình hợp tác giúp cả hai bên cùng trưởng thành đồng thời phát triển các mối quan hệ cá nhân dựa trên sự hỗ trợ và hợp tác. Điểm hạn chế của mô hình này là không đủ Mentor có trình độ cao để hỗ trợ các Mentee tối đa.
3.2 Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực
Đây là mô hình có nhiều điểm giống mô hình Mentoring 1:1. Điểm khác biệt của mô hình này là cố vấn và Mentee không được phỏng vấn và thực hiện quá trình ghép cặp bởi một người quản lý chương trình Mentoring. Mentor sẽ đưa tên tuổi mình vào danh sách những cố vấn thuộc chương trình để Mentee chủ động tự đưa ra lựa chọn và xin đề xuất hỗ trợ.
Mô hình này giúp huy động nguồn lực trên tinh thần tự nguyện của các Mentor và Mentee. Cả hai có thể khai thác nguồn lực bằng cách chủ động liên hệ, gặp gỡ, xin hỗ trợ và lời khuyên từ người phụ trách Mentoring. Mô hình này mang tính tổ chức cao nên sẽ có những hạn chế về sự lệch pha khá lớn về năng lực giữa Mentor và Mentee.
3.3 Mô hình Mentoring theo nhóm
Đây là mô hình đòi hỏi mỗi Mentor phải làm việc theo nhóm cùng nhiều Mentee cùng lúc. Cuộc gặp gỡ của nhóm sẽ diễn ra hai lần mỗi tháng để cùng thảo luận về các chủ đề khác nhau. Các cuộc thảo luận kết hợp giữa cố vấn từ những người có kiến thức chuyên môn và mọi người trong nhóm sẽ giúp các Mentee có thể học hỏi thêm những kỹ năng.
Hạn chế trong mô hình Mentoring này đó là vấn đề duy trì cuộc gặp thường xuyên và hiệu quả. Mentoring theo nhóm cũng hạn chế cơ hội để những thành viên có thể xây dựng quan hệ cá nhân. Tuy nhiên, các nhóm cùng ngành nghề vẫn có thể lên kế hoạch thực hiện và tận dụng mô hình này để có thể khai thác hết những thế mạnh của các Mentor thành công trong ngành.
3.4 Mô hình Mentoring cho cấp quản lý/điều hành
Đây là mô hình mang tính áp đặt nhưng lại là một cách vô cùng hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa Mentoring trong một tổ chức cụ thể. Không những thế, mô hình này còn giúp cấp quản lý phát triển các kỹ năng thực tế và những kiến thức về Mentoring nhanh chóng.
Mô hình Mentoring này rất phù hợp để áp dụng trong các doanh nghiệp có mong muốn xây dựng và phát triển văn hóa tương trợ trong nội bộ và giữ chân nhân viên giỏi. Bằng mô hình này, tất cả nhân viên đều có thể tìm đến và nhờ sự trợ giúp từ một người cố vấn ở cấp cao hơn.
4. Lợi ích mà Mentoring mang lại
Mentoring đang này càng trở thành một phần kỹ năng cần thiết và quan trọng dành cho các cấp quản lý. Một Mentor tốt sẽ có khả năng giúp các Mentee cải thiện hiệu quả trong công việc, học được các kỹ năng mới và ngày càng tự tin hơn. Các Mentor cũng nhận được nhiều lợi ích qua Mentoring như quan điểm mở rộng, tăng cường các kỹ năng kỹ thuật, lãnh đạo và giao tiếp…
Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? Phần mềm chấm công fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay. Bấm nút dưới đây để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia:
5. 5 phương pháp tìm kiếm mentor phổ biến
- Mạng lưới cá nhân: Tìm kiếm trong vòng tròn bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cựu sinh viên cùng trường, hoặc những người bạn quen biết qua các hoạt động xã hội. Phương pháp này dễ dàng tiếp cận và có tín nhiệm cao khi mentee đã có sự hiểu biết nhất định về mentor đó, tạo cảm giác tin tưởng và an tâm.
- Các tổ chức và cộng đồng: Có nhiều hội nhóm dành cho sinh viên và học sinh học hỏi kinh nghiệm trên mạng xã hội. Tham gia vào các tổ chức, câu lạc bộ, hội nhóm liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm. Nhiều tổ chức có các chương trình Mentoring chính thức hoặc không chính thức.
- Các nền tảng trực tuyến: Sử dụng các nền tảng trực tuyến như LinkedIn, các diễn đàn chuyên ngành, các nhóm trên Facebook, LinkedIn để tìm kiếm Mentor. Đây là nơi bạn có thể tìm mentor từ khắp nơi trên thế giới. Không những thế, nhiều nền tảng cung cấp các cơ hội để có thêm nhiều bạn mới để cùng trao đổi.
- Chương trình Mentoring của doanh nghiệp: Nhiều công ty có tổ chức các cuộc thi về case study. Hoặc, nếu bạn đang làm việc tại một công ty, hãy tìm hiểu xem công ty có chương trình Mentoring nào không. Mentor thường là người trong công ty, giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và quy trình làm việc, có cơ hội được tiếp cận sâu hơn vào chuyên môn
- Các sự kiện và hội thảo: Tham gia các sự kiện, hội thảo, hội nghị liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm để gặp gỡ các chuyên gia và tìm kiếm cơ hội kết nối.
6. Điểm khác biệt giữa Coaching và Mentoring là gì?
Mục đích của Coaching là nhằm giúp Mentee đạt được kỹ năng hay các kiến thức cụ thể. Cá nhân sẽ làm việc với người có chuyên môn đào tạo để nhân được các kiến thức nhất định. Trọng tâm Coaching là hoạt động mang tính chuyên nghiệp, không phải cá nhân. Trong nhiều chừng mực, đào tạo viên của Coaching cũng giống với vai trò của người giáo viên.
Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người đầy đủ các thông tin về Mentoring là gì. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn biết thêm về các thông tin bổ ích và liên quan về Mentoring. Nếu bạn đang tìm một phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả thì hãy liên hệ ngay cho Fastdo để được hỗ trợ nhé!
>>>> CÁC BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA:
- Horenso là gì? Nguyên tắc áp dụng phương pháp Horenso
- Kaizen là gì? Tất tần tật về Kaizen mà Doanh nghiệp cần biết
- Tư duy thiết kế là gì? Bước đột phá tạo ra những giá trị mới
- 4 nghệ thuật quản lý nhân sự tài tình trong doanh nghiệp
- Cách xây dựng quy trình làm việc hiệu quả cho Doanh nghiệp