Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là việc xây dựng các mục tiêu dựa trên các nguồn lực của doanh nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những thành công, kinh doanh phát triển. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm mấy kế hoạch? Hãy cùng FASTDO theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra phương pháp lập kế hoạch tốt nhất nhé!
>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Top 11 những kỹ năng cần có khi đi làm và cách để rèn luyện
- Những công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức
- Dự án là gì? Nắm cơ bản về đặc trưng, phân loại của 1 dự án
1. Lập kế hoạch trên cơ sở trọng yếu
Trong phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch trên cơ sở trọng yếu là công việc dựa theo xu hướng, mối liên hệ giữa những yếu tố như chi phí, doanh thu, KPI để dự báo các giá trị tương lai. Cách thực hiện phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp này rất đơn giản, bạn chỉ cần thay đổi số liệu trong các tài khoản trọng yếu, giá trị mục tiêu kế hoạch sẽ thay đổi tương ứng.
Phương pháp lập kế hoạch trên cơ sở trọng yếu sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, trực quan về chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên phương pháp này có một hạn chế là không thể tính toán được những ảnh hưởng của giá thành, doanh thu khi thay đổi chính sách chiết khấu và các yếu tố bên ngoài.
>>> ĐỌC NGAY: Công cụ dụng cụ và hạch toán phân bổ chi tiết trong tổ chức
2. Lập kế hoạch theo sáng kiến
Bạn có thể lập kế hoạch theo sáng kiến bằng cách ghi nhận lại các tác động của những việc làm cụ thể có ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp. Một dự án có thể bị tác động bởi các sáng kiến như:
- Một hành động được thực hiện.
- Các bộ phận trong nhóm triển khai dự án.
- Người chịu trách nhiệm nhiệm vụ triển khai dự án.
- Nguyên nhân thực hiện và phương pháp đo lường thành công.
- Thời gian tiến hành công việc cùng với ngày bắt đầu và ngày kết thúc.
- Các cột mốc để kiểm tra việc triển khai dự án.
- Các nguồn lực cần thiết.
Bạn có thể kết hợp các sáng kiến trong với các cơ sở trọng yếu để lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai phương pháp này là lập kế hoạch sáng kiến có thể kết hợp và dịch chuyển các sáng kiến, từ đó theo dõi các tác động đến kết quả tổng thể.
>>> ĐỌC THÊM: Cách xây dựng quy trình làm việc hiệu quả cho Doanh nghiệp
3. Lập kế hoạch dựa trên kịch bản
Lập kế hoạch dựa trên kịch bản sẽ giúp bạn dự báo được những gì có thể xảy ra trong tương lai. Việc đưa ra dự đoán sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian để nghĩ kỹ về lựa chọn trong những kịch bản kinh doanh khác nhau. Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến ở các công ty vừa và nhỏ trong việc phát triển tầm nhìn và quản lý chiến lược.
Một doanh nghiệp phải kiểm tra chiến lược đã lựa chọn có thể duy trì trong điều kiện chưa chắc chắn hay không bằng cách xem xét tất cả các kịch bản. Đây là lý do khiến doanh nghiệp nhìn vào xu hướng và các yếu tố có tầm ảnh hưởng đến các sự kiện. Nếu kịch bản hiện tại không thể tiếp tục trước những tác động thì doanh nghiệp nên đưa ra quyết định thay đổi kịch bản phù hợp.
>>> ĐỌC THÊM: Win-win là gì? 9 gợi ý giúp đạt được win-win trong đàm phán
4. Lập kế hoạch ứng phó
Lập kế hoạch ứng phó là công việc lên kế hoạch đối phó với các trường hợp rủi ro mà chưa chắc chắn có xảy ra hay không. Trong quá trình lập kế hoạch quản lý dự án, bản kế hoạch này là một phần không thể thiếu vì có vai trò mô tả từng hành động bạn cần phải làm nếu rủi ro xảy ra. Lưu ý là các rủi ro này đã được xác định từ trước đó.
Phương pháp lập kế hoạch ứng phó có nhiều nét tương đồng với kế hoạch kịch bản nhưng lại có mục đích khác nhau. Mục đích khi lập kế hoạch ứng phó là để xem xét các tác động của các yếu tố đến kết quả hiện tại và dự báo các rủi ro có thể xảy ra.
Phương pháp OKRs có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc lên kế hoạch kinh doanh thông qua những mục tiêu và kết quả chính đầy động lực và mang tính thực tế cao. Tuy nhiên, để có thể khai thác tối đa giá trị mà OKRs mang lại, bạn cần một công cụ phù hợp có thể hỗ trợ.
Bộ giải pháp quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo giúp bạn có thể triển khai hiệu quả phương pháp OKRs trên không gian được tích hợp đầy đủ mọi thứ liên quan đến OKRs. Không những thế, bộ phần mềm fOKRs hoàn toàn TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC cho nhân sự. Liên hệ ngay đến Fastdo để nhận được tư vấn nhé!
Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo. Click ngay vào ảnh để nhận bản Demo trải nghiệm các tính năng riêng biệt từ phần mềm.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA CÁC BÀI VIẾT SAU:
- Quy trình kinh doanh là gì? Cách lập sơ đồ quy trình kinh doanh
- Làm sao để trở thành Project Manager thành công, tài giỏi?
- Kanban là gì? Phương pháp Kanban trong quản lý dự án
- Quản lý dự án xây dựng là gì? Vai trò và phương pháp quản lý
Fastdo hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn lựa chọn được phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về các phần mềm quản trị doanh nghiệp chuyên biệt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây. Cảm ơn vì đã đọc bài viết!
Những phương pháp lập kế hoạch kinh doanh nào của doanh nghiệp phổ biến hiện nay?