Mentorship là gì? Quy trình xây dựng Mentorship cho doanh nghiệp

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (4 bình chọn)
mentorship nghĩa là gì

Bạn đang thắc mắc và muốn tìm hiểu Mentorship là gì và quy trình xây dựng Mentorship trong doanh nghiệp như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất? Bài viết của FASTDO sẽ giải đáp những thắc mắc này và giúp bạn hiểu hơn về lợi ích khi áp dụng Mentorship vào doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây. Cùng xem ngay nhé!

>>>> XEM THÊM:

1. Mentorship là gì?

Mentorship là sự ảnh hưởng, hướng dẫn hoặc định hướng được đưa ra bởi một người cố vấn. Trong môi trường tập thể như tổ chức hay doanh nghiệp, người cố vấn sẽ có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân viên từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Người cố vấn sẽ là người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao mà người khác có thể học hỏi. 

mentorship nghĩa là gì
Mentorship là gì?

>>> XEM THÊM: SLA là gì? 3 gợi ý giúp triển khai SLA hiệu quả

2. 6 loại hình Mentorship

Mentorship được chia thành 6 loại cố vấn cụ thể như sau:

  • Nhiều người cùng cố vấn: Mỗi người cố vấn khác nhau đều có những điểm mạnh khác nhau nên nhân viên sẽ có nhiều cơ hội mở rộng kiến ​​thức.
  • Người cố vấn nghề nghiệp hoặc thương mại: Đây là những người hiện đang làm trong lĩnh vực thương mại hoặc lĩnh vực mà nhân viên đang làm. Người cố vấn này sẽ là người cùng nhân viên thảo luận về các ý tưởng và cũng như cung cấp các cơ hội kết nối với các cá nhân khác trong ngành thương mại hoặc cùng lĩnh vực.
  • Người cố vấn trong ngành: Là người không chỉ tập trung vào chuyên môn mà có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc trong nghiên cứu, phát triển hoặc nắm bắt những thay đổi quan trọng trong ngành.
  • Người cố vấn tổ chức: Người cố vấn của tổ chức sẽ đưa ra thông tin rõ ràng về các sứ mệnh và chiến lược của tổ chức khi cần thiết.
  • Người cố vấn về quy trình làm việc: Là người có thể giúp nhân viên cắt bỏ những công việc không cần thiết, giải thích “chi tiết” của các dự án, nhiệm vụ hàng ngày và loại bỏ chúng. Người cố vấn này có thể hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Cố vấn công nghệ: Công nghệ càng ngày càng được cải tiến một cách nhanh chóng và trở thành một phần trong các giao dịch hàng ngày trong các công ty. Một người cố vấn về công nghệ sẽ có khả năng hỗ trợ sửa đổi các lỗi kỹ thuật, tư vấn về các hệ thống và hướng dẫn nhân viên áp dụng công nghệ mới.
mentorship là gì
Phân loại Mentorship

>>>> ĐỌC NGAY: Cách xây dựng quy trình làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Những lợi ích khi áp dụng phương pháp Mentorship là gì

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện hiệu suất của nhân viên và đưa công ty tới gần đích hơn đó là việc áp dụng chương trình Mentorship có sắp xếp, được đầu tư tốt. Ngoài ra, việc áp dụng Mentorship còn đem lại nhiều lợi ích như:

  • Phát triển đội ngũ quản lý và lãnh đạo tương lai.
  • Hỗ trợ sự phát triển năng lực nhân viên và lộ trình công danh.
  • Giữ gìn và phát huy các kiến ​​thức nền tảng, quan trọng trong tổ chức.
  • Cải thiện, nâng cao sự gắn kết và tinh thần nơi làm việc.
  • Tăng cường giữ chân nhân viên tiếp tục làm việc.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường đầy biến động.
mentorship là gì
Lợi ích khi áp dụng Mentorship

>>> ĐỌC THÊM: Năng lực là gì? 4 Phương pháp nâng cao năng lực của bản thân

4. 9 loại mô hình chương trình Mentorship phổ biến

Chương trình Mentorship có thể được tổ chức theo các dạng mô hình như sau:

  • Mô hình nhân bản: Các cố vấn dạy nhân viên như thể là bản sao của họ.
  • Mô hình nuôi dưỡng: Cố vấn đảm nhận vai trò tạo ra một môi trường cởi mở nhằm giúp nhân viên có thể tự học và thử mọi thứ.
  • Mô hình tình bạn: Người cố vấn hướng dẫn nhân viên như một người ngang hàng.
  • Mô hình học nghề: Người cố vấn và người học chỉ có mối quan hệ nghề nghiệp.
  • Cố vấn ngang hàng: Là mối quan hệ liên quan đến các cá nhân ở các vị trí tương tự. Mỗi người có thể hiểu biết hơn về một khía cạnh khác và cả hai sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc.
  • Cố vấn tình huống: Đây là mối quan hệ ngắn hạn trong đó người cố vấn sẽ có một mục tiêu cụ thể. Cố vấn sẽ giúp nhân viên hiểu biết hơn về một chủ đề, kỹ năng cụ thể. 
  • Cố vấn giám sát: Cố vấn sẽ có vị trí cao hơn người học. Người cố sẽ trả lời các thắc mắc và tư vấn cách hành động tốt nhất cho nhân viên.
  • Vòng kết nối cố vấn: Những người tham gia từ tất cả các cấp của công ty có thể đề xuất ý kiến để xây dựng một chủ đề trước khi họp nhóm. Điều này sẽ giúp thúc đẩy nhân viên phát triển và trở nên hiểu biết hơn. 
  • Cố vấn chớp nhoáng: Đây là một hình thức cố vấn ngắn hạn và chỉ tập trung vào các cuộc họp đơn lẻ.
mentor là gì
9 loại mô hình của chương trình Mentorship là gì?

>>> XEM THÊM: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC

5. Quy trình 5 bước xây dựng chương trình cố vấn Mentorship

Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

Phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo
Phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo

5.1 Xây dựng nền tảng cơ bản cho chương trình

Các yếu tố cơ bản bạn cần cân nhắc trước khi chính thức khởi động một chương trình Mentorship tại nơi làm việc là loại hình triển khai, bắt buộc hay không, đối tượng tham gia, thời gian, ngân sách cần thiết…

  • Loại hình Mentoring: Một số loại hình Mentoring truyền thống mà bạn có thể lựa chọn là Mentor 1-1, Mentor theo nhóm… Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng hình thức Mentor ngược để nhân viên có cơ hội cung cấp hướng dẫn hoặc hiểu biết sâu sắc của mình cho cấp trên.
  • Bắt buộc hay không bắt buộc: Các chương trình Mentorship bắt buộc hoặc không đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng cho mỗi loại. Bạn có thể quyết định tính bắt buộc của các chương trình Mentorship tùy theo nhu cầu, văn hóa làm việc của công ty hoặc kết quả sau khi khảo sát khả năng tham gia của nhân viên.
  • Đối tượng tham gia và quy trình đăng ký: Bạn có thể mở rộng quy mô tham gia của chương trình Mentorship cho tất cả nhân sự trong doanh nghiệp hoặc giới hạn trong một nhóm cụ thể.
  • Thời gian triển khai chương trình: Bạn nên xác định thời gian tiến hành triển khai Mentorship để người tham gia có thể sắp xếp công việc, chuẩn bị tâm lý, các kiến thức và tài liệu… cần thiết. Tùy theo mục đích và loại hình Mentor mà bạn có thể lựa chọn thời gian tổ chức phù hợp.
  • Ngân sách: Mentorship tại nơi làm việc có cách thức hoạt động tương tự như chương trình đào tạo tại chỗ. Chi phí để thiết lập và điều hành Mentorship thường sẽ thấp vì hầu hết các nguồn lực đều đã có sẵn.
mentorship là gì
Xây dựng nền tảng cơ bản cho chương trình

>>>> ĐỌC NGAY: Chiến lược đại dương xanh và 6 nguyên tắc quan trọng

5.2 Lựa chọn ghép cặp Mentor và Mentee

Mentor là người cố vấn và Mentee là người được kèm cặp. Đây là hai đối tượng quyết định đến thành công của chương trình Mentorship. Tuy nhiên, việc ghép một Mentor và Mentee lại với nhau để thành một cặp  ăn ý không phải là một điều dễ dàng vì mỗi cá nhân đều có năng lực và phong cách làm việc khác nhau.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn đơn giản hóa quá trình kết nối giữa đội ngũ Mentor và Mentee:

  • Xem xét mục tiêu của chương trình và thực hiện ghép cặp dựa trên kết quả cần đạt được theo mong muốn.
  • Tạo một danh sách hồ sơ người tham gia Mentorship để tham chiếu chéo các cặp đôi tiềm năng.
  • Mentor và Mentee không nhất thiết phải cùng làm việc ở một văn phòng. Dù có gặp vấn đề về khoảng cách địa lý hoặc chênh lệch múi giờ, công nghệ hiện đại ngày nay vẫn luôn có thể kết nối mọi người lại với nhau.
  • Nếu nhân viên mong muốn một được ghép cặp thoải mái thì bạn hãy đăng biểu mẫu thông tin lên một hệ thống chung và khuyến khích những người tham gia Mentorship liên hệ trực tiếp với nhau.
  • Bạn có thể tối ưu hóa quá trình kết hợp này bằng thuật toán, câu đố tâm lý và các công cụ khác.
mentorship program là gì
Lựa chọn ghép cặp Mentor và Mentee

>>> ĐỌC THÊM: TOP 12 Xu hướng chuyển đổi số tiềm năng trong năm 2022

5.3 Xử lý các trở ngại gặp phải của Mentor và Mentee khi tham gia chương trình

Chìa khóa giúp chương trình Mentorship thành công là nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết giữa Mentor và Mentee. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể xử lý trở ngại cho Mentee và Mentor:

  •  Vấn đề của Mentor và cách xử lý: Mối quan tâm hàng đầu của Mentor là việc tốn quá quá nhiều thời gian khi tham gia chương trình. Để hạn chế nỗi lo này, bạn hãy thiết lập thời gian triển khai với thời điểm kết thúc cụ thể. Bạn cũng nên nhấn mạnh rằng việc trở thành Mentor sẽ giúp hồ sơ cá nhân của người tham gia được nâng lên một cấp độ mới.
  • Vấn đề của Mentee và cách xử lý: Để tạo được ấn tượng với các Mentor, Mentee nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tâm lý vững vàng và các bằng chứng năng lực… Các Mentee cần phải cởi mở và thẳng thắn khi nói về các vấn đề và lỗ hổng của Mentor.
mentorship là gì
Xử lý các trở ngại gặp phải của Mentor và Mentee khi tham gia chương trình

>>> NẮM VỮNG NGAY: 5 nguyên tắc cần lưu ý khi lên ý tưởng tổ chức Year End Party

5.4 Định hướng thực tiễn tốt nhất cho hoạt động Mentorship

Bạn cần lưu ý rằng những người tham gia chương trình có thể mất tập trung và động lực bất kỳ lúc nào nếu bị chệch hướng. Bởi vậy, bạn phải tiến hành định hướng thực tiễn chương trình Mentorship bằng các hành động sau:

  • Khuyến khích Mentor và Mentee tập trung vào các vấn đề cụ thể.
  • Làm rõ vai trò của Mentor không phải chỉ là khắc phục sự cố. 
  • Không nên đặt nặng việc chấm điểm hay giao bài tập một cách máy móc mà nên đưa ra vấn đề cụ thể và để Mentee tự tìm cách xử lý.
  • Đặt ra khoảng thời gian cụ thể để Mentor và Mentee xác định có nên tiếp tục đồng hành cùng nhau hay không.
  • Lưu ý đến những vấn đề tâm lý liên quan tới giới tính. 
mentorship là gì
Định hướng thực tiễn tốt nhất cho hoạt động Mentorship

>>>> BỎ TÚI NGAY: MBO là gì? So sánh ưu nhược của phương pháp MBO và MBP

5.5 Đo lường hiệu quả chương trình

Giống như tất cả các hoạt động khác ​​tại nơi làm việc, chương trình Mentorship cần được theo dõi, đo lường và đánh giá thường xuyên. Các số liệu và phản hồi có thể được thu thập trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Ngay cả với một hoạt động Mentor không chính thức, việc có báo cáo tiến độ vẫn sẽ giúp bạn và người tham gia làm việc hiệu quả hơn.

Ngoài ra, sau mỗi chương trình Mentorship kết thúc, bạn nên thực hiện các khảo sát để thu về phản hồi từ những người trực tiếp tham gia và các bên liên quan. Điều này sẽ giúp bạn nảy ra nhiều ý tưởng thú vị cho các chương trình Mentorship trong tương lai.

phương pháp mentoring
Đo lường hiệu quả chương trình trong Mentorship là gì?

>>> ĐỌC NGAY: Khái niệm hàng tồn kho và nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn

6. 5 kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong chương trình cố vấn

5 kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong trương trình cố vấn là:

  • Đồng hành: Các Mentor sẽ tham gia vào quá trình học tập và hỗ trợ Mentee.
  • Gieo: Mentor sẽ đưa ra lời khuyên ban đầu không rõ ràng hoặc không thể chấp nhận được cho Mentee nhưng vẫn sẽ có giá trị trong một tình huống nhất định.
  • Xúc tác: Mentor đưa Mentee vào trong sự thay đổi để khơi gợi lối suy nghĩ khác biệt, thay đổi bản sắc hoặc sắp xếp lại các giá trị.
  • Thể hiện: Người cố vấn sẽ thể hiện một kỹ năng hoặc hoạt động để hướng dẫn Mentee.
  • Thu hoạch: Mentor sẽ thực hiện đánh giá, xác định giá trị qua các kỹ năng của Mentee.
mentorship là gì
Các kỹ thuật được sử dụng trong chương trình cố vấn

>>> ĐỌC NGAY: TOP 12 vai trò của người lãnh đạo thành công mà bạn nên biết

7. 10 mẹo giúp thực hiện chương trình Mentorship thành công

Trên đây là 10 bí quyết giúp bạn thực hiện Mentorship thành công:

  • Làm rõ kỳ vọng của các bên.
  • Xác định rõ nguồn lực đang có hiện nay.
  • Giúp đỡ người cố vấn.
  • Chủ động lên lịch trình.
  • Tôn trọng thời gian của Mentor.
  • Đừng đòi hỏi quá nhiều và quá sớm.
  • Có thái độ vui vẻ.
  • Thông báo về phản hồi cho người cố vấn.
  • Có kế hoạch dự trù khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.
  • Biết cho và nhận.
mentorship là gì
Làm rõ kỳ vọng hai bên sẽ giúp thực hiện Mentorship thành công hơn

Hy vọng qua bài viết của Fastdo sẽ giúp bạn hiểu được Mentorship là gì và cách xây dựng Mentorship cho doanh nghiệp. Việc phát triển một chương trình Mentorship trong doanh nghiệp hiện nay không phải là dễ nhưng nếu bạn tự tin và nắm bắt được các quy tắc trên đây thì điều này là hoàn toàn có thể.

Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả cho chương trình Mentorship, các Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần đào tạo. Thông qua phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo, quy trình giữa mentor và mentee sẽ được tối ưu hơn, giải quyết được các vấn đề ở hai phía, đảm bảo được hiệu quả như mong đợi.

phần mềm đào tạo nội bộ fTrain
Phần mềm đào tạo nội bộ fTrain

Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo sẽ giúp cho mentor tiết kiệm được thời gian trong việc đào tạo và cố vấn mentee. Bên cạnh đó, mentee có thể chủ động sắp xếp thời gian để lựa chọn các khóa học phù hợp nhằm nâng cao năng lực bản thân hoặc giải quyết được vấn đề đang gặp phải trước khi nhờ đến mentor.

Đăng ký nhận demo phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo:

Nhận ngay bản Demo phần mềm fTrain

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 5, toà S21T1, 83 Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 3, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0965 210 444
  • Email: support@fastdo.vn
  • Website: https://fastdo.vn/

>>>> XEM THÊM:

5/5 - (4 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo