Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Theo dõi Fastdo trên
Theo dõi Fastdo.vn trên Google News
5/5 - (65 bình chọn)
lộ trình thăng tiến

Thị trường lao động ngày nay đang chứng kiến những biến động mạnh mẽ từ sự đổ bộ của nhân sự gen Z. Mang trong mình những mong muốn mãnh liệt về sự ổn định và phát triển bản thân, gen Z đặt ra yêu cầu cao hơn cho môi trường làm việc, cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực và thăng tiến trong sự nghiệp. Xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết và rõ ràng chính là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Cùng Fastdo tìm hiểu tất tần tật về bí quyết xây dựng lộ trình thăng tiến để thu hút, giữ chân và gia tăng gắn kết với các nhân viên xuất chúng.

1. Lộ trình thăng tiến là gì?

Lộ trình thăng tiến hay lộ trình công danh, là một kế hoạch định hướng phát triển nghề nghiệp giúp nhân viên hình dung được tất cả con đường dẫn đến các vị trí cao nhất trong tổ chức. Nó bao gồm các cấp bậc, vị trí và vai trò mà nhân viên có thể đạt được, cùng với các yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm, đào tạo và thời gian cần thiết để đạt được từng cấp bậc.

Lộ trình thăng tiến được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:

  • Cấu trúc tổ chức: Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, các vị trí và vai trò trong công ty nhân viên có thể đảm nhiệm
  • Nhu cầu nhân lực: Nhu cầu nhân lực trong tương lai của doanh nghiệp
  • Khả năng của nhân viên: Kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và năng lực cá nhân của nhân viên
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Mục tiêu và nguyện vọng phát triển nghề nghiệp của nhân viên

Nhìn chung, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và năng lực, nguyện vọng của nhân viên là các yếu tố làm nên lộ trình thăng tiến. Vì vậy, khi được áp dụng đúng cách, lộ trình thăng tiến sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tiềm năng của bản thân, xác định được các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cũng như tạo được động lực để tự phát triển.

lộ trình thăng tiến
Lộ trình công danh là gì?

>>> XEM THÊM: Phương pháp KonMari và 5 nguyên tắc áp dụng đặc trưng

2. Tại sao nên xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên?

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng, hấp dẫn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân công ty và cả đội ngũ nhân sự. Dưới đây là các lợi ích thiết thực mà nhân viên và doanh nghiệp sẽ nhận được từ chính sách thăng tiến minh bạch: 

Tiêu chí
Lợi ích cho nhân viên
Lợi ích cho doanh nghiệp
Mô tả lợi ích cụ thể 
Mức độ rõ ràng về tương lai

– Biết rõ cơ hội phát triển và thăng tiến trong tổ chức.

– Có định hướng rõ ràng cho sự phát triển bản thân.

– Thu hút nhân tài tiềm năng.

– Giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc.

Nhân viên có thông tin cụ thể về con đường phát triển, từ đó chủ động lên kế hoạch.

Doanh nghiệp thu hút được ứng viên tiềm năng và giảm chi phí tuyển dụng nhân viên mới.

Động lực và tinh thần làm việc

– Cảm thấy được trân trọng và đầu tư.

– Tăng động lực và tinh thần trách nhiệm

– Nâng cao năng suất lao động chung.

– Tăng cường sự gắn kết của nhân viên.

Nhân viên được khích lệ tinh thần và cống hiến hết mình.

Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên năng động, hiệu quả và gắn bó lâu dài.

Cơ hội học tập và phát triển

– Xác định rõ nhu cầu học tập và phát triển.

– Có cơ hội trau dồi kỹ năng và kiến thức.

– Nâng cao năng lực và trình độ của nhân viên.

– Chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai.

Nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thăng tiến.

Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên năng lực, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Sự công bằng và minh bạch

– Cảm nhận được sự công bằng trong đánh giá và thăng tiến.

– Tin tưởng vào chính sách của doanh nghiệp.

– Tăng cường sự tin tưởng của nhân viên.

– Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhân viên tin tưởng vào sự công bằng và minh bạch trong tổ chức.

Doanh nghiệp xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tích cực và chuyên nghiệp.

Thu nhập và chế độ đãi ngộ

– Có cơ hội tăng thu nhập khi thăng tiến.

– Được hưởng chế độ đãi ngộ tốt hơn.

– Giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

– Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực.

Nhân viên được hưởng mức lương xứng đáng với năng lực và đóng góp.

Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhân lực.

2.1 Thu hút nhân tài

Một lộ trình thăng tiến hấp dẫn, rõ ràng thể hiện thể hiện sự quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp trong việc phát triển chính sách thăng tiến cho nhân viên. Đây là một điểm thu hút tuyệt vời đối với các ứng viên – những người quan tâm sâu sắc về cơ hội thăng quan tiến chức và phát triển sự nghiệp trong tổ chức.

Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả còn giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. Nhờ đó, nguồn lao động giỏi, có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao tự tìm đến doanh nghiệp để hợp tác và làm việc.

cơ hội thăng tiến
Thu hút nhân tài

>>> ĐỌC NGAY: 15 cách tạo động lực cho nhân viên và bài học rút ra từ đại dịch COVID-19

2.2. Nhân viên dễ dàng xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình

Tùy vào các vị trí khác nhau trong công ty sẽ có một hướng đi khác nhau. Việc có được lộ trình thăng tiến chi tiết dành cho từng vị trí hay cá nhân trong doanh nghiệp sẽ giúp cho chính nhân viên không cảm thấy mông lung và xác định rõ mục tiêu để từ đó nỗ lực tập trung vào con đường định hướng sẵn để phát triển mà không bị sa đà vào những ngã rẽ khác.

2.3. Cải thiện độ gắn kết và hiệu suất làm việc

Lộ trình thăng tiến rõ ràng giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng, có động lực cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Minh bạch về cơ hội thăng tiến thúc đẩy nhân viên phấn đấu, nỗ lực hơn để hoàn thành tốt công việc hiện tại và trau dồi kỹ năng để đạt được vị trí cao hơn. Cuối cùng, năng suất cao hơn của nhân viên sẽ góp phần thúc đẩy năng suất chung của doanh nghiệp.

lộ trình thăng tiến
Cải thiện độ gắn kết và hiệu suất làm việc

>>> THAM KHẢO NGAY: 10 phương pháp đánh giá nhân viên chính xác, hiệu quả nhất

2.4 Doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực và tiềm năng của nhân viên một cách chính xác

Xây dựng lộ trình thăng tiến chi tiết cho phép doanh nghiệp đánh giá năng lực và tiềm năng của từng nhân viên một cách chính xác. Thay vì dựa vào ấn tượng cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu cụ thể từ quá trình làm việc và đánh giá hiệu suất để xác định sự phù hợp của nhân viên với các vị trí cao hơn.

2.5 Doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên phù hợp

Lộ trình thăng tiến chi tiết cung cấp thông tin quý báu để xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển cá nhân hóa. Doanh nghiệp có thể xác định rõ những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho mỗi vị trí trong tương lai và phát triển các chương trình đào tạo phù hợp để đảm bảo nhân viên được chuẩn bị tốt cho quá trình thăng tiến.

2.6. Giảm tỷ lệ nghỉ việc

Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

Phần mềm chấm công fCheckin
Phần mềm chấm công fCheckin

Một công ty không có lộ trình nghề nghiệp rõ ràng sẽ rất dễ gây ra tình trạng trì trệ, mất năng lượng làm việc ở nhân viên. Việc không xây dựng lộ trình nghề nghiệp rõ ràng còn làm tăng nghỉ việc và gây tổn thất lớn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, một doanh nghiệp có tầm nhìn phát triển lâu dài, rõ ràng sẽ giúp giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài hơn.

lộ trình thăng tiến
Giảm tỷ lệ nghỉ việc

>>> XEM THÊM: 8+ Giải pháp giúp cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên

2.7 Tăng sự đa dạng trong đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên chú trọng đào tạo những nhân viên kì cựu, gắn bó lâu dài với công ty để tạo ra một đội ngũ lãnh đạo đa dạng, năng động. Hơn nữa, việc này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tuyển dụng nhân viên mới từ bên ngoài cho các vị trí lãnh đạo.

lộ trình công danh
Tăng sự đa dạng trong đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp

>>> XEM THÊM: Hệ thống kiểm soát nội bộ là gì? 5 Bí quyết nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ

3. Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến nghề nghiệp

Để tạo một lộ trình nghề nghiệp hiệu quả cho nhân viên, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

3.1 Bước 1: Tạo bộ khung về lộ trình

Đây là cách đơn giản nhất để nhân viên nhìn thấy được tiềm năng phát triển khả năng của mình trong doanh nghiệp. Ở bước này, bạn sẽ chỉ cần tạo một sơ đồ để minh họa các thay đổi có thể xảy ra ở bất kỳ ngành nghề nào.

lộ trình thăng tiến
Bộ khung lộ trình công danh mẫu

>>> ĐỌC NGAY: Các cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả, phổ biến nhất

3.2 Bước 2: Mô tả công việc của từng vị trí trong lộ trình

Tiếp theo, bạn cần phải mô tả các yêu cầu chi tiết cho từng vị trí công việc như các kỹ năng, nhiệm vụ cần làm, các yêu cầu cơ bản… Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các thông số kỹ thuật chi tiết hơn cho từng chức vụ như KPI, giấy phép, chứng chỉ, trình độ ngoại ngữ…

xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
Mô tả công việc của từng vị trí trong lộ trình

>>> TÌM HIỂU NGAY: Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả

3.3 Bước 3: Xác định chuẩn mực hiệu suất

Ở bước này, bạn cần xác định chuẩn mực hiệu suất mong đợi cho từng vị trí công việc cụ thể. Bạn hãy quan sát, ghi chú những hành vi, kết quả công việc của các nhân viên hàng đầu công ty và lấy đó làm chuẩn mực chung cho các công việc khác.

lộ trình thăng tiến
Xác định chuẩn mực hiệu suất

>>> TÌM HIỂU NGAY: 5 Mẹo giúp kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp hơn

3.4 Bước 4: Kết hợp phát triển với đào tạo nhân viên

Đây là bước cuối cùng để xây dựng lộ trình nghề nghiệp hiệu quả. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, bạn nên kết hợp với các chương trình đào tạo định kỳ như đào tạo lãnh đạo, đào tạo đa chức năng, hội nhập quốc tế… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần linh hoạt tổ chức các chương trình giúp nâng cao các kỹ năng mềm cho nhân viên.

lộ trình thăng tiến
Kết hợp phát triển với đào tạo nhân viên

>>> XEM THÊM: Phong cách lãnh đạo của Tim Cook và 14 Bài học tuyệt vời

4. Cách kết nối lộ trình công danh với nhân viên 

4.1 Bắt đầu với bài khảo sát Insight của nhân viên

Để kết nối lội trình công danh với nhân viên, bạn hãy bắt đầu bằng việc khảo sát và tìm hiểu các chính xác các insight về nguyện vọng, khó khăn, động lực và năng lực hiện tại. Việc thực hiện khảo sát này sẽ giúp bạn có đủ thông tin ban đầu để phân tích, đánh giá lộ trình công danh và các kỹ năng cần phát triển cho từng nhân viên.

lộ trình công danh
Bắt đầu với bài khảo sát Insight của nhân viên

>>> ĐỌC THÊM: Những công việc của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức

4.2 Tổ chức họp 1-1 để hiểu định hướng nghề nghiệp

Để hiểu rõ định hướng nghề nghiệp của từng nhân viên trong tương lai, bạn hãy tiến hành họp 1-1 để lắng nghe chi tiết mong muốn của mỗi cá nhân sau khi hoàn thành khảo sát. Những thông tin mà nhân viên cung cấp trong cuộc họp 1-1 sẽ là chìa khóa rất quan trọng để bạn xây dựng lộ trình nghề nghiệp hiệu quả nhất.

lộ trình thăng tiến
Tổ chức họp 1-1 để hiểu định hướng nghề nghiệp

>>> XEM THÊM: Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

4.3 Xem xét “điểm chạm” giữa mong muốn của nhân viên và định hướng từ doanh nghiệp

Bạn cần phải hiểu rõ nguồn lực của mỗi công ty là có hạn và không thể nào đáp ứng hết tất cả nhu cầu của từng nhân viên. Vì vậy, bạn đừng hứa hẹn quá nhiều với nhân viên mà hãy dành thời gian để tìm được sự đồng thuận giữa các cá nhân và doanh nghiệp về lộ trình công danh.

lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh
Xem xét “điểm chạm” giữa mong muốn của nhân viên và định hướng từ doanh nghiệp

>>> ĐỌC NGAY: Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên

4.4 Chia sẻ triết lý phát triển nghề nghiệp

Bạn nên chia sẻ với nhân viên về lý do doanh nghiệp tiến hành triển khai xây dựng lộ trình cơ hội. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cam kết sẽ đầu tư vào sự phát triển của từng nhân viên. Nhờ đó, nhân viên sẽ cảm nhận được rằng doanh nghiệp đang quan tâm đến quyền lợi và sự phát triển lâu dài của mình.

lộ trình thăng tiến
Chia sẻ triết lý phát triển nghề nghiệp

>>> XEM THÊM: Năng lực số bao gồm những năng lực gì?

5. Lưu ý khi xây dựng lộ trình công danh

Một lộ trình công danh sẽ thật sự hiệu quả nếu có được đồng thời sự đầu tư từ doanh nghiệp và cả nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để có thể xây dựng một lộ trình nghề nghiệp hiệu quả.

  • Bạn không nên hứa hẹn quá nhiều hay đảm bảo một điều gì đó mang tính tuyệt đối. Thay vào đó, bạn hãy nói với nhân viên rằng doanh nghiệp sẽ hỗ trợ hết khả năng có thể. 
  • Bạn không nên nói với nhân viên rằng công ty sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc triển khai kế hoạch nghề nghiệp. Thay vào đó, nhân viên sẽ là người có trách nhiệm hoàn thành và bạn sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
  • Bạn cũng không nên đầu tư quá nhiều thời gian vào việc hỗ trợ nhân viên vì điều này đôi khi sẽ làm chậm trễ công việc của chính bạn.
lộ trình thăng tiến
Lưu ý khi xây dựng lộ tình công danh

Trên đây là toàn bộ thông tin về lộ trình thăng tiến mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đang cần một công cụ hỗ trợ xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên thì F-HRs chính là một giải pháp hoàn hảo. Bạn hãy truy cập vào website của Fastdo để tìm hiểu chi tiết hơn về công cụ F-HRs nhé!

>>>> KHÁM PHÁ NGAY:

Lộ trình thăng tiến là gì?

Lộ trình thăng tiến là sơ đồ định hướng phát triển nhằm giúp nhân viên hình dung được tất cả các con đường dẫn tới chức danh cao nhất. Khi được áp dụng đúng cách, lộ trình công danh sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tiềm năng của bản thân cũng như tạo mục tiêu, động lực để tự phát triển.

Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến nghề nghiệp?

Bước 1: Tạo bộ khung về lộ trình
Bước 2: Mô tả công việc của từng vị trí trong lộ trình
Bước 3: Xác định chuẩn mực hiệu suất
Bước 4: Kết hợp phát triển với đào tạo nhân viên

 Lưu ý khi xây dựng lộ trình ng danh?

Không nên hứa hẹn quá nhiều hay đảm bảo một điều gì đó mang tính tuyệt đối. Bạn cũng không nên đầu tư quá nhiều thời gian vào việc hỗ trợ nhân viên vì điều này đôi khi sẽ làm chậm trễ công việc của chính bạn.

5/5 - (65 bình chọn)
Tác giả Hr Tuyết Nhung
Trưởng phòng Nhân sự

Tuyết Nhung

Tài khoản & nội dung đã được xác minh và kiểm duyệt gắt gao qua phần mềm fWorkflow của Fastdo.vn.

Tuyết Nhung , thế hệ GenZ lãnh đạo về nhân sự, văn hóa doanh nghiệp tại Fastdo - công ty cung cấp phần mềm quản trị công việc #1 Việt Nam. Để đóng góp chung vào triết lý "Làm nhanh hơn, tiền nhiều hơn", Tuyết Nhung đã thiết kế các hoạt động văn hóa, đào tạo, ứng dụng phần mềm vào quy trình nội bộ, giúp nhân viên tiết kiệm 200% thời gian và hoàn toàn tập trung vào chuyên môn. Đây chính là tiền đề để nhân viên Fastdo tạo nên cú "đại nhảy vọt" với hơn 48 lần cải tiến sản phẩm.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Liên hệ với Fastdo