Điều kiện để công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (8 bình chọn)
công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế

Công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế với điều kiện như thế nào? Cách tính thuế ra sao? Hồ sơ bao gồm những gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Fastdo, hãy cùng theo dõi bạn nhé!

1. Lý do các công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế

Hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, phát triển các giải pháp công nghệ được xem là vấn đề cần chú trọng hàng đầu. Ngoài ra, với định hướng trở thành một quốc gia khởi nghiệp tiềm năng, Việt Nam đã có chính sách cho các công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế.

công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Lý do các công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi về thuế

2. Những loại hình công ty sản xuất sản phẩm/dịch vụ phần mềm được hưởng ưu đãi thuế

Theo quy định của pháp luật, những công ty sản xuất các loại hình phần mềm và giải pháp công nghệ sau được hưởng chính sách ưu đãi về thuế:

Những loại hình sản phẩm phần mềm:

  • Đơn vị phát triển phần mềm hệ thống.
  • Đơn vị phát triển các phần mềm ứng dụng.
  • Đơn vị sản xuất và phát triển phần mềm tiện ích.
  • Đơn vị sản xuất và phát triển phần mềm công cụ.
  • Đơn vị phát triển các loại phần mềm khác.

Các loại dịch vụ phần mềm:

  • Đơn vị phát triển và cung cấp dịch vụ về tích hợp hệ thống.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ về tư vấn định giá phần mềm.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ về tư vấn và xây dựng dự án phần mềm.
  • Đơn vị cung cấp  dịch vụ về chuyển giao công nghệ phần mềm.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ về cung ứng, phân phối sản phẩm phần mềm.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ về tư vấn, đánh giá và thẩm định chất lượng phần mềm.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ về bảo đảm an toàn cho sản phẩm phần mềm và hệ thống thông tin.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ về bảo hành hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin.
  • Đơn vị cung cấp các dịch vụ phần mềm khác.
công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Các loại hình phần mềm và giải pháp công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế

>>> XEM THÊM: Doanh số và doanh thu là gì? Bí quyết thúc đẩy doanh số

3. Điều kiện để các công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế

Dựa theo Điều 4 của Thông tư 13/2020/TT-BTTTT, để được công nhận là Doanh nghiệp hoạt động sản xuất phần mềm, trong quy trình của DN phải bao gồm ít nhất 1 trong 2 công đoạn thuộc 7 công đoạn của quy trình sản xuất phần mềm: Xác định yêu cầu, phân tích và thiết kế. 

Bên cạnh đó, những công đoạn của một quy trình sản xuất phần mềm bao gồm:

  • Xác định yêu cầu khách hàng.
  • Phân tích và thiết kế.
  • Lập trình và viết mã lệnh.
  • Kiểm thử phần mềm.
  • Hoàn thiện và tiến hành đóng gói sản phẩm.
  • Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì sản phẩm.
  • Phát hành và tiến hành phân phối sản phẩm phần mềm.
công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Điều kiện các công ty sản xuất phần mềm để được ưu đãi thuế

Mỗi công đoạn bao gồm nhiều thao tác khác nhau. Doanh nghiệp cần thực hiện ít nhất một thao tác trong công đoạn để được đánh giá là đã thực hiện công đoạn đó. Đặc biệt, các sản phẩm phần mềm phải có trong danh mục sản phẩm phần mềm đã ban hành theo thông tư 09/2013/TT-BTTTT thì mới được duyệt là đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Phần mềm chấm công fCheckin sự lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp

4. Các loại thuế mà công ty sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi

Mỗi loại thuế mà công ty phần mềm được hưởng chính sách ưu đãi thì hoàn toàn khác nhau. Sau đây là 2 loại thuế mà công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi cũng như cách tính chi tiết.

4.1. Thuế thu nhập Doanh nghiệp

Dựa theo quy định, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho công ty phần mềm chỉ được áp dụng cho các dự án đầu tư mới thỏa mãn các điều kiện mà Pháp luật đã quy định. Cần đặc biệt lưu ý rằng, những Doanh nghiệp kinh doanh mua bán phần mềm sẽ không được hưởng các ưu đãi về thuế Thu nhập Doanh nghiệp.

điều kiện để công ty sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuê
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nắm những lưu ý sau khi hưởng ưu đãi về thuế TNDN:

  • Thời gian Doanh nghiệp được giảm hoặc miễn thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên phát sinh doanh thu chịu thuế.
  • Khi Doanh nghiệp hết thời gian hưởng ưu đãi để tính thuế TNDN, tổ chức cần tham khảo thêm thông tin về các khoản thuế cần nộp sau khi thành lập công ty.
  • Doanh nghiệp sản xuất phần mềm cần phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ kê khai và báo cáo dù không có vấn đề phát sinh doanh thu.

4.1.1. Cách tính thuế TNDN đối với Doanh nghiệp chỉ phát sinh doanh thu từ duy nhất hoạt động sản xuất phần mềm trong kỳ tính thuế

Dưới đây là phương pháp tính thuế TNDN đối với Doanh nghiệp chỉ phát sinh doanh thu từ duy nhất một hoạt động sản xuất phần mềm trong kỳ tính thuế.

  • Doanh nghiệp sẽ được miễn thuế TNDN trong vòng 4 năm đầu tiên và số thuế phải nộp là 0 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải tổng hợp doanh thu và chi phí để làm quyết toán thuế TNDN năm.
  • Từ năm thứ 5 cho đến năm thứ 16 trở đi: Doanh nghiệp tổng hợp doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ để xác định thu nhập tính thuế, sau đó sẽ áp dụng công thức tính thuế TNDN cần nộp như sau:
    • Từ năm thứ 5 đến năm thứ 13: Thuế TNDN cần nộp = Thu nhập tính thuế x 5%
    • Năm thứ 14 và 15: Thuế TNDN cần nộp = Thu nhập tính thuế x 10%
    • Từ năm thứ 16 trở đi: Thuế TNDN cần nộp = Thu nhập tính thuế x 20%

4.1.2. Cách tính thuế TNDN đối với các Doanh nghiệp phát sinh doanh thu từ hoạt động sản xuất phần mềm và các hoạt động kinh doanh khác

Trong trường hợp Doanh nghiệp phát sinh doanh thu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đây là cách để tính thuế TNDN:

  • Lúc này, doanh nghiệp cần phân tách doanh thu và chi phí giữa các hoạt động sản xuất phần mềm với hoạt động kinh doanh thông thường.
  • Trường hợp doanh nghiệp không tách được chi phí liên quan đến hai hoạt động trên thì cần thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng hoạt động.
  • Trường hợp hoạt động sản xuất phần mềm bị lỗ còn hoạt động sản xuất hàng hóa thông thường có lãi, doanh nghiệp sẽ được bù trừ thu nhập chịu thuế. theo quy định tài điều 18, khoản 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
  • Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ ở những kỳ trước, doanh nghiệp sẽ bù trừ số lỗ tương ứng với các khoản có thu nhập. Nếu như số lỗ năm trước doanh nghiệp không tách riêng được lỗ của từng hoạt động thì phải bù trừ thu nhập của hoạt động được ưu đãi thuế trước.

Ví dụ: Trong kỳ tính thuế năm 2017, Doanh nghiệp X có phát sinh:

  • Hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế lỗ 2 tỷ đồng.
  • Hoạt động kinh doanh laptop không trong diện ưu đãi thuế lãi 3 tỷ đồng.

Qua đây, doanh nghiệp có quyền bù trừ số lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động kinh doanh.

Vậy số thuế TNDN doanh nghiệp X cần nộp năm 2017 là: (3 tỷ – 2 tỷ) x 20% = 200 triệu đồng.

công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Cách tính thuế TNDN cho công ty sản xuất phần mề

4.2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Theo điều 4 khoản 21 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng không phải chịu thuế GTGT là bao gồm các công ty sản xuất sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật đã đề ra. Chính vì vậy, các những công ty này sẽ kê khai thuế GTGT là 0% cho sản phẩm/ dịch vụ mà mình cung cấp.

Lưu ý: Doanh nghiệp cần chứng minh phần mềm sản xuất đảm bảo theo đúng quy trình để được xác định là đối tượng không chịu thuế GTGT (Theo thông tư số 16/2014/TT-BTTTT được ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2014 quy định về hoạt động sản xuất phần mềm).

công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Ưu đãi thuế giá trị gia tăng cho công ty phần mềm

>>> ĐỌC NGAY: Vòng quay hàng tồn kho – Công thức tính và cách để tối ưu

5. Những hồ sơ chứng minh Doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng ưu đãi

Các doanh nghiệp muốn được hưởng ưu đãi về thuế thì việc nắm được thông tin về hồ sơ là rất quan trọnng. Dưới đây là các loại hồ sơ và yêu cầu trong hồ sơ để chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng ưu đãi.

5.1. Hồ sơ đối với bước Xác định yêu cầu

Ở bước xác định yêu cầu, hồ sơ bao gồm:

  • Bản mô tả ý tưởng và các phương thức cho quá trình phát triển sản phẩm;
  • Bản mô tả đặc điểm và ngữ cảnh sử dụng sản phẩm;
  • Mô tả về kết quả khảo sát, đề xuất và hoàn chỉnh về yêu cầu đối với sản phẩm;
  • Bản mô tả phân tích chi tiết nghiệp vụ;
  • Bản mô tả yêu cầu khi hoàn chỉnh sản phẩm;
  • Bản mô tả nội dung khi cần điều chỉnh lại môi trường;
  • Các biên bản thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, mô tả về khả năng kiểm soát và những cơ sở xác nhận sự tuân thủ yêu cầu về sản phẩm;
  • Cung cấp các tài liệu với nội dung tương tự cần triển khai;
công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Hồ sơ đối với bước xác định yêu cầu

5.2. Hồ sơ đối với bước Phân tích và Thiết kế

Dưới đây là các thông tin cần thiết trong hồ sơ ở bước phân tích và thiết kế:

  • Bản mô tả bài toán phát triển sản phẩm;
  • Bản mô tả các yêu cầu;
  • Bản mô tả chức năng, mô hình dữ liệu và mô hình luồng thông tin;
  • Bản mô tả các kỹ thuật đảm bảo tối ưu hóa các giải pháp, phân tích tính chính xác và khả năng kiểm tra của phần mềm phân tích các ảnh hưởng từ những yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành. Đồng thời cần liệt kê được những yêu cầu cần sự ưu tiên và chấp thuận khi cần thiết;
  • Bản mô tả về giải pháp phần mềm;
  • Bản thiết kế hệ thống phần mềm, các giải pháp, dữ liệu, kiến trúc, thiết kế các đơn vị và mô đun thành phần của phần mềm;
  • Đảm bảo thiết kế cần bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm của Doanh nghiệp;
  • Bản mô tả thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng;
  • Cung cấp và hỗ trợ các tài liệu với nội dung tương tự;
hồ sơ để công ty sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế
Hồ sơ đối với bước phân tích và thiết kế

>>> XEM THÊM: Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững

5.3. Hồ sơ đối với bước Lập trình, viết lệnh

Đến với bước lập trình, viết lệnh, hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu dưới đây:

  • Các đoạn mã nguồn minh chứng cho việc Doanh nghiệp có thực hiện viết mã lệnh;
  • Bản mô tả chi tiết hệ thống phần mềm đã được tích hợp trước đó;
  • Cung cấp các tài liệu có nội dung tương tự;
công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Hồ sơ đối với bước lập trình, viết lệnh

5.4. Hồ sơ đối với bước Kiểm thử phần mềm

Các tài liệu cần có trong bước kiểm thử phần mềm bao gồm:

  • Kịch bản để kiểm tra và nghiên cứu, thử nghiệm các đơn vị và mô đun phần mềm;
  • Bản mô tả kết quả của quá trình thử nghiệm phần mềm, kiểm thử hệ thống phần mềm, kết quả của kiểm thử chức năng và thẩm định chất lượng phần mềm đó;
  • Bản mô tả đánh giá khả năng mắc lỗi của phần mềm;
  • Mô tả về kết quả của kiểm thử bảo mật và an toàn thông tin cho phần mềm;
  • Xác định các phần mềm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng;
  • Bản kết quả nghiệm thu phần mềm;
  • Cung cấp các tài liệu với nội dung tương tự;
công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Hồ sơ đối với bước kiểm thử phần mềm

5.5. Hồ sơ đối với bước Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo hành và bảo trì sản phẩm

Sau đây một số tài liệu cần cho bước cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng bảo hành sản phẩm:

  • Hợp đồng, biên chuyển giao áp dụng trọn gói sản phẩm hay quyền sử dụng dưới dạng cho thuê;
  • Nếu trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói cần hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm;
  • Bản mô tả chi tiết kết quả của cài đặt sản phẩm phần mềm;
  • Bản hướng dẫn nội dung đào tạo cho người sử dụng hay người thuê dịch vụ;
  • Bản mô tả cách thức kiểm tra sản phẩm phần mềm ngày sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ;
  • Bản mô tả dịch vụ hỗ trợ sau bàn giao trong quá trình cho thuê dịch vụ;
  • Bản mô tả quá trình bảo trì sản phẩm sau bàn giao hoặc trong quá trình cho thuê dịch vụ;
  • Bản mô tả dịch vụ bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ;
  • Các tài liệu với nội dung tương tự;
  • Sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ cần mô tả hoạt động sửa lỗi sản phẩm phần mềm;
công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Hồ sơ đối với bước cài đặt sản phẩm

6. Trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việc tham gia chính sách ưu đãi

Khi tham gia chính sách ưu đãi, công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế cần đảm bảo về tính xác thực của thông tin trong hồ sơ. Ngoài ra, công ty cũng cần cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, các công đoạn ở trong hoạt động sản xuất phần mềm, mức thuế sẽ được khấu trừ đến Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp. 

Cuối cùng, trách nhiệm quan trọng nhất là cần đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của doanh nghiệp không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và những quy định pháp luật khác.

công ty sản xuất phần mềm có được hưởng ưu đãi thuế không
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia chính sách ưu đãi

7. Doanh nghiệp sản xuất phần mềm cần làm gì để được hưởng ưu đãi?

Để được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp phần mềm không cần phải thực hiện bất kì thủ tục nào mà chỉ cần tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi và các thông tin liên quan để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế. Sau đó, cơ quan thuế có nghĩa vụ kiểm tra về việc đáp ứng các điều kiện trên của doanh nghiệp. 

Trường hợp thanh tra, doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện thì cơ quan thuế sẽ tiếp tục xử lý thu thuế và xử phạt hành chính về thuế theo quy định của pháp luật. Theo đó, kể từ ngày 19/08/2020, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm cần đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BTTTT để được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế
Điều doanh nghiệp cần làm để hưởng ưu đãi

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan để công ty sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế. Hy vọng qua bài viết mà Fastdo đưa đến, các doanh nghiệp sẽ “bỏ túi” được những kinh nghiệm cũng như kiến thức để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình.

>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

5/5 - (8 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo