Thị phần là một khái niệm quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong Doanh nghiệp. Xác định đúng thị phần sẽ giúp Doanh nghiệp xác định được vị thế hiện tại của thương hiệu trên thị trường, từ đó có các định hướng phù hợp nhằm củng cố hoặc cải thiện. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu thị phần là gì và cách xác định thị phần hiệu quả qua bài viết sau!
1. Thị phần là gì?
Thị phần (Market Share) thể hiện rõ thông qua số lượng sản phẩm/ dịch vụ được tiêu thụ của Doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Thị phần càng cao chứng tỏ Doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác.
Cho dù đang hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào, Doanh nghiệp đều cần sở hữu càng nhiều thị phần càng tốt. Thị phần càng cao chứng tỏ Doanh nghiệp của bạn đang xây dựng các chiến lược, phương hướng phù hợp và có hiệu quả. Do đó, hiểu và biết cách xác định thị phần là kiến thức cơ bản mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có
2. Những vai trò của việc xác định thị phần đối với Doanh nghiệp
Thị phần đóng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp. Vậy những vai trò của thị phần là gì?
2.1 Giúp Doanh nghiệp nắm bắt được tốc độ phát triển của mình
Trong quá trình kinh doanh, lãnh đạo công ty sẽ nắm bắt được tình hình hiện tại và tìm ra hướng đi thích hợp nhờ việc theo dõi tốc độ tăng trưởng. Thị phần thấp cho thấy thương hiệu của bạn đang phát triển khá chậm so với mặt bằng chung. Xác định được điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có các chiến lược nhằm cải thiện vị thế của thương hiệu trên thị trường một cách hiệu quả.
2.2 Xác định được vị thế của mình trên thị trường
Việc nghiên cứu thị phần sẽ giúp Doanh nghiệp xác định được vị thế và năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường so với đối thủ. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có chiến lược hiệu quả và tập trung triển khai nhiều hoạt động hơn để đảm bảo sự lâu dài.
2.3 Tạo động lực cho sự phát triển của Doanh nghiệp
Nắm bắt được thị phần cũng như phần trăm chiếm lĩnh thị trường, Doanh nghiệp sẽ có cơ sở để tạo động lực phát triển và bổ sung nguồn nhân lực nếu cần thiết. Nếu thị phần vẫn thấp, Doanh nghiệp nên nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực để có thể cải cách và thực hiện các chiến lược để gia tăng phần trăm chiếm lĩnh thị trường.
Trong trường hợp thị phần đã cao và có tốc độ phát triển tốt, việc xác định thị phần sẽ thúc đẩy Doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
3. 3 lưu ý cần nắm trước khi tính thị phần
Trước khi tìm hiểu công thức tính thị phần là gì, doanh nghiệp cần nắm rõ nhưng lưu ý cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn áp dụng đúng cách tính và hạn chế sai sót. Sau đây là một vài lưu ý mà doanh nghiệp nên cân nhắc:
- Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về thị trường trong lĩnh vực của mình.
- Thời gian trong công thức thị phần sẽ là tháng hoặc năm. Nguyên nhân là vì thị phần đại diện cho phần trăm chiếm lĩnh của doanh nghiệp trong toàn ngành vào một thời điểm cụ thể
- Đơn vị tính thị phần bắt buộc phải đồng nhất, đồng thời điểm.
4. 3 cách tính thị phần đơn giản và chính xác
Việc tính thị phần giúp công ty xác định được vị thế và có động lực phát triển. Sau đây là 3 cách tính market share đơn giản mà doanh nghiệp nên áp dụng.
4.1 Công thức tính thị phần tuyệt đối
2 công thức tính thị phần phổ biến hiện nay là:
- Cách 1:
Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp/ Tổng doanh số toàn thị trường
- Cách 2:
Thị phần = Tổng số sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp/ Tổng sản phẩm tiêu thụ toàn thị trường
Một ví dụ về cách áp dụng công thức tính thị phần tuyệt đối:
- Doanh nghiệp B kinh doanh sách dạy kiến thức
- Tổng thị phần khi bán ra là 1000 quyển sách
- Doanh nghiệp B bán được 200 quyển sách
Sau khi áp dụng công thức tính thị phần tuyệt đối, bạn sẽ được (200/1000)*100 = 20% . Điều này cho thấy doanh nghiệp B đang chiếm khoảng 20% thị phần sách dạy kiến thức trên thị trường.
4.2 Công thức tính thị phần tương đối
Việc sử dụng công thức thị phần tương đối sẽ giúp bạn xác định được lợi thế và quy mô của mình so với các thương hiệu khác. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược phù hợp để cạnh tranh và mở rộng thị trường của mình.
Doanh nghiệp hãy áp dụng 2 công thức sau để tính thị phần:
- Cách 1:
Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu mà Doanh nghiệp thu được/ Tổng doanh số thu được của đối thủ cạnh tranh trên toàn thị trường
- Cách 2:
Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm Doanh nghiệp đã bán ra/ Tổng sản phẩm đối thủ cạnh tranh đã bán ra trên thị trường
Bên cạnh việc sử dụng các công thức trên, doanh nghiệp phải lưu ý một vài yếu tố khi tính toán thị phần tương đối:
- Nếu kết quả thị phần tương đối lớn hơn 1, doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh.
- Nếu kết quả thị phần tương đối nhỏ hơn 1, đối thủ đang có lợi thế cạnh tranh.
- Nếu kết quả thị phần tương đối bằng 1, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủ ngang bằng.
4.3 Xác định thị phần tăng trưởng bằng mô hình BCG
Khi đã tìm hiểu thị phần là gì, doanh nghiệp sẽ không thể bỏ qua mô hình BCG. Đây là cách giúp thương hiệu nhận biết khả năng tăng trưởng qua các xếp loại như Ngôi sao, Con bò sữa, Dấu chấm hỏi và Con chó.
- Ngôi sao: Sản phẩm của doanh nghiệp đang phát triển khá tốt trên thị trường. Bạn hãy tiếp tục đầu tư vì thị phần rất khả quan.
- Con bò sữa: Thị phần của sản phẩm đang tăng ở mức ổn định và đem lại doanh thu đều cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tập trung duy trì thị phần ở mức độ vừa phải, tránh việc giảm thị phần.
- Dấu hỏi chấm: Sản phẩm của doanh nghiệp vẫn còn chưa có độ nhận diện và tăng trưởng cao. Thị phần trong thời gian sắp tới khó xác định. Doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh các chiến dịch marketing vào những sản phẩm thuộc nhóm này.
- Con chó: Sản phẩm chiếm thị phần nhỏ trên thị trường và không mang lại nhiều doanh thu. Doanh nghiệp cần xử lý, loại bỏ sớm để tránh tổn thất chi phí, đồng thời tập trung vào thị phần ở những nhóm trên.
5. 7 Phương pháp gia tăng thị phần cho Doanh nghiệp
Nếu Doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm chiến lược để gia tăng thị phần cho sản phẩm. Sau đây là 7 phương pháp giúp các thương hiệu chiếm phần lớn market share trên thị trường.
5.1 Áp dụng chiến lược 4C Marketing
Chiến lược 4C Marketing gồm 4 yếu tố chính là Customer, Cost, Convenience và Communication. Việc áp dụng phương pháp này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và xây dựng các chiến dịch phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
5.1.1 C1: Customer Solutions – Cung cấp giải pháp cho khách hàng
Nhiều Doanh nghiệp chỉ tính toán thị phần một cách máy móc mà không quan tâm đến những giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại cho khách hàng. Để có thể gia tăng thị phần, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc cung cấp giải pháp cho nhu cầu của khách hàng thông qua các yếu tố: Giá trị sản phẩm/ dịch vụ, năng lực cạnh tranh, vị thế thương hiệu.
Phương pháp để xác định giải pháp và nhu cầu cho khách hàng là nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp để xác định chính xác nhu cầu người tiêu dùng. Qua nghiên cứu, bạn có thể sử dụng nguồn dữ liệu để làm trọng tâm cho các chiến lược phát triển sản phẩm của Doanh nghiệp mình.
5.1.2 C2: Customer Cost – Cân nhắc đến chi phí khách hàng
C2 mà 4C Marketing đề cập chính là Cost – Chi phí. Chi phí này bao gồm thời gian, địa điểm mà khách hàng mua dịch sản phẩm dịch vụ của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, C2 còn tính đến các chi phí về xăng xe, vận hành, sử dụng,…
Với chiến lược này, Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau đây: khả năng chi trả, sự hài lòng của khách hàng, giá trị sản phẩm tạo ra. Ngoài các yếu tố trên cần trả lời các câu hỏi như: Mức giá đã phù hợp với khách hàng hay chưa? Tổng chi phí mà khách hàng phải trả là bao nhiêu để sở hữu được sản phẩm dịch vụ của bạn?…
5.1.3 C3: Convenience – Ảnh hưởng của sự thuận tiện đến quyết định mua hàng
Quá nhiều sự bất tiện trong quá trình mua hàng sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua của người tinh dùng.Chính vì vậy, Doanh nghiệp cần xây dựng cho khách hàng của mình một hành trình suôn sẻ nhất. Từ đó, khách hàng của bạn sẽ dễ dàng ra quyết định mua và gắn bó với thương hiệu của bạn hơn.
Để cải thiện yếu tố này, Doanh nghiệp cần xem xét những điểm sau: khách hàng gặp vấn đề gì khi mua hàng của Doanh nghiệp? Sản phẩm của công ty đã thực sự mô tả chính xác, chi tiết hay chưa? Nếu khách hàng có thắc mắc trong quá trình mua hàng thì Doanh nghiệp hỗ trợ như thế nào?…
5.1.4 C4: Communication – Giao tiếp giữ vai trò quyết định
Giao tiếp là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của chiến lược Marketing 4C. Với C4, Doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố như Mức độ tương tác của khách hàng, trả lời câu hỏi WIIFM (What’s in it for me? – Tại sao tôi cần cái này?) của khách hàng,…
Sự phát triển truyền thông sẽ là phương tiện giúp Doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược tiếp thị qua internet một cách dễ dàng. Ví dụ như trên các nền tảng Facebook, Instagram…các marketer có thể tạo khảo sát, theo dõi lượt thích, chia sẻ, review…
5.2 Mua lại thị phần từ đối thủ trên thị trường
Mua lại thị phần đối thủ là phương pháp nhanh nhất để gia tăng thị phần cho Doanh nghiệp, Khi đó, khách hàng của đối thủ sẽ trở thành khách hàng của chính Doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh cũng từ đó được giảm bớt. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp phát triển và ổn định thị phần trong tương lai.
Một vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hình thức này, đó là Doanh nghiệp cần bỏ ra một khoản chi phí lớn để mua lại thị phần. Từ đó, Doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược tính toán hợp lý, phù hợp nhằm giữ vững thị trường vừa được mua lại.
5.3 Tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ cho các thị trường ngách
Để khách hàng có thể nhớ đến thương hiệu, Doanh nghiệp hãy khai thác triệt để những điểm độc đáo để giúp thương hiệu nổi bật so với các đối thủ trên thị trường. Những điểm khác biệt này sẽ giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm của bạn hơn và họ sẽ có xu hướng tìm đến thương hiệu mỗi khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng nên kết hợp những điều khác biệt này vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này sẽ giúp thương hiệu có một màu sắc rõ ràng hơn so với đối thủ. Từ đó, khách hàng phù hợp sẽ tìm đến Doanh nghiệp nhiều hơn.
5.4 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Để gia tăng thị phần, doanh nghiệp nên nghiên cứu và học hỏi những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Điều này giúp bạn học hỏi được những ưu điểm của họ và cải thiện cho thương hiệu của mình được tốt hơn. Đồng thời, Doanh nghiệp cũng nên tìm những điểm khác biệt mà đối thủ không có và tận dụng để thu hút khách hàng.
5.4.1 Luôn đổi mới
Thị trường luôn thay đổi, các đối thủ liên tục phát triển những sản phẩm mới đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Nếu Doanh nghiệp không chịu đổi mới để tốt hơn, điều này sẽ khiến hàng cảm thấy sản phẩm của công ty bạn không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Do đó, họ sẽ rời bỏ thương hiệu của bạn.
Do đó, Doanh nghiệp nên đổi mới sản phẩm, cách thức sản xuất hay ứng dụng các công nghệ mới vào sản phẩm mà đối thủ chưa cung cấp. Với những phương thức đổi mới này, công ty sẽ dần đạt được lợi thế cạnh tranh và từ đó thống trị thị trường so với đối thủ.
5.4.2 Tập trung vào khách hàng hiện tại
Thay vì đi tìm khách hàng mới, việc tập trung bán cho những khách hàng hiện tại sẽ mang lại hiệu quả hơn và giúp Doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí. Bên cạnh đó, đối với những khách hàng đã rời đi, Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, phân tích nguyên nhân tại sao họ rời bỏ để có những chiến lược cải thiện phù hợp.
5.4.3 Tiếp thị đa kênh
Doanh nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau bao gồm bán lẻ, trực tuyến hoặc siêu thị. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy tận dụng truyền thông trên nhiều kênh như báo chí, radio hoặc internet để tiếp cận đến khách hàng. Việc tiếp thị đa kênh sẽ giúp khách hàng tăng trưởng thị phần của mình tốt hơn.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn tất tần tật nội dung liên quan đến câu hỏi thị phần là gì. Fastdo hy vọng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được thị phần cũng như có các chiến lược để phát triển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng lâu dài.
Bộ giải pháp phần mềm OKRs Tốt nhất Việt Nam – fOKRs được thiết kế dựa trên lý thuyết của Andy Grove – Cha đẻ OKRs hiện đại. Giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng áp dụng OKRs, tập trung quản lý những mục tiêu quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng gấp 3 lần/năm.
>>> Tham khảo các chủ đề liên quan khác:
- TOP 10 các chiến lược định giá sản phẩm trong Marketing hiệu quả
- Mô hình PEST: 4 bước phân tích môi trường kinh doanh toàn diện
- Chiến lược đại dương xanh – 6 nguyên tắc & 5 case studies điển hình